1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các Mác

5 238 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Karl Marx Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Triết gia phương Tây Thế kỷ 19 Karl Marx Tên: Karl Heinrich Marx Sinh: 5 tháng 5, 1818 (Trier, Đức) Mất: 14 tháng 3 năm 1883 (64 tuổi) (London, Vương quốc Anh) Trường phái: Marxism Quan tâm chính: Chính trị, Kinh tế, Đấu tranh giai cấp, Triết học, Kinh tế chính trị Tư tưởng đáng lưu ý: Đồng sáng lập Chủ nghĩa Marxism (cùng Engels), alienation and exploitation of the worker, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), Tư Bản (Karl Marx), Chủ nghĩa duy vật lịch sử Ảnh hưởng bởi: Kant, Hegel, Feuerbach, Stirner, Smith, Ricardo, Rousseau, Goethe, Fourier, Comte Ảnh hưởng tới: Luxemburg, Lenin, Stalin, Trotsky, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, Che Guevara, Georg Lukacs, Antonio Gramsci, Sartre, Debord, Frankfurt School, Negri, Michael Taussig many more . Karl Heinrich Marx (thường được phiên âm là "Các Mác"; sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Đức – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn) là nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế. Marx được nhắc đến với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng ông nổi tiếng nhất với những phân tích lịch sử dựa trên thuật ngữ đấu tranh giai cấp, được tổng kết lại trong những lời mở đầu cho Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (Das Manifest der Kommunistischen Partei): "Lịch sử của tất cả các xã hội từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp." Ông cũng là người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học cùng Friedrich Engels. Mục lục • 1 Tiểu sử o 1.1 Tuổi thơ o 1.2 Giáo dục o 1.3 Marx và những người Hegel trẻ o 1.4 Những hoạt động của châu Âu o 1.5 Ở London o 1.6 Cuộc sống gia đình o 1.7 Cuộc sống về già • 2 Những điều ảnh hưởng đến tư tưởng Marx • 3 Triết học của Marx o 3.1 Phê bình chủ nghĩa tư bản o 3.2 Phê bình nền dân chủ tư sản và chủ nghĩa bài Do Thái • 4 Ảnh hưởng của Marx • 5 Chủ nghĩa phê bình • 6 Chú thích • 7 Tham khảo • 8 Các tác phẩm tiêu biểu của Karl Marx và Friedrich Engels • 9 Xem thêm • 10 Liên kết ngoài [sửa] Tiểu sử [sửa] Tuổi thơ Karl Marx sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở Trier, Đức. Người cha của ông, Heinrich, có nguồn gốc nhiều đời là giáo sỹ Do thái, đã cải đạo sang Ki-tô giáo, dù ông có nhiều xu hướng thần luận. Tên thật của cha của Marx là Herschel Mordechai, nhưng khi luật của nước Phổ không cho phép người Do Thái làm về luật pháp, ông đổi sang đạo Lutheran. Tuổi thơ của Mark được tiếp xúc với nhiều học giả, họa sỹ thường xuyên lui tới gia đình ông. [sửa] Giáo dục Karl Marx khi còn trẻ Sau khi tốt nghiệp trường trung học Trier, Marx vào Đại học Bonn năm 1835 ở tuổi 17 để học về luật, ở đây ông tham gia nhóm uống rượu Quán Trier và đã từng là chủ nhiệm của nó; vì thế việc học tập của ông cũng bị ảnh hưởng. Marx quan tâm đến nghiên cứu triết học và văn học, nhưng cha của ông không cho phép điều đó vì ông không tin rằng Marx sẽ không sống sung túc trong tương lai nếu là một học giả. Những năm tiếp theo, cha của Marx buộc ông chuyển sang Đại học Friedrich- Wilhelms ở Berlin, một trường nghiêm túc và hàn lâm hơn. Khi đó, Marx viết nhiều thơ và tiểu luận liên quan đến cuộc sống, sử dụng ngôn ngữ triết học nhận được từ người cha thần luận tự do của mình, chẳng hạn tác phẩm "Thượng đế". Trong suốt giai đoạn này, ông tiếp thu triết học vô thần của những người Hegel cánh tả (hay Hegel trẻ). Marx đạt học hàm Tiến sỹ năm 1841 với luận án mang tiêu đề: "Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của Democritus ". [sửa] Marx và những người Hegel trẻ Ở Berlin, Marx chủ yếu quan tâm đến triết học, ông tham gia một nhóm sinh viên và giáo sư trẻ gọi là những "người Hegel trẻ". Đối với nhiều người trong số họ, phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel, mặc dù chỉ với nội dung lý thuyết, đã cung cấp một vũ khí mạnh mẽ cho việc phê bình nền chính trị và tôn giáo lúc đó. Một số thành viên đã thấy sự tương tự giữa triết học Aristote và triết học Hegel. Một người Hegel trẻ khác, Max Stirner, đã áp dụng sự phê bình Hegel và cho rằng những người theo chủ thuyết vô thần thật sự là những người "ngoan đạo" (trong cuốn Der Einzige und sein Eigenthum). Quan điểm của ông không được đồng tình bởi hầu hết các đồng sự; nhưng dù sao cuốn sách của Stirner là lý do chính để Marx từ bỏ quan điểm của Ludwig Andreas Feuerbach để phát triển các khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Một trong những giáo sư của Marx là Nam tước Westphalen, cha của Jenny von Westphalen, người vợ của Marx sau này. [sửa] Những hoạt động của châu Âu [sửa] Ở London [sửa] Cuộc sống gia đình [sửa] Cuộc sống về già Marx sống trong nghèo khó những năm cuối đời và mất tại London năm 1883. [sửa] Những điều ảnh hưởng đến tư tưởng Marx [sửa] Triết học của Marx Triết học Marx kế thừa những tinh hoa của triết học cổ điển Đức thế kỉ XVIII. Không chỉ kế thừa, Marx đã phát triển những tinh hoa đó và đưa chúng lên một tầm cao mới về chất. Những tiền đề triết học Marx là triết học Duy tâm biện chứng của Hegel và triết học Duy vật siêu hình của Feurbach. Trong triết học của Hegel, Marx đã phát hiện ra và kế thừa "hạt nhân hợp lý" trong vấn đề phương pháp luận triết học, đó là phép biện chứng. Trong triết học của Feurbach, Marx đã tiếp nhận và kế thừa điểm tiến bộ về thế giới quan của Feurbach, đó là thế giới quan Duy vật. Marx cũng nhận ra những hạn chế trong triết học của Hegel, đó là thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình trong triết học của Feurbach. Để sửa chữa những hạn chế trên của Hegel và Feurbach, Marx đã kết hợp những ưu điểm của hai triết học trên để tạo ra triết học của mình, đó là triết học Duy vật biện chứng. Như thế, triết học Duy vật biện chứng không những khắc phục được hạn chế của triết học Duy tâm biện chứng và triết học Duy vật siêu hình mà còn nâng chúng, tức phép biện chứng và thế giới quan duy vật lên một tầm cao mới vĩ đại. Từ thời điểm đó, phép biện chứng đã trở thành phép biện chứng duy vật và thế giới quan duy vật đã trở thành thế giới quan duy vật biện chứng. [sửa] Phê bình chủ nghĩa tư bản Marx đã mất nhiều thời gian trong cuộc đời để nghiên cứu chủ nghĩa Tư bản, tức phương thức sản xuất của thời đại ông đang sống. Marx cho rằng, Chủ nghĩa tư bản, với nền tảng của nó là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê, là hình thức bóc lột cuối cùng trong lịch sử. Một loạt những phê phán đã được ông đưa ra, những phê phán đó đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị vì nó đã đánh trúng vào những hạn chế thuộc về bản chất của phương thức sản xuất Tư bản. Thực sự, những luận điểm Marx đã nêu ra về hạn chế của Chủ nghĩa Tư bản là không thể chối bỏ, không thể thay đổi trong khuôn khổ của Chủ nghĩa Tư bản, của Tự do Tư sản. Để khắc phục những hạn chế lịch sử của Chủ nghĩa Tư bản, Marx đã đưa ra học thuyết về Cách mạng vô sản và Cách mạng Cộng sản. . " ;Các Mác& quot;; sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Đức – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn) là nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách. bởi hầu hết các đồng sự; nhưng dù sao cuốn sách của Stirner là lý do chính để Marx từ bỏ quan điểm của Ludwig Andreas Feuerbach để phát triển các khái niệm

Ngày đăng: 20/09/2013, 00:10

Xem thêm: Các Mác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w