1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm - Huệ

13 95 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Phơng pháp giúp học sinh lớp 4 + 5 học tốt phần tập làm văn miêu tả I. Lý do chọn đề tài : 1. Cơ sở lý luận : Nh chúng ta đã biết trong đời sống, muốn mọi ngời cùng nhận ra những điều mình thấy, đã sốngchúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các truyện ngắn, truyện dài, các bài ký, tùy bútthờng đợc xây dựng trên nhiều đoạn văn miêu tả. Ngay cả khi viết văn nghị luận, hay viết th, nhiều lúc ngời ta cũng đan chen vào những đoạn miêu tả. Vậy ta có thể khẳng định rằng : Thể loại văn miêu tả chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sáng tác cũng nh trong đời sống sinh hoạt của con ngời. 2. Cơ sở thực tiễn : Hiện nay trong các nhà trờng phổ thông cơ sở ( Tiểu học ), việc dạy phân môn tập làm văn đã có nhiều tiến bộ, đã có nhiều đổi mới theo hớng tích cực hơn. Song bên cạnh đó cũng còn không ít tồn tại, thiếu sót. Việc dạy học thụ động, đối phó còn có tính chất tràn lan, việc chú trọng tìm ra cách dạy cách học hợp lý nhằm để phát triển đúng năng lực học văn cho học sinh là còn quá yếu và điều đặc biệt hơn khi học tập làm văn việc xác định rõ vai trò thiết yếu, tầm quan trọng đặc biệt của mỗi thể loại lại cha đợc giáo viên, học sinh chú trọng. Chính từ những cơ sở lí luận và thực tiễn ở trên mà nhóm đề tài chúng tôi đã nảy ra ý tởng và chọn sáng kiến là cần xây dựng Phơng pháp giúp học sinh lớp 4 + 5 học tốt phần tập làm văn miêu tả II. Thực trạng : Việc dạy học tập làm văn miêu tả ở lớp bốn, năm đã có nhiều điểm tốt, mang lại một số kết quả nhất định nhng bên cạnh đó còn có nhiều điều băn khoăn, trăn trở. Qua quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh chúng tôi nhận thấy : Trong quá trình học tập, năng lực viết văn của các em còn có rất nhiều hạn chế, cụ thể : + Bài làm của các em quá khô khan, lời văn hết sức thô, việc liên kết các từ ngữ thành câu; câu thành đoạn còn quá vụng về và lủng củng. + Một số em có bài văn viết có vẻ trôi chảy, nhng kiểm tra kĩ thì những bài văn đó hầu nh các em vay mợn, sao chép gần nh hoàn toàn từ cơ sở của các bài văn mẫu + Có nhiều bài viết của học sinh không thể chấp nhận đợc khi thấy các em sử dụng vốn từ hết sức thiếu chính xác. Viết một bài văn của thể loại văn miêu tả mà nội dung hết sức sáo rỗng, câu từ hết sức đơn sơ không đợc trau chuốt. Quá trình làm bài các em không biết dùng nghệ -1- thuật để làm nổi bật đối tợng nên bài văn khô khan, miêu tả sự vật còn mang tính liệt kê, cách viết ít sáng tạo. Học sinh cha biết chọn đặc điểm cốt lõi của sự vật để làm nổi bật sự vật đó III. Nguyên nhân của thực trạng trên : Qua quá trình nhìn nhận thực trạng trên với trách nhiệm của những ngời giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng, chúng tôi không tránh khỏi những băn khoăn và lo lắng. Chính vì vậy mà nhiều câu hỏi và tình huống đặt ra cho chúng tôi là làm thế nào để giúp các em học tốt môn tập làm văn nói chung và phần tập làm văn miêu tả nói riêng? Từ nhận thức đó chúng tôi thấy hớng giải quyết là cần phải tìm hiểu kĩ nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, sau đó cùng nhau xây dựng biện pháp khắc phục và sau một thời gian tìm hiểu chúng tôi đã tìm ra đợc một số nguyên nhân chính dẫn đến việc học yếu môn tập làm văn nói chung và phần tập làm văn miêu tả nói riêng của học sinh đó là : 1. Về học sinh : * Nguyên nhân thứ nhất : Nhìn chung các em cha có phơng pháp làm bài, việc nhận diện từng thể loại tập làm văn cha cụ thể. Cấu trúc bài viết của mỗi thể loại các em, nắm cha vững, còn mập mò dẫn đến các em làm bài yếu. * Nguyên nhân thứ 2 : Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng vốn từ ngữ của đại đa số học sinh còn nghèo so với yêu cầu cần đạt của từng khối lớp mà các em đang theo học. Chính vì vậy mà các em thiếu hẳn đi một yếu tố quan trọng nhất khi làm tập làm văn. Từ đó chúng ta thấy ngay việc học tập các môn học và đặc biệt là các phân môn trong môn