1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KHÔNG GẮN BÓ VỚI QUÊ HƯƠNG KHÔNG THỂ CÓ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

9 483 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 83 KB

Nội dung

Không gắn với quê hương, không thể văn học nghệ thuật Hồi ức của nhà thơ Huy Cận, Mai Hương ghi "Với người làm văn học nghệ thuật, quê hương vị trí vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố ban đầu, rất bản tạo nên tâm hồn nghệ thuật, tâm hồn thơ. Không gắn với quê hương không thể nghệ thuật. Chính vì vậy, nói tới đời của người làm thơ, làm nghệ thuật không thể không nói tới quê hương họ. Và, tôi cũng bắt đầu từ quê hương tôi". Tôi sinh ra ở một làng sơn cước, dưới chân núi Mào Gà (núi hình mào con gà), bên một nhánh của con sông La là sông Ngàn Sâu (sông La hai nhánh: Ngàn Sâu chảy qua quê tôi và Ngàn Phố). Làng tôi hẻo lánh, cảnh hết sức đẹp nhưng nghèo lắm, đến nay vẫn nghèo. Xã tôi cách Linh Cảm 6 km, cách huyện ly Đức Thọ 8 km, nhưng nó vắng vẻ vô cùng. Xuân Diệu lần về quê tôi và bảo: "Quê Huy Cận sao mà vắng vẻ, hắt hiu quá, nếu không vì thương bạn thì cũng chẳng về thăm". Xã tôi ở sát chân núi nên chiều về sớm, giữa chiều đã sẫm tối như hoàng hôn. Ngày rút ngắn lại. Ở xã tôi nhiều cây cọ, ở Hà Tĩnh gọi là cây Tro, tạo không khí một cái gì rất hoang sơ, cổ sơ, mà sau này Xuân Diệu bảo: "Quê hương này đã cho Huy Cận một vốn đất đai gì sâu thẳm lắm, một vốn đất đai trong tâm hồn. Nó đọng lại tất cả quá khứ hàng trăm năm, hàng thế kỷ còn vương lại trong làng xã; nó cắm sâu vào tâm hồn Huy Cận làm cho Huy Cận vốn đất đai trong tâm hồn". Xã tôi ở rất đẹp. Chân núi chạy dọc bờ sông, cánh đồng trải dài, trong đó gieo cả lúa nước, nhưng chủ yếu là ruộng cạn. Ruộng cạn cấy lúa trỉa (gieo hạt thẳng), trồng khoai, ngô, đậu đen, đậu xanh, đậu trắng hoặc trồng mía. Mùa xuân, ngô vừa nhú mầm lên, cả cánh đồng dậy lên mầu xanh ánh tuyết rất đẹp. Tưởng như thể cắt xén từng mẩu đất mà nhai, mà nuốt được! Hồi nhỏ, tôi sống ở quê, sống một tuổi thơ rất thôn dã. Tôi ham thả diều với ông chú (thường thả buổi trưa ở cánh đồng rộng). Con diều rất to, vừa dài vừa rộng, ba cái sáo; sáo chiêng gắn ở giữa, hai sáo đẩu gắn hai bên. Mỗi khi diều lên cao quá núi, sáo kêu vi vu suốt cả mấy làng chung quanh đều nghe tiếng sáo diều của chú cháu tôi. Tôi nghĩ, nếu buộc dây diều vào lưng thì nó thể tha cả người tôi lên cao. Ban đêm diều được buộc vào giậu cây duối (loại cây rễ bám sâu chắc). Dây để buộc con diều là những sợi tre to (gần như thanh tre), được luộc cho dẻo, buộc lại với nhau rất khỏe. Tôi ham thả diều vô cùng. Trưa nào cũng cùng ông chú thả diều ở bãi dam, bãi cát, (Có hôm bố tôi ra bãi bắt tôi về học, tôi không chịu, ông bực mình cắt đứt dây diều, diều bay sang bên kia sông La). Tôi cũng rất thích theo chú tôi đi chòi chim gáy. Cả buổi trưa, hai chú cháu vác sào và lồng chim đi chọc. thể nói, tuổi nhỏ của tôi rất thôn dã, nhưng rất nên thơ. Sau này, tôi làm thơ về tuổi thơ ấy như sau: Tôi sinh ra ở miền sơn cước núi làng xuyên, tháng ngày Đất bãi che làm da thịt mát Gió sông như những mảng hồn bay Tuổi nhỏ tôi trùm trong nhớ thương Cách sông chợ Nướt, bến đò Sương Làng quê chân núi chiều về sớm Bóng núi dài lan mặt ruộng nương. Thuở nhỏ tôi cũng hay theo người lớn ra đồng làm việc. Một trong những cái thú của tôi là đứng trên chiếc bừa đạp (để làm tơi đất), giống như một chiếc xe trâu. lần, tôi lấy roi đập cho chạy lồng lên và tôi ngã vào khung xe. Không nguy hiểm, nhưng từ đó tôi bị cấm không cho đi nữa. Một kỷ niệm cũng gây ấn tượng sâu trong tôi là ở quê tôi, cứ gần Tết, làng tục cho trâu lên núi, làm lễ tế trời. Trên núi cao, chúng tôi đào một hố sâu khoảng 40 cm, rộng cũng khoảng 40 cm, rồi căng dây vào vách