---HÀ VIỆT ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CAM V2 TẠI HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Trang 1-HÀ VIỆT ANH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CAM V2 TẠI HUYỆN BẢO YÊN
TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên - 2019
Trang 2-HÀ VIỆT ANH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CAM V2 TẠI HUYỆN BẢO YÊN
TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Trung Dũng
Thái Nguyên - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả công bố trong luận văn hoàntoàn trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào Các thông tintrích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc
Ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Hà Việt Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Dương Trung
Dũng là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nônghọc, Phòng Đào tạo cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trìnhcao học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, toàn thể gia đình, bạn bè,đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoànthànhluận văn này, xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóaluận được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hà Việt Anh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phân bón hữu cơ vi sinh 4
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng 4
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới và Việt Nam 5
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới 5
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trong nước 8
1.3 Giống cam V2 12
1.4 Các nghiên cứu về phân bón đối với cây có múi 13
1.5 Nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh trên cây có múi và cam 19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 24
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 24
2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 25
2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 27
2.4 Biện pháp kĩ thuật áp dụng cho thí nghiệm 30
2.5 Phương pháp xử lý số liệu và tính toán 31
Trang 6Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, pháttriển và sâu bệnh hại giống cam V2 323.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng giốngcam V2 323.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến phát sinh đợt lộcgiống cam V2 353.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến thời điểm ra hoa và
tỷ lệ đậu quả của cam V2 363.1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến các các yếu tố cấuthành năng suất và năng suất cam V2 383.1.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến chất lượng
quả cam V2 403.1.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến mức độ nhiễm sâubệnh hại cam V2 413.1.7 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh chogiống cam V2 443.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến năng suất, chất lượnggiống cam V2 453.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến ra hoa giống cam V2 453.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến tình hình ra hoa đậu quảgiống cam V2 473.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến tốc độ tăng trưởng quảgiống cam V2 483.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến các yếu tố cấu thànhnăng suất và năng suất giống cam V2 503.2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến chất lượng quả giốngcam V2 52
Trang 7Tỷ lệ chất khô 53
3.2.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến tình hình nhiễm sâu bệnh hại cam V2 54
3.2.7 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân vi lượng cho giống cam V2 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
1 Kết luận 58
2 Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất cây cam trên thế giới từ 2015 - 2017 6
Bảng 1.2 Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2017 7
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất cam ở nước ta giai đoạn 2013 -2017 9
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của phân HCVS đến sinh trưởng của cây cam V2 33
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của phân HCVS đến phát sinh đợt lộc xuân của cam V2 35
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của phân HCVS đến ra hoa, đậu quả của giống cam V2 trồng tại Lào Cai 37
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của phân HCVS đến yếu tố cấu thành năng suất 38
và năng suất của giống cam V2 trồng tại Lào Cai 38
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của phân HCVS đến chất lượng quả cam V2 40
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của phân HCVS đến sâu hại cam V2 41
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của phân HCVS đến bệnh hại cam V2 43
Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh cho giống cam V2 44
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến thời gian ra hoa của cam V2 46
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến tỷ lệ đậu quả ổn định của giống cam V2 tại Lào Cai 47
Bảng 3.11 Tốc độ tăng trưởng quả của giống cam V2 năm 2018 tại Lào Cai 49
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến yếu tố cấu thành năng suất 51
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến một số chỉ tiêu chất lượng quả giống cam V2 tại Lào Cai 53
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến sâu hại cam V2 54
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của phân vi lượng đến bệnh hại cam V2 55
Bảng 3.16 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại phân vi lượng cho giống cam V2 trồng tại Lào Cai 56
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng đường kính quả của cam V2 năm 2018 50tại Lào Cai 50Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao quả của cam V2 năm 2018
tại Lào Cai 50Hình 3.3: Năng suất thực thu của các loại phân vi lượng khác nhau trên giốngcam V2 tại Lào Cai 52
Trang 10HCHC : Hữu cơ vi sinh
NSTB : Năng suất trung bình
PTNT : Phát triển nông thôn
TB : Trung bình
TG : Thời gian
TT : Thứ tự
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi phun phân qua lá dạng hòa tan cho cây trồng nói chung và cây cómúi nói riêng, lá cây sẽ hấp thụ hết 95% lượng phân, vì vậy việc cung cấp cácchất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệuquả rất cao, có thể nói cao gấp 8-10 lần so với cung cấp dinh dưỡng qua đất.Ngoài ra, khi nghiên cứu tác dụng của một số loại phân bón lá Komix, Thiênnông, Pomior cũng đã cho kết quả tốt trên một số loại cây ăn quả: hạn chếrụng quả non, góp phần làm tăng năng suất đồng thời không gây ảnh hưởngđến chất lượng và mẫu mã quả
Hiện nay nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thay thế phân hóahọc ngày càng tăng, về lâu dài sẽ dần trả lại độ phì nhiêu cho đất như làmtăng lượng phospho và Kali dễ tan trong đất canh tác; cải tạo, giữ độ bền củađất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chấtkhác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra Việc sửdụng phân bón hữu cơ vi sinh có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môitrường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm
do lạm dụng phân bón hoá học
Cam V2 là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, khángbệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phíaBắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3 năm sau Cây sinh trưởng phát triển tốt,phân cành đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao Quả gần như khônghạt (từ 0 đến 6 hạt, trung bình 4,5 hạt/quả trong điều kiện trồng xen), trongkhi giống cam Xã Đoài trung bình 19,6 hạt/quả Quả dễ bảo quản và bảo quảnđược lâu trên cây, thành phần và chất lượng nước quả tuyệt hảo Quả to trungbình (190,0 - 250,0 gr/quả), có thể lưu giữ trên cây lâu mà không bị giảm chấtlượng, vỏ quả mỏng, vàng đẹp với độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng
Trang 12ươm, số múi trung bình trên quả là 11, hàm lượng nước cao, tỷ lệ xơ thấp,chất lượng thơm, ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm,nấm đen gốc, khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước.
Thực hiện dự án cải tạo vườn tạp, phát triển cây ăn quả có múi củahuyện Bảo Yên, diện tích cây cam V2 trồng tại Bảo Yên là 25 ha (tính đếntháng 12 năm 2016) Cây cam V2 được trồng tại địa phương với mục đích tạothành vùng phát triển cây cam hàng hóa, góp phần xóa đói, giảm nghèo bềnvững, từng bước nâng cao thu nhập cho nhân dân Tuy nhiên, quy trình trồng
và chăm sóc giống cam V2 tại Bảo Yên chưa cụ thể đặc biệt là phân bón Các
hộ trồng cam chăm sóc theo kinh nghiệm và mức phân bón theo khả năng đầu
tư của từng hộ Loại phân bón sử dụng cũng rất đa dạng
Để nâng cao hiệu quả cây trồng, bổ sung kỹ thuật chăm sóc khi triểnkhai nhân rộng phục vụ sản xuất cây cam V2 tại Bảo Yên - Lào Cai chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp
kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống cam V2 tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào cai”
2 Mục tiêu của đề tài
Xác định được loại phân hữu cơ vi sinh và loại phân vi lượng thích hợp
để giống cam V2 sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất, chất lượng tốt tại xãLương Sơn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học vềảnh hưởng của kỹ thuật bón phân hữu cơ vi sinh và phân vi lượng đến sinhtrưởng, phát triển, năng suất, chất lượng giống cam V2 tại huyện Bảo Yên,tỉnh Lào Cai
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật bón phân hữu cơ vi sinh nhằm nâng cao
Trang 13năng suất, chất lượng của giống cam V2 trong thời gian tới tại địa phương.
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng nghiên cứuquy luật sinh trưởng, phát triển của cây và làm nền tảng cho những thí nghiệmkhoa học về cây ăn quả nói chung và cây cam V2 nói riêng
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề
tài
1.1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu phân bón hữu cơ vi sinh
Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái, trong chu kỳ sống một năm,cam thường ra 4 đợt lộc (lộc Xuân, Hè, Thu, Đông) Quá trình ra lộc ở camliên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm và khả năng điều chỉnhcân đối giữa bộ phân dưới mặt đất và bộ phận trên mặt đất, quá trình ra lộcnăm nay sẽ là tiền đề cho sự ra hoa kết quả năm sau (Đào Thanh Vân và cs,2000) Nếu có các biện pháp kỹ thuật hợp lý để điều chỉnh quá trình ra lộc sẽhạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành
mẹ của cành quả năm sau, hạn chế sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năngsuất, chất lượng của cam Từ cơ sở khoa học này, việc nghiên cứu quá trình ra
lộc, mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm nhằm có thêm thông tin cơ bản,
tiền đề của các biện pháp kỹ thuật là cần thiết
Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiênhàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng.Chính vì thế việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rấtcần thiết (Đỗ Đình Ca và cs, 2005) Nghiên cứu cải tiến các phương phápphun bón phân cho cây trồng đã được thực hiện nhiều năm trên nhiều loại câytrồng Phân bón qua lá cung cấp nhanh, kịp thời các chất dinh dưỡng đalượng, vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởngsinh thực của cây, đặc biệt là thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, cần tập trung dinhdưỡng để tạo hoa, nuôi quả
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng
Cùng với việc sử dụng phân bón, sử dụng chất kích thích sinh trưởng làmột biện pháp kĩ thuật tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Chất
Trang 15điều tiết sinh trưởng ngày nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong trồngtrọt như là một phương tiện điều chỉnh hóa học rất quan trọng đối với nhiềuloại đối tượng cây trồng Các ứng dụng như kích thích nhanh sinh trưởng củacây, sự ra hoa của cây, tăng tỷ lệ đậu quả và tạo quả không hạt,… Quả đượchình thành sau khi xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh sau đó hợp tử phát triểnthành phôi Phôi sinh trưởng là trung tâm sinh ra các chất kích thích sinhtrưởng có bản chất auxin và gibberellin Các chất này khuyếch tán vào bầu vàkích thích sự lớn lên của quả Vì vậy, nếu không có quá trình thụ phấn, thụtinh thì hầu hết hoa sẽ rụng Trong số các hoocmon sinh trưởng thìGibberellin axít (GA3) có ảnh hưởng lớn, quan trọng đối với các hoạt độngsinh lý của cây Vai trò sinh lý quan trọng của Gibberellin đối với cây trồngnói chung là kích thích sự giãn tế bào theo chiều dọc, giúp kích thích sự sinhtrưởng kéo dài của các cơ quan, kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, ảnhhưởng đến phân hoá giới tính của các cơ quan sinh sản (ức chế sự phát triểnhoa cái, kích thích sự phát triển hoa đực), kích thích sự sinh trưởng của quả(Võ Tá Phong, 2004).
