1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN Ở CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN

48 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 646 KB

Nội dung

Tham gia công tác trong ngành Hải quan đã lâu, tác giả nhận thức rõ tầm quan trọng của CCHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Trên cơ sở những kiến thức đã học và thông tin, kinh nghiệm thu được trong quá trình làm việc, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Cải cách hành chính về hải quan ở Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn” để thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp, với mong muốn góp phần tìm ra các giải pháp thúc đẩy CCHC ở Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn nói riêng và trong ngành Hải quan nói chung trong thời gian tới

Trang 1

Qua đưa em nhé Mai c cũng cho bọn trẻ con đi tập bóng đa

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ

NÔNG VĂN HIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGÀNH LUẬT KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN

Ở CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN

Trang 2

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGÀNH LUẬT KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn : ThS ….

Sinh viên thực hiện: NÔNG VĂN HIỆP

Lớp: TN17 – LKT - LTTC

Lạng Sơn, tháng 7/2019

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của đề tài 3

PHẦN 1 4

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN 4

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và tác động của nó đến cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan 4

PHẦN 2 10

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN 10

2.1 Khái quát chung về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan 10

2.2 Thực tiễn về thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính hải quan tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn 14

2.3 Đánh giá về thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính hải quan tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn 23

PHẦN 3 35

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 35

TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN 35

3.1 Quan điểm thúc đẩy cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn 35

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn 35

Trang 4

KẾT LUẬN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 5

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của đề tài 3

PHẦN 1 4

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN 4

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và tác động của nó đến cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan 4

PHẦN 2 10

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN 10

2.1 Khái quát chung về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan 10

2.2 Thực tiễn về thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính hải quan tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn 14

2.3 Đánh giá về thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính hải quan tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn 23

PHẦN 3 35

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 35

TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN 35

3.1 Quan điểm thúc đẩy cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn 35

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn 35

KẾT LUẬN 39

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CCHC Cải cách hành chínhCBCC Cán bộ công chức

HQ Hải quanTTHC Thủ tục hành chínhXNK Xuất nhập khẩu

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cải cách hành chính (CCHC) về bản chất là việc tác động đến bộ máy hànhchính, nhằm biến đổi nó cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triển.Thực tiễn cho thấy, không có một mô hình CCHC lý tưởng nào áp dụng chung chomọi quốc gia, do điều kiện, hoàn cảnh của các nước rất khác nhau

Ngành Hải quan là lực lượng quan trọng, không thể tách rời trong bộ máyhành chính nước ta, được thành lập và đi vào hoạt động ngay sau khi đất nước giànhđược độc lập Nhiệm vụ của ngành Hải quan từ khi thành lập đến nay liên tục được

bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển của đất nước Hiện nay, theo Luật Hảiquan năm 2014, nhiệm vụ cơ bản của Hải quan là quản lý nhà nước về hoạt độngxuất, nhập khẩu hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải; phòng chốngbuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; kiểm soát và tổ chức thựchiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Theo nghĩa đó, hoạtđộng của Hải quan luôn gắn liền và liên tục đòi hỏi phải cải cách để phù hợp vớitiến trình cải cách chung của nền hành chính

Mặc dù vậy, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,công tác CCHC về hải quan tại tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua vẫn có những hạnchế nhất định, vẫn còn gây trở ngại cho quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước về hải quan trên địa bàn Thực tế đó, đòi hỏi cần phải nghiên cứu để tìmnguyên nhân và xác định những giải pháp khắc phục

Tham gia công tác trong ngành Hải quan đã lâu, tác giả nhận thức rõ tầmquan trọng của CCHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan Trên cơ sởnhững kiến thức đã học và thông tin, kinh nghiệm thu được trong quá trình làm

việc, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Cải cách hành chính về hải quan ở Cục

hải quan tỉnh Lạng Sơn” để thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp, với mong muốn

góp phần tìm ra các giải pháp thúc đẩy CCHC ở Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn nóiriêng và trong ngành Hải quan nói chung trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trang 9

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hànhchính tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả của công tác thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Cục hảiquan tỉnh Lạng Sơn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật và thực hiện pháp luật về cảicách thủ tục hành chính tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

4 Phương phap nghiên cứu

* Phương pháp thu thập tài liệu

Phương pháp thu thập thông tin bằng hai phương pháp là từ tài liệu thứ cấpvà từ tài liệu sơ cấp Trong đó, thu thập thông tin thứ cấp được sử dụng trong đề tài

từ các nguồn khác nhau, như sách, báo, tạp chí, qua internet, nhưng chủ yếu là cácvăn bản pháp luật, các báo cáo, bài viết nghiên cứu, luận văn về các vấn đề cải cáchthủ tục hành chính một cửa, một cửa liên thông

Thu thập thông tin từ tài liệu sơ cấp trong đề tài được lấy chủ yếu từ nguồn

Trang 10

tham vấn ý kiến của các cán bộ công chức tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn – nhữngngười đang thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính.

