1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ngữ văn 11 CB

9 541 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 134 KB

Nội dung

Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ Tiết thứ: 13 Ngày soạn: 14/9/09 Đọc văn TÊN BÀI: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (Nguyễn Công Trứ) A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: - Hiểu được phong cách sống của NCT với tính cách của một nhà Nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. - Nắm được các đặc điểm về thể loại hát nói. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản trữ tình ở thể loại hát nói. 3. Thái độ: Ý thức đúng, hiểu đúng nghĩa của khái niệm: Ngất ngưỡng không để nhầm lẫn với lối sống lập dị. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Phát vấn, nêu vấn đề - Trao đổi, thảo luận - Phân tích, bình C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK về NCT và bài thơ * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: ………………………………… . …………………………………………………………………………………………………… II. Kiểm tra bài cũ: Trong bài “Vịnh khoa thi hương” tác giả khắc họa về những hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về những hình ảnh ấy? III. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong LS văn học VN, người ta thường nói đến chữ “Ngông”, ngông như ông Tản Đà, ngông như Nguyễn Tuân, ngông như ông Nguyễn Công Trứ…… b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 GV: Gọi Hs đọc phần tiểu dẫn H: Hãy trình bày và nét về tiểu sử của Nguyễn Công Trứ? HS: Làm việc cá nhân, khái quát GV: Bổ sung, nhấn mạnh Trong buổi thiếu thời cụ NCT là một thư sinh nghèo nhưng luô luôn cố gắng dùi mài kinh sử để ra làm quan giúp vua, giúp nước nhưng con đường thi cử lận đận mãi đến năm 42 tuổi ông mới đỗ được giải nguyên, tuy nhiên con đường làm quan của ông không thuận lợi: lúc thăng, lúc giáng bởi I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả Nguyễn Công Trứ: Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ ông là người ngay thẳng, vì vầy khi từ quan ông đã tạo cho mình một lối sống khác thường: ông cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa, lại đeo mo cau vào đuôi bò, dẫn các cô gái đi hát ả đào và tự đánh giá cao về việc ấy. GV: Đọc bài thơ và gọi HS tập đọc H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào và được sáng tác theo thể loại gì? HS: Làm việc cá nhân, trình bày GV: Bổ sung và giới thiệu đôi nét về thể loại hát nói. - Hát nói là thể thơ tự do, phong khoáng - Về kết cấu: có 3 khổ, số câu không hạn định, hát nói là thể bài hát phổ theo nhịp phách cho các cô ả đào hát trông các hành viện. - Đây là bài thơ duy nhất đề cập đến thái độ ngông nghênh, khinh đời, ngạo thế khi ý thức được tài năng của mình, đây là một thể tài mới của VH giai đoạn này. Hoạt động 2 H: Từ “Ngất ngưởng” được tác giả nhắc đến mấy lần trong bài thơ? Ngất ngưởng diễn tả một tư thế nào của con người và sự vật? GV: Gợi ý, hướng dẫn HS: Làm việc cá nhân, phát biểu - Ngất ngưởng: diễn tả con người- SV có chiều cao hơn so với ngững SV, con người khác, chực đổ nhưng không đổ. - Đây là trạn thái cảm giác gây khó chịu cho người xung quanh, như trêu chọc, trêu ngươi. H: Nếu hiểu “ngất ngưởng” là một thái độ sống thì theo em “ngất ngưởng” là thái độ sống ntn? HS: Thảo luận nhóm 2 em, trình bày GV: Diễn giảng Ngất ngưởng cũng là 1 thái độ đề cao bản thân, sống giữa mọi người mà như không * NCT sinh năm 1778 mất năm 1858, biệt hiệu là Hi Văn. * Quê: Uy Viễn- Nghi Xuân- Hà Tĩnh * Xuất thân trong một gia đình quan lại * Học giỏi, giàu chí khí, tài hoa, văn võ toàn tài nhưng có nhiều thăng trầm trên con đường công danh. * Là