Việc sử dụng phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng trên cơ sở chămsóc tốt đã được khẳng định qua nghiên cứu của các nhà khoa học trong vàngoài nước từ đó làm tăng năng suất và chất lượng quả cam Sành
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới
Trên thế giới có khoảng 140 nước sản xuất cây ăn quả có múi Tuynhiên, hầu hết sản lượng lại tập trung theo những vùng nhất định Hiện nay có
3 nước sản xuất quả có múi lớn nhất thế giới là Braxin, Mỹ và Trung Quốc,chiếm khoảng 60% tổng sản lượng quả có múi toàn cầu (Nguyễn Quang Hân,2016) Các thống kê về thị trường tiêu thụ quả tươi cũng cho thấy khoảng60% sản lượng quả có múi được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, 40% còn lại làđưa vào chế biến Sao Paulo (Braxin) và Florida (Mỹ) là 2 vùng sản xuất cam
Trang 16chủ lực, chiếm khoảng 90% sản lượng nước cam toàn cầu Braxin là nướcxuất khẩu quả có múi lớn nhất, chiếm 20% tổng sản lượng quả có múi của thếgiới, tiếp theo là Mỹ (14%), Trung Quốc (12%) và Mexico (6%) Quả có múiđược xếp thứ nhất trong số các loại cây ăn quả về giá trị thương mại quốc tế.Quả có múi được tiêu thụ dưới hai phương thức: quả tươi (chủ yếu là cam) vànước quả (chủ yếu là nước cam) (Đào Thanh Vân và cs, 2000).
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2018 sản xuất cam của toàn thếgiới đạt 1.415 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 96 tạ/ha, sản lượng đạt13.590,6 nghìn tấn
Theo số liệu thống kê của FAO, từ năm 2015 đến năm 2017 diện tíchtrồng cam trên thế giới tăng qua các năm Từ 1.376,8 nghìn ha (năm 2015) lên1.415,6 nghìn ha (năm 2017) tăng 42,9 nghìn ha Bên cạnh đó, năng suất vàsản lượng cam tăng nhưng không liên tục theo các năm Sản lượng tăng từ13.062,8 nghìn tấn năm 2015 lên 13.590,6 nghìn tấn năm 2017
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất cây cam trên thế giới từ 2015 - 2017
Diện tích trồng cam, năng suất và sản lượng tăng dần qua các năm là
do người dân đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, nănglực kĩ thuật của người dân được nâng cao, từ đó nâng cao được hiệu quả kinh
tế khi trồng cây cam
Trang 17Bảng 1.2 Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2017
Mỹ (30.954,4 nghìn tấn), chanh, quýt, bưởi đều có sản lượng thấp hơn hẳn
so với cam (bưởi chỉ có 1.571,4 nghìn tấn) Không chỉ dẫn đầu về sản lượngcam mà châu Mỹ còn có sản lượng chanh (hơn 7.329,8 nghìn tấn) cao hơn sovới các châu lục còn lại châu Á đứng thứ 2 về quýt với 26.535,3 nghìn tấn,sản lượng chanh với 6.968,2 nghìn tấn Sản lượng cam thấp nhất là châu
Âu ( chỉ có
6.163,2 nghìn tấn)
Những năm tới đây theo dự đoán sẽ có hai hướng phát triển về nhu cầucam, đầu tiên là sự phát triển về nhu cầu cam sẽ chậm lại Một số nước hiệnnay đang phải đối phó với hai vấn đề trong sản xuất là bệnh loét (cakel) và
hiện tượng biến vàng trên cam (Citrus varriegatet chlorosis), ngoài ra thu
nhập người trồng cam thấp do giá thành không cao nên diện tích trồng mới sẽkhông tăng Hai là xu hướng sử dụng quả cam tươi đối với các quốc gia pháttriển sẽ giảm và công nghiệp chế biến cam sẽ tiếp tục phát triển ở những quốc
Trang 19- Vùng châu Mỹ: các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mexico, CuBa,Costarica, Braxin, Achentina tuy vùng cam châu Mỹ được hình thành muộnhơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòihỏi của nền công nghiệp Hoa Kì đã thúc đẩy ngành cam ở đây phát triển rấtmạnh.