* Phương pháp phân tích

Từ những thông tin đã thu thập được phân tích, sử dụng những thông tin phùhợp để đưa vào nội dung của báo cáo thực tập Như đưa ra các phân tích, nhận xét,đánh giá các số liệu thống kê về cải cách thủ tục hành chính một cửa, một cửa liênthông

Ngoài các phương pháp thu thập thông tin, phân tích thông tin, đề tài sử dụngnhiều phương pháp nghiên cứu khác như: tổng hợp, thống kê, lịch sử cụ thể, nhằmchứng minh cho những đánh giá cụ thể của đề tài

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của báo cáo thực tập tốt nghiệpgồm 3 phần, cụ thể như sau:

Phần 1 Giới thiệu chung về Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn.

Phần 2 Thực trạng thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính hải

quan tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

Phần 3 Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về cải

cách thủ tục hành chính tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

Trang 11

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và tac động của nó đến cải cach hành chính trong lĩnh vực hải quan

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích

tự nhiên 8.310,09 km2, hẹp nhất là thành phố Lạng Sơn 77,94 km2, rộng nhất làhuyện Đình Lập 1.189,56 km2 Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A,4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Lạng Sơn, TháiNguyên, Bắc Kạn, phía Đông là tỉnh Quảng Ninh, phía Nam là Bắc Giang và phíaBắc tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, với 2 cửakhẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 1cửa khẩu chính Chi Ma và 9 cửa khẩu phụ

Lạng Sơn là điểm đầu tiên của Việt Nam trên 2 tuyến hành lang kinh tế NamNinh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Lạng Sơn - Hà Nội - Thànhphố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (tham gia hành lang xuyên Á: Nam Ninh - Singapore),là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN Lạng Sơn có đườngbiên giới với Quảng Tây - Trung Quốc dài trên 231 km Lạng Sơn cách Nam Ninhlà thủ phủ của Quang Tây, Trung Quốc khoảng 230 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng

150 km Đang xây dựng tuyến đường cao tốc nối với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninhvà thành phố Hà Nội, có đường sắt liên vận quốc tế nối với Quảng Tây, Trung Quốcrất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ với các tỉnh trong

cả nước với Trung Quốc

Dân số đến hết năm 2017 là 778,4 nghìn người, chủ yếu sinh sống ở khu vựcnông thôn (chiếm 80,24%); mật độ dân số bình quân 92,5 người/km2, cao nhất làthành phố Lạng Sơn 1.217,1 người/km2, thấp nhất là huyện Đình Lập 23,04người/km2 Người trong độ tuổi lao động là 514,3 nghìn người, chiếm 66,1% dânsố

Tỉnh Lạng Sơn có 7 dân tộc chủ yếu là: Nùng chiếm 42,8%, Tày 35,4%,Kinh 17,11%, Dao 3,5%, Sán chay 0,6%, Hoa 0,3%, Mông 0,17%, các dân tộc khácchiếm 0,12%

Trang 12

Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố loại III, với 226 đơn vị hành chính cấp

xã (207 xã, 5 phường, 14 thị trấn), có 2.314 thôn, khối phố (2.152 thôn, 162 khốiphố); có 5 huyện, 20 xã và 1 thị trấn biên giới Trong đó có 38 xã khu vực I, 63 xãkhu vực II, 125 xã khu vực III; có 133 xã đặc biệt khó khăn, an toàn khu, biên giớivà 121 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II trong diện đầu tư Chương trình