một nhà Nho chân chính giàu lòng yêu nước, thương dân. * NCT là người ngay thẳng, ghét bọn xu nịnh, sinh thời lòng tin của ông đối với XHPK bị giảm sút, vì vậy nên 1848 ông về nghỉ hưu và sống cuộc sống phiêu du cho đến khi mất. * Thơ văn: có trên 50 bài thơ, 60 bài ca trù và một số bài phú Nôm. 2. Văn bản: a. Đọc bài thơ: b. Thể loại và hoàn cảnh sáng tác: - Thể loại: Hát nói - Hoàn cảnh s/tác: khi nhà thơ cáo quan về quê (1848) II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Khái niệm: “Ngất ngưởng” - Xuất hiện: 4 lần (câu 4, 8, 12 và câu cuối) - Ngất ngưởng: diễn tả một trạng thái, cảm giác khó chịu. - Thái độ sống “Ngất ngưởng”: + Là khác người, xem mình cao hơn người khác + Là thoải mái, tự do, phóng túng, không theo một khuôn khổ nào hết + Trêu ngươi, chọc tức người khác. Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ nhìn thấy ai, là thái độ khinh đời, ngạo thế, cố tình làm những điều khác thường, trái khoáy để thách thức, trêu ghẹo những người, những gì mình không thích. H: Mỗi từ “ngất ngưởng” gắn liền với quãng đời nào của nhà thơ? Thể hiện ở các đoạn thơ nào trong bài? HS: Đọc lại văn bản và xác định phạm vi - Từ “ngất ngưởng” thứ 1: gắn liền với những năm làm quan - Từ “ngất ngưởng” thứ 2: găn liền với những năm cáo quan về quê (ở chốn hành lạc) - Từ “ngất ngưởng” gắn với khi nhà thơ trở lại làm quan. GV: Bổ sung, kết luận H: Từ khái niệm ngất ngưởng trên, hãy cho biết NCT đã “ngất ngưởng” như thế nào? HS: Làm việc cá nhân, phân tích - Tự đề cao vai trò: không có việc gì là không phận sự của ta - Khoe tài năng: + Giỏi VC: thủ khoa + Tài dùng binh: thao lược - Khoe danh vị XH hơn người + Tham tán + Tổng đốc + Đại tướng bình định Trấn Tây + Phủ doãn Thừa Thiên GV: Giải thích rõ về các chức danh - Tham tán: quan văn giúp trông coi việc quân dưới quyền một viên tướng - Tổng đốc: chức quan đứng đầu một bộ máy cai trị một tỉnh lớn - Đại tướng: chứ tướng cao nhất trong quân đội - Phủ doãn: chức quan đứng đầu tỉnh nơi có đặt thủ đô. 2. “Ngất ngưởng” ở chốn quan trường: - Tự đề cao vai trò của mình trong trời đất - Khoe tài năng hơn người  văn võ song toàn - Khoe danh vị - Thay đổi chức vụ liên tục. Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ H: Em có nhận xét gì về NT của đoạn thơ (ngôn từ, thủ pháp NT)? Qua đó em thấy điều gì trong ý thức của nhà thơ? GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Nhận xét về NT của đoạn thơ. H: Em có cảm nhận gì về giọng điệu của đoạn thơ này? HS: Cảm nhận, nhận xét - Phô trương , khoe tài: văn võ song toàn - Khinh đời, ngạo thế: xưng ông GV: Hướng dẫn HS đánh giá cái tôi ngất ngưởng của nhà thơ trong 6 câu đầu: có người cho rằng tuy NCT khoe tài năng, danh vị bản thân nhưng cái ngất ngưởng của nhà thơ không khiến cho người ta cảm thấy khó chịu như ai đó có thói khoe khoang, hợm hĩnh. H: Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? HS: Thảo luận, phát biểu suy nghĩ Vì : NCT đang muốn chơi ngông với thiên hạ dựa trên tài năng và sự nghiệp của bản thân, khoe khoang chỉ là cái vỏ để giấu bên trong một cái tôi ý thức về tài năng và danh vị bản thân. GV: Chuyển ý H: Nguyễn Công Trứ đã làm những gì kể từ lúc “đô môn giải tổ”? (Về hưu ntn? Ăn chơi ra sao? Thái độ, q. niệm sống?) GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Tái hiện lại theo ND của văn bản H: Từ những việc làm ấy, em hiểu cái “ngất ngưởng” của nhà thơ ở đây thế nào? HS: Phân tích, nhận xét GV: Tổ chưca cho HS hoạt động nhóm, cử đại diện trình bày. - Nhóm 1: * Khi về hưu: không thấy yến tiệc linh đình, không có tặng phẩm, ngựa quý vua ban mà thay vào đó là: + Cưỡi bò cái về hưu + Đạc ngựa đeo