Tiếng Việt cha đợc các em chú trọng ( Chứng tỏ các em đã thiếu hụt trầm trọng về kiến thức của phân môn chính tả, luyện từ và câu, tập đọc) * Nguyên nhân thứ 3 : Với đối tợng học sinh của trờng chúng tôi hầu hết toàn bộ là con em nông thôn, việc tiếp xúc với thế giới xung quanh tuy nhiều nhng việc quan sát và cách quan sát thực tế về các sự vật, hiện tợng cần miêu tả cha đợc chú trọng, nếu có thì các em cũng cha biết quan sát. Thực tế qua một số bài viết đã phản ánh rất rõ, các em quan sát cha có trọng tâm, chủ đích mà còn tràn lan, các em cha biết chọn nét tiêu biểu, nổi bật để quan sát, miêu tả. Mặt khác do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các điều kiện phục vụ cho công tác học tập của các em còn quá thiếu thốn vì vậy mà ảnh hởng không nhỏ đến việc học tập của các em. 2. Về giáo viên : Nhìn chung với vai trò là ngời giáo viên cũng nh do nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển chung của ngành, của xã hội nhiều đồng chí giáo viên đã hết sức lo lắng, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp. Họ luôn không ngừng tự học, tự bồi dỡng, luôn tìm hiểu đổi mới phơng pháp và hình thức dạy học để đa chất lợng dạy học ngày -2- một đợc nâng cao. Song bên cạnh đó cũng không ít giáo viên còn cha chuyên tâm với công việc, giảng dạy còn hời hợt vì vậy hiệu quả cha cao. Đặc biệt còn có một số giáo viên do trình độ chuyên môn cũng nh nghiệp vụ s phạm có hạn nên cũng cha tìm ra hớng dạy - học thích hợp để nâng cao hiệu quả dạy học tập làm văn, cụ thể là phần tập làm văn miêu tả mà chúng tôi đề cập trong phần viết này. Với cách nhìn nhận đó chúng tôi thấy rằng những nguyên nhân tồn tại của hầu hết các giáo viên khi dạy dạng bài tập làm văn miêu tả là : * Nguyên nhân thứ nhất : + Quá trình soạn giảng và lên lớp cha đợc chú trọng đầu t thích đáng. Cách xây dựng thiết kế bài dạy của giáo viên hết sức đơn điệu, khô khan cha mở rộng, đào sâu kiến thức, cha đa dạng trong cách viết đoạn mở bài, thân bài hay kết luận. + Giảng dạy rập khuôn theo hớng dẫn, thiết kế mẫu có sẵn, cho dù những nội dung cha phù hợp với đối tợng học sinh và với từng vùng miền. + Giáo viên dạy học sinh theo lối học tủ, thuộc từng câu, từng đoạn, một bài mẫu nào đó với cách học máy móc, học vẹt + Cách nhìn nhận về từng tiết dạy nh : Viết đoạn mở bài - thân bài - kết bài , Lập dàn ý, làm viết hay tiết trả bài của giáo viên cha rõ ràng, còn qua loa đại khái cho xong nhiệm vụ, chứ cha đợc đầu t một cách thực sự, cha đợc nghiên cứu một cách cụ thể chi tiết để cung cấp cho học sinh một cách đúng mực. * Nguyên nhân thứ hai : Vẫn biết rằng các môn học khác cũng nh các phân môn nh : Tập đọc ; luyện từ và câu; chính tả trong môn Tiếng Việt là cơ sở, là nền tảng cho việc học tốt cho môn tập làm văn thế nhng hầu hết các giáo viên cha chú ý đến điều này dẫn đến quá trình làm bài của học sinh không có vốn từ, cơ sở lý luận trong cách viết dẫn đến bài viết sáo rỗng, khô khan. * Nguyên nhân thứ ba : Chúng tôi nhận thấy quá trình dạy học tập làm văn nói chung và phần văn miêu tả nói riêng thì tiết trả bài cũng hết sức quan trọng, bởi qua tiết trả bài ngời giáo viên có thể giúp học sinh hoàn chỉnh bài viết của mình một cách tốt nhất. Vì trong tiết trả bài các em đợc chữa các lỗi mắc phải nh : Lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, liên kết câu, đoạn Đợc nghe và cảm nhận cách viết qua bài viết tiêu biểu của các bạn. Tuy vậy giáo viên vẫn quá chủ quan về tiết trả bài, không chú trọng, chữa bài hết sức qua loa và sơ sài. 3. Về phía phụ huynh học sinh : Nhìn chung phong trào khuyến học đã khơi dậy đợc phong trào học tập hết sức lớn rộng trong cộng đồng dân c. Song bên cạnh đó cón có rất nhiều phụ huynh nhận thức còn quá kém, mơ hồ trong việc học tập của con em mình. Chính vì thế mà cha có sự đầu t rõ ràng, cụ thể. Nhiều phụ huynh còn phó mặc con cái của mình cho nhà trờng nh hình thức khoán trắng. ***Từ thực trạng của việc học tập thể loại tập làm văn miêu tả của học sinh, với cơ sở xác định rõ các nguyên nhân ở trên. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát chất l- -3- ợng học sinh học phần tập làm văn miêu tả trên các lớp : 4A, 4C; 5A ( Lớp Thực nghiệm) và các lớp đối chứng là 4B; 4D; 5B kết quả thu đợc nh sau : Lần 1 : Lớp Tổng số Giỏi Khá TBình Yếu TS TL TS TL TS TL TS TL 4A 26 6 23,1 8 30,8 10 38,4 2 7.7 4C 29 0 0 4 13,8 18 62,1 7 24,1 5A 33 0 0 4 12,1 19 57.6 10 30,3 4B 29 0 0 3 10,3 18 62,1 8 27,6 4D 28 1 3,6 2 7,2 16 57,1 9 32,1 5B 34 1 2,9 5 14,7 19 55,9 9 26,5 IV, Biên pháp khắc phục : Đứng trớc thực trạng và một kết quả đáng lo ngại đó, cũng từ những nguyên nhân cơ bản đã nêu ở trên, với quan điểm nhất quán của nhóm đề tài theo phơng châm dạy học đúng theo câu nói của cổ nhân xa Trong bụng cha có ba vạn quyển sách, trong mắt cha có núi sông kì lạ của thiên hạ thì cha học đợc văn, từ đó chúng tôi đã trình bày cụ thể các nội dung với hội đồng chuyên môn nhà trờng và xin ý kiến chỉ đạo giúp đỡ. Mặt khác chúng tôi đã triển khai họp các thành viên trong nhóm đề tài cùng phân tích, thảo luận đa ra hớng giải quyết; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để xây dựng biện pháp nâng cao chất lợng việc dạy - học tập làm văn phần văn miêu tả ở lớp 4 + 5. Đợc sự t vấn sát sao của hội đồng chuyên môn nhà trờng, của các đồng nghiệp nhóm đề tài chúng tôi đã xây dựng nên một số biện pháp khắc phục cụ thể nh sau : * Biện pháp thứ nhất : Làm giàu vốn từ và bổ trợ kiến thức tập làm văn cho học sinh qua các môn học. + Xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết cho các môn học đặc biệt các phân môn trong môn học Tiếng Việt, tích hợp kiến thức theo mục tiêu yêu cầu cần đạt của môn học đồng thời theo hớng bổ trợ kiến thức cho phân môn tập làm văn đặc biệt là phần tập làm văn miêu tả. Cụ thể : -Tập trung cụ thể hoá nội dung từng tiết dạy của các môn học theo hớng đảm bảo tốt các yêu cầu cần đạt cho học sinh theo đúng khối lớp mình phụ trách. Trên cơ sở đó chúng tôi xác định rõ những nội dung nào của môn học góp phần bổ trợ đắc lực cho phân môn tập làm văn để có hớng tích hợp yêu cầu học sinh nắm rõ những nội dung cần thiết đó. Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc Sầu riêng, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc dạy tập đọc, mà cái cao hơn ở đây là phải hớng học sinh tìm ra đợc bài văn trên đợc viết theo thể loại nào ? Trình tự miêu tả là gì ? Nhận ra đợc nét đặc sắc trong cách -4- miêu tả của tác giả ( Ví dụ : Cách dùng từ của tác giả chẳng hạn ). Bài văn đã đợc vận dụng vốn sống thực tế nào của ngời viết ( nhìn nhận sự vật, hiện tợng bằng những giác quan nào ). Từ đó có thể hỏi học sinh Em đã học đợc những gì trong cách miêu tả của tác giả ? - Xác định rõ hệ thống các dạng bài tập luyện tập cần bổ trợ thích đáng cho học sinh nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và biết vận dụng lợng kiến thức cơ bản đó vào việc học tập phân môn tập làm văn đặc biệt phần tập làm văn miêu tả. Ví dụ : Trong các bài học về luyện từ và câu phần hệ thống hóa và mở rộng vốn từ ở các chủ đề, khi hiểu nghĩa của các từ ngữ, học sinh cần phải học thuộc và nắm vững các từ thuộc từng chủ đề để sau này vận dụng các từ ngữ đó vào viết tập làm văn ( đây là dạng bài cung cấp và làm giàu vốn từ nhất cho học sinh ). - Mặt khác dạng bài tập dùng từ đặt câu, viết đoạn theo chủ đề cần đợc chú trọng trong từng tiết luyện từ và câu, bởi đây chính là cơ sở để hình thành cách viết văn cho học sinh sau này. Ngoài ra các dạng bài tập điền từ vào chỗ chấm; tìm từ lạc trong nhóm từ; sửa từ cha chính xác trong các câu; sửa lỗi liên kết câu; tìm từ giàu hình ảnh, sinh động để biểu đạt các sự vật, hiện tợng (đối tợng miêu tả) học sinh cần đề cập tới trong bài *L u ý : Việc làm giàu vốn từ cho học sinh bằng các hoạt động dạy học nói trên thì giáo viên không chỉ yêu cầu sáo rỗng với học sinh là các em cần học thuộc vốn từ đã học mà cần giúp học sinh biết sử dụng "sổ tay vốn từ", hình thành thói quen khi gặp từ hay là ghi ngay vào sổ và thờng xuyên đọc