135 giai đoạn 2017 - 2020

Những năm qua, phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, dân chủ, đổimới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã vượt qua nhiều khó khăn, tháchthức và đạt được những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực Tỉnh lựa chọn lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện hiệu quả một số chương trình lớn, trọng tâm mang tính đột phá,nhiều cơ chế chính sách được ban hành đã và đang phát huy hiệu quả Nền kinh tếphát triển ổn định, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được quan tâm đầu tư;một số tiềm năng, lợi thế bước đầu được khai thác hiệu quả Các chương trình mụctiêu, dự án, chính sách hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu

số thực hiện có hiệu quả Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội, thông tin,truyền thông phát triển theo hướng tăng về quy mô và nâng cao về chất lượng Đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên,diện mạo nông thôn, đô thị có nhiều đổi mới; quốc phòng - an ninh được tăngcường, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững Công tácxây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt đượcnhiều kết quả, khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc

Trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đi qua địabàn tỉnh ngày càng nhộn nhịp và phát triển, đây cũng là một thách thức cho đơn vịhải quan hoạt động trên địa bàn tỉnh và cũng là khó khăn ảnh hưởng đến việc thựchiện công tác CCHC Do điều kiện địa lý nên các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn cókhoảng cách xa trung tâm, đơn vị xa nhất trên 100 km và giao thông chưa thuận tiệncho vận chuyển hàng hóa Ngân sách dành để đầu tư cho khu vực cửa khẩu còn hạnchế, hiện nay, đang dần đầu tư, nhưng đầu tư nhỏ lẻ, nhiều đợt, không đồng bộ, nhấtlà hệ thống kết cấu hạ tầng, các thiết bị kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin Do

đó, khi thực hiện các nội dung CCHC cần các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, cơ sởvật chất sẽ gặp không ít khó khăn hoặc triển khai đạt hiệu quả thấp

Trang 13

1.2 Tổ chức bộ may, chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn và tac động đến công tac cải cach hành chính

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập từ năm 1953 trải qua hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành vàphát triển, Hải quan Lạng Sơn đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành với tổchức bộ máy ban đầu chỉ có 18 cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóaviện trợ và thu thuế XNK ở 3 đơn vị nhỏ lẻ đến nay đã có trên 400 cán bộ, côngchức, người lao động dược bố trí ở trên 20 đơn vị thuộc và trực thuộc quản lý địabàn được phân công đảm nhiệm ở 02 cửa khẩu quốc tế; 01 cửa khẩu chính và 9 cửakhẩu phụ tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc Hải quan Lạng Sơn đã khôngngừng vượt khó, nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao Lịch sửngành Hải quan Việt Nam đã ghi nhận, Hải quan tỉnh Lạng Sơn là một trong nhữngđơn vị được hình thành từ rất sớm, đồng thời cũng là một trong những đơn vị tíchcực đi đầu trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thôngtin vào nghiệp vụ, hiện đại hoá hải quan

Qua hơn 60 năm phấn đấu xây dựng và phát triển, Cục Hải quan tỉnh Lạngsơn đã vinh dự được các cấp ghi nhận những thành tích với nhiều phần thưởng xứngđáng Trong đó, phần thưởng cao quý nhất là Cờ thi đua của Chính phủ năm 2009,Huân chương Lao động Hạng III do Chủ tịch nước trao tặng năm 2011 Riêng 5năm gần đây (2010-2015) đã có 1.738 lượt cá nhân được tặng danh hiệu “Lao độngtiên tiến”; 529 lượt cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; 72 lượt

cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính”; 30 lượt tập thể và

283 lượt cá nhân được tặng Giấy khen cấp Cục; 18 lượt cá nhân được UBND tỉnhLạng Sơn tặng Bằng Khen; 90 lượt cá nhân được tặng bằng khen cấp Bộ; 49 lượt cánhân được tặng kỷ niệm chương ngành Tài chính; 10 lượt tập thể và 27 lượt cá nhânđược tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 08 tập thể và 25 lượt cá nhân đượctặng Huân chương Lao động Hạng Ba

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

Cơ cấu tổ chức của Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn như sau:

Trang 14

Nguồn: Hải quan Lạng Sơn

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Cục hải quan Lạng Sơn

Đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) và người lao động của Cục Hải quan tỉnhLạng Sơn hiện có 191 người, trong đó, biên chế công chức 155 người (81%), biênchế hợp đồng lao động là 36 người (18%) Về trình độ, hiện có 04 thạc sĩ (chiếm02%), 146 cử nhân đại học (chiếm 76,4%), 18 cử nhân cao đẳng (9,4%), 04 cán bộ

có trình độ trung cấp (chiếm 02%), số còn lại chưa qua đào tạo chuyên nghiệp 19người (01 công chức và 18 hợp đồng lao động)