- Vùng châu Á: được khẳng định là quê hương của cam, hầu hết cácnước châu Á đều sản xuất cam Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn còn đang
ở mức thấp, đó là do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước này có những hạnchế nhất định, nghề trồng cam chưa được chú trọng nhiều và đang tồn tại sựpha trộn của kỹ thuật hiện đại như: Nhật Bản, Hàn Quốc và sự canh táctruyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin tình trạng sâu bệnh hạinhiều nghiêm trọng
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trong nước
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại câytrồng trong đó có các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cam
Cam được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được nhiềunhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao,phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước
Từ những năm hoà bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam ởViệt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canhnhư Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng chuyên canhcam lớn của Việt Nam mà nhiều người biết đến
Từ những năm 1960 ở miền Bắc thành lập một loạt các nông trườngquốc doanh, trong đó có rất nhiều các nông trường trồng cam như Sông Lô,Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Sông Con đã hình thành một số vùngtrồng cam chính ở nước ta
Trang 20Bảng 1.3 Tình hình sản xuất cam ở nước ta giai đoạn 2013 -2017
* Các vùng trồng cam chính ở Việt Nam
+ Vùng đồng bằng sông cửu long
C ác tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, CầnThơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí từ 9015’ đến 10030’ vĩ bắc và 1050 đến
106045’ độ kinh đông, địa hình rất bằng phẳng, có độ cao từ 3 - 5m so với mặtnước biển Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và ánh sáng ởvùng này rất phù hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi Lịch sử trồngcam ở đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất cókinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc loại cây ăn quả có múi Cam được trồng chủyếu ở các vùng đất phù sa ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sôngTiền, sông Hậu có nước ngọt quanh năm, nơi đây có tập đoàn giống cam rấtphong phú như: Cam chanh, cam sành, Bưởi, chanh Giấy, quýt (Nguyễn ThịBích Hường, 2017)
Theo Gurdwer, cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xaloại cam mang từ Trung Hoa vào cùng mùa Các giống được ưa chuộng vàtrồng nhiều hiện nay là: cam sành, cam mật, quýt tiều (quýt hồng), quýt siêm,
Trang 21quýt đường, bưởi đường, bưởi năm roi, bưởi long tuyễn năng suất các giống
kể trên ở điều kiện khí hậu, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu long tương đốicao
+ Vùng khu 4 cũ
Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 180 đến 20030’
vĩ độ bắc, trọng điểm trồng cam vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An gồmmột cụm các Nông trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600ha.Các giống cam ở Phủ Quỳ có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối
ổn định Hai giống Sunkiss và Xã Đoài có ưu thế về tiềm năng, năng suất vàsức chống chịu sâu bệnh hại trên cả cây và quả
Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh HàTĩnh Nhân dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi PhúcTrạch, một trong những giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay Ngoài bưởiPhúc Trạch ở vùng này còn có một giống cam rất nổi tiếng đó là cam Bù.Cam Bù có quả to, ngon, màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơcấu cam chín muộn ở nước ta hiện nay Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ láquang hợp tốt và số lượng lá/cây lớn, có tính chịu hạn tốt Cam Bù thườngđược trồng với mật độ cao (600 - 1000 cây/ha) để cho cây chóng giao tán, chephủ đất trống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng núi thấp
+ Vùng miền núi Phía Bắc
Vùng này có các tỉnh trồng cam với diện tích lớn đó là: Tuyên Quang,Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyênvới điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với hai vùng trên, cam được trồng ở cácvùng đất ven sông, suối như: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gâm, Sông Thương,Sông Chảy cam được trồng thành từng khu tập trung 500 ha hoặc trên 1000
ha như ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa
- Tuyên Quang, Bắc Quang - Hà Giang, tại những vùng này cam trở thành thunhập chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loạicây trồng khác trên cùng loại đất Do loại hình sinh thái phong phú dẫn đến có
Trang 22nhiều loại cam, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giốngcam đa dạng
Khu vực huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang hiện nay là một vùng sảnsuất cam lớn của miền bắc với giống cam sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp,cung cấp một lượng cam lớn cho miền Bắc vào dịp tết và sau tết
Người ta tiến hành phân tích khí hậu vùng Bắc Quang, so sánh với cácvùng trồng cam lớn ở miền Bắc trước đây như Phủ Quỳ, Sông Bôi, Bố Hạ vàmột số vùng cam nổi tiếng trên thế giới như Califocnia, Floria Các chỉ tiêuphân tích như chế độ nhiệt, chế độ mưa, ẩm và những điều kiện thời tiết đặcbiệt như: Bão, sương muối, mưa đá và đi đến kết luận rằng vùng này có cácyếu tố thời tiết đặc biệt có lợi cho cam phát triển, các yếu tố khác như: Nhiệt
