Giáo án 11 - Cơ Bản Đỗ Viết Cường Tiết theo PPCT: 19. Đọc thêm CHẠY GIẶC Nguyễn Đình Chiểu HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA Chu Mạnh Trinh Ngày soạn: 16.09.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ đọc thêm, giúp HS: A. Bài Chạy Giặc - Nguyễn Đình Chiểu 1. Cảm nhận sâu sắc tình cảnh đau thương của đất nước, của nhân dân trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược; đồng cảm với nỗi xót xa phẫn uất của tác giả trước thời cuộc. 2. Hiểu thêm về phong cách thơ trữ tình yêu nước của nhà thơ Đồ Chiểu. B. Bài Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh 1. Thấy được giá trị phát hiện của bài thơ về vẻ đẹp Hương Sơn, hiểu được niềm say mê của tác giả trước vẻ đẹp của thắng cảnh thiên nhiên đất nước. Đó là khía cạnh trong tình yêu nước 2. Bài thơ là một ví dụ về thành công nghệ thuật có ý nghĩa đóng góp của Chu Mạnh Trinh B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Giáo án (giáo viên) + Vở soạn (Học sinh) - Các tài liệu tham khảo khác C. Cách thức tiến hành - Đọc hiểu, đàm thoại phát vấn - Thuyết trình D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC (không kiểm tra) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS đọc và nêu cảm nhận ban đầu về văn bản HS đọc và phát biểu ý kiến GV: tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Bài Chạy Giặc - Nguyễn Đình Chiểu I. Khái quát về văn bản 1. Đọc 2. Hoàn cảnh sáng tác 1 Giáo án 11 - Cơ Bản Đỗ Viết Cường HS phát biểu Gv chốt lại GV: đây là bài thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngoài cách chia làm 4 phần (đè thực luận kết)thì dựa vào nội dung bài thơ có thể chia làm mấy phần? HS trả lời GV chốt lại GV: yêu cầu HS tái hiện cảnh đất nước và nhân dân khi giặc xâm lược bằng chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm? HS phát hiện Gv ghi bảng GV: qua những hình ảnh và chi tiết ấy em có nhận xét gì về tình cảnh của đất nước? HS: cảnh tan tác, điêu tàn, thê thảm GV: thái độ của tác giả được thê hiện ở 2 câu cuối như thế nào? HS phát biểu Gv chốt lại - Sáng tác khi nhà thơ chứng kiến cảnh nhân dân chạy giặc. Viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (17.02.1859) 3. Bố cục - 2 phần: + Phần 1: 6 câu đầu - cảnh đất nước và nhân dân khi giặc xâm lược + Phần 2: 2 câu cuối - thái độ của tác giả. II. Đọc hiểu văn bản 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc xâm lược - Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, cuộc sống thanh bình (tan chợ) bị phá tan bởi “ tiếng súng Tây”, đất nước sa vào tay giặc. - Những hình ảnh chi tiết cụ thể: + Lũ trẻ lơ xơ chạy: chạy thất thần, không định hướng, không ai dẫn dắt, bơ vơ, trơ trọi + Đàn chim dáo dác bay: bay trong hốt hoảng, ngơ ngác, tan tác + Bến Nghé tan bọt nước: cảnh đổ vớ, huỷ hoại nhanh chóng, triệt để, không để lại dấu vết + Đồng Nai nhuốm màu mây: các ngôi nhà chìm ngập trong ngọn lửa hung tàn của giặc => Đất nước, quê hương bị tàn phá, tan tác, điêu tàn ngập chìm trong tăm tối. 2. Thái độ của tác giả - Từ ngữ: + Trang dẹp loạn: người có trách nhiệm trong việc đánh giặc giữ nước + Rày đâu vắng: chan chứa ý vị mỉa mai, 2 Giáo án 11 - Cơ Bản Đỗ Viết Cường GV: nêu những nét chính về Chu Mạnh Trinh? HS trình bày Gv ghi bảng GV: yêu cầu HS đọc văn bản và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? HS thực hiện theo yêu cầu của GV GV: bài thơ làm theo thể hát nói, bố cục? HS trả lời GV ghi bảng GV: Cảnh Hương Sơn được giới thiệ như thế nào? HS trả lời Gv ghi bảng chua chát vì sự hèn nhát của người có trách nhiệm - Nghệt thuật: câu hỏi tu từ -> Xót thương, đau đớn vì đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân lầm than đau khổ.Kêu lên thống thiết, thức tỉnh những người yêu nước, những người có trách nhiệm bảo vệ đất nước. đồng thời bất bình trước sự bất lực của nhà Nguyễn vì không bảo vệ được đất nước. B. Bài Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh I. Khái quát về tác giả và tác phẩm 1. Tác giả - (1862 - 1905), tự: Cán Thần, hiệu: Trúc Vân - Quê: Khoái Châu, Hưng Yên - 1892: đỗ tiến sĩ - Con người: tài hoa, tài thơ Nôm, tài kiến trúc 2. Văn bản a. Đọc b. Hoàn cảnh sáng tác - Tác phẩm ra đời trong dịp CMT tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn c. Bố cục - 3 phần: + Phần I: 4 câu đầu - giới thiệu Hương Sơn + Phần II: 10 câu tiếp - tả cảnh Hương Sơn + Phần III: 5 câu cuối - suy niệm của tác giả trước cảnh đẹp Hương Sơn II. Đọc hiểu 1. Giới thiệu Hương Sơn - Cảnh hương Sơn: + Cảnh bụt: Không gian, phong cảnh mang không khí thần tiên. 3 Giáo án 11 - Cơ Bản Đỗ Viết Cường GV: yêu cầu HS tìm và liệt kê các chi tiết và hình ảnh tác giả đã sử dụng để miêu tả về Hương Sơn. Nhận xét khái quát về cảnh Hương Sơn -> Gv lấy kết quả GV: suy niệm của tác giả? HS phát biểu Gv chốt lại Gv: bài thơ có nghệ thuật nào đáng chú ý? HS trả lời Gv chốt lại + Non non, nước nước, mây mây + Đệ nhất động -> khẳng định vẻ đẹp của Hương Sơn đậm màu sắc tiên giới; thể hiện niềm vui của tác giả khi đứng trước vẻ đẹp của Hương Sơn 2. Miêu tả cụ thể cảnh Hương Sơn - Hình ảnh: + Chim cúng trái, cá nghe kinh + Tiếng chày kình -> nổi bật cái thần của Hương Sơn - không khí thần tiên thoát tục. + liệt kê: Suối giải oan, chùa Cửa Võng, am Phật tích, động tuyết quynh -> thể hiện thế trập trùng, cao thấp nhiều tầng + Hang lồng bóng nguyệt + Lối uốn thang mây => dựng lên bức tranh hang động vừa thực vừa mộng, vừa trần vừa tiên, vẻ đẹp kì thú; thể hiện tấm lòng của tác giả với giảng sơn đất nước. 3. Suy niệm của tác giả trước cảnh đẹp - Nhà thơ tự hoạ dáng hình và tấm lòng sùng kính, hướng lên đức Phật để khấn nguyện -> khẳng định vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của thiên nhiên và vẻ tôn nghiêm, u tịch nơi thần Phật. 4. Nghệ thuật - Sử dụng miêu tả với các biện pháp như: lặp, dùng từ láy, ngắt nhịp linh hoạt. - Phối hợp dùng âm thanh, màu sắc, không gian từ bao quát đến cụ thể, vừa cảm nhận vừa tưởng tượng nguyện cầu trong thành kính. 5. Củng cố và dặn dò - Giờ sau trả bài viết số 1 4