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Hải quantỉnh Lạng Sơn được quy định theo Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016của Bộ Tài chính Về vị trí và chức năng, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn là tổ chứctrực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hảiquan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, cácquy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quantheo quy định của pháp luật Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn có tư cách pháp nhân, condấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn có các nhiệm vụ và quyền hạn:

Trang 15

(1) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhànước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan

(2) Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hảiquan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ đượcgiao

(3) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theoquy định của pháp luật

(4) Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyếtkhiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật

(5) Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nướcvề hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnhvà chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổngcục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởngTổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyềngiải quyết của Cục Hải quan

(6) Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phươngpháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan

(7) Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức cóliên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao

(8) Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quantrên địa bàn

(9) Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hảiquan theo quy định của pháp luật

(10) Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phâncông hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

(11) Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan;thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định

(12) Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động củaCục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài

Trang 16

chính

(13) Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phươngtiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định củapháp luật

(14) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quangiao và theo quy định của pháp luật.)

Với tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ như nêu ở trên, Cục Hải quantỉnh Lạng Sơn đã có những cơ sở pháp lý nền tảng để thực hiện các hoạt độngnghiệp vụ và CCHC Mặc dù vậy, CCHC vẫn là một thách thức lớn với Hải quantỉnh Lạng Sơn, bởi do đặc thù của tỉnh và yêu cầu của nhiệm vụ được giao, nhân sựtrong bộ máy hải quan của tỉnh Lạng Sơn còn hạn chế về số lượng và chất lượng,địa bàn hoạt động của các đơn vị cơ sở phân tán tại các huyện biên giới, xa trungtâm, giao thông phục vụ vận tải hàng hóa hạn chế (05 cửa khẩu, 01 địa điểm làmthủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, 03 lối mở, 06 điểm thông quan) Khối lượng côngviệc ngày một tăng, nhiều loại hình XNK… bên cạnh đó, tình hình buôn lậu, vậnchuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có thời điểm diễn biến phức tạp, cần tậptrung nhiều lực lượng để đấu tranh ngăn chặn Do đó, đòi hỏi việc CCHC phải thựchiện một cách khoa học, hợp lý, liên tục và quyết liệt mới có thể đạt kết quả

Trang 17

PHẦN 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN

2.1 Khai quat chung về cải cach thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan

2.1.1 Khái niệm cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan

Điều 12, Luật Hải quan năm 2014 quy định: Hải quan Việt Nam có nhiệm vụthực hiện kiểm tra giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuếđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩutheo qui định của Luật Hải quan và các luật khác có liên quan; kiến nghị chủtrương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu

Theo quy định trên, hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan gắn liền và cóảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vậntải xuất cảnh, nhập cảnh của tổ chức và cá nhân, liên quan trực tiếp tới công tácphòng chống buôn lậu, gian lận thương mại Vì vậy, CCHC trong hoạt động hảiquan chính là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài, có mục đích, nhằm làm cho

bộ máy ngành hải quan được tổ chức hợp lý hơn, hiệu quả hơn trong việc thực hiệncông tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiệnvận tải xuất cảnh, nhập cảnh, hoạt động đầu tư, du lịch, đáp ứng yêu cầu hội nhậpvề kinh tế, quốc tế

2.1.2 Đặc điểm, tính chất của cải cách hành chính trong hoạt động hải quan

Mọi hoạt động CCHC nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực, hiệuquả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể củamỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển CCHC trong ngành hải quan cũngkhông nằm ngoài mục tiêu đó

Tuy nhiên, CCHC Nhà nước là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực

Trang 18

khác nhau CCHC Nhà nước trong mỗi lĩnh vực, ngoài những đặc điểm chung, cũngmang những sắc thái riêng, thể hiện ở việc được tiến hành trên những cấp độ khácnhau, với những nội dung khác nhau, liên quan đến những chủ thể khác nhau.