cho bò - Sử dụng nhiều từ Hán Việt: trang trọng - NT: điệp từ kết hợp với liệt kê: tác dụng khoe tài và nhấn mạnh các chức danh  ý thức rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân. - Giọng điệu của đoạn thơ: + Khoe khoang, phô trương + Tự cao, tự đại, khinh đời 3. “Ngất ngưởng” ở chốn hành lạc: * Khi về hưu:  làm việc trái khoáy, khác người như trêu ngươi * Thú ăn chơi: ngất ngưởng: thái độ hành lạc thỏa thích, phong túng, tự do, thích gì làm nấy, sống theo cách mình * Quan niệm sống, thái độ sống: - Ngất ngưởng: coi thường sự được mất, khen chê ở đời. - Ngất ngưởng: ông không giống ai, không thoát tục, không nhập tục, không vướng tục - Ngất ngưởng: tự khẳng định mình là cái tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật đời Hán, Tống ở TQ Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ + Đi chùa lại mang theo 2 cô đầu, bụt cũng phải cười.  trái khoáy, trêu ngươi * Thú ăn chơi: - Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng ngất ngưởng: thái độ hành lạc thỏa thích, phong túng, tự do, thích gì làm nấy, sống theo cách mình - Nhóm 2: * Quan niệm sống, thái độ sống: + Được- mất (ở đời): vẫn vui như người thái thượng + Khen- chê: mặc như gió thổi bỏ ngoài tai  ngất ngưởng: coi thường sự được mất, khen chê ở đời. + Không phật, không tiên không vướng tục  ngất ngưởng: ông không giống ai, không thoát tục, không nhập tục, không vướng tục + Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hán, Phú- nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung  ngất ngưởng: tự khẳng định mình là cái tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật đời Hán, Tống ở TQ H: Qua đây cho chúng ta thấy nhà thơ đã ý thức rõ về điều gì ở bản thân? Em có đánh giá thế nào về cái tôi “ngất ngưởng” của NCT? H: Nguyễn Công Trứ khẳng định điều gì về cái tôi ngất ngưởng của mình ở chốn triều chung? Dụng ý của nhà thơ khi khẳng định như vậy? GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Thảo luận, phát biểu H: Tại sao nhà thơ đang nói về cái tôi “ngất ngưởng” ở chốn hành lạc nhà thơ lại quay về chốn quan trường để khẳng định cái tôi ngất ngưởng của mình? HS: Thảo luân, phát biểu GV: Bổ sung, nhấn mạnh * Kết luận: - Nhà thơ đã ý thức rõ về bản lĩnh và phẩm chất giá trị của bản thân. - Cái tôi ngất ngưỡng của NCT là cái tôi đáng trọng. 4. “Ngất ngưởng” ở chốn triều chung: - Khẳng định: nhà thơ là một đại thần ngất ngưởng trong triều: không ai trong triều như ông, bằng ông - Dụng ý: nêu bật sự khác biệt của mình đối với tập đoàn PK  đó là cái tôi đứng bên ngoài đám quan lại nhợt nhạt. Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ - Thể hiện ý tưởng vượt ra khỏi đạo đức nhà Nho, đem đến một cá riêng, cái khác với đám nho sĩ trong triều. - Thể hiện tấm lòng son sắc, trước sau như một với đất nước. H: Em hãy khái quát lại ND và NT của văn bản? HS: Làm việc cá nhân, khái quát GV: Nhấn mạnh 5. Tổng kết: a. Nội dung: Qua thái độ ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một p.c sống đẹp, có bản lĩnh b. NT: - Đây là bài hát nói viết theo lối tự thâutj, có hình thức tự do (về vần, nhịp) - Có sự kết hợp hài hòa giữa từ Hán Việt, với chữ Nôm và ngôn ngữ thông tục hàng ngày: vào lòng, tay ngất ngưởng… IV. Củng cố: GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK để củng cố bài học V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Bài ca ngắn đi trên bãi cát VI. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ Tiết thứ: 14 Ngày soạn: 14/9/09 Đọc văn TÊN BÀI: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa hành đoản ca- Cao Bá Quát) A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: - Nắm được vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm. - Phân tích hình ảnh “bãi cát” và “người đi trên bãi cát” sự khó nhọc của kẻ sĩ ngày xưa khi phải dấn thân vào cuộc đời để tìm kiếm công danh, sự nghiệp. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản thơ được sáng tac theo thể ca hành. 3. Thái độ: Có cách nhìn đúng đắn, có ý thức vươn lên trong hành trình tìm kiếm công danh và những giá trị đích thực của cuộc sống. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Phát vấn, nêu vấn đề - Trao đổi, thảo luận - Phân tích, bình C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK về Cao Bá Quát và bài thơ * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: ………………………………… . …………………………………………………………………………………………………… II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ? Phân tích cái tôi “ngất ngưởng” của NCT thể hiện trong bài thơ? III. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Sống trong một XH mục nát của triều Nguyễn, không ít những nhà Nho đã chán ghét c/sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khao khát một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, CBQ là một trong những nhà Nho ấy, để hiểu rõ tâm hồn và nhân cách của ông chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ: Bài ca ngắn đi trên bãi cát. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 GV: Gọi Hs đọc phần tiểu dẫn sgk H: Dựa vào phần tiểu dẫn hãy trình bày một vài nét về cuộc đời và con người của Cao Bá Quát? HS: Làm việc cá nhân, khái quát GV: Bổ sung, kết luận - Thơ văn của ông được vua Tự Đức, một người giỏi văn thơ, đã phải ngợi khen: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán (Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, đời Tiền I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả Cao Bá Quát: a. Cuộc đời và con người: - Sinh năm 1809? Mất năm 1855 - Quê: Phú Thị- Gia Lâm- Bắc Ninh (nay Long Biên- Hà Nội) - Xuất thân: trong 1 gia đình khoa bảng - 1831: đỗ cử nhân tại trường thi Hà Nội nhiều lần vào Huế thi Hội nhưng không đỗ - 1855 mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ PK nhà Nguyễn. (Họ Cao bị tru di tam tộc) Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ Hán không có ai bằng). Cao Bá Quát là bạn thơ văn với Nguyễn Văn Siêu, tạo nên cặp nhà thơ Thần Siêu Thánh Quát. - Các giai thoại về CBQ: Chữa câu đối của vua: Vua Tự Đức nghĩ được hai câu đối sau: Tử năng thừa phụ nghiệp Thần khả báo quân ân (tạm dịch nghĩa: Con phải nối nghiệp cha, Bầy tôi phải báo đền ơn vua) Vua lấy làm đắc ý với hai câu đối này nên sai viết treo ở điện Cần Chánh và khoe với bá quan. Các quan trông thấy đều nức nở tán thưởng. Riêng Cao Bá Quát khi đọc xong cũng gật gù to tiếng khen ”Tối hảo! Tối hảo!” (Rất tuyệt! rất tuyệt!), xong quay ra chỗ khác lẩm bẩm “(nhưng mà) cang thường điên đảo!". Chuyện tới tai vua Tự Đức, vua giận lắm đòi vào hỏi nguyên do. Cao Bá Quát liền giải thích: "Ở câu đầu chữ tử đứng trên chữ phụ, vậy là con trên cha, còn ở câu kế chữ thần đứng trên chữ quân, vậy là tôi trên vua. Hơn nữa, hai chữ phụ, tử lại viết trước hai chữ quân, thần cũng đi ngược tôn ti, trật tự. Như thế, cang thường không điên đảo là gì?" (câu đối được viết theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ phải sang trái) Cao Bá Quát giải thích đúng lí nên vua không bắt tội được. Vua bảo chữa, Cao Bá Quát liền đọc: Quân ân, thần khả báo Phụ nghiệp, tử năng thừa  nhà vua khen, viết lại như thế mới đúng cương thường đạo lý. GV: Đọc phần phiên âm HS: Đọc phần dịch thơ H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Và được sáng tác theo thể loại gì?Có đặc điểm ntn? HS: Làm việc cá