Hình 15 :Đưa dây điện vào máng điện...29CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ CƠ SỞ THỰC TẬP Công ty cổ phần kĩ thuật Điện lạnh Bình Minh được thành lập vào năm 2008 hoạt động trong lĩnh vực thiết
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGHÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN
( NHIỆT LẠNH )
ĐỀ TÀI THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
Cơ quan thực tập : Công ty CP Công Nghệ Điện Lạnh Bình Minh
Giáo Viên HD : Nguyễn Xuân Bình
Sinh Viên thực hiện : Nguyễn Danh Lương
MSSV : 1141080114
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Là một sinh viên ngành kĩ thuật chuẩn bị ra trường, quá trình thực tập là một
cơ hội để tiếp xúc với công việc sắp tới và định hướng cho mình những bước
đi sau khi ra trường Quá trình thực tập là một trải nghiệm trong quá trình tìm việc sau này Chắc rằng mỗi người đều định hướng cho mình con đường đi sắp tới sau khi ra trường, ai cũng nỗ lực để tìm ra cho mình một cơ hội tốt Những kiến thức học ở trường là chưa đủ để bước vào những thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống Thực tập là một cơ hội tốt để biết thêm nhưng hiểu biết nhất định về ngành nghề mình đang theo học và công việc sau này Em thấy rằng việc đi thực tập trước khi ra trường là rất cần thiết và
bổ ích cho tất cả các bạn sinh viên.
Trong quá trình thực tập có rất nhiều khó khăn nhưng được sự qua tâm giúp
đỡ của bộ môn Kĩ Thuật Nhiệt- trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội và được
sự chỉ bảo tận tình của anh/chị trong công ty đã giúp em có những kiến thức thực tế quan trọng trong quá trình làm việc tại công ty.
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 3
CHƯƠNG 2 : QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY 4
1. Giới thiệu mặt bằng thi công 4
1.1Tổng quan mặt bằng 4
1.2Chi tiết các tầng thi công 4
2. Qui trình làm việc và phương thức thực hiện 8
2.1Phương thức làm việc 8
2.2Qui trình thi công 9
2.2.1 Công tác chuẩn bị 10
2.2.2 Tiến hành thi công 14
2.2.2.1 Lắp đặt mặt lạnh 14
2.2.2.2 Thi công công ống đồng 16
2.2.2.3 Thi công ống nước ngưng 19
2.2.2.4 Thi công ống gió cứng 22
2.2.2.5 Thi công ống gió mềm 24
2.2.2.6 Biện pháp bọc bảo ôn ống gió 25
2.2.2.7 Lắp đặt cửa gió 26
2.2.2.8 Lắp đặt dàn nóng 27
2.2.2.9 Thi công hệ thống điện 28
2.3 Kết quả thu được 30
CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
1. Kết Luận 31
2. Kiến Nghị 31
3. Ý kiến cá nhân 31
DANH MỤC ẢNH Hình 1 : Quần áo bảo hộ khi thi công 9
Hình 2 : Bản vẽ dùng trong thi công 11
Hình 3 : Kho chứa vật tư 12
Hình 4 : Mặt lạnh được lắp đặt 15
Hình 5 : Hàn ống gas 17
Hình 6 : Bộ hàn bằng oxi 17
Hình 7 : Bình chứa khí Nito 19
Hình 8 : Bọc bảo ôn cho mối nối ống nước 21
Hình 9 : Lắp đặt ống gió cứng 23
Hình 10: Ống gió mềm 24
Hình 11 : Dán bảo ôn cho cửa gió 25
Hình 12 : Cửa gió lắp trên trần giả 26
Hình 13 : Dàn nóng 27
Hình 14 : Phần kết nối ống gas trên dàn nóng 28
Trang 4Hình 15 :Đưa dây điện vào máng điện 29
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ CƠ SỞ THỰC TẬP
Công ty cổ phần kĩ thuật Điện lạnh Bình Minh được thành lập vào năm 2008 hoạt động trong lĩnh vực thiết kế , lắp đặt và thi công các công trình sử dụng hệ thống điều hoà trung tâm , hệ thống lạnh công nghiệp của các kho lạnh – phòng bảo quản vừa và lớn
Giám đốc công ty là ông Mai Thanh Bình , là kĩ sư trưởng cũng như chỉ huy trực tiếp giám sát các quá trình thi công tại công trường
