THAMLUẬN Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học Kính thưa: - Quý vị đại biểu, cùng toàn thể các Thầy cô giáo! Thế giới ngày nay đang chứng kiến những đổi thay ảnh hưởng mạnh mẽ trong mọi hoạt động phát triển kinh tế-xã hội đó là công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Trong Giáo dục đào tạo, CNTT đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.( Thiết bị dạy học không chỉ là thước kẻ, compa, bảng phụ . mà còn là máy tính, máy chiếu….). Năm học 2009-2010 là năm học tiêp tục Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn ngành giáo dục. Hôm nay ,được sự cho phép của Hội nghị tôi xin được thamluận với chủ đề : Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học . Kính thưa quý vị! Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học + Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. +Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều tới khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta biết vận dụng linh hoạt việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “nhấp chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện nội dung của bài giảng với những hình ảnh âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có thời gian đặt nhiều các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Để thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học, theo tôi mỗi giáo viên cần thực hiện tốt những biện pháp sau: Để xây dựng một kế hoạch bài dạy, mỗi họat động cần có sự thay đổi nhiều hình thức tổ chức như nhớ lại kiến thức cũ sau đó là các hoạt động tìm ra kiến thức mới. Các hoạt động chính chủ yếu là hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm để giúp học sinh khám phá. Dạy học cần chú ý phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, giảm sự quyết định, can thiệp của giáo viên, tăng cường tham gia hoạt động của học sinh để tìm tòi phát hiện kiến thức mới.Giáo viên phối hợp nhiều phương pháp dạy học như : hỏi đáp, thảo luận, trò chơi, đóng vai, hợp tác, thực hành, kể chuyện, quan sát, làm thí nghiệm… Để tổ chức hoạt dộng dạy học cho học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, giáo viên cần nắm mục tiêu môn học, phương pháp, cách định hướng và phương tiện truyền đạt để có kết quả tốt nhất. Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh rất say mê hình ảnh, nhất là những hình ảnh mang tính thiết thực. Trong giờ dạy để tránh sự nhàm chán, giáo viên cần phải phối hợp nhiều hình thức tổ chức như: cá nhân, nhóm, lớp… Nếu như tranh ảnh ở sách giáo khoa, tranh cổ động chưa phản ảnh hết mức độ thật thì việc trình chiếu một đoạn phim sẽ trực quan sinh động rõ nét nhất các hoạt động, sự phát triển, sự biến đổi….Để hướng học sinh hoạt động tích cực, người giáo viên luôn đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt học sinh qua từng đoạn phim, thước phim tư liệu để các em hiểu nó một cách triệt để nhất. Phim minh họa càng phù hợp với nội dung bài học và thực tế khách quan thì càng khơi gợi hứng thú học tập cho các em (ví dụ: Khi dạy bài “ Cây con mọc lên từ hạt”- ta trình chiếu đoạn phim cây con đang nẩy mầm, xòe lá… Học sinh sẽ rất hào hứng, bị cuốn hút và các em sẽ hình dung rõ hơn quá trình phát triển từ hạt thành cây). Một lợi thế khác ở việc trình chiếu qua phim là chúng ta có thể tạo, lựa chọn một số âm thanh vui tai hoặc một số hoạt động mà ở hình ảnh ta không thể có được (Ví dụ: Khi dạy bài “Sự sinh sản và nuôi con của chim”- ta lồng vào một đoạn phim khi chim con chào đời, chim mẹ móm mồi cho con. Tiếng chiêm chiếp của chim con khi đòi ăn chính là những âm thanh tạo cho tiết học vui tươi hơn, tiết học sẽ đạt hiệu quả hơn. ) Khi dạy khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó HS khó hình dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thực hiện khái niệm trên một cách trực quan hơn. Hay ta có thể mô phỏng minh hoạ nhiều quá trình, hiện tượng trong xã hội và trong con người mà không thể quan sát trực tiếp được trong điều kiện nhà trường; không thể hoặc khó có thể thực hiện được ở phương tiện khác. Khi dạy đến các bài nói về tác hại của những chất cháy nổ, sự nguy hiểm khi sử dụng một số vật dụng có điện trong gia đình thì qua phim ảnh học sinh sẽ thấy rõ những hậu quả để từ đó có ý thức trong việc sử dụng cho an toàn (Ví dụ: Khi dạy bài “An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”- ta có thể chèn vào vài đoạn phim nói về những tai nạn do điện, các em sẽ thấy rõ được tác hại của chúng mà sử dụng cho an toàn . ) Tất cả ảnh động, những thước phim tư liệu,…chúng ta có thể tìm thấy trên mạng hoặc ta có thể dùng máy chụp hình, quay phim trợ giúp… Nhưng trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý: nếu sử dụng quá nhiều phim ảnh minh họa, giờ dạy sẽ bị “loãng”, học sinh chỉ chú ý đến tranh ảnh… khó đi vào trọng tâm bài học. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong dạy học trong nhà trường hiện nay có những ưu điểm và hạn chế sau Ưu điểm: - CNTT có thể thực hiện được các thí nghiệm ảo, mô phỏng đoạn phim về sự hình thành, phát triển, các hoạt động . mà giáo viên không thể thực hiện ở trên lớp. - CNTT có thể thực hiện hỗ trợ, chuẩn hoá các bài giảng mẫu đặc biệt những phần khó giảng. - CNTT đem đến các bài tập trắc nghiệm, trò chơi ô chữ giúp tiết học sôi nổi, HS học không bị thụ động mà chủ động, hứng thú học tập. - Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều lần. - Những hình ảnh vừa tĩnh vừa động lại thêm một chút âm thanh đó là điều luôn tạo cho học sinh sự hứng khởi, tò mò, sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập ở lớp. Hạn chế: - Soạn, chuẩn bị một tiết dạy mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi có đầy đủ các thiết bị công nghệ cần thiết. - Phải đảm bảo có “ điện” thì tiết dạy mới có thể ứng dụng được CNTT ( trong khi đó hiện tượng mất điện không báo trước thường diễn ra phổ biến - Trình độ về kĩ thuật soạn thảo một GAĐT của GV còn hạn chế. - Điều kiện CSVC của Trường lớp còn hạn chế, chưa tạo được điều kiện để việc ứng dụng CNTT vào bài dạy đạt hiệu quả cao. - Chưa có chuẩn về thời lượng ứng dụng CNTT vào 1 tiết học, môn học nên việc ứng dụng của giáo viên mang tính tự phát tuỳ theo ý tưởng do đó việc ghi chép của học sinh còn lúng túng. Nhằm đáp ứng tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả cao: 1- Đối với giáo viên Giáo viên cần học tập, tập huấn các lớp soạn giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy cập vào các trang web và là thành viên của diễn đàn bachkim.vn, vào tư liệu giáo dục, giaovien. net, dayvahoc.net,… Thu thập những bài giảng đồng nghiệp để tham khảo từng bước thiết kế bài giảng điện tử để giảng dạy song cần chú ý tránh sự lạm dụng công nghệ thông tin bài giảng mang nặng tính trình chiếu, màu sắc, hiệu ứng . Thành thạo các thao tác cần thiết của việc vận hành máy chiếu có khả năng tự lắp ráp và giảng dạy 2- Đối với nhà trường: Trang bị đầy đủ CSVC trang thiết bị dạy học Bố trí một phòng đa năng chuyên phục vụ tập huấn,giảng dạy các tiết dạy bằng giáo án điện tử Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn từ cấp độ thấp đến cấp độ cao cho CBCC Nối mạng internet tại các phòng làm viẹc, phòng tin học tạo điều kiện cho CBCC tiếp cận mạng từ đó có điều kiện cập nhật và thu thập thông tin làm giàu vốn kiến thức Trường cần có thư viện “Giáo án điện tử” để giáo viên được tham khảo, trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những cách làm hay. 2- Đối với PGD +Tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng CNTT + Bố trí GV chuyên sâu về CNTT phụ trách giảng dạy tin học Kính thưa quý vị Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cốt lỏi để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi mỗi thầy cô giáo không ngừng đầu tư nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp bằng sự tâm niệm “Xem sự học là con thuyền vượt thác ,chỉ có thể băng lên phía trước không có điểm dừng” Học cho chính bản thân mình, cho tương lai, cho sự khát khao vì cống hiến đất nước. Đó là khát vọng đẹp cho những ai đang đi trên con đương mang tên trí thức. Thưa Hội nghị! Trên đây là những suy nghĩ, những khát vọng của đội ngũ. Kính mong lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo PGD quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt để đội ngũ sớm tiếp cận và ứng dụng CNTT vào dạy học đạt kết quả. . THAM LUẬN Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học Kính thưa: - Quý vị đại. cho toàn ngành giáo dục. Hôm nay ,được sự cho phép của Hội nghị tôi xin được tham luận với chủ đề : Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học . Kính thưa