Hải quan là ngành trong bộ máy hành chính, chuyên trách quản lý hànhchính nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất cảnh nhập cảnh,phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, thu thuế xuất nhập khẩu (XNK) về chongân sách Nhà nước, thực hiện thống kê hải quan, do đó, CCHC trong ngành nàyvừa có những đặc điểm chung của CCHC Nhà nước đồng thời có những đặc thùriêng phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của ngành Ở đây, công tác quản lý hànhchính Nhà nước về hải quan chịu sự chi phối của các quy phạm pháp luật hải quanvà được thực hiện bởi hệ thống nhân sự hải quan tổ chức theo cơ cấu do Nhà nướcđặt ra, cho nên việc áp dụng và CCHC trong lĩnh vực hải quan phụ thuộc vào ba yếutố: hệ thống văn bản pháp luật quy định, điều chỉnh và có liên quan đến công tácquản lý nhà nước về hải quan; thủ tục hải quan; cơ cấu tổ chức bộ máy hải quan vàđội ngũ nhân sự hải quan Có thể coi đây là đặc điểm thứ nhất về CCHC trong lĩnhvực hải quan

2.1.3 Nội dung và các yêu cầu về cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan

2.1.3.1 Nội dung cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan

Nội dung của CCHC trong lĩnh vực hải quan gồm nhiều vấn đề gắn với 6 nộidung cơ bản của cải cách nền hành chính Nhà nước, bao gồm: Cải cách thể chế; cảicách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hànhchính Các nội dung này được nêu trong Chương trình tổng thể về CCHC Nhà nướccác giai đoạn 2001 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2020 và Chiến lược phát triển ngànhHải quan đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ)

- Về xây dựng thể chế: Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi Luật Hảiquan, các văn bản hướng dẫn thi hành để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý Nhànước về hải quan theo hướng cải cách, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinhtế - xã hội của đất nước và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành

Trang 19

viên Hệ thống hóa và tạo cơ sở dữ liệu pháp luật quản lý nhà nước về hải quan, đưalên mạng trực tuyến, tạo thuận lợi cho việc tra cứu, tiếp cận hệ thống pháp luật hảiquan của người dân và doanh nghiệp.

- Cải cách thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quanphải được áp dụng đầy đủ phương thức quản lý hải quan dựa trên quản lý sự tuânthủ theo các trụ cột: thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, quản lý rủi ro và kiểm trasau thông quan Đơn giản, hài hòa hóa thủ tục hải quan phù hợp với chuẩn mực vàthông lệ quốc tế; áp dụng rộng rãi và hiệu quả việc thực hiện thủ tục, kiểm tra, giámsát hải quan bằng phương thức điện tử để tiến tới môi trường làm việc không sửdụng giấy tờ trên các mặt: khai và tiếp nhận thông tin khai hải quan; trao đổi thôngtin cấp phép và các chứng từ liên quan giữa các cơ quan Nhà nước trong khuôn khổ

cơ chế một cửa hải quan quốc gia; quản lý có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật,máy móc kiểm tra hàng hóa, kiểm soát hải quan hiện đại tại các cửa khẩu, cảngbiển Thúc đẩy phát triển mạnh hệ thống đại lý làm thủ tục hải quan chuyên nghiệp.Xây dựng và phát triển chế độ ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp có mức độ tuânthủ cao, doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt Xây dựng và phát triển hệ thống phán quyếttrước các lĩnh vực kỹ thuật nghiệp vụ như: trị giá hải quan, phân loại hàng hóa vàxuất xứ hàng hóa phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)

- Tổ chức bộ máy và xây dựng nguồn nhân lực: Tổ chức bộ máy phải đượckiện toàn để đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, có quy mô phù hợp vớikhối lượng công việc và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa bàn, theonguyên tắc gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả Sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai thựchiện các chính sách, quy định về quản lý cán bộ, như: tuyển dụng, bố trí, sắp xếp,đánh giá, phân loại, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm… theo phươngthức quản lý nguồn nhân lực hiện đại dựa trên năng lực

- Hiện đại hóa hành chính: Tập trung đầu tư, hiện đại hóa các trụ sở làm việc,địa điểm kiểm tra tập trung; các trang thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ; hạ tầngtruyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các mặt hoạt động cơquan hải quan đồng bộ, thống nhất và phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triểncủa các ngành, địa phương Các điểm thông quan trong nội địa, tại cửa khẩu, địađiểm kiểm tra tập trung phải được đặt tại khu vực trung tâm của các tuyến giao

Trang 20

thông trọng điểm, các cụm khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển, sân bay,hướng tới yêu cầu quản lý tập trung, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu và kiểm soát biên giới.