Công ty có văn phòng làm việc tại Tầng 2 số 82 đường Trường Chinh, phường Phương Mai, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Trang 5CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
1 Giới thiệu mặt bằng lắp đặt thi công
- Công trình : lắp đặt hệ thống điều hoà không khí VRF ( thay mới hệ thống cũ ) cho 4 tầng văn phòng của toàn nhà
- Dự án : Toà nhà văn phòng và chung cư 101 Láng Hạ
- Địa chỉ : 101 Láng Hạ , phường Láng Hạ , quận Đống Đa , TP Hà Nội
- Đơn vị thi công : Cty CP Công Nghệ Điện Lạnh Bình Minh
- Chủ đầu tư : Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội
1.1 Mặt bằng thi công
- Mặt bằng thi công là lắp đặt hệ thống điều hoà không khí cho 4 tầng văn phòng của toà nhà 101 Láng Hạ
- 4 tầng của toàn nhà có diện tích mỗi mặt sàn 1800 m2
+ Tầng 1 gồm có sảnh chờ và 2 trụ sở giao dịch khách hàng của 2 ngân hàng
Techcombank và ABS bank
+ Tầng 2 , 3 , 4 là các văn Phòng làm việc của các công ty khác
Trang 6Mặt bằng tầng 1
Trang 7Mặt bằng tầng 1
Trang 8Mặt bằng tầng 3
Trang 9Mặt bằng tầng 4
Trang 102.Phương thức làm việc và qui trình thực hiện
2.1 Phương thức làm việc
Tất cả công nhân kĩ thuật khi vào toà nhà làm thi công phải có quần áo mũ giày bảo
hộ , lấy thẻ ra vào tại khu vực bảo vệ Khi làm việc phải đeo găng tay , khoan cắt phải có thêm kính bảo hộ, khi lên giáo phải có dây bảo hộ, giáo phải có bánh xe giáo
Trước khi làm việc phải học quy định về an toàn lao động tại công trường sau đó kiểm tra kĩ vật tư trang thiết bị cần dùng với nhiệm vụ được giao vào ngày làm việc hôm đó
Khi ra về phải đảm bảo nơi làm việc được gọn gàng sạch sẽ tất cả các trang thiệt bị phải đầy đủ và cất lại vào vị trí trong kho
1.Quần áo bảo hộ khi thi công
Trang 112.2 Quy trình thi công
2.2.1 Công tác chuẩn bị
* BẢN VẼ
- Dựa vào bản vẽ thiết kế cơ sở và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản
vẽ thi công lắp đặt phần ống và phần thiết bị, đấu nối điều khiển - hệ thống điều hòakhông khí
- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu, chọn mã hàng, mã hãng, catalogue,…
- Bản vẽ thi công phải được BQLDA, TVGS thẩm duyệt
- Kiểm tra lại bản vẽ thi công, bóc tách khối lượng vật tư cần sử dụng
Trang 12- Kỹ sư giám sát giao toàn bộ bản vẽ được phê duyệt cho đội trưởng thi công, cùng nhau nghiên cứu đưa đưa ra phương án thi công tối ưu nhất.
2 Bản vẽ tại nơi thi công
Trang 13* CHUẨN BỊ VẬT TƯ
- Dựa vào kết quả bóc tách khối lượng trong bản thiết kế để xác định số lượng vật
tư cần thiết cho công trình
- Làm kho bãi để tập kết vật liệu
- Theo tiến độ làm việc để xác định vật tư cần thiết theo từng giai đoạn thi công
- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt Sắp xếp hợp lí để tiện cho việc vận chuyển và thi công
- Mời đại diện chủ đầu tư kiểm tra nghiệm thu vật tư đầu vào
mà không ảnh hưởng đến nhau
- Vị trí làm việc phải đảm bảo được sự an toàn thì mới tiến hành cho thi công, nếu không đạt yêu cầu đội trưởng thông báo lại cho kỹ sư giám sát để có biện pháp giải quyết
* DỤNG CỤ THI CÔNG
- Đội trưởng thi công chuẩn bị chi tiết các dụng cụ thi công để giao cho các tổ,đội
Trang 14- Những dụng cụ thi công cần thiết để thi công cơ điện như máy bắn laze, máy cắt tay, máy khoan, thước dây, thước mét…
- Giáo phải đủ các thanh giằng, bộ khóa giáo, sàn thao tác, và các thanh chông giáo khi làm việc trên cao
- Các loại van và đồng hồ phục vụ cho quá thử áp đường ống hệ thống điều hòa không khí
- Dụng cụ cần thiết cho việc gia công lắp đặt Hệ thống HVAC (khoan bê tông, máy cắt gạch, dao cắt ống, long loe ống, uốn ống….)
