1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa 6 mới

25 212 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tiết 19 Ngày soạn: 07/12/2008 Bài 15 CÁC MỎ KHOÁNG SẢN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải nắm được: Khái niệm các mỏ khoáng sản, biết các loại khóang sản, các mỏ nội sinh và ngoại sinh của khoáng sản. 2. Kĩ năng: Phân tích hình ảnh, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, chống ô nhiểm môi trường, bảo vệ các nguồn khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. B. Phương pháp: Thảo luận; Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở… C. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Một số bản đồ địa hình các loại, tranh ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp. II.Kiểm tra bài cũ: III. Triển khai bài: 1. Đặt vấn đề: Trong lòng trái đất có những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, xung quanh chúng ta cũng vậy, có những nguồn tài nguyên hữu hạn, con người đang tìm cách khai thác và sử dụng vào những mục đích phát triển kinh tế xã hội, đó chính là tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản là gì và nằm ở đâu? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiêu vấn đề này. 2. Triển khai bài mới. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính Hoạt động 1 ? Khoáng sản là gì? Em hiểu gì về các loại khoáng sản trong tự nhiên? Khoáng sản là gì? HS trả lời, giáo viên liên hệ thực tế Thảo luận nhóm Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: Trình bày các loại khoáng sản năng lượng và công dụng của chúng? Nhóm 2: Trình bày các loại khoáng sản phi kim loại và công dụng của chúng? Nhóm 3: Trình bày các loại khoáng sản kim loại và công dụng của chúng? 1. Các loại khoáng sản Các nhóm thảo luận và trình bày ? Ở địa phương em có các loại khoáng sản nào? GV tổng kết thảo luận Hoạt động 2 ? Thế nào gọi là các mỏ khoáng sản? mỏ khoáng sản được hình thành như thế nào? ? Thế nào gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh? ? Con người cần phải làm gì để khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên một cách hợp lí? Cho ví dụ? Học sinh trả lời GV chuẩn xác Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng có mục đích. 2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh - Mỏ khoáng sản là nơi tập trung các khoáng sản. - Mỏ nội sinh là những mỏ hình thành do nội lực (Quá trình mắc ma) - Mỏ ngoại sinh là những mỏ hình thành do các quá trình ngoại lực (phong hóa, tích tụ) IV. Củng cố Thế nào là các mỏ khoáng sản? Cho ví dụ về các mỏ khoáng sản ở Việt Nam mà em biết? V. Dặn dò 1. Học bài củ, làm bài tập 2. Chuẩn bị bài Thực hành: Đọc bản đồ tỉ lệ lớn Tiết 20 Ngày soạn: 10/01/2009 Bài 16 THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ (LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải nắm được: Các khái niệm như đường đồng mức, sự chênh lệch giữa các đường đồng mức. 2. Kĩ năng: Đo đạc độ cao và khoảng cách trên lược đồ, vận dụng thực tế. 3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và yêu thích môn học. B. Phương pháp: Thảo luận; Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở… C. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Một số bản đồ địa hình các loại, tranh ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp. II.Kiểm tra bài cũ: ? Hãy kể tên các nhóm khoáng sản chính và nêu công dụng của chúng? III. Triển khai bài: 1. Đặt vấn đề: Học địa lí, chúng ta luôn được tìm hiểu các loại bản đồ hay lược đồ, trong số đó có nhiều loại bản đồ, lược đồ địa hình tỉ lệ lớn. Để đọc có hiệu quả các loại bản đồ hay lược đồ này, chúng ta cần tìm hiểu cách đọc Để hiệu quả hơn chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay. 2. Triển khai bài mới. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính Hoạt động 1 Tổ chức thảo luận nhóm Giáo viên treo lược đồ địa hình tỉ lệ lớn. ? Đường đồng mức là những đường như thế nào? Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được đặc điểm của các dạng địa hình? HS thảo luận và trình bày GV chuẩn xác 1. Đường đồng mức là gì? - Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng một độ cao trên lược đồ. - Dựa vào các đường đồng mức, ta có thể biết được độ cao tuyệt đối của các địa Hoạt động 2 ? Hãy xác định trên lược đồ hình 44 hướng từ A1  A2? Sự chênh lệch của các đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu đơn vị? ? Dựa vào các đường đồng mức, hãy tìm độ cao tuyệt đối của các đỉnh A1, A2, B1, B2, B3? ? Dựa vào tỉ lệ bản đồ, hãy tính khoảng cách đường chim bay từ A1 đến A2? ? Quan sát các đường đồng mức ở 2 sườn phía đông và phía tây của A1, hãy cho biết hướng sườn? GV chuẩn xác và tổng kết bài học. điểm trên lược đồ và cả đặc điểm hình dạng của các địa hình. 2. Bài tập - Hướng Tây - Đông - Chênh lệch: 100m - Từ A1  A2 khoảng 7500m - Sườn phía Tây dốc hơn sườn Đông. IV. Củng cố Giáo viên khái quát lại nội dung bài học. V. Dặn dò 1. Học bài củ, làm bài tập 2. Chuẩn bị bài Lớp vỏ khí Tiết 21 Ngày soạn: 01/02/2009 Bài 17 LỚP VỎ KHÍ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải nắm được: Học sinh nắm được các thành phần chính của không khí, cấu tạo của lớp vỏ khí bao gồm những gì và trên trái đất có các khối khí nào? 2. Kĩ năng: Tư duy 3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, yêu thích môn học địa lí. B. Phương pháp: Thảo luận; Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở… C. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Một số bản đồ địa hình các loại, tranh ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp. II.Kiểm tra bài cũ: III. Triển khai bài: 1. Đặt vấn đề: Chúng ta sống và hô hấp được nhờ cái gì? Trong không khí có những chất khí nào, chất nào quan trọng và vai trò của chúng cho cuộc sống của chúng ta như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này. 2. Triển khai bài mới. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính Hoạt động 1 GV treo hình 45 đã phóng to lên bảng ? Trên trái đất có bao nhiêu thành phần của không khí? ? Mỗi thành phần của không khí chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Học sinh thảo luận GV chuẩn xác Hoạt động 2 ? Quan sát hình 46 và cho biết: Chiều dày lớp vỏ khí là bao nhiêu? ? Vì sao có tới 90% không khí tập trung ở dưới độ cao 16km? HS thảo luận và trả lời GV chuẩn xác Thảo luận nhóm 1. Thành phần của không khí - Ôxi: 21% - Nitơ: 78% - Hơi nước và các khí khác: 1% 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí - Dày khoảng 60 000km - Càng lên cao không khí càng loãng GV chia lớp thành 03 nhóm Nêu đặc điểm của các tầng cao khí quyển. Hs thảo luận và trả lời GV chuẩn xác ? Lớp vỏ khí có vai trò gì đối với sự sống trên trái đất? HS thảo luận và trả lời GV chuẩn xác Hoạt động 3 Vì sao có các khối khí trên trái đất? Nêu nguyên nhân hình thành của các khối khí? Hs trả lời GV chuẩn xác GV tổng kết bài + Tầng đối lưu: Dưới 16 km Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng. + Tầng bình lưu: Từ 16 - 80 km + Các tầng cao khác  Lớp vỏ khí cung cấp cho sự tồn tại và phát triển