2.1.3.2 Các yêu cầu về cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan

Cơ quan hải quan hiện đại không chỉ đơn thuần là người thực thi pháp luậtmà còn phải đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia Những thay đổi vềhải quan tác động đến các cơ quan khác, đến khu vực tư nhân và toàn thể côngchúng ở góc độ tổng thể Chính vì vậy, điều hết sức quan trọng là phải xem xét toàn

bộ những nhu cầu và mong muốn của những đối tác chịu ảnh hưởng từ các hoạtđộng của cơ quan hải quan Những đổi mới về hải quan sẽ tiếp tục bao quát mối liên

hệ với mọi bên có liên quan để đảm bảo rằng bất kỳ thay đổi nào cũng phản ánh yêucầu của Nhà nước, của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp, của xã hội trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hải quan là một lĩnh vực quan trọng gắn liền với hoạt động đối ngoại và kinhtế đối ngoại, cho nên Nhà nước phải có chính sách thích hợp để đảm bảo bảo vệ tối

đa lợi ích và chủ quyền quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế Trong điều kiệnNhà nước thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế, ngày càng gia nhập vớinhiều tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế, hải quan là một lĩnh vực bắtbuộc phải cải cách, hoàn thiện thủ tục để phù hợp với các điều ước, cam kết quốc tếmà Nhà nước đã ký kết hoặc tham gia

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, việc CCHC trong lĩnh vực hải quan cầnđáp ứng các yêu cầu sau:

- CCHC phải tháo gỡ được các vướng mắc chồng chéo trong quy định củapháp luật về thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan dựa trên các cơ sở pháp lý:

(1) Các văn bản pháp luật về hải quan, bao gồm luật và các văn bản phápquy mà Tổng cục Hải quan là cơ quan thay mặt Chính phủ, Bộ Tài chính cụ thể hoácác quy định của luật thành quy trình nghiệp vụ để các đơn vị hải quan làm căn cứtác nghiệp - mà có thể gọi là “Luật thủ tục”

(2) các chính sách về thuế, hàng hoá và cơ chế điều hành đối với hàng hóaxuất nhập khẩu, cũng như các rào cản phi thuế quan khác, do Chính phủ, các Bộ,Ngành là chủ thể quy định - mà có thể gọi là “Luật nội dung” Về nguyên tắc, “Luật

Trang 21

nội dung” phải quyết định “Luật thủ tục” Tuy nhiên, trong thực tiễn ở nước ta hiệnnay, nhiều khi “Luật thủ tục” lại quyết định và điều chỉnh “Luật nội dung” Rõ ràngđây là một bất cập lớn về thủ tục hành chính hải quan, cần phải được tháo gỡ kịpthời.

- CCHC phải phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế về hải quan: Kể từ năm

1986, Việt Nam đã liên tục nỗ lực thúc đẩy hợp tác với tất cả các nước có các thểchế chính trị khác nhau, đồng thời đã khai thông được quan hệ với các tổ chức tàichính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB… Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đãtham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế như: Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợptác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Trong lĩnh vực hải quan, Hải quanViệt Nam đã là thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO - mà tiền thân làHội đồng hợp tác Hải quan) từ năm 1993 Với mục tiêu thuận lợi hoá thương mạiquốc tế, các tổ chức khu vực và quốc tế đều đã đề ra và thực hiện nhiều chươngtrình nhằm đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan, thống nhất biểu thuế XNKvà dỡ bỏ những hàng rào thương mại Những chương trình cải cách thủ tục hải quanđều dựa trên những điều ước quốc tế quan trọng về Hải quan như Công ước Kyotovề đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan, Công ước về Hệ thống thống nhất phân loạivà mã hóa hàng hóa (Công ước HS), Hiệp định trị giá hải quan (Hiệp định thực hiệnĐiều 7 GATT)

- CCHC trong lĩnh vực hải quan phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngXNK khẩu: Thủ tục hải quan cần phải bảo đảm việc thông quan nhanh chóng, đúngpháp luật cho hành khách, hàng hóa, phương tiện vận tải, phục vụ kịp thời hoạtđộng sản xuất kinh doanh, an ninh, quốc phòng, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội,góp phần tạo thuận tiện cho hoạt động XNK, du lịch, đầu tư phát triển; phát hiện,ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, trốn thuế,chống các biểu hiện gây phiền hà sách nhiễu, tiêu cực Chỉ có như vậy, ngành Hảiquan mới có thể làm tròn và xứng đáng với vai trò “chiến sĩ biên phòng trên các mặttrận kinh tế”

2.2 Thực tiễn về thực hiện phap luật về cải cach thủ tục hành chính hải quan tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