sách, báo thiếu nhi, sách những bài văn chọn lọc dành cho học sinh tiểu họcĐồng thời có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, biểu dơng những học sinh có sổ tay tích lũy đợc nhiều từ mới. Việc hình thành thói quen đọc sách, báo cho học sinh chúng tôi tiến hành vào các buổi sình hoạt 15 phút đầu giờ bằng phơng pháp thi đua giữa các nhóm, tổ học tập. Tổ chức vào một số tiết học tăng buổi. * Biện pháp thứ hai : Bảo đảm yêu cầu cho học sinh quan sát sự vật, hiện tợng nhằm tích lũy vốn sống thực tế cho các em : Khi dạy học về tập làm văn miêu tả thì chúng ta cần coi việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tợng miêu tả là một công việc thuộc về nguyên tắc. Chỉ trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp các nhận xét, ấn tợng, cảm xúc của mình các em mới bắt tay vào làm bài. Có thể nói đây là một trong những quan điểm quan trọng nhất của phơng pháp dạy học văn miêu tả. Để thực hiện yêu cầu trên, chúng ta phải bảo đảm dạy tốt các tiết luyện tập quan sát, bảo đảm ra các đề nói đến các đối tợng miêu tả các em có khả năng tiếp xúc trực tiếp, giúp các em có điều kiện, cơ hội chuẩn bị quan sát tốt trớc khi làm bài. Đồng thời chúng ta phải chú ý rèn luyện cho các em có đợc các kĩ năng quan sát cần thiết. Muốn nh vậy, các tiết dạy phải thực sự là các tiết thực hành. Trong các tiết đó các em phải đợc tập quan sát thực sự, quan sát nhiều lần và bằng nhiều giác quan -5- khác nhau Ví dụ:Đề bài:Hãy tả một cây bóng mát trên sân trờng. Giáo viên cần cho học sinh ra ngoài sân quan sát cây mà các em thích,quan sát ở các vị trí khác nhau. Tuy vậy có một điều cần lu ý trong khi hớng dẫn các em tập quan sát là các thầy giáo, cô giáo đồng thời khéo léo khêu gợi để các em huy động vốn sống, khả năng t- ởng tợng và cảm xúc giúp cho việc quan sát đợc tốt hơn. Giáo viên cần hớng dẫn học sinh cách quan sát. Các em cần phải tìm đợc chi tiết trọng tâm, nét nổi bật, phù hợp của sự vật, phải tìm ra đợc nét riêng của từng sự vật cụ thể, không nên quan sát và chọn chi tiết miêu tả một cách tràn lan mang tính liệt kê. Ví dụ : Chọn đặc điểm phù hợp để miêu tả : + Tả cụ già : Tóc bạc, da mồi, ; dáng đi : khập khiễng + Tả em bé : Bụ bẫm, môi đỏ, mắt sáng, ; dáng đi : chập chững. - Hoặc cách chọn các nét tính cách khá riêng biệt và hết sức nổi bật nhng cũng giàu tính thực tế của ba chú gà ( gà nhà bà Kiên; Gà ông Bảy Hóa; gà anh Bốn Linh ) Trong bài Những chú gà xóm tôi Trong quá trình này giáo viên cũng phải sử dụng linh hoạt các câu văn mẫu để các em nhìn nhận sự vật sinh động và đa dạng hơn. Từ cơ sở đó giúp các em tìm ra cách nhìn nhận của riêng minh một cách sáng tạo, nhng cần tránh việc nhìn nhận rập khuôn theo câu mẫu có sẵn mà tác giả đã lựa chọn. Tính chân thực đòi hỏi bài văn miêu tả phải có các chi tiết xác thực, tả đúng bản chất của đối tợng miêu tả, thể hiện đợc những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tởng t- ợng, tình cảm của ngời học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tợng miêu tả Nhng nếu đối tợng miêu tả có những mặt cha tốt, những tiêu cực thì chúng ta cần giải quyết nh thế nào ? Ví dụ : Nếu đề bài yêu cầu tả bến tàu, bến xenơi đó có lúc xảy ra những cảnh không đẹp mắt nh : chen lẫn, xô đẩy, mất vệ sinhhoặc những hiện tợng tiêu cực : trộm cắp, buôn véthị nên miêu tả thế nào ? Trớc tiên cần lu ý trong bài làm, các em có thể nói tới hoặc không nói tới các hiện tợng trên. Điều này phụ thuộc sự quan sát và ý định miêu tả của từng em. Chúng ta cần tôn trọng ý định đó miễn là bài làm tả đợc chân thực nh đầu bài yêu cầu. Thứ hai là bài làm có nói tới hiện tợng tiêu cực, xấu, sai thì các em cần biểu thị thái độ phê phán của mình với các hiện tợng đó. Nhng nếu có bài làm nào cha biểu thị đợc thái độ phê phán đúng mức thì sao ? Gặp trờng hợp này giáo viên cần bình tĩnh nhận ra rằng điều ấy đã phản ánh trình độ t tởng tình cảm của các em. Do đó ngời giáo viên cần hớng dẫn để các em dần dần nhận ra những mặt cần phê phán và có thái độ phê phán