Trang 15
2.2.2 Tiến hành thi công
2.2.2.1 Thi công lắp đặt dàn lạnh
Do điều kiện thi công không phải là công trình mới mà là thay mới hệ thống điều hoà cho toà nhà , nên khu vực thi công đã có trần giả ( thạch cao ) sẵn :
- Đầu tiên phải xác định vị trí đặt mặt lạnh trong từng phòng
- Lắp đặt giáo với độ cao phù hợp để thi công
- Tiến hành dùng bút , thước xác định vị trí cắt trần thạch cao sau đó dùng cưa máy
để cắt
Sau khi cắt xong trần Tiến hành lắp đặt mặt lạnh lên trần nhà
- Sử dụng thước mét xác định toạ độ , chiều dài ti treo mặt lạnh
- Với mỗi model mặt lạnh khác nhau sẽ có toạ độ đặt ti treo khác nhau Do đã có trần thạch cao nên chú ý ko để mặt quá sát mặt trần nhưng vẫn đảm bảo thi công thuận lợi
- Ti dùng để treo máy sử dụng ti 10mm để đảm bảo chắc chắn Chiều dài ti khoảng
50 – 60 cm để đảm bảo cách mặt trần trên và dưới
- Dùng khoan bê tông để khoan lỗ đóng nở cho ti treo.(Đảm bảo lỗ khoan thẳng)
- Đóng nở vào lỗ vào lắp ti treo rồi tiến hành nâng máy lên
- Sau khi cố định máy với các ti treo sử dụng thước để xác định cao độ mặt lạnh Đảm bảo máy được lắp cân bằng rồi siết ốc trên và dưới ở ti treo
Trang 164 Mặt lạnh được đã được lắp đặt
Trang 172.2.2.2 Thi công lắp ống gas
Do mặt bằng thi công đã có trần nên việc lắp đặt ống gas và giá đỡ sẽ diễn ra đồng thời
- Dựa vào bản vẽ để xác định vị trí cũng như đường đi của ống gas
- Dùng bút đánh dấu các vị trí cần khoan để treo ty ống đồng lên ( khoảng cách là
từ 1.2 đến 1.5m sẽ có 1 giá đỡ ống đồng
- Chú ý vị trí đặt ti treo ko vướng các hệ thống dây điện và giằng đỡ trần giả
- Ống gas trước khi đưa lên phải được bộc bảo ôn đen và cuốn vải bảo ôn bên ngoài hai đầu được bịt kín bằng nút nhựa chuyên dụng để tránh bụi bẩn hay nước xâm nhập
- Sau khi đưa ống gas vào vị trí sẽ tiến hành hàn các đoạn ống gas với nhau và với máy lạnh bằng bộ hàn khí oxi ( Chú ý làm mát mối hàn bằng vài ẩm )
- Sau khi hoàn thiện hệ thống ống gas phải thử kín bằng khí N2 trong vòng 12 đến
- Lắp đặt đúng chủng loại, kích cỡ đường ống theo bản vẽ thi công,
- Phải dùng dao cắt ống đồng chuyên dụng
- Bắt buộc phải sử dụng Nitơ thổi trong quá trình hàn ống
- Khi lắp đặt bộ chia gas vào hệ thống ống, đảm bảo khoảng cách ít nhất 500 mm ống thẳng trước và sau khi rẽ nhánh Chọn đúng loại giảm cấp để lắp vào bộ chia gas
- Khoảng cách giữa 2 bộ chia gas tối thiểu là 1m
- Lắp bộ chia gas theo phương ngang hoặc thẳng đứng
- Các ống từ D22.2 trở lên phải sử dụng măng xông nối, cút 90, chếch
- Với ống đồng cuộn phải sử dụng dụng cụ uốn ống chuyên dụng
- Đi đường ống phải nắn thẳng, đẹp, theo đúng bản vẽ thi công
Trang 185 hàn ống gas bằng oxi
Trang 19* QUÁ TRÌNH THỬ KÍN HỆ THỐNG ỐNG GAS
- Tiến hành nối các đường ống hơi và lỏng vào với nhau
- Bố trí van service cho đường ống cần hàn
- Nối bình nitơ qua cụm van giảm áp của bình qua dây nạp áp tới đường ống
- Qua trình thử áp thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Mở van trên chai Nitơ và kiểm soát bằng đồng hồ áp suất 3kg/cm2 để trong vòng 5 phút theo dõi