độ, độ ẩm, lượng mưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh thái và có thể hìnhthành nên vùng trồng cam xuất khẩu Tại Bắc Quang có 4 giống quýt là quýtChum, quýt Chun, quýt Đỏ và quýt Vàng có triển vọng phát triển với thờigian cho năng suất cao, kéo dài và có giá trị thương phẩm cao
Cam của nước ta phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống nổitiếng đặc trưng cho vùng Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam còn gặp nhiềukhó khăn, đó là do điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếpcận thị trường khó khăn, trình độ thâm canh thấp, việc áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình độ dân trí không đồngđều giữa các vùng, công tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm chu đáo,công tác tuyển chọn giống và sản xuất cây giống chất lượng chưa được chútrọng đúng mức
Hàng năm diện tích và sản lượng cam ở nước ta tăng nhanh nhưng năngsuất còn khá khiêm tốn do điều kiện khí hậu thời tiết, do kỹ thuật chưa được
áp dụng v.v Theo kết quả điều tra của Nguyễn Minh Châu, Lê Thị ThuHồng thì năng suất cam chanh là 105 tạ/ha; quýt 87 tạ/ha; chanh 88 tạ/ha;bưởi 74 tạ/ha; Tuy nhiên cá biệt có trang trại đạt năng suất cam chanh 237 tạ/
Trang 24triệu đồng, quýt 54,6 triệu đồng, chanh 43,7 triệu đồng, bưởi 21 triệu đồng.Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lớn nhất toàn quốc nhưng năng suấtcòn quá thấp so với năng suất của nhiều nước trồng cam trên thế giới (từ 20 -
40 tạ/ha) Tuy nhiên cũng có năng suất điển hình như ở Phủ Quỳ đạt 400 - 500tạ/ha
Phát triển cam ở nước ta phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước làchủ yếu và một phần dùng cho xuất khẩu Hiện nay với khoảng 60 triệu dânsống ở các thành phố, thị xã, thị trấn, mức tiêu thụ quả đang có xu hướng tănglên Điều tra tiêu dùng riêng về quả ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh năm 2000 đã lên tới 700 nghìn tấn quả tươi các loại được tiêu thụ trongnăm
Tập quán tiêu thụ quả của nhân dân ta từ xưa đã thành truyền thống.Quả là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân đô thị Trong các ngày giỗ chạp,ngày hội, ngày tết, thăm hỏi lẫn nhau nhân dân cũng dùng đến quả tươi, vớimức sản xuất hiện tại mới đạt 48 kg quả các loại bình quân cho một đầungười/năm (kể cả hơn 1-1,5 vạn tấn quả có múi nhập từ Trung Quốc vào ViệtNam theo số liệu của tổng cục Hải Quan)
1.3 Giống cam V2
Giống cam V2 được Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo từ giốngValencia Olinda, giống được làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năngsuất cao hơn so với giống gốc; được Bộ NN - PTNT công nhận là giống chínhthức (Đỗ Năng Vịnh, 2010) Cam V2 là giống cam ngọt và chín muộn, camV2 có khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt Cây sinh trưởng và phát triểntốt, phân cành tương đối đều, cây cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao,Quả cam V2 dễ bảo quản và bảo quản được lâu trên cây, thành phần và chấtlượng nước quả tuyệt hảo Quả to trung bình (190,0 - 250,0 gr/quả), có thể đểtrên cây lâu mà không làm giảm chất lượng, vỏ quả mỏng, có màu vàng đẹpvới độ dày trung bình 3,0 mm, lõi quả vàng ươm, số múi trung bình trên quả
là 11 múi, hàm lượng nước cao, tỷ lệ chất xơ trong quả thấp, chất lượng thơm,
Trang 25ngọt đậm, ít hạt, khả năng kháng bệnh (bệnh loét, chảy gôm, nấm đen gốc,khô cành) tốt hơn so với các giống hiện có trong nước.
Đoàn Nhân Ái và Thái Thị Thanh Trà, 2017 đã đánh giá các đặc điểmsinh trưởng và phát triển của giống cam V2 tại huyện Nam Đông, tỉnh ThừaThiên - Huế cho rằng: Cam V2 ra hoa 2 đợt và thời gian ra hoa kéo dài 27ngày Thời kỳ phát triển trái kéo dài gần 7 tháng Cam V2 chín muộn (10/10 -25/11) Thời gian thu hoạch cam V2 kéo dài trên 90 ngày, từ đầu tháng 11 đếntháng 2 năm sau Năng suất cam V2 năm thứ 5 đạt từ 10,75 - 12,5tấn/ha.Chất lượng: Trái cam V2 to và nặng (242 g/trái), ít hạt (3,3 hạt/trái)
1.4 Các nghiên cứu về phân bón đối với cây có múi
*Phân hữu cơ
Nghiên cứu của Võ Thị Gương và cs (2004) trên nhiều vườn trồng câycam có tuổi liếp khác nhau cho thấy các liếp vườn trên 20 năm tuổi có pH đấtthấp, hàm lượng chất hữu cơ rất thấp, N tổng số nghèo, N hữu cơ dễ phânhủy, N hữu dụng, cation trao đổi như Mg, Ca và độ bão hòa base đều rất thấp
so với các liếp vườn 7 năm tuổi Mật số nấm và vi khuẩn giảm thấp trong cácliếp vườn 20 năm tuổi cũng cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong đất bị suygiảm Sự nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất sẽ làm cho sự sinh trưởng và pháttriển của cây trồng bị giới hạn, điều này dẫn đến năng suất kém
Kết quả thí nghiệm của Lâm Phúc Hải (2012) trên quýt Đường ở tỉnhHậu Giang cho thấy nghiệm thức có bón bả bùn+bả mía (tỷ lệ 3:1) kết hợpvới nấm Trichoderma đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứngkhông bón Mặc dù ở nghiệm thức đối chứng không phải tốn chi phí mua bãbùn, bã mía, nấm Trichoderma, công vận chuyển và công bón nhưng có lợinhuận thấp hơn nghiệm thức có bón 30 tấn/ha bã bùn+bã mía là 67.180 đồng/cây Thí nghiệm này được tiếp tục theo dõi qua năm thứ hai để đánh giá ảnhhưởng lưu tồn của bã bùn+bã mía, và kết quả cho thấy bã bùn+bã mía vẫn
Trang 26còn tác dụng tốt trên cây quýt Đường đến năm thứ hai (Đào Thị HươngGiang, 2012).