núi, đánh trống, từ đó phát ra những tiếng vọng như tiếng đất. Người ta hướng về phía núi mà vái, mà cúng trời. Trò chơi cổ sơ, nhưng tiếng trống đất âm vang gì sâu thẳm, gây một ấn tượng rất đậm trong tôi. Về mùa đông, tôi rất thích cưỡi trâu. Mùa đông lạnh, lưng trâu rất ấm. Ngồi trên lưng trâu, thúc hai chân vào bụng trâu, giật dây thúc cho trâu chạy nhanh như cưỡi ngựa, rất thú. Nhưng một lần, do thúc nhanh quá, lại gặp vực, trâu dừng đột ngột, tôi lao ngã, may lại ngã về phía vườn nên thoát chết. Đại khái tuổi thơ của tôi rất thôn dã, rất cổ sơ trong cảnh quê nhà cũng rất cổ sơ. Nhưng, tất cả những cái đó đã làm nên cái hồn đầu tiên, làm cho tôi cảm nhận về không gian mênh mông, bát ngát, không gian xa vắng và rồi nó ám ảnh trong tâm hồn tôi. Sau này, tôi tâm niệm được rằng, chính tuổi thơ đã cho tôi cảm giác đầu tiên về không gian, cái cảm nhạy về không gian bát ngát, xa vắng mãi ám ảnh trong tâm hồn và trong thơ tôi, như là cái "Thi tại ngôn ngoại" của thơ tôi. Cái mà sau này người ta gọi là cái bát ngát, mênh mông, bâng khuâng trong thơ Huy Cận ngọn nguồn từ đấy. Ấn tượng của tôi về thiên nhiên, tạo vật, quê hương, sông núi nuôi dưỡng hồn thơ tôi là như thế. Và đến nay, ấn tượng ấy vẫn không hề thay đổi. Truyền thống cách mạng và văn hóa của quê hương cũng để lại những ấn tượng sâu đậm trong tôi. Trước hết, nói về truyền thống văn hóa. Xã tôi là một xã nghèo, người mù chữ thì nhiều, người được đi học ít lắm. Bố tôi là một nhà Nho, giỏi chữ Hán (nhưng cũng chỉ đậu đến Tam trường thôi). Không kể các cụ ngày xưa học chữ Hán, lớp tân học chỉ tôi là người đầu tiên đi học, người đầu tiên đỗ yếu lược, tiểu học; người đầu tiên đỗ Primaire, cũng là người đầu tiên đậu thành chung, người đầu tiên đỗ tú tài cũng là người đầu tiên đậu kỹ sư trong cả xã, cả huyện. Nói như vậy để thấy xã tôi rất nghèo và thất học, nhưng văn nghệ dân gian lại vô cùng phong phú. Tôi nhớ những đêm mùa hè, trăng thanh gió mát nhiều đêm, cả xóm tôi (xóm Thượng Đình vì ở đầu xã, sát sông La) kéo nhau ra bãi cát để hát hò ví dặm. Trai gái đối đáp với nhau rất tình tứ. nhiều cụ ông già, không hát nữa nhưng đứng sau "gà" các câu đối đáp rất hay. Trên bãi con sông Ngàn Sâu chảy qua (đoạn này gọi là sông Thâm). Ngay cả những người đi thuyền trên sông (đò chuyến, đò dọc) khi ngang qua cũng tham gia đối đáp. Người trên bãi kẻ dưới sông cùng đối đáp, không khí hết sức nên thơ. Nhiều khi, bãi bên này hát, bãi bên kia sông cũng nghe và hát đáp lại. Nhờ những cuộc hát đối đáp như vậy mà nên duyên, người hai bờ nên vợ nên chồng. Nói đến văn nghệ dân gian, quê tôi còn nhiều ấn tượng đẹp lắm. Làng tôi lệ tế Thần Hoàng. lần tôi được theo bố tôi lên đình ngủ đêm (thường đêm trước ngày lễ). Trong đình treo những bức tranh dân gian: voi, ngựa, các con hạc, các ông Từ . từ đời nhà Lê rất đẹp do người làng làm quan đi tận thành Thăng Long mang về. Ban đêm, trong giấc ngủ chập chờn, tôi cảm thấy, từ những bức tranh ngựa, voi cứ đi quanh những đám rước đẹp tuyệt vời. Tỉnh dậy mới biết, hóa ra là những bức tranh. Ngay sau lễ chính, đám rước Thần đi quanh xã rất đẹp. Rước cờ đuôi nheo đi quanh làng, từ cánh đồng, vòng quanh núi, rồi về làng. Trên kiệu do bốn người khiêng. Ông Giao mặc quần đỏ, áo đỏ, mặt mũi phương phi ngồi rất đẹp. Tất cả những cái đó đã in đậm trong ký ức tôi, thành những ấn tượng đậm đẹp với thiên nhiên, tạo vật và tạo trong tôi một ám ảnh đặc biệt về không gian. Ở sát xã tôi, bên kia sông La, anh Giải Thang làm vè rất hay. Mọi chuyện xảy ra trong làng (từ chuyện trữ tình đến hài hước, trào phúng) đều được anh làm nhóm vè rất hay. thể nói, anh như người thư ký thời đại của vùng tôi. Tôi rất quý và đã làm thơ về anh: Gieo vần như thể tay gieo hạt Nhịp sông làm nên