Bước 2: Tiếp tục cho Nitơ vào với áp suất là 15 kg/cm2 để trong khoảng thời gian 5 phút để theo dõi
Bước 3: Cho Nitơ vào với áp suất 38 - 42kg/cm2, giữ nguyên trong vòng 24g - Nếukhông xảy ra sụt áp thì công việc hoàn tất
- Sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài lúc bơm và nhiệt độ lúc kiểm tra cũng dẫn đến việcgiảm áp khoảng 0.01 kg/cm2 đối với 1oC
- Sau quá trình bơm áp, áp lực trong ống là tương đối cao với áp suất 38 - 42
kg/cm2 Mặt khác đường ống lại không được dài nên áp lực khi tháo hoặc hở là rất cao, vì vậy khi thử áp xong ta cần có biện pháp an toàn trong quá trình thử đó là trước khi thử ta phải quấn đường ống lên cao, cuộn tròn lại sao cho chỉ một phần chiều dài ống để lại để hàn kết nối với các máy khác hoặc hàn ty nạp áp Ngoài ra ở những vị trí đó ta cũng phải có biển cảnh báo khu vực đang thử áp lực đường ống đồng với áp suất cao, đề nghị không đến gần và không nhiệm vụ không động đến đường ống
Trang 207 Bình khí N2 để thử kín
2.2.2.3 Thi công hệ thống nước ngưng
- Cũng giống như hệ thống ống gas , đường nước ngưng cũng được treo bằng ti có gắn đai đỡ
- Sử dụng thước mét để xác định toạ độ, kích thước bản vẽ thi công ống nước ngưng trong hệ quy chiếu với tường, vách, trụ Khoảng cách giữac các ti treo là 1.2 đến 1.5m
- Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệ điện, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữacháy với nhau để khi lắp đặt không bị chồng chéo lên nhau
- Ống nước ngưng trước khi đưa lên cũng phải được bọc bảo ôn và cuốn vải bảo ôn trắng các mối nối được gắn bằng măng xông vs keo dán chuyên dụng
- Các đường ống nước ngưng đều phải có bẫy nước ngưng ở nơi kết nối với máy
Trang 21- Lắp ống vào cút nối, côn, tê … phải đảm bảo hết chiều dài phụ kiện
- Sử dụng khớp nối chữ Y để kết nối từ ống xả chính vào ống xả trục đứng
- Đảm bảo độ dốc xuống của ống nước xả tối thiểu là 1/100
- Lắp đặt thêm ống thông hơi , mỗi 10m / 1 lỗ thở để đảm bảo độ thoát tốt
- Bố trí một lố vị trí lắp ống thoát hơi lên trần có gắn thêm cút để tránh bụi bẩn
Trang 228 Bọc bảo ôn cho mối nói ống nước
Trang 23* THỬ KÍN ỐNG NƯỚC NGƯNG
- Thử kín bằng nước :
Đổ đầy nước vào ống , tràn cổ ống ngâm trong vòng 4h sau đó kiểm tra mực nước Nếu mực nước không đổi là đạt yêu cầu
2.2.2.4 Thi công ống gió cứng
- Ống gió trước khi lắp đặt phải đúng theo kích thước trong bản vẽ quy định
- Tùy theo trọng lượng của ống gió mà lựa chọn các biện pháp nâng lên bằng tay hoặc dùng xe nâng, hay balăng xích
- Ghép nối từ 3 đến 4 đoạn ống gió ở dưới trước khi đưa lên giá đỡ
- Các vị trí thi công có các biển cảnh báo an toàn
- Sau khi ống gió được định vị vào giá đỡ thì kết nối các đoạn ống gió lại với nhau
- Có nhiều kiểu kết nối ống gió:
+ Dùng kẹp C
+ Dùng ghép nối bích TDC
- Đối với mỗi loại kiểu ghép nối yêu cầu sau:
+ Đảm bảo độ kín khít của các đoạn ống gió nối với nhau, các kẹp C và Bu lông phải được siết chặt và không có khe hở
+ Các điểm ghép nối bằng phương pháp dùng nẹp C phải dùng keo silicone để tạo