đúng mức. Chính qua việc làm nh vậy, chúng ta đã giúp các em luyện tập cách nhìn nhận phân tích cuộc sống, góp phần hình thành nhân cách ngời học sinh xã hội chủ nghĩa. * Biện pháp thứ ba : Giúp học sinh khai thác và sự dụng biện pháp nghệ thuật hợp lý trong văn miêu tả -6- Trong quá trình làm bài tập làm văn miêu tả, việc lựa chọn chi tiết để miêu tả là hết sức quan trọng. Nhng khi chọn đợc chi tiết rồi mà để có bài văn hay, sinh động thì việc lựa chọn từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật để minh họa chi tiết đó thật nổi bật, thật có hồn và giàu hình ảnh là một việc làm không thể thiếu. Chính vì vậy chúng ta cần phải coi việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong quá trình làm bài tập làm văn miêu tả là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Đề cập đến vấn đề này nhà văn Bùi Hiển viết : Tiêu chuẩn nghệ thuật đời nào cũng giống nhau - nói ít mà gợi tả đợc nhiều là tiêu chuẩn cao nhất. Trong văn miêu tả cũng vậy thôi. Đừng tả dài mà tìm hiểu và quan sát thật kĩ, nắm bắt cho đợc cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con ngời, con vật, hoa tráimà ta tả, rồi bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện lên trớc mắt ngời đọc, gợi cho ngời ta cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình Qua ý kiến trên ta thấy : - Chất lợng của bài miêu tả là nói ít gợi nhiều, chi tiết đa ra không cần nhiều nhng phải dẫn đến cảm giác mãnh liệt nhất, dẫn đến những hình ảnh sinh động hiện lên trớc mắt ngời đọc, khiến họ nhìn rất rõ và rất có ấn tợng. Đơng nhiên cảm xúc mạnh đó, hình ảnh sắc nét đó phải thể hiện đợc lý tởng thẫm mĩ cao đẹp của thời đại, phải hớng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ, nâng cao tâm hồn và nhân cách con ngời. - Yếu tố tạo nên chất lợng trên là cái chi tiết có góc cạnh, sinh động thể hiện đợc Cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con ngời, con vật, hoa trái Cái chi tiết này có đợc do chất lợng của sự quan sát và cách chọn lọc chúng. Khi quan sát phải nhạy bén, phải công phu. Đó là sự phát hiện bằng các giác quan (mắt, tai, lỡi, mũi, da), bằng tâm hồn và cảm xúc của ngời viết, bằng tình yêu thiên nhiên, loài vật. Ngời quan sát phải tìm ra những gì chân thật nhng lại ít đợc chú ý, những gì giúp ngời đọc nhìn rất rõ và rất có ấn tợng các chi tiết có tính chất tạo hình. Ví dụ : Khi quan sát một ngời lao động vùng biển, Tô Hoài ghi lại các chi tiết gây ấn tợng sâu sắc : Hình thức một ngời lao động tiêu biểu nh cụ Sóng, có nhiều nét đặc sắc : Da đỏ lịm, tóc bạc cứng dựng đứng. Ngực cao ngang đầu, vai và lng u múi, gồ ghề, lồi lõm. Hai chân là hai chiếc vồ đứng, hai cái cột đình. Nhng nét cằm, nét má, nét môi vạc xuống, nhác trông khoằm khoằm, làn sóng hai con mắt rất tinh. Cái nhìn nhọn hoắt Trong phần ghi chép trên, Tô Hoài chú ý tới cái màu đỏ lịm của da, cái dáng cứng dựng đứng của bộ tóc bạc, cái độ cao ngang cằm của ngực, những u múi, gồ ghề, lồi lõm ở vai và lng. Đặc biệt tác giả phát hiện ra các chi tiết rất lạ, t- ơng phản với nhau và với tuổi tác : Cằm, má, môi có những nét vạc xuống dầu hiệu của tuổi già nhng con mắt nh làn sóng, rất tinh và cái nhìn Nhọn hoắt. Tô Hoài đã tìm ra những nét có góc cạnh, ít ai chú ý nhng lại thể hiện chân thật hình ảnh ngời dân chài cao tuổi. Nó độc đáo và gây ấn tợng cho ngời đọc, tạo cảm xúc mạnh. Nh vậy quá trình chọn chi tiết để tả thì ngời viết còn phải biết cân nhắc, sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật có sức gợi tả mạnh liệt để thu hút ngời đọc , để làm nổi bật đợc chi tiết mà mình miêu tả. -7- Để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu này chúng tôi thờng sử dụng hệ thống bài tập : + Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, so sánh, nhân hóa để điền vào chỗ trống: Đó là việc yêu cầu học sinh tìm những từ láy, tính từ tuyệt đối, các biện pháp so sánh, nhân hóa để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn. Thông qua cách sử dụng các từ ngữ này học sinh biết diễn