những nhịp thơ Mẹ tôi là người mù chữ, nhưng thuộc Truyện Kiều kinh khủng. Bà thể đọc Kiều từ đầu chí cuối, rồi lại đọc ngược từ cuối trở lên đầu. Bà thuộc Kiều và hay vận những câu đau khổ trong truyện Kiều, đại loại Chém cha cái kiếp má đào, Cởi ra rồi lại buộc vào như không hay Dại rồi còn biết khôn làm sao đây để nói cuộc đời cay đắng của bà. Không cần biết tác giả truyện là ai, bà vẫn thuộc và vẫn đọc Kiều . Trong xã tôi còn ông Bồ Căn (tên chính của ông là Cù Hoàng Trại), mùa hè ông cứ cầm cái quạt mo đi khắp xóm làng kể ca dao, tục ngữ và phân tích ca dao cho mọi người nghe. Ông như người nghệ sĩ lưu động tài ba. Bố tôi là nhà Nho, thâm nho, bất đắc chí. Ông về nhà cày ruộng, dạy chữ Hán và phân tích giảng Kiều cực kỳ hay. khi ông bình một mình, nhưng cứ như cho cả cử tọa nghe. Khi cao hứng, ông bình hay đến nỗi, tất cả các nhà chung quanh xóm đều dỏng tai nghe. Đặc biệt, bố mẹ tôi thỉnh thoảng lại giận nhau (bởi bố tôi là nhà Nho bất đắc chí, hay bỏ nhà đi chơi nên mẹ tôi giận ông lắm!) Giận nhau, nhưng ban đêm ông vẫn bình Kiều. Mẹ tôi, dẫu giận ông, bà vẫn nghe tường tận, không bỏ sót một câu nào (Chính ông bà ngoại tôi mê bố tôi hay chữ mà gả mẹ tôi cho ông và mẹ tôi, cũng vì mê ông hay chữ học giỏi mà lấy ông . Đúng là Chẳng tham ruộng cả ao liền - Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ). Sau một đêm nghe ông bình Kiều, ngâm Kiều, hôm sau mẹ tôi bớt giận ông và hai ông bà lấy lại hòa khí. (Tiếc là điều đó cứ lặp lại, khiến mẹ tôi buồn khổ). Tôi muốn nói thêm về tiếp xúc của tôi với văn học truyền thống. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với Truyện Kiều như thế nào? Khi tôi còn nhỏ, xã tôi chưa trường, lên lớp năm tôi đã phải học trên trường Tổng cách nhà tôi khoảng 3 km. Tôi ở trọ nhà người bà con. Bác họ tôi là người khá giả, nhà ngói, nhà thờ (cửa chữ Thọ). Ông quản gia của nhà bác tôi là ông Văn, người phương phi, không rõ ông học chữ Hán, chứ Nôm đến đâu, nhưng mùa hè, cứ đêm đêm ông lại ngâm Kiều. Đặc biệt, những đêm trăng thanh gió mát, nghe ông ngâm đoạn: Trông chừng thấy một văn nhân Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng Đề huề lưng túi gió trăng Sau lưng theo một vài thằng con con Tuyết in sắc ngựa câu giòn Cỏ pha mầu áo nhuộm non da trời . Dẫu không hiểu đề huề là gì, Lưng túi gió trăng là gì, nhưng tôi rất mê, mà rất thích nghe. Rồi câu thơ Kiều cứ thế, lọt qua khung cửa chữ Thọ mà vào phòng tôi và cứ thấm vào tôi . Xã tôi nghèo, nhưng rất đẹp và giàu truyền thống, giàu tiềm năng văn nghệ. Xã tôi cũng là xã truyền thống cách mạng kiên cường trong huyện Hương Sơn. Khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra, bố tôi cũng tham gia hoạt động bí mật. Ông giả làm lái buôn, làm liên lạc cho Xô Viết. Ông thường đi liên lạc từ xã tôi xuống Linh Cảm và các xã lân cận. Nhưng về sau, chính quyền Tây cũng phát hiện ra, chúng kiểm tra rất nghiêm ngặt, bố tôi cũng bị vào sổ đen của chúng. Núi Mào Gà của quê tôi bản thân nó đã cao, nhưng tận trên đỉnh núi, người dân xã tôi trồng một cột cờ rất cao, treo lá cờ búa liềm rất to và rất cao. Từ đồn Linh Cảm, giặc đã nhìn thấy cờ và nhiều lần cho lính đến hạ cờ, nhưng đều bị súng kíp bắn chết. Do đó, lá cờ vẫn tồn tại mãi tới khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tàn, chúng mới hạ nổi. Xã tôi cũng là xã rất nhiều người theo cụ Phan Đình Phùng (gọi là cụ Đình Nguyên, người đỗ đầu thi Hội) chống Pháp trong phong trào Cần Vương. Mười năm sau khi phong trào bị chết, những người theo phong trào không về nổi xã nữa. Người chết trận, người lưu vong sang tận Lào, Xiêm. thể nói, lịch sử xã tôi như lịch sử thu gọn của cả một vùng. Nói cụ thể hơn về gia đình, tôi ông Can (trên Cố) gọi là cố Hưu Trí (vì đã nghỉ hưu) ông