độ kín khít, tùy theo chức năng sử dụng của các loại ống gió mà dùng các loại keo khác nhau: ví dụ keo silicone thông thường, keo silicone chịu nhiệt
+ Đối với các điểm ghép nối bằng bích, thép hình thì yêu cầu phải có đệm lớp gioăng ở giữa, độ dày khoảng từ 3÷5mm Khi siết bulông phải đều nhau tránh cho gioăng bị rách hay bị thừa ra phía ngoài bích
+ Ống gió sau khi thi công không bị bóp méo, với những ống có bọc cách nhiệt phải đảm bảo không vị rách
Đối với ống có bọc cách nhiệt, toàn bộ các điểm ghép nối để chờ, sau khi tiến hành thử kín xong thi mới bọc bảo ôn
+ Tuyến ống thi công yêu cầu phải thẳng hàng được tính theo tâm và căn đều ra 2 bên của giá đỡ
Trang 249 Lắp đặt ống gió cứng
Trang 25- Việc thi công ống gió mềm thông thường được thực hiện từ thiết bị vận chuyển gió đến các của gió
- Việc lắp đặt ống gió mềm có các yêu cầu như sau:
- Toàn bộ giá đỡ ống gió mềm là dạng quang treo và bắn ty lên trần
- Khoảng cách các giá đỡ đã được đề cập ở phần lắp đặt giá đỡ ống
- Ống gió mềm không được bóp méo trong khi thi công
- Ống gió phải thẳng, hạn chế những điểm gấp khúc
- Khi thi công tránh bị trầy xước hay bị rách
- Độ dài cho phép đối với đoạn ống mềm là 4m
- Kết nối ống gió mềm với thiết bị hay cửa gió bằng dây thít hoặc dây thép sau đó được bọc kín lại bằng băng dính trắng hay băng dính bạc
10 Ống mềm kết nối vs cửa gió2.2.2.6 Biện pháp Bọc bảo ôn ống gió
Trang 26- Bảo ôn dạng này có 2 loại:
+ Loại có lớp keo
+ Loại không có lớp keo
- Trước tấm bảo ôn phải làm sạch bề mặt ống gió và phải khô
- Cắt các tấm bảo ôn theo phù hợp với diện tích bề mặt
- Quét đều lớp keo lên bề mặt ống gió đối với tấm bảo ôn không keo
- Căng để tấm bảo ôn và ép chặt vào bề mặt ống gió
- Đối với các điểm ghép nối của tấm, dùng keo con chó dính lại sau đó dùng băng dính bạc để dán lại trên bề mặt bảo ôn
11 Bọc bảo ôn dán cho cửa gió
Trang 272.2.2.7 Lắp đặt cửa gió
- Cửa gió là công đoạn cuối cùng của công tác lắp đặt đường ống gió Lắp đặt cửa gió là công việc ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan của hệ thống, do vậy việc thi công phải rất tỷ mỷ và cẩn thận
- Biện pháp lắp đặt ;
+ Đánh dấu vị trí lắp đặt cửa gió trên trần
+ Vì toà nhà đã có trần thạch cao lên cần dùng cưa để tiến hành tạo khoảng trống trên trần giả
+ Khoan ti đỡ cho các cửa gió Sử dụng ti 6mm
+ Mặt gió được lắp với cửa gió bằng các lò xo để đảm bảo thẩm mĩ và trần thạch cao ko phải chịu sức ép
12 cửa gió được lắp đã được lắp đặt
Trang 282.2.2.8 Lắp đặt thi công dàn nóng
- Sử dụng vận thăng, cẩu để đưa thiết bị lên các tầng kỹ thuật, tầng mái
- Vận chuyển thiết bị đến vị trí lắp đặt bằng xe đẩy, bằng tay (đúng model theo bản
vẽ thi công)
- Đối với dàn nóng:
+ Giá đỡ bằng sắt hoặc có thể đổ bê tông nếu điều kiện ngoài trời có che
+ Giữa dàn nóng và giá đỡ kê một lớp đệm cao su 10mm
+ Dàn nóng bắt chặt vào giá đỡ ecu, bulong 10
+ Các dàn nóng được đặt cạnh nhau vs khoảng cách tối thiểu 50 cm và có ống tôn hướng gió làm mát ra ngoài
- Sau khi dàn nóng đã được để đúng vị trí thì tiến hành kết nối với ống gas , điện động lực và điện điều khiển chờ sẵn
13 Dàn nóng