nhân, khái quát GV: Bổ sung, nhấn mạnh Hoạt động 2 - Con người: tài năng, bản lĩnh - tôn là thánh Quát. b. Sự nghiệp VC: - Sau khi họ Cao bị tru di tam tộc, các tác phẩm của Cao Bá Quát bị cấm lưu hành và bị thu hồi đốt. Tuy vậy đến nay vẫn còn các tập: CBQ thi tập, Cao Chu Thần di cảo, Cao Chu thần di tập, Mẫn Hiên thi tập. - Thơ, văn được chép rải rác trong các sưu tập thơ văn chữ Hán, chữ Nôm. - Nội dung các tác phẩm chú yếu phản ánh thực trạng xã hội đương thời và mong muốn thay đổi xã hội. 2. Văn bản: a. Đọc văn bản: b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như: Quảng Bình, Quảng Trị c. Thể loại: - Thể ca hành: thể thơ cổ - Đặc điểm: phóng khoáng, không gò bó về số câu, độ dài, ngắn của câu, niêm luật, vần điệu Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ H: Hãy tìm những chi tiết, h/ảnh miêu tả “bãi cát” và cho biết “bãi cát” được miêu tả như thế nào? HS: Đọc lại văn bản, xác định các câu thơ có hình ảnh “bãi cát” và phân tích - Câu: 1, 11, 17 - Các hình ảnh gián tiếp, liên quan đến bãi cát: câu 2, 15, 16 GV: Diễn giảng rõ H: Đặc điểm của “bãi cát” cho em biết được gì về con đường mà khách đi qua? Cảm nhận của em nếu vượt qua một con đường như vậy? HS: Nhận xét, phát biểu cảm nghĩ GV: Nhận xét, kết luận H: Hình ảnh người đi trên cát hiện lên như thế nào? Hãy phân tích làm rõ? HS: Phân tích, nhận xét GV: Giảng rõ GV: Tổ chức cho HS thảo luận Nhóm về vấn đề: ý nghĩa biểu tượng của hình tượng thơ: Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng không phản ánh hiện thực khách quan một cách thuần túy. Ở ‘cái bề sâu bề xa” của tầng ngôn từ và hình tượng là các lớp ý nghĩa. H: Em hãy phân tích nghĩa thực và nghĩa tượng trưng của các hình ảnh để rút ra triết lý nhân sinh mà Cao Bá Quát gửi gắm trong hình ảnh ấy? HS: LÀm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. GV: Bổ sung, kết luận:  nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi kia thật đáng chán, đáng buồn, đầy chông gai nhưng vẫn phải dấn thân vào để tìm kiếm công danh, sự nghiệp. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Hình tượng bãi cát và người đi trên cát: - Hình ảnh “bãi cát” được miêu tả: + Dài + Nối tiếp nhau tưởng như vô tận  đây là con đường đi khó, phải vượt qua một chặng đường như vậy bất cứ ai cũng sẽ thấy gian nan, vất vả và thậm chí chán nản. - Người đi trên cát: + Đi một bước, lùi một bước: bước đi trầy trật, khó khăn. + Mặt trời lặn, chưa dừng được: tất tả đi không kể thời gian. + Nước mắt rơi: mệt mỏi, chán nản  hình ảnh người đi trên cát thật khó nhọc, đi trên cát vất vả hơn con đường bình thường. - Hình ảnh “bãi cát”: + Thực: bãi cát thực và người đi trên cát cũng thực + Ý nghĩa tượng trưng: . Bãi cát: ám chỉ môi trường, XH, con đường đời đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn mà con người buộc phải dấn thân vào cuộc đời để mưu cầu sự nghiệp, công danh . Người đi trên bãi cát: Người đi tìm kiếm và mưu cầu công danh: mù mịt, mênh mông, khó xác định phương hướng. IV. Củng cố: GV gọi HS đọc lại bài thơ- khái quát nghĩa thực và nhgiax tượng trưng của h/ảnh V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2 của bài VI. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu . trong trời đất - Khoe tài năng hơn người  văn võ song toàn - Khoe danh vị - Thay đổi chức vụ liên tục. Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt. ………………………………………………………………………………………………………. Ngữ Văn 11 (CB) Sự đầu tư vào tri thức luôn luôn đạt lợi ích tối ưu Nguyễn Thị Hương Giang Trường THPT Cam Lộ Tiết thứ: 14 Ngày soạn: 14/9/09 Đọc văn

Ngày đăng: 20/09/2013, 09:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w