của sinh giới. 3. Các khối khí GV yêu cầu học sinh kẻ bảng như ở SGK IV. Củng cố 1. Nêu các thành phần của không khí và tỉ lệ của các loại khí? 2. Kể tên các khối khí? Nêu nguyên nhân hình thành các khối khí? 3. Tầng đối lưu có đặc điểm gì? V. Dặn dò 1. Học bài củ, làm bài tập 2. Chuẩn bị bài Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí? Tiết 23 Ngày soạn: 15/02/2009 Bài 19 KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải nắm được: Khái niệm khí áp. Sự phân bố các đai khí áp trên trái đất. Khái niệm gió và các hoàn lưu khí quyển. 2. Kĩ năng: Phân tích hình ảnh, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Bảo vệ chống ô nhiểm không khí. B. Phương pháp: Thảo luận; Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở… C. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Bài soạn và các tranh ảnh liên quan. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp. II.Kiểm tra bài cũ: 1. Không khí có các thành phần nào? Nêu tỉ lệ của tầng phần? 2. Nêu tên và nguyên nhân hình thành của các khối khí? III. Triển khai bài: 1. Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết gió như thế nào nhưng chúng ta chưa biết nguyên nhân hình thành gió là do đâu? Trên trái đất có các loại gió nào và ở địa phương ta có các loại gió nào? Khí áp là gì và hoàn lưu khí áp như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này. Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới. 2. Triển khai bài mới. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính Hoạt động 1 ? Khí áp là gì? Đo khí áp bằng dụng cụ gì? HS trả lời GV chuẩn xác GV giải thích một số thuật ngữ khó như khí áp, cột thuỷ ngân, . ? Các đai khí áp phân bố ở những vĩ độ nào? ? Em có nhận xét gì về sự phân bố của các đai khí áp? HS thảo luận và trả lời GV chuẩn xác Hoạt động 2 1. Khí áp, các đai khí áp trên trái đất a. Khí áp Là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất.  đo khí áp bằng khí áp kế b. Các đai khí áp trên bề mặt trái đất Phân bố từ xích đạo đến hai cực. Khí áp cao: 30 o , hai cực Khí áp thấp: xích đạo, 60 o . 2. Gió và hoàn lưu khí quyển ? Gió là gì? Trên trái đất có bao nhiêu loại gío chính? Hướng của các loại gió thổi như thế nào? HS thảo luận và trả lời GV chuẩn xác ? Hoàn lưu khí quyển là gì? Hoạt động nhóm ? Vì sao gío Tín Phong thổi từ 30 o BN về xích đạo? ? Vì sao gío Tây Ôn đới thổi từ 30 o B, N đến 60 o B, N? HS thảo luận và trả lời Gv chuẩn xác Tổng kết bài học a. Gió - Là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. - Các loại gió chính: + Tín phong + Tây ôn đới + Đông cực b. Hoàn lưu khí quyển Là hệ thống gió thổi vòng tròn. IV. Củng cố Kể tên và vị trí của các đai khí áp trên trái đất? Gió là gì? V. Dặn dò 1. Học bài củ, làm bài tập 2. Chuẩn bị bài Hơi nước trong không khí. Mưa. Tiết 24 Ngày soạn: 22/02/2009 Bài 20 HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải nắm được: Hơi nước trong không khí có tỉ lệ như thế nào? Độ ẩm không khí là gì? Nắm được mưa và sự phân bố lượng mưa trên thế giới. 2. Kĩ năng: Phân tích hình ảnh, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, cảm nhận trước vẻ đẹp của tự nhiên và quy luật của trái đất. B. Phương pháp: Thảo luận; Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở… C. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Các tranh ảnh có liên quan. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới. D.Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp. II.Kiểm tra bài cũ: 1. Kể tên và vị trí của các đai khí áp trên trái đất? 2. Gió là gì? III. Triển khai bài: 1. Đặt vấn đề: Trong không khí có hơi nước để tạo ra các hiện tượng khí tượng, vậy hơi nước có trong không khí chiếm tỉ lệ bao nhiêu. Vì sao có hiện tượng mưa và mưa do đâu, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này. 2. Triển khai bài mới. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính Hoạt động 1 ? Trong không khí có hơi nước không? Không khí có hơi nước trong trường hợp nào? HS thảo luận và trả lời GV chuẩn xác ? Dụng cụ nào đo độ ẩm của không khí? Khi nào thì không khí bão hoà hơi nước? HS thảo luận GV chuẩn xác Thảo luận nhóm Hiện tượng ngưng tụ hơi nước diễn ra như thế nào? Hs thảo luận và trả lời GV chuẩn xác 1. Hơi nước và độ ẩm không khí a. hơi nước là gì? - Không khí bao giờ cũng chiếm một lượng hơi nước nhất định. - Ẩm kế - Không khí bão hoà khi nó chứa được lượng hơi nước tối đa. b. Sự ngưng tụ Hoạt động 2 ? Khi nào thì có mưa? Đo mưa bằng dụng cụ gì? HS trả lời GV chuẩn xác GV giới thiệu hình 52: Dựa vào lược đồ nhiệt độ và lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh, hãy: ? Tháng nào có mưa nhiều nhất? Lượng mưa bao nhiêu? ? Tháng nào có lượng mưa ít nhất? Lượng mưa bao nhiêu? HS thảo luận và trả lời GV chuẩn xác GV đưa hình 54 ra phân tích ? Hãy chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm, các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm. ? Nhận xét về sự phân bố ấy? HS thảo luận và trả lời GV chuẩn xác. 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất. a. Mưa Hơi nước khi đã ngưng tụ mà vẫn được cung cấp thêm tạo thành mưa. Đo mưa bằng vũ kế. b. Sự phân bố lượng mưa trên trái đất - Trên trái đất sự phân bố lượng mưa không đều từ xích đạo đến cực. IV. Củng cố Trình bày sự ngưng tụ hơi nước? V. Dặn dò 1. Học bài củ, làm bài tập 2. Chuẩn bị bài Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Tiết 25 Ngày soạn: 01/03/2009 [...]... tầng Đối lưu nằm ở độ cao không quá a 16km b 80km c 100km d 1000km Câu 4: Cứ lên cao 1000m theo chiều cao của khí quyển, nhiệt độ không khí sẽ a Tăng 0,6oC b Tăng 6oC c Giảm 0,6oC d Giảm 6oC Câu 5: Ở hai bên đường xích đạo, loại gió thổi một chiều quanh năm từ khoảng 30 oBắc và Nam về xích đạo là loại gió: a Tín phong b Đông cực c Tây ôn đới d Phơn Tây Nam Câu 6: Khi nhiệt độ không khí là 20Oc thì lượng... Từ phía Nam (60 0N) chảy lên xích đạo Xích đạo - Nam Phía Nam – xích đạo Bài tập 2: GV hướng dẫn cả lớp trả lời câu hỏi dựa vào lược đồ H65 theo dàn ý sau: ? Vị trí bốn điểm đó nằm vĩ độ nào? (60 0B) So sánh nhiệt độ của các địa điểm A, B, C, D cùng nằm trên vĩ độ 60 0B - Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng cụ các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi qua ? Đánh dấu 4 địa điểm từ... 3, 4 Địa điểm nào gần dòng biển nóng (tên), địa điểm nào gần dòng biển lạnh (tên dòng biển) - Địa điểm gần dòng nóng (1, 2) có nhiệt độ bao nhiêu ? - Địa điểm gần dòng lạnh (3, 4) có nhiệt độ bao nhiêu ? IV Củng cố Gọi học sinh lên bảng xác định một số dòng biển lớn trên thế giới V Dặn dò 1 Học bài củ, làm bài tập 2 Chuẩn bị bài Đất Các nhân tố hình thành đất Tiết 32 Ngày soạn: 19/04/2009 Bài 26 ĐẤT... phì Độ phì của đất càng cao, sự sinh trưởng và phát triển của thực vật càng thuận lợi 2 Triển khai bài mới Hoạt động 1 1 lớp đất trên bề mặt các lục địa GV Giới thiệu: Khái niệm đất (thổ nhưỡng) Đất là lớp vật chất mỏng, vụn, bở, bao ? - Quan sát mẫu đất H 66 Nhận xét về màu sắc phủ trên bề mặt các lục địa (gọi là lớp đất hay là thổ nhưỡng) và độ dày của các lớp đất khác