Theo Nguyễn Minh Châu, (1997) với cây ăn có múi, để tạo ra 1 tấn quả
sẽ lấy đi của đất 1,18 đến 1,29 kg N; 0,2 đến 0,27 kg P205; 2,06 đến 2,61 kg
K2O và 0,97 đến 1,04 kg MgO, ngoài ra còn một lượng nhỏ các nguyên tố vilượng Do vậy, để cây bưởi có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt cần phải
bổ xung phân bón thường xuyên nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng
Các tác giả Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu, (2003) nghiên cứuhiệu quả của một số loại phân bón cho bưởi Năm Roi cho thấy: Bón phân hữu
cơ đã cải thiện độ chua, làm tăng dinh dưỡng của đất, tăng phẩm chất trái sautồn trữ 30 ngày
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân và kali đến năngsuất và phẩm chất bưởi Đường Lá Cam tại Vĩnh Cửu - Đồng Nai các tác giảHuỳnh Ngọc Tư và Bùi Xuân Khôi, (2005) cho thấy: khi bón 800 g N +500 g
P2O5 + 700 g K2O/cây/năm cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân trên câybưởi Phúc Trạch của tác giả Võ Tá Phong, (2004) chỉ ra rằng: Các công thứcphun phân bón lá Super 900, đạm Humic, Agriconic, Futonic và bón phântheo quy trình thâm canh của Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm Hà Tĩnh
có tác dụng rõ trong việc nâng cao khả năng sinh trưởng của cây, nhưng tỷ lệđậu quả rất thấp và không có sai khác so đối chứng
Đỗ Đình Ca và cộng sự (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón,tưới nước đến khả năng ra hoa, đậu quả của bưởi Phúc Trạch từ 2003 - 2004cho thấy: bón 800g N + 400g P2O5 + 600g K2O + phun phân bón lá Grown ba
lá xanh cho năng suất cao nhất, biện pháp tưới nước có ảnh hưởng tốt tới khảnăng sinh trưởng nhưng tác dụng nâng cao tỷ lệ đậu quả, năng suất chưa rõ
Bón phân cho cây bưởi Phúc Trạch với lượng bón 1,08 kg urê + 1,47
kg superlân + 0,66 kg Kaliclorua + 1,5 kg vôi làm 3 lần (sau thu hoạch, ra
Trang 27hoa, phát triển quả) có tác dụng rõ tới sinh trưởng nhưng tỷ lệ đậu quả thấp vàkhông có sự khác biệt so với đối chứng (Ngô Thừa Lộc, 2007).