Trang 22

2.2.1 Cơ sở pháp lý

CCHC là hoạt động được Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh LạngSơn đặc biệt chú trọng Để chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện công tác quan trọngnày, cả Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đều ban hành nhiều văn bản chính sách, pháp quy,trong đó gần đây nhất là Chỉ thị số 57-CT/TU ngày 27/6/2014 của Ban Thường vụTỉnh ủy Lạng Sơn về việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thực hiện công tácCCHC từ nay đến năm 2020; chấp hành Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy LạngSơn, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2421/QĐ-UBND ngày14/12/2015, ban hành Kế hoạch CCHC Nhà nước tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 –2020

Về phía ngành Hải quan, thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày8/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giaiđoạn 2011 - 2020; Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Chính phủ về việcphê duyệt chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020, ngày 22/6/2011 Bộ Tàichính đã ban hành kế hoạch cải cách phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giaiđoạn 2011 - 2015 với những định hướng cơ bản về cải cách gồm: Xây dựng Hảiquan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quanđơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thôngtin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình

độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á Xây dựng lựclượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuậthiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt độngthương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo anninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợppháp của tổ chức, cá nhân

Có thể thấy sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Lạng Sơn, củangành Hải quan trong thời gian qua là rất sâu sát, cụ thể, kịp thời Đây là một trongnhững thuận lợi quan trọng và là một nguyên nhân dẫn đến những kết quả trongviệc thực hiện CCHC của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, bao gồm Cục Hải quan

2.2.2 Cải cách thủ tục hành chính về hải quan

Theo quy định của Bộ Tài chính, từ năm 2012, Cục hải quan địa phương có

Trang 23

224 TTHC thực hiện ở cấp độ 1-2, năm 2014, cắt giảm còn 162 thủ tục, năm 2015,cắt giảm còn 129 thủ tục và đến năm 2106, bổ sung tăng lên 136 thủ tục và cơ bảnthực hiện ở cấp độ 3-4 Trong giai đoạn 2012 - 2016, trên cơ sở thay đổi các vănbản liên quan đã tiến hành thay thế, bãi bỏ, bổ sung nhiều thủ tục, đơn cử như năm

2015 thay thế 107 thủ tục, bãi bỏ 73 thủ tục, bổ sung 15 thủ tục; năm 2016 bổ sungmới 13 thủ tục, thay thế 14 thủ tục, bãi bỏ 03 thủ tục Điều này thể hiện sự nỗ lựccải cách thủ tục của ngành Hải quan

Trong TTHC về hải quan tồn tại mối quan hệ, một bên là công việc của côngchức hải quan thực thi công vụ, một bên là cách thức mà tổ chức cá nhân tuân thủkhi làm thủ tục hải quan, là những hoạt liên quan trực tiếp tới việc khai báo làm thủtục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp Do đó, đểtạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân, tạo cơ chế pháp

lý thuận lợi hướng doanh nghiệp và người khai hải quan tuân thủ pháp luật về hảiquan và pháp luật về thuế, do đó việc cải cách TTHC là không thể thiếu Địnhhướng cốt lõi, quan trọng về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đólà thủ tục đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, thuận tiện và thống nhất, phùhợp với các chuẩn mực quốc tế về hải quan Từ năm 2016 đến 2018, các đơn vịthuộc Cục Hải quan Lạng Sơn đã giải quyết 47.634 hồ sơ thủ tục hành chính và trảkết quả đúng hạn, đạt 99%

Thực hiện cải cách TTHC theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tàichính, Tổng cục Hải quan và UBND tỉnh Lạng Sơn, 3 năm qua, Cục Hải quan tỉnhLạng Sơn đã tập trung triển khai một số nội dung nổi bật sau:

- Tổ chức phổ biến, quán triệt tới các đơn vị Hải quan thuộc và trực thuộccác văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành, UBND tỉnh trong công tác cải cáchTTHC, gồm: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hànhChương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịquyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011; Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đếnnăm 2020; Quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tàichính về việc ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải

Trang 24

quan giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 3263/QĐ-BTC ngày 17/12/2014 của Bộtrưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch CCHC của Bộ Tài chính năm 2015; Nghịquyết số 19/CP ngày 18/3/2014 và Nghị quyết số 19/CP ngày 12/3/2015 của Chínhphủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủtướng Chính phủ về tăng cường quản lý và cải cách TTHC trong lĩnh vực thuế, hảiquan; Chỉ thị 04/2008/CT-BTC của Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh cải cách, hiệnđại hoá hải quan, phòng chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động XNK; Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 củaThủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước; Chỉ thị số 57-CT/TU ngày 27/6/2014 của BanThường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về việc tiếp tục lãnh, chỉ đạo tăng cường thực hiệncông tác CCHC từ nay đến năm 2020; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 07/10/2016của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về tiếp tục đẩy mạnh CCHC và tăng cường kỷluật kỷ cương trong cơ quan hành chính tỉnh Lạng Sơn

