Áo dàitruyềnthốngViệt nam Cũng không ngạc nhiên khi một người Việt Nam trả lời rằng tà áoDài là một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ "áo Dài" sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áoDài như ở Việt Nam. Áo Dài, trang phục truyềnthống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. ÁoDài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. Nhìn lại chiều dài lịch sử đất nước, tà áoDài là một sáng tạo nghệ thuật mới. Nó thay thế trang phục cổ truyền mà mầu sắc và kiểu dáng phải tuân theo những đòi hỏi lễ nghi và những tầng lớp xã hội. Mầu vàng chỉ dành cho những ông vua và họ được mặc áo Long bào. Mầu trắng là mầu tang còn mầu xanh dành cho các vị quan trong những dịp trang trọng. Trước nữa, đầu thế kỷ 18, phụ nữ Việt Nam mặc váy dài. Vào năm 1744, viên quan Vũ Vương cai trị phía Bắc miền Trung Việt Nam của triều Nguyễn yêu cầu thay đổi trang phục Việt Nam trên cơ sở kiểu áo Trung Hoa. Bộ quần áo có nút thay thế cho váy và áo xẻ ngực thắt dây. Vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của triều Nguyễn ban hành sắc lệnh cấm phụ nữ mặc váy. ÁoDài được phát hiện từ thời Pháp thuộc khi một phụ nữ Việt Nam tên Tường thay đổi chiếc áo tứ thân (áo dài có bốn mảnh) thành chiếc áo hai tà đầu tiên. Người Pháp gọi chiếc áodài đó là Le Mur có nghĩa là "the wall" trong Anh ngữ. Từ đó, chiếc áoDài đã được thay đổi khá sâu sắc. Hai kiểu áoDài được ưa chuộng là kiểu cổ tròn, tay raglar (tay liền) và kiểu tay puff (tay phồng). Ngoài ra, tà áo được nối liền với phần thân qua những đường chỉ nối quanh cổ áo. Ngoài hai kiểu áo nêu trên, nhiều kiểu áo khác như kiểu cổ thuyền, cổ vuông, cổ chữ V thích hợp với những người tương đối đầy đặn, kiểu vai phồng cho những thiếu nữ mảnh mai. Chất liệu mới cho áoDài được kết hợp từ những tấm vải mẫu, thường được trang trí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu thùa. Tà áoDài không thể gia công hoặc bán hàng loạt như những loại quần áo may sẵn khác. Mỗi mảnh được tạo ra là một công trình nghệ thuật của người thợ thủ công. Những thợ may áoDài thường phải từ chối đơn đặt hàng trước dịp năm mới. Đôi khi người ta nhận làm chỉ 24 giờ với giá gấp đôi. Bà James Sterson, một sứ giả Mỹ đã nói rằng: Không một đất nước nào có một trang phục dân tộc vừa đẹp, truyềnthống mà lại có chiều sâu văn hóa như tà áoDàiViệt Nam. Ngày nay, áoDài xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Những phụ nữ Việt Kiều biểu lộ tình cảm với quê hương qua chiếc áo Dài. Nhiều du khách nước ngoài đã có những ấn tượng rất tốt về tà áoDàiViệt Nam. Họ cảm thấy được tiếp đón rất nồng hậu khi những tà áoDài bay bay trước gió ở phi trường. Thật tiếc cho những ai đến Việt Nam mà không mang về một chiếc áoDài làm kỷ niệm và để khoe với những ai chưa từng đến Việt Nam. Tà áoDài xứng đáng với mệnh danh "Nét duyên dáng Việt Nam . từ " ;áo Dài& quot; sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo Dài như ở Việt Nam. Áo Dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát. Áo dài truyền thống Việt nam Cũng không ngạc nhiên khi một người Việt Nam trả lời rằng tà áo Dài là một trong những hình tượng