*Phân khoáng
Các nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi nói chung
và bưởi nói riêng ở một số quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng, nguyên tốdinh dưỡng kali có ảnh hưởng tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển củacây cũng như năng suất, chất lượng quả Thiếu kali trong thời gian ngắn
sẽ làm quả phát triển chậm, quả nhỏ, thô, phẩm chất kém (Davies F.S.,1986; Davies F.S and Albrigo L G., 1994)
Theo H Harold Hum (1957) số lượng đạm và kali trong quả khôngngừng tăng lên đến khi quả lớn và chín, còn lân và magiê cũng tăng nhưng chỉtăng đến khi quả lớn bằng nửa (1/2) mức lớn nhất sau đó không đổi, canxităng đến 1/3 giai đoạn đầu tiên Tỷ lệ: đạm, lân, kali ở nhiều loại quả có múithay đổi ít, thường là N: P2O5: K2O = 3: 1: 4
Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệuchứng gì, thiếu trong thời gian dài, lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa cácgân lá bị mất diệp lục và sau đó có các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng đầuđọt bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém.Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều mẫn cảmvới clorua quá cao Kali-magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì có 10%MgO cùng với 30% K2O
Theo một số tác giả nghiên cứu tại Pháp với năng suât 20 tấn quả/hacam lấy từ đất 50 kgN, 15kgP2O5 và 50kg K2O Theo Chapman (1968) thìtrong 18 tấn quả cam đã lấy từ đất 21kgN, 5kg phosphorus, 41kg Kali, 19kgCalcium, 3,5kg Mg, 2,3kg Sulfua, 45g B, 50g Fe, 90g Cu, 13g Mn và 13g Zn.Theo Tandon (1987) cũng báo cáo rằng trong 30 tấn quả có: 100kg N, 60kg
P2O5 350kg K2O, 40kg MgO và 30kg S (Vũ Công Hậu, 1996)
* Phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
Cây trồng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây phần lớn qua bộ rễ, tuy nhiênhàm lượng dinh dưỡng trong đất là không đủ, đặc biệt là các yếu tố vi lượng.Chính vì thế, việc phun phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây là rấtcần thiết
Phân bón lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ cácchất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng, nhằm cung cấp kịpthời cho cây Mỗi chất có vai trò khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu câytrồng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm
rõ rệt
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạnghòa tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân Vì vậy việc cung cấp cácchất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệuquả rất cao, có thể nói cao gấp 8 - 10 lần so với cung cấp vào đất Ngoài tácdụng bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón lá còn tăngcường khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi khácnhư nóng, lạnh, khô, hạn Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón lá phụ thuộc vàocác giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, loại phân, nồng độphân, liều lượng và thời gian sử dụng
Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồngngăn ngừa được các loại bệnh hại trên cây ngay cả trong giai đoạn cây đangsinh trưởng Phân bón lá ngoài cùng cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có bổsung thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rãi trong việc trồng cây ăn quả,đặc biệt là họ cây cam Do vậy, việc sử dụng các dạng phân bón lá cho câycam là rất cần thiết
- Các chất điều tiết sinh trưởng có vai trò quan trọng trong việc điềuchỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của cây trồng.Căn cứ vào hoạt tính sinh lý của các chất điều tiết sinh trưởng, các nhà khoahọc đã phân thành 2 nhóm chất là các chất kích thích sinh trưởng và các chất
ức chế sinh trưởng Các chất kích thích sinh trưởng như GA3, IAA, IBA… có
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
tác dụng kéo dài chiều cao cây, kéo dài chiều dài cành hoa, tăng số cànhnhánh, tăng kích thước hoa Các chất ức chế sinh trưởng như CCC, B9,MH… có tác dụng giảm chiều cao cây nhưng làm tăng đường kính thân Vìvậy, chất điều tiết sinh trưởng thực vật ngày càng được ứng dụng rộng rãitrong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất cây ăn quả nói riêng
- Chất kích thích sinh trưởng có vai trò:
+ Xúc tiến sự nảy mầm của củ giống và hạt giống: sự ngủ nghỉ của hạt
và củ giống được quyết định bởi cân bằng ABA/GA3 Do đó có thể thay đổicân bằng này có lợi cho sự nảy mầm bằng cách giảm ABA hoặc tăng GA3
+ Điều khiển sự ra hoa: sự ra hoa của cây trồng nói chung và cây ănquả nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, tương quansinh trưởng, phát triển, hàm lượng các chất điều tiết sinh trưởng… xét chocùng thì các ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: ánh sáng, độ ẩm vànhiệt độ không khí đều ảnh hưởng đến các vật chất xúc tiến ra hoa của cây.Trong đó các phytohoocmon đóng vai trò rất quan trọng
+ GA3 có tác dụng tăng trưởng tế bào theo chiều dọc của cây và lá,kích thích hạt hoặc củ nẩy mầm đâm chồi sớm, đồng bộ và khỏe hơn GA3cũng có hiệu quả tăng chiều cao đối với gốc ghép, có thể dùng với những gốcghép hình tháp GA3 và chất đối kháng với GA3 là CCC được sử dụng rộngrãi để xúc tiến sự ra hoa Chất GA3 có tác dụng kích thích rõ rệt, tăng năngsuất rất cao so với đối chứng Khi chưa nắm được độ mẫn cảm của giống vớiGA3 thì nên dùng ở nồng độ rất thấp và phun làm nhiều lần
+ Quả lớn được là nhờ có sự kích thích của các chất kích thích sinhtrưởng, chất này được tạo ra từ vách múi (với các giống quả đơn tính), hoặc từhạt sau khi hạt hình thành Việc phun thêm chất kích thích sinh trưởng (NAA,IAA, GA3…) cho cây khi đang hình thành quả có thể nâng cao tỷ lệ đậu quảrất tốt
