Ai đã chết để em được sống như thế? Có sống những ngày tháng đó mới thấy hết giá trị của tự do. Có thấy em sống hôm nay, anh mới biết cái chết đó có ý nghĩa đến nhường nào? “Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có con người như chân lý sinh ra .” (Tố Hữu) Đó là những vần thơ làm chảy nước mắt biết bao người chân lấm tay bùn - những người đã phải sống trong những năm tháng cùng cực của cả dân tộc. Một dân tộc bị nghiền xéo bởi đạn, bởi bom, bởi mũi giày của đồng đôla. Đấy là những vần thơ viết về anh. Anh NguyễnVăn Trỗi! Ở tuổi 24, anh đã sẵn sàng quên đi mạng sống của mình để góp sức đánh đuổi đế quốc, giành lại hòa bình - điều mà người dân Việt Nam nào cũng có quyền được hưởng. Nhưng, trong cuộc chiến đòi lại cái quyền tất phải được hưởng ấy, anh đã hy sinh thân mình. NguyễnVănTrỗi trước khi bị hành quyết (Ảnh: fullajahjane.com) Cũng ngày này của mùa thu năm 1964, tiếng anh hô đã vang đi và dội lại trong tim của đồng bào, rằng "Hãy nhớ lấy lời tôi!". Đồng bào đau đớn khóc thương anh và nguyện rằng hãy “Sống như anh”. Nhìn cái hiên ngang sừng sững của anh, em hiểu, cái tượng đài của chủ nghĩa anh hùng ca ấy muốn lắm dặn lại rằng, đừng để cái chết này trở nên vô nghĩa. Hãy chiến đấu để bảo vệ xây dựng đất nước này. Hãy học tập không ngừng nghỉ để tự làm giàu bản thân mình trước hết, sau đến là làm giàu cho đất nước. Học để có một hành trang làm-chủ-cuộc-sống và đứng-trên những đồng đô-la. Học để đi thẳng người! NguyễnVănTrỗi đang nhận đòn "ân huệ" Ảnh: fullajahjane.com Nhìn lại đi em, hình ảnh người anh hùng dân tộc nhận đòn “ân huệ” và gục xuống hy sinh vì cuộc sống sung túc của em hôm nay đó! . (Ảnh: fullajahjane.com) Cũng ngày này của mùa thu năm 1964, tiếng anh hô đã vang đi và dội lại trong tim của đồng bào, rằng "Hãy nhớ lấy lời tôi!".