đạt các sự vật hiện tợng đợc miêu tả bằng nhiều cách khác nhau. Các từ cần điền có thể cho sẵn hoặc yêu cầu các em tự tìm ra. Ví dụ 1 : Tìm những từ láy, tính từ gợi tả thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu văn sau : a, Tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền nh lời ru cho làng chài yên giấc ngủ. b, Những con sóng nô giỡn cùng bãi cát vàng. c, Những con sóng hiền từ gối lng lên nhau, mạn thuyền Ví dụ 2: Điền những vế câu có những hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống để mỗi dòng sau trở thành những câu văn sinh động: a. Mùa xuân lá bàng mới nhúm nh . b. Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ nh c. Cành bàng trũi lá trông giống d. Tán bàng xòa ra giống nh Ví dụ 3: Tìm các từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái .của con ngời điền vào chỗ trống để câu văn đợc diễn tả bằng cách nhân hóa : a. Đôi chim non xinh xắn hót líu lo, líu lomột ngày mới. b. Mỗi lần về ngoại, em đều ra đầu làng thăm cây đa những chiếc lá phe phẩy nh đangkhi thấy chị gió tới. + Các bài tập sử dụng từ láy tính từ, so sánh, nhân hóa để thay thế các từ ngữ khác. Khác với dạng bài tập 1, ở đây học sinh cần phải nắm đợc nghĩa các từ đã cho từ đó mới có thể tìm đợc từ thay thế để đợc các câu văn có hình ảnh và sinh động hơn. Sau đây là một số ví dụ minh họa. Ví dụ 1: Cho các từ ngữ sau: Nhấp nhô, xanh biêng biếc, tấp nập, tung tăng. Em hãy lựa chon các từ dó thay thế cho các từ in nghiên trong các câu văn sau để đợc các câu văn cụ thể, sinh động hơn. a. Mùa thu, con sông quê tôi nớc rất xanh. b. Những cánh cò trắng muốt bay trên cánh đồng lúa chín. c. Xa xa, những ngọn núi cao thấp, vài ngôi nhà thấp thoáng. Ví dụ 2: Em hãy tìm những từ chỉ hoạt động, tính chất của con ngời thay thế cho các từ in nghiêng trong các câu văn sau: a. Tôi nghe thấy tiếng những chú dế lao xao tren bãi cỏ. b. Con chin trống vỗ cánh bay đi tìm mồi cho con giúp chim mái. c. ánh năng chiếu lên mái nhà và mảnh sân xinh xắn. -8- Qua các ví dụ trên ngoài việc hiểu nghĩa của các từ in nghiêng học sinh còn phải nắm đợc cách sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để víết câu. + Các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, các biện pháp so sánh, nhân hóa để viết câu . Ví dụ 1: Em hãy đặt câu có các từ sau: trắng muốt, trắng phau, trắng trẻo, trắng hồng. Ví dụ 2: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt các ý sau bằng nhiều câu khác nhau: a. Vầng trăng quê em . b. Lũy tre xanh đầu xóm. c. Con đê dài. Ví dụ 3: Trong đoạn văn tả cảnh vật sau cơn ma có bạn đã viết : ánh nắng trải dài trên những đồng lúa xanh rờn, ánh nắng chiếu trên những nhành cây, ánh nắng chan hòa trên sông. Trong vờn, từng luống rau xanh non đón nắng vàng, chị gà mái mơ dẫn đàn con đi kiếm mồi, đàn con của chị chạy tung tăng hết chỗ nọ sang chỗ kia. Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa diễn đạt lại các câu văn để đoạn văn sinh động. Qua ví dụ 4, yêu cầu học sinh ngoài việc nắm đợc cách sử dụng biện pháp nhân hóa trong viết câu còn phải biết cách liên kết các câu lại để trở thành một đoạn văn hoàn chỉnh hay và hấp dẫn, có thể gây đợc sự chú ý cho ngời đọc, ngời nghe. * Biện pháp thứ t : Phơng pháp dạy tiết trả bài có hiệu quả. + Bớc chuẩn bị của giáo viên. - Giáo viên chấm bài làm văn của học sinh thật kỹ, cận thận nhằm phát hiện những u điểm của bài văn: Bài hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạo, hình ảnh bố cục chặt chẽ và nắm chắc những lỗi phổ biến các em thờng mắc phải: Dùng từ cha chính xác, câu văn cha hoàn chỉnh, thiếu hoặc thừa thành phần chủ - vị, cha rõ nghĩa, lặp từ, lặp ý hoặc thừa thành phần không cần thiết. Tất cả những u - khuyết điểm đó giáo viên cần ghi cụ thể để làm cơ sở cho việc chữa bài. Cần có sổ ghi lỗi mắc phải của học sinh. - Trong chấm bài, giáo viên chọn ra một số bài tiêu biểu nhất của lớp để đọc cho các em nghe và tham khảo. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp học sinh chữa bài. + Quá trình thực hiện tiết dạy. - Giáo viên giúp học sinh xác định lại trọng tâm của đề. - Đánh giá nhận xét chung u khuyết điểm của bài làm lần này. Nêu số bài đợc xếp loại giỏi - khá- trung bình- yếu để khi trả bài các em tự đánh giá mình thuộc loại nào mà có hớng rèn luyện tiếp. Trả bài cho học sinh trớc khi chữa lỗi. - Chữa lỗi sai : Đây là khâu quan trọng hàng đầu của tiết dạy, học sinh có thể nhận đợc cái sai, cái cha đợc, có tìm đợc cách sửa chữa lỗi hợp lý không chính là ở khâu này. Vì vậy đòi hỏi cao ở ngời giáo viên về nhiều mặt, chẳng những về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mà còn cả kiến thức văn hóa, vốn kiến thức Tiếng Việt và đặc biệt là năng -9- lực s phạm (Thông qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở xử lý tình huống s phạm) giúp học sinh tự phát hiện và cùng nhau sữa chữa đúng. * Chữa lỗi về dùng từ : Giáo viên ghi câu văn học sinh dùng từ thiếu chính xác. Học sinh đọc câu văn và nhận xét. Ví dụ: Đề bài : Tả chú gà trống ( Lớp 4) Có học sinh viết: Chú gà trống vỗ cánh bạch bạch. Xét về góc độ ngữ nghĩa, cú pháp thì câu văn hoàn toàn đúng, song từ bạch bạch Là từ tợng thanh, chỉ cho ta nghe âm thanh khi chú gà trống vỗ cánh, nhng cha toát lên đợc vẽ oai vệ của chú gà trống qua đôi cánh. Giáo viên gợi mở giúp học sinh tìm đợc từ thay thế Phành phạch, vừa gợi tả âm thanh vừa gợi cho ta thấy hình ảnh đôi cánh chú gà trống vừa mạnh vừa khỏe. * Chữa lỗi câu: Lỗi về câu có rất nhiều dạng, song khi chữa giáo viên không thể chữa dàn trải vì thời gian có hạn. Cần chọn lựa từng loại sai để sửa, lỗi khác dành vào tiết sau, có kế hoạch từng bớc chắc chắn. Ví dụ1: Tả một ngời bạn tốt đợc nhiều ngời yêu quý có học sinh viết: Bạn Hà thơng yêu Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở giúp học sinh phát hiện lỗi sai của câu là cha đủ thông tin, cha rõ nghĩa. Bạn Hà thơng yêu ai ? Học sinh bổ sung nhiều ý khác nhau: Bạn Hà thơng yêu mọi ngời - các em nhỏ tật nguyền-cụ già ,chú bộ đội, . Ví dụ 2 Tả chiếc cặp của em. Có học sinh viết: Em rất thích chiếc cặp, chiếc cặp làm cho sách vở em khỏi bị ớt. Giáo viên nêu câu hỏi: Có thể thay thế từ chiếc cặp thứ hai bằng từ nào? Nhiều ý kiến của các em đa ra: Có thể thay thế từ chiếc cặp bằng từ nhờ nó - vì nó. Khi đó các em sửa đợc câu: Em rất thính chiếc cặp, nhờ nó (vì nó) làm cho sách vở em khỏi bị ớt . Ngoài ra khi chữa bài chúng ta phải giúp học sinh biết sửa lỗi liên kết câu thành đoạn, liên kết đoạn thành bài văn trôi chảy. Điều này cũng hết sức quan trọng khi trình bày một bài tập làm văn miêu tả. Trong tiết trả bài học sinh biết phát hiện và chữa lỗi bài làm của mình, vấn đề học sinh chữa bài cần đợc kiểm tra bằng cách cho một số học sinh đọc lại câu sai, từ sai đã đợc sửa chữa của mình cho lớp nhận xét, đánh giá. Giáo viên đọc những câu văn hay, sáng tạo - cách mở bài ,kết luận hay - một số bài hay cho học sinh nghe và cùng cảm thụ. * Biện pháp thứ năm : Tổ chức giao lu buổi thởng thức các bài văn tiêu biểu của các bạn học sinh trong khối qua một số buổi sinh hoạt tập thể do khối tổ chức. Các thành viên trong nhóm chuyên đề chúng tôi thờng xuyên tổ chức mỗi tháng một lần cho học sinh trong toàn khối đợc thởng thức nghe một số bài văn tiêu biểu của các bạn viết. Chúng tôi thấy hoạt động này đã tạo ra đợc một phong trào thi đua học tập lẫn nhau giữa các học sinh trong toàn khối và hiệu quả quả của hoạt động hết sức thuyết phục. * Biện pháp thứ sáu : T vấn cho phụ huynh trong công tác học tập của con em mình. -10- [...]