được làm chức quan thanh tra kho tiền của nhà vua đời Minh Mạng. Ông rất liêm khiết nên được vua thưởng quỹ "dưỡng liêm" (nuôi dưỡng sự liêm khiết). Cuối đời, ông bị chết dọc đường trong một chuyến đi thanh tra và được vua ban, chôn cất rất chu tất. Nhưng ngay từ tuổi nhỏ, tôi đã mang nỗi buồn man mác trước thiên nhiên, vũ trụ, buồn về nhân thế, xã hội và đặc biệt về gia đình (trong gia đình tôi, bố, mẹ, các chú luôn âm ỷ những mâu thuẫn thầm kín). Chính cái đó là một phần tạo nên những đau khổ trong tâm hồn tôi và tạo nên cái buồn nhân thế (cái buồn về kiếp người) trong thơ tôi. Nhà tôi nghèo kinh khủng. Quanh năm ăn cơm độn (sắn, khoai, đậu đen) rất khó ăn. Quần áo không đủ mặc, anh em tôi luôn phải mặc chung quần áo. Năm 1927 tôi đang học lớp 4, cậu mợ tôi nhắn mẹ tôi đem tôi xuống bà ngoại để theo cậu mợ vào Huế học. Tôi ra đi gấp gáp lại đúng ngày mưa buồn, nước lụt. Mẹ tôi dắt díu tôi bì bõm lội từ xóm Thượng Đình của tôi xuống đến xóm dưới (trên 2km) còn tôi cởi quần áo, sách vở, lội ngập trên đầu gối theo mẹ. Mẹ tôi luôn mồm an ủi: "Cắn răng mà đi con ạ!". Cuối cùng mẹ con tôi cũng về được tới Linh Cảm (quê ngoại). Khi về tới quê gặp bà ngoại, mẹ tôi tủi thân khóc (bởi lấy chồng nghèo, lại bất đắc chí hay đi lang thang). Bà tôi an ủi mẹ: "Thôi đừng khóc nữa, cho cháu đi với cậu mợ nuôi nó học". Thế là tôi theo cậu mợ vào Huế. Dù nghĩ đến một lối thoát khi ra đi, nhưng cái lần đầu xa nhà ấy, tôi cứ mãi da diết buồn. * * * Tôi học ngày càng cao, nhưng càng ngày tôi càng thương mẹ. Còn mẹ, mừng vì tôi được học hành chu đáo. Năm 1937, tôi đang học tú tài phần I thì gặp Xuân Diệu. Tháng 4-1937, tôi cùng Xuân Diệu đi đón Gô-đa (đại diện Chính phủ bình dân Pháp). Trở về, chúng tôi bị chính quyền trù. Với tội này, chúng tôi thể bị đuổi học, nhưng may Hội đồng giáo sư (gồm các giáo sư Pháp và giáo sư người Việt như: Nguyễn Huy Bảo, Phạm Đình Ái, Nguyễn Thúc Hào, Ưng Quả, Đoàn Nồng, giáo sư Nguyễn Lân, Lê Xuân Phương .) bảo vệ nên tôi không sợ bị đuổi học, nhưng bị cắt học bổng (Tin này đến tai, khiến mẹ tôi rất buồn, ba ngày ba đêm bà không ăn không ngủ!). Chính vì thế khi vào năm thứ 2 (năm 1938), tôi phải đi làm gia sư để lấy tiền theo học. Năm thứ ba, do đỗ đầu trong cuộc thi văn chương Pháp (Prise Concourgénéral), nên tôi lại giành lại được học bổng. Nhưng tôi cũng không vào ở nội trú nữa mà tiếp tục ở ngoài. Những năm ở Huế, tôi vào loại học giỏi. Ba người chúng tôi (tôi, anh Nguyễn Tài Chắt và anh Nguyễn Hy Hiền) thay nhau đứng đầu lớp. Ở Huế, tôi còn một bạn học nữa, anh Gia Ninh, sau này cũng làm thơ, và anh Nguyễn Xuân Sanh. Như vậy, tôi đã sống và học ở Huế chẵn 10 năm (từ 1928 đến hè 1939 khi đỗ Tú Tài toàn phần, mới rời Huế, ra Hà Nội học đại học Canh nông). Đối với tôi, Huế đã để lại cho tôi bao kỷ niệm, đã thấm vào tôi in những dấu ấn rất đậm trong tâm hồn tôi. thể nói, Huế là quê hương thứ hai của tôi. Tôi vẫn nói tôi hai quê hương là vì thế. Nếu tôi chỉ là người Nghệ Tĩnh và ở lại học trường Vinh chẳng hạn, thì thể cũng một nhà thơ Huy Cận, nhưng không phải một Huy Cận như ngày nay. Tôi đã tự phân tích và cảm nhận được rất rõ: Quê Hà Tĩnh cho thơ tôi phần chân chất, sâu lắng, nhưng quê Huế cho thơ tôi thêm phần mượt mà, tình tứ . Thành ra, trong thơ tôi, vừa cái sâu lắng sâu đậm về cuộc đời và vừa cả chất mượt mà tình tứ. Tôi rất biết ơn Huế, biết ơn quê Hà Tĩnh là tất nhiên rồi!), năm 1978, nhân dịp về thăm Huế, tôi đã viết tặng Huế bài thơ Huế vấn vương. Xanh mượt bờ cây Huế, Huế ơi! Cỏ cây đây đã hóa vườn trời Người đi, bước nhẹ không nghe tiếng Mà nặng lòng yêu biết mấy mươi. Huế hoa thiên lý mùi hương thoảng Huế tím chiều thu dậy ước mơ Mái đẩy câu hò ngân ánh nước Sông không trôi bởi luyến lưu bờ. Tuổi nhỏ đời ta Huế giữ không? Cho ta xin lại những năm hồng Cho ta sống lại ngày xưa cũ Mới hái mùa thơ giữa độ bông. Tình bạn, tình yêu Huế khéo ương Hoa xuân trái đậu tháng năm trường Bâng khuâng nay nhện chiều giăng lưới Bảng lảng lòng ai Huế vấn vương. Hè năm 1936, tôi đậu Diplome. Dịp tựu trường vào trường tú tài, Diệu ở Hà Nội cũng vào Huế, nhưng chúng tôi chưa quen với nhau. Nhà thơ Nguyễn Đình (người Quảng Nam) nói với chúng tôi: "Hai ông cùng làm thơ, cùng Hà Tĩnh, sao không gặp nhau nhỉ?". Thế rồi một hôm chúng tôi gặp nhau (có cả Nguyễn Đình) tại sân sau trường Quốc học Huế rất rộng và đẹp. Chúng tôi đọc thơ cho nhau nghe, thấy tâm đắc với nhau "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Chúng tôi tức khắc kết bạn (cho tới khi Xuân Diệu mất là vừa chẵn 50 năm). Khi ấy Xuân Diệu đã nổi tiếng, thơ đăng nhiều trên các báo Phong Hóa, Ngày Nay . Còn tôi, mới chỉ một số bài thơ đăng ở Huế. Về tình bạn của chúng tôi, tôi đã dịp viết và trích đăng trên báo. Tôi viết: "Chúng tôi cùng chung một hoài bão thiết tha về văn hóa dân tộc, tâm niệm góp phần khiêm tốn của mình bồi đắp cho văn hóa nước nhà. Chúng tôi cùng một hoài vọng và quan niệm về thơ là đi trên con đường lớn của thơ, tức là thơ của cuộc đời, thơ của con người". Rất nhiều bè bạn, cả các đồng chí lãnh đạo đều quý tình bạn văn chương tri âm tri kỷ của chúng tôi. Làm bạn với nhau, Huy Cận - Xuân Diệu đã làm được những gì trong văn chương? Năm 1939, tôi rời Huế ra học trường Canh nông ở Hà Nội. Xuân Diệu lúc này dạy văn ở trường Thăng Long, viết sách, làm báo. Chúng tôi dành tiền của Xuân Diệu và phần học bổng của tôi, trước hết tái bản tập Thơ thơ của Xuân Diệu vào năm 1940. Chúng tôi đề Huy - Xuân xuất bản (sau này trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh nhắc đến việc này). Thực ra, đó chỉ là nhà xuất bản tưởng tượng, dự định lập. Sau đó chúng tôi mua một vài bản thảo khác để xuất bản, trong đó bản thảo Tây Sương Ký của Nhượng Tống dịch, bản dịch rất hay, với giá 90 đồng (số tiền khi ấy rất lớn, trị giá 11 tạ gạo). Nhưng sau đó, chúng tôi bị lừa, đưa cho NXB Tân Việt mượn và bị mất bản thảo. Sau này, tôi nghĩ lại và thấy rất may. Chúng tôi bị mất 90 đồng, nhưng còn được bản in Tây Sương Ký đến ngày nay, nếu chúng tôi giữ thì chưa chắc đã in được. Nhưng xuất bản sách chỉ là một phần thôi. Năm 1942 khi ấy Xuân Diệu ở Mỹ Tho, tôi cho ra cuốn Kinh Cầu Tự do NXB Mới của anh Lê Văn Dự in. Kinh Cầu Tự được viết vào cuối năm 1940 ở Hà Nội và đầu 1941, khi tôi đi thực tập Canh nông ở Tuyên Quang. Mặt khác, chúng tôi đổ xô vào nghiên cứu văn học cổ Việt Nam. Sau này, Xuân Diệu ra được cuốn Các nhà thơ cổ điển Việt Nam cũng là do những nung nấu từ ngày ấy. Khi Xuân Diệu học Thành chung ở Quy Nhơn, Xuân Diệu đã học tập văn học cổ rất công phu: học từ văn phú lục, phú Nôm, các thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, cả thể từ (của Trung Quốc). Chẳng những nghiên cứu, Xuân Diệu còn tập làm theo các thể đó. Sau này Xuân Diệu viết Các nhà thơ cổ điển Việt Nam cực kỳ sâu sắc là nhờ thế. Còn tôi, năm 1938, tôi ra Hà Nội hai lần: lần đầu tiên vào Tết Mậu Dần (1938) và lần sau, vào hè năm 1938 khi ấy Xuân Diệu đang ở đê Yên Phụ (ở nhà của ông nội anh Đỗ Nguyên Phương, Bộ trưởng Y tế). Tại đây, tôi đã làm một số bài thơ, trong đó bài Buồn đêm mưa, Đi giữa đường thơm, sau này là vào loạt những bài thơ đặc sắc trong tập Lửa thiêng. Việc đầu tiên khi ra Hà Nội là tôi đến phố Hàng Gai, mua tất cả các tập truyện Nôm do NXB Quang Thịnh in thành từng tập mỏng bán với giá 5 - 10 xu một quyển (sách này thường được bày bán ở vỉa hè hoặc do người quẩy bồ đi bán rong ở các chợ nông thôn). Phải nói NXB Quang Thịnh rất công với việc truyền bá văn học dân tộc. Sách tôi mua gồm: Phan Trần, Nhị Độ Mai, Phạm Tải Ngọc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Trương Viên, Quan Âm Thị Kính, Bích Câu Kỳ Ngộ, Trê Cóc, Trịnh thử, Nữ tú tài . rồi Hà Thành thất thủ, Thất thủ kinh đô, cả Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm . Mua về, tôi đem đóng thành hai tập rất dày, đóng gáy da, ghi chữ nhũ vàng trân trọng: Hồn Cổ Việt.Có thể nói, tấm lòng các nhà thơ với chúng tôi thật da diết, trân trọng, rất gắn với dân tộc, với văn hóa nước nhà. Trong kháng chiến chống Pháp, chúng tôi gửi hai tập Hồn Cổ Việt này cùng tủ sách cho một gia đình ở Hà Đông - tiếc rằng, khi Tây đến, vì sợ bị liên lụy, chủ nhà đã đẩy cả tủ sách xuống sông. Cuối năm 1944 (khoảng tháng 9, 10), Xuân Diệu làm bài diễn thuyết đầu tiên về Thanh niên với quốc văn tại trường Đại học Đông Dương. (Trường Đại học Tổng hợp ngày nay). Cuộc diễn thuyết rất sôi nổi, nhiều quan khách, học giả trong đó ông Hoàng Xuân Hãn) cũng tham dự. Bài diễn thuyết cổ vũ thanh niên yêu văn, giữ quốc văn, tức là giữ gìn tiếng nói dân tộc, tức là giữ tinh thần độc lập dân tộc (trong hoàn cảnh khi ấy phải kín đáo như vậy!). Trong bài diễn thuyết đó, Xuân Diệu đã đọc những câu thơ của tôi viết năm l942: Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi Hồn thiêng đất nước cùng ngồi bên con Tháng ngày con mẹ lớn khôn Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha Giữa đời bao sự thiết tha Nói trong tiếng nói lòng ta từng giờ. Trong cách mạng, Xuân Diệu đã đi nói chuyện, diễn thuyết như vậy nhưng còn ít. Sau này, nhất là sau khi miền bắc giải phóng (1954), Xuân Diệu liên tục đi nói chuyện. Cả cuộc đời, Xuân Diệu đã khoảng trên 500 đến 1.000 cuộc nói chuyện về thơ. Xuân Diệu rất thuộc văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc. Tôi cũng thuộc văn học cổ Việt Nam, nhưng văn học cổ Trung Quốc thì Xuân Diệu thuộc hơn rất nhiều. Ngày ấy, chúng tôi đọc nhiều lắm. Qua tiếng Pháp, chúng tôi đọc hầu khắp các nền văn học: Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Ý, các nền văn học Bắc Âu, Mỹ, Nga . Để làm thành thư viện và đọc được như vậy, chúng tôi đã dành dụm tiền để mua sách và tôi "ngầm" được phân công lo mua sách (còn Xuân Diệu thường "lo" vật chất nhiều hơn). Sau này, chúng tôi mua cả các loại sách quý, đắt tiền của NXB Gallimard (Paris), nhất là sách quý. Trong "tủ sách", tôi tới gần 200 cuốn sách quý. Gần như suốt đời chúng tôi được sống với nhau. Trong kháng chiến chống pháp, tôi ở An Toàn Khu (ATK) ở châu Sơn Dương (Tuyên Quang), còn Xuân Diệu làm báo Văn Nghệ ở Hanh Cù, Thành Cù, Hạ Hòa, Ấm Thượng (Phú Thọ). Nhưng hàng tháng, Xuân Diệu vẫn đạp xe vào ATK với tôi, ở lại chơi với tôi dăm ngày rồi lại về Phú Thọ. Những đêm sống cùng nhau ở rừng Việt Bắc ấy (ATK), chúng tôi lại thơ văn với nhau rất thú vị. Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo (đồng chí Trường Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng .) đều biết và rất trân trọng tình bạn của chúng tôi. Biết chúng tôi rất thân nhau, nên khi gặp tôi, các anh thường hỏi tôi về Xuân Diệu và thường mời cơm Xuân Diệu mỗi khi anh đến ATK. Nhân đây tôi nói thêm. Cuộc kháng chiến của ta vĩ đại nhưng gian khổ, thiếu thốn vô cùng. Nghèo quá. Mãi đến khi cách mạng Trung Quốc thành công (1949), mới ít hàng Trung Quốc vào bán ở Việt Bắc của ta (khăn mặt, khăn tắm, tất len). Tôi nhớ, mỗi khi về ATK với tôi qua châu Sơn Dương, Xuân Diệu lại mua cho tôi ít đồ dùng như thế. Khi Xuân Diệu mất (ngày 18-12-1985), tôi đang họp ở Dakar (thủ đô Senegal). Hơn 12 giờ trưa đang họp, tôi bị xuất huyết nặng (sau này tôi mới biết lúc đó đúng vào lúc Xuân Diệu qua đời ở Hà Nội). Tôi cố giấu để được lên máy bay, trở lại Paris. Sáng hôm sau, tôi vừa đến Paris, được ông Hàm, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp báo: "Anh phải hết sức bình tĩnh, Xuân Diệu mất rồi". Tôi sững sờ rồi phải chạy lo đổi vé từ hãng Air France sang hãng Liên Xô, những mong kịp về với bạn. Mặt khác, tôi đánh liền 10 bức điện về Việt Nam, đề nghị các anh chờ tôi về hãy chôn bạn tôi. Nhưng không kịp vì đã cáo phó. An táng Xuân Diệu ngày 21, hai ngày sau, ngày 23 tôi mới về đến Hà Nội. Tôi lạnh người thương bạn và viết bài Thăm mộ bạn: Lạnh lắm, trời ơi, lạnh lắm không? Cận về không kịp chỉ còn trông Đất vàng một nấm hoa vừa hái Nằm một, giờ đây Diệu lạnh lùng. Tôi được mọi người kể lại cho nghe và rất xúc động: Đám tang Xuân Diệu đông lắm, dòng người trên đường cứ tự nối vào hàng để vĩnh biệt nhà thơ. Hoa rất nhiều, hơn trăm vòng hoa. Khi đám tang, anh Trường Chinh hỏi: "Xe xếp vòng hoa đã xong chưa?" "Dạ, đã xếp xong". Anh hỏi tiếp: "Có vòng hoa của Huy Cận không?" "Thưa anh, vòng hoa rất to". Và anh nhắc: "Đám tang Xuân Diệu thì vòng hoa của Huy Cận phải đặt ở giữa, các anh cứ để vòng hoa của tôi và anh Đồng bên cạnh". Sau đó, tôi đến Quốc hội chào anh Trường Chinh. Khi tôi đến, anh Trường Chinh đứng dậy, chào tôi, rơm rớm nước mắt nói: "Hết sức chia buồn với Huy Cận . Anh về không kịp nhưng anh em ở nhà lo rất chu đáo .". Lãnh đạo cũng trọng tình bạn của chúng tôi đến thế, điều ấy khiến tôi vô cùng cảm động. Cũng vì tình bạn (và vì tình yêu nữa), người vợ đầu của tôi Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Chúng tôi với nhau hai cháu: Cù Huy Hà Vũ và Cù Thị Xuân Bích. Hà Vũ sau này được Xuân Diệu coi như con nuôi. * * * Tôi trở lại một chút với những tiếp xúc ban đầu của tôi với "làng văn". Khi Xuân Diệu học tú tài năm thứ ba, tôi học năm thứ nhất, thì chúng tôi kết bạn. Đến Tết Mậu Dần tháng 1-1938, tôi viết thư ra Hà Nội cho Xuân Diệu và gửi bài thơ Chiều xưa cho anh: Buồn gieo theo gió veo hồ Đèo cao quán chật, bên đò lau thưa Đồn xa quằn quại bóng cờ, Phất phơ buồn tự thời xưa thổi về. Ngàn năm sực tỉnh, lê thê Trên thành son nhạt - Chiều tê cúi đầu Bờ tre rung động trông chầu, Tưởng chừng còn vọng trên lầu ải quan Đêm mơ lay ánh trăng tàn Hồn xưa gửi tiếng thời gian, trống dồn. Xuân Diệu chép bài thơ rồi gửi theo đường bưu điện cho Thế Lữ. Đọc xong thấy hay, Thế Lữ khen và hỏi Xuân Diệu: "Huy Cận là tay nào mà làm thơ hay quá!". Xuân Diệu bảo: "Huy Cận là bạn tôi". Thế Lữ hỏi: "Là bạn sao không đưa thẳng cho tôi mà lại gửi thư?". Xuân Diệu đáp: "Tôi muốn gửi thế để kiểm tra xem thử thơ hay thật không?". Và, trong báo Ngày Nay, số Tết, bài thơ của tôi được Thế Lữ xếp đăng cùng khung với bài Cảm xúc của Xuân Diệu. Tết năm ấy, Xuân Diệu điện cho tôi ra chơi. Tôi ra Hà Nội, Xuân Diệu đưa tôi đến báo Ngày Nay giới thiệu (Lúc ấy báo Ngày Nay và Tự lực văn đoàn như một thứ Hàn lâm của ta bấy giờ, "vào" được khó lắm). Lần đầu tiên tôi gặp Khái Hưng, Nhất Linh. Nhất Linh bắt tay tôi và liền đọc bài thơ Chiều xưa: "Buồn gieo theo gió veo hồ ." rồi anh khen và dặn tôi: "Thơ của anh hay lắm, rất là hồn xưa mà lại rất hiện đại, câu thơ lục bát của anh rất hay. Anh về Huế, anh gửi thơ cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đăng". Còn Khái Hưng thì cười niềm nở. Nhất Linh kể cho tôi nghe về Thăng Long xưa ngàn năm văn vật, về những vết tích của thời xưa còn lại ở Thăng Long. Phải nói, ở các anh ấy lòng hoài cổ và yêu mến quê hương, yêu quý, trân trọng truyền thống của cha ông. Và về văn chương, quả là họ cũng "con mắt xanh". (Còn chuyện chính trị, họ sai lầm lại là chuyện khác). Đó là lần tiếp xúc đầu tiên của tôi với văn chương thời ấy - với Tự lực văn đoàn. Từ đó, họ rất quý tôi, đăng thơ tôi đều đặn trên báo Ngày Nay và không ít người "ghen" với tôi. .Mùa thu 1940 (trước khi in tập Lửa thiêng), cứ chiều thứ 6 hàng tuần, ngày báo ra, tôi lại đến tòa soạn Ngày Nay gặp mọi người và lấy báo biếu. Tuần ấy, báo đăng bài Tràng giang của tôi. Đến chiều, tôi đi học về (khi ấy, tôi ở 40 Hàng Than, Lưu Trọng Lư ở dưới nhà, tôi và Xuân Diệu ở trên gác), gặp anh Lưu Trọng Lư ở gác một, anh Lư bảo tôi: Hôm nay Cận phải đi với mình. Thơ Tràng giang hay lắm! Cụ Ngô Tất Tố hỏi tôi: "Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế? Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường ."Hôm nay, Huy Cận phải đi với tôi, tôi chiêu đãi cậu, chiêu đãi bài thơ". Thế là chúng tôi đến hiệu phở Nghi Xuân (ở Hàng Quạt) nổi tiếng. Lưu Trọng Lư chiêu đãi tôi nhưng lại quên mang tiền (ông nổi tiếng là người lơ đãng), may mà tôi vừa được lĩnh học bổng . Và thế là, tôi lại được chiêu đãi Lưu Trọng Lư. Rất vui. Rời quán Nghi Xuân ấy, trăng sáng mờ, hai chúng tôi không về nhà mà đạp xe về chùa Tú Uyên (gần Văn Miếu), ngôi chùa nổi tiếng: Bích Câu đâu nữa bóng chàng Uyên Sông núi thô sơ bặt tiếng huyền lẽ hồn ta không đẹp nữa Nét thần thôi họa bức thiên duyên Hai anh em chúng tôi đọc thơ cho nhau nghe, đến khuya mới về. Chúng tôi gắn với dân tộc, với văn hóa dân tộc như thế, mà ai đó vẫn không hiểu, cho chúng tôi là lũ làm "Thơ Tây". Họ đọc thơ chúng tôi mà không hiểu mạch truyền thống trong thơ chúng tôi. Thật là buồn cười! Tháng 6-1939, Xuân Diệu đã viết bài giới thiệu thơ tôi, bài viết rất hay lấy tên là Thơ Huy Cận, đăng báo Ngày Nay tháng 6-1940. Xuân Diệu lại viết bài tựa tập Lửa thiêng, một bài tựa rất hay và nổi tiếng trong những bài tựa. lẽ chỉ Xuân Diệu mới viết nổi như thế. Sau giải phóng, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh tập hợp bốn bài viết của Xuân Diệu về thơ tôi: Thơ Huy Cận, Tựa Lửa thiêng, Thế giới thơ trẻ thơ của Huy Cận và Lời giới thiệu tuyển tập thơ Huy Cận, in thành tập lấy tên chung: Thế giới thơ Huy Cận. * * * Ngoài sáng tác, tôi còn những hoạt động khác, đặc biệt hoạt động Quốc tế (hai lần là đồng Chủ tịch: lần đầu trong Đại hội các nhà văn Á Phi, họp ở Cairo (2-1962) và lần nữa trong Đại hội Văn hóa Thế giới họp ở Cuba (1-1968). Nhưng trong đời, tôi trân trọng và nhớ nhiều đến những kỷ niệm văn chương - tình bạn của tôi và Xuân Diệu. Tôi bài thơ Mảnh vải gửi Xuân Diệu. Năm 1942, Xuân Diệu ở Mỹ Tho, anh định mua cho tôi mảnh vải đũi Tuýt-xo để may bộ mùa hè. Anh gửi trước cho tôi một mẩu vải mẫu, nếu tôi đồng ý, anh sẽ mua cho tôi, tôi đáp lại Xuân Diệu bằng bài thơ này: Cảm động ôm ấp phương xa Nỗi niềm thương nhớ vì ta trải bày Vải cầm mảnh nhỏ trong tay Lòng kia dệt ấm trời mây mấy tầng Mở thư một sáng lạnh lùng Hai chiều vải dệt tao phùng Huy - Xuân Dọc ngang tơ chỉ sát gần Đi về mấy dạo hai thân một hồn Một mai ta chết xin chôn Hai ta sát cạnh xương luồn qua xương Đất giá lạnh toát đêm trường Huy - Xuân nằm dệt tấm thương muôn đời Mắt này gởi liễu đâm tươi Môi này lại mượn chim cười giao duyên. Bức thư thơ này, tôi gửi Xuân Diệu vào mùa thu 1942, trong đó, tôi nói một mong muốn của tôi, khi chết chúng tôi vẫn được bên nhau. Nhưng điều tôi mong muốn "Hai ta sát cạnh xương luồn qua xương", không biết thực hiện được không? * * * Đời hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa trong nước và ngoài nước còn nhiều, nhiều điều lý thú, nhưng chưa thì giờ kể hết - Xin hẹn một dịp khác . . Không gắn bó với quê hương, không thể có văn học nghệ thuật Hồi ức của nhà thơ Huy Cận, Mai Hương ghi " ;Với người làm văn học nghệ thuật, quê hương. hương có vị trí vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố ban đầu, rất cơ bản tạo nên tâm hồn nghệ thuật, tâm hồn thơ. Không gắn bó với quê hương không thể có nghệ thuật.

Ngày đăng: 20/09/2013, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w