- Xây dựng kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan Lạng Sơngiai đoạn 2015 - 2020: Trên cơ sở kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoángành Hải quan giai đoạn 2015 - 2020 của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnhLạng Sơn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc căn cứ điều kiện, đặc thù riêng của của từngđơn vị, cửa khẩu xây dựng kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá của đơn vịmình, từ đó xây dựng kế hoạch chung của toàn Cục Hải quan tỉnh trình Tổng cụcHải quan phê duyệt và được Tổng cục Hải quan phê duyệt tại Quyết định 2750/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2011

- Thực hiện các hoạt động thúc đẩy mối quan hệ đối tác Hải quan – Doanhnghiệp: Duy trì tổ triển khai kế hoạch thực hiện quan hệ đối tác Hải quan – Doanhnghiệp cấp Cục để tổ chức thực hiện; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động làmviệc với các doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên với kim ngạch lớn trênđịa bàn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thu hút doanh nghiệp tham giaXNK qua cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn;

- Thực hiện “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”: Cục Hải quan tỉnh chỉ đạotriển khai thực hiện sâu rộng “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” của ngành Hải

Ngày đăng: 15/03/2020, 20:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính (2015), Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 về công bố Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 về côngbố Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2015
2. Bộ Tài chính (2016), Quyết định số 2628/QĐ-BTC ngày 09/12/2016 về công bố Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2628/QĐ-BTC ngày 09/12/2016 về côngbố Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2016
3. Cục Hải quan Lạng Sơn (2015), Báo cáo số 704/ HQLS-BC ngày 25/5/2015 về việc tổng kết công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2011-2015, Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 704/ HQLS-BC ngày 25/5/2015về việc tổng kết công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2011-2015
Tác giả: Cục Hải quan Lạng Sơn
Năm: 2015
4. Cục Hải quan Lạng Sơn (2016), Báo cáo số 1656/HQLS-BC ngày 27/11/2016 về việc tổng kết công tác cải cách, hiện đại hóa năm 2016, Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 1656/HQLS-BC ngày27/11/2016 về việc tổng kết công tác cải cách, hiện đại hóa năm 2016
Tác giả: Cục Hải quan Lạng Sơn
Năm: 2016
5. Cục Hải quan Lạng Sơn (2017), Báo sơ kết số 1103/BC-HQLS ngày 25/9/2016 về sơ kết thực hiện cơ chế quản lý tài chính 2011 - 2015, Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo sơ kết số 1103/BC-HQLS ngày25/9/2016 về sơ kết thực hiện cơ chế quản lý tài chính 2011 - 2015
Tác giả: Cục Hải quan Lạng Sơn
Năm: 2017
6. 8Cục Hải quan Lạng Sơn (2018), Báo cáo số 1456/HQLS-BC ngày 11/11/2016 về việc báo cáo kết quả kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017 , Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 1456/HQLS-BC ngày11/11/2016 về việc báo cáo kết quả kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017
Tác giả: 8Cục Hải quan Lạng Sơn
Năm: 2018
7. Cục Hải quan Lạng Sơn (2018), Báo cáo số 1646/HQLS-BC ngày 16/12/2018 về việc tổng kết công tác cải cách hiện đại hóa năm 2017, Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 1646/HQLS-BC ngày16/12/2018 về việc tổng kết công tác cải cách hiện đại hóa năm 2017
Tác giả: Cục Hải quan Lạng Sơn
Năm: 2018
8. Tổng cục Hải quan (2016), Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan giai đoạn 2016-2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoáHải quan giai đoạn 2016-202
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2016
9. Tổng cục Hải quan (2016), Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 9/2/2016 ban hành Tuyên ngôn phục vụ khách hàng và Chỉ thị số 815/CT-TCHQ ngày 25/02/2016 về việc triển khai thực hiện tuyên ngôn phục vụ khách hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 9/2/2016 banhành Tuyên ngôn phục vụ khách hàng và Chỉ thị số 815/CT-TCHQ ngày 25/02/2016về việc triển khai thực hiện tuyên ngôn phục vụ khách hàng
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w