... mình, điều này hết sức thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động học cho học sinh Lớp Tổng số Giỏi VI Bài học kinh nghiệm : Nh vậy với quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm của nhóm đề tài Chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm hết sức quý báu trong quá trình dạy học của bản thân là: - Để giúp học sinh học tốt phần tập làm văn miêu tả nói riêng và các thể loại tập làm văn khác nói chung thì... do trờng tổ chức khảo nghiệm - Giúp các em có một hệ thống về phơng pháp làm bài cũng nh vốn hiểu biết hết sức phong phú về ngôn từ phục vụ cho phân môn tập làm văn, đặc biệt là thể loại văn miêu tả - Cách hình thành phơng pháp học tập cho các em nó không chỉ dừng lại ở thể loại tập làm văn miêu tả, mà nó còn đợc các em vận dụng vào các thể loại tập làm văn khác, các môn học khác - Qua đề tài cũng khơi... sẵn có của học trò V Kết quả đạt đợc : Với những biện pháp cụ thể đợc thể nghiệm gần một năm học của nhóm đề tài chúng tôi Trong quá trình nghiên cứu đề tài, cũng nh việc thực nghiệm công tác giảng dạy theo hớng nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các biện pháp đa ra có tính hiệu quả cao và tơng đối rõ rệt, cụ thể : * Về học sinh: - Chất lợng khảo sát qua các lần : Lần 2: Lớp Tổng số 4A 4C 5A 4B 4D 5B 26... ngoài phong phú và đa dạng hơn * Về giáo viên: - Các thành viên trong nhóm đề tài có một hệ thống thiết kế bài dạy hết sức cụ thể, chi tiết có tính hiệu quả trong dạy học, điều này đã đợc hội đồng chuyên nhà trờng đánh giá rất cao - Hiệu quả dạy học của mỗi thành viên ngày một tiến bộ rõ rệt, phơng pháp truyền thụ cũng trở nên linh hoạt và có chiều sâu hơn - Mỗi một thành viên đều rút ra cho mình một... 19,2 5 10,7 3 17,7 6 -1 1- TBình TS TL 5 19,2 18 62,1 17 51,5 62,1 18 57,1 16 52,9 18 Yếu TS 0 3 5 4 8 8 TL 0 10,3 15,2 13,8 28,6 23,5 Lần 3 : Khá TBình Yếu TS TL TS TL TS TL TS TL 4A 26 16 8 2 0 61,5 30,8 7,7 0 4C 29 5 10 12 2 17,2 34,5 41,4 6,9 5A 33 6 9 15 3 18,2 27,3 45,4 9,1 10,3 19,2 56,7 13,8 4B 29 3 5 17 4 10,7 14,3 57,1 17,9 4D 28 3 4 15 6 5,9 17,7 61,8 14,6 5B 34 2 6 21 5 - Hiệu quả học tập... riêng và các thể loại tập làm văn khác nói chung thì ngời giáo viên phải biết hớng học sinh vào các hoạt động đa dạng nh biện pháp đã đa ra, chứ không đơn thuần là dạy thật hay ở một bài cụ thể nào đó -1 2- - Hiệu quả dạy học cao nó không chỉ đơn thuần là hoạt động dạy của thầy tốt, mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động học của trò Ngời giáo viên phải biết dung hòa giữa vai trò của thầy và vai trò... khỏi nhiều thiều sót Vậy chúng tôi rất mong muốn hội đồng khoa học cấp trên và các độc giả tìm hiểu và góp ý xây dựng để đề tài có hiệu quả thiết thực hơn Nhóm đề tài : Nguyễn Thị Huệ Nguyễn Thị Ngọc Nguyễn Thị Quỳnh -1 3- ... lĩnh tri thức, phải có phơng pháp học tập cụ thể và khoa học - Trong thể loại tập làm văn miêu tả cũng nh các thể loại khác trong phân môn tập làm văn mà kể cả những môn học khác, việc hình thành cho học sinh một cơ sở tri thức và phơng pháp học tập ban đầu là hết sức cần thiết Chính vì vậy chúng ta không nên lơi là vấn đề này trong mỗi tiết học - Đỉnh cao của quá trình dạy học là việc tự học, tự rèn luyện,... thay đổi và đặc biệt hơn cả là hiệu quả học tập ở nhà của học sinh đợc nâng lên một cách rõ rệt Tóm lại : khi dạy tập làm văn miêu tả ngoài việc chú trọng từng tiết dạy cụ thể của thể loại ( Quan sát - tìm ý; lập dàn ý; luyện tập viết đoạn; liên kết đoạn thành bài hay tiết trả bài ) Thì chúng ta cũng cần quan tâm đến các vấn đề khác nh các biện pháp đề tài đã triển khai Không chỉ có phơng pháp giảng . sinh. VI. Bài học kinh nghiệm : Nh vậy với quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm của nhóm đề tài. Chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm hết sức. tôi đã tiến hành khảo sát chất l- -3 - ợng học sinh học phần tập làm văn miêu tả trên các lớp : 4A, 4C; 5A ( Lớp Thực nghiệm) và các lớp đối chứng là 4B;

Ngày đăng: 20/09/2013, 11:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Cách hình thành phơng pháp học tập cho các em nó không chỉ dừng lại ở thể loại tập làm văn miêu tả, mà nó còn đợc các em vận dụng vào các thể loại tập làm văn khác, các môn học khác. - Sáng kiến kinh nghiệm - Huệ
ch hình thành phơng pháp học tập cho các em nó không chỉ dừng lại ở thể loại tập làm văn miêu tả, mà nó còn đợc các em vận dụng vào các thể loại tập làm văn khác, các môn học khác (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w