nhau? - Tầng A có giá trị gì đối... vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp 4 - d Khối khí lục địa B Tự luận (6 điểm) Câu 1: Khí áp là gì? kể tên các đai khí áp trên trái đất? (2 điểm) Câu 2: Thế nào là mưa, nêu cách tính lượng mưa trong ngày, tháng và năm? (2 điểm) Câu 3: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? (2 điểm) PHẦN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A Trắc nghiệm Câu hỏi: 1 2 3 4 5 6 Câu trả lời: b c a b a c Câu 7: 1 - a; 2 - c; 3 - b; 4 - d... màu đỏ: Nhiệt độ - Cột màu xanh: lượng mưa - Hoạt động 2: Phân tích biểu đồ Hà Nội Các nhóm thảo luận và trả lời các trị số và hoàn thành vào bảng phụ Nhiệt độ Cao nhất Trị số Tháng 30 6, 7 Thấp nhất Trị số Tháng 16 1 Chênh lệch tháng cao Lượng mưa Cao nhất Trị số Tháng 300 8 Thấp nhất Trị số Tháng 25 12, 1 Chênh lệch tháng cao nhất và tháng thấp nhất 275 14 Hoạt động 3: Nhận xét HS nhận xét kết quả... tranh ảnh có liên quan 2 Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới D.Tiến trình lên lớp: I Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp II.Kiểm tra bài cũ: III Triển khai bài: 1 Đặt vấn đề: Sông và phần lớn hồ trên bề mặt trái đất là những nguồn nước ngọt quan trọng trên lục địa Đặt điểm của sông của mỗi nơi tuỳ thuộc vào tình hình thời tiết và khí hậu của nơi đó để... của mỗi nơi tuỳ thuộc vào tình hình thời tiết và khí hậu của nơi đó để có thể cung cấp nước cho sông và hồ Để hiểu rõ hơn đặc điểm của sông và hồ, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài mới 2 Triển khai bài mới 1 Sông và lượng nước của sông Hoạt động 1 - Sông là dòng chảy thường xuyên ? Sông là gì? tương đối ổn đinh trên bề mặt trái đất GV cho học sinh quan sát hình 59 - Lưu vực sông: là diện tích... hậu này 2 Kĩ năng: Phân tích hình ảnh, liên hệ thực tế 3 Thái độ: Yêu thích thiên nhiên, các môi trường địa lí trên trái đất B Phương pháp: Thảo luận; Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở… C Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Các tranh ảnh có liên quan 2 Học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới D.Tiến trình lên lớp: I Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp II.Kiểm tra bài cũ: III... có các đới khí hậu khác nhau, mỗi đới đều mang một đặc điểm riêng Người ta cũng qui ước cho trên quả địa cầu các đường chí tuyến, vòng cực, vậy vị trí của các đường này như thế nào và đặc điểm của từng đới khí hậu khác nhau như thế nào tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này 2 Triển khai bài mới Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính 1 Các chí tuyến và các vòng cực trên Hoạt động 1 GV giới . a. 16km b. 80km c. 100km d. 1000km Câu 4: Cứ lên cao 1000m theo chiều cao của khí quyển, nhiệt độ không khí sẽ a. Tăng 0 ,6 oC b. Tăng 6 oC c. Giảm 0 ,6 oC. hành: Đọc bản đồ tỉ lệ lớn Tiết 20 Ngày soạn: 10/01/2009 Bài 16 THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ (LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học này

Ngày đăng: 20/09/2013, 12:10

Xem thêm: Địa 6 mới

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Một số bản đồ địa hình các loại, tranh ảnh có liên quan. - Địa 6 mới
t số bản đồ địa hình các loại, tranh ảnh có liên quan (Trang 5)
Phân tích hình ảnh, liên hệ thực tế. - Địa 6 mới
h ân tích hình ảnh, liên hệ thực tế (Trang 9)
Gọi học sinh lên bảng xác định một số dòng biển lớn trên thế giới - Địa 6 mới
i học sinh lên bảng xác định một số dòng biển lớn trên thế giới (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w