- Phân bón lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ cácchất dinh dưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng, nhằm cung cấp kịp
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
- Phun urê nồng độ 0,3 - 0,5% đối với cây thiếu đạm phản ứng rấtnhanh, sau 3 - 5 ngày có thể thấy lá chuyển màu xanh Tuy nhiên loại ure cónồng độ cao quá nếu dùng sẽ gây độc cho cây do đó trong dung dịch urethường cho thêm vôi hoặc đường sacaroza để giảm độc
- Phun Kali dihydrogen phosphate nồng độ 0,3 - 0,5% có tác dụng thúcđẩy lộc non già chắc, phun vào thời kì phân hóa mầm hoa có tác dụng thúcđẩy phân hóa mầm hoa Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bónphân qua lá dạng hòa tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lượng phân Vì vậyviệc cung cấp các chất dinh dưỡng dạng vi lượng cho cây thông qua lá là việclàm đem lại hiệu quả rất cao có thể nói cao gấp 8 - 10 lần so với cung cấp vàođất Ngoài tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời cho cây, phân bón
lá còn tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnhbất lợi khác như nóng, lạnh, khô, hạn… Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón láphụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trưởng của cây, loạiphân, nồng độ phân, liều lượng và thời gian sử dụng Các loại phân bón lá
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
- Tác giả Hoàng Ngọc Thuận (1994) cho biết phân bón lá dạng phứchữu cơ Pomior là một loại phân tổng hợp có chứa các nguyên tố đa, trung và
vi lượng với 20 axit amin cùng với một số chất điều hòa sinh trưởng Loạiphân này đã được tiến hành thử nghiệm và đạt hiệu quả cao trên nhiều loạicây trồng Đặc biệt một số kết quả thử nghiệm những năm gần đây Pomior đãthể hiện tác dụng xúc tiến rõ rệt đến khả năng sinh trưởng, tăng khả năng rahoa, tăng khả năng đậu quả, tăng trọng lượng và phẩm chất quả trên cây cómúi
Trần Văn Hâu và cs., 2014 đã tìm ra một số biện pháp cải thiện sự đậutrái và hạn chế rụng trái non trên dâu Hạ Châu Phun GA3 ở nồng độ 40 ppmgiai đoạn 10-15 ngày sau khi đậu trái có hiệu quả giảm sự rụng trái non gấp2,5 so với đối chứng
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của KNO3 phunqua lá đến năng suất và phẩm chấ ttrái cam Xoàn tại huyện Phụng Hiệp, tỉnhHậu Giang Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức phun KNO3 0,7% chohiệu quả cao nh ất so với đối chứng, làm tăng kích thước trái (chiều cao trái78,1 mm; đường kính trái 88,4 mm), khối lượng trái (245,6 g) dẫn đến tăngnăng suất (8,05 kg/cây); tăng hàm lượng vitamin(12,6 mg/100 g mẫu), độBrix (9,76 % )(Trần Sỹ Hiếu và cs., 2017)
1.5 Nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh trên cây có múi và cam
Việt Nam được ghi nhận cũng là một trong những địa danh nguồn gốccủa cam quít Việt Nam có điều kiện sinh thái phù hợp đối với cam quít sinhtrưởng, phát triển và cam quít được trồng khắp mọi nơi trong cả nước, chính
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
vì vậy sâu bệnh hại cam quít ở Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng,trong vài chục năm gần đây tình hình sâu bệnh hại đã và đang là mối đe doạ,thách thức nghiêm trọng trong nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về sâu bệnh hạicam quít đều khẳng định bệnh Greening là bệnh nguy hại nhất, gây thiệt hạiđáng kể cho nhiều quốc gia, nhiều vùng Các vùng trồng cam quít ở Việt Nam
đã và đang đối diện về mức độ phổ biến cũng như tác hại do bệnhGreening gây hại Điều tra về bệnh Greening trên cam quít ở Việt Nam đã
có một số công trình công bố như: Nguyễn Thu Cúc ; Lê Xuân Cuộc; HoàngChúng Lằm; Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Danh Cần; Vũ Khắc Nhượng ,vv Các công trình trên đều khẳng định năng suất và chất lượng cam quítphụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó sự giảm thiểu về năng suất và chất lượngkhó khắc phục nhất là do bệnh Greening gây nên
Những công trình nghiên cứu về sâu bệnh hai trong những năm quamới chỉ dừng lại ở từng đối tượng gây hại cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầucủa sản xuất hiện nay Cần có một nghiên cứu đồng bộ, trên cơ sở kế thừa vàkiểm nghiệm các kết quả nghiên cứu trước đây, nhằm xây dựng quy trìnhphòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên cam ở các vùng sản xuất tập trung
1.6 Tình hình nghiên cứu và phát triển cây có múi ở Lào Cai
1.6.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển cây có múi ở Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều vùng tiểu khí hậu nhiệtđới thích hợp cho phát triển cây ăn quả có múi Chính vì vậy, để phát huy lợithế vùng, các địa phương đang tích cực chuyển hướng trồng những loại cây
ăn quả có múi, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giúpngười dân làm giàu bền vững Trong những năm qua, để thực hiện được mụctiêu phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng, tỉnh LàoCai đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao Ngành Nôngnghiệp tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều chương trình, dự án trong lĩnh vực
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
phát triển nông nghiệp, đặc biệt đã quy hoạch và phát triển các vùng trồng cây
ăn quả theo từng vùng sinh thái Tính đến hết năm 2018, diện tích cây ăn quảtrên địa bàn tỉnh khoảng 9.800 ha, sản lượng quả tươi đạt gần 86 nghìntấn/năm (Số liệu thống kê tỉnh Lào Cai, 2018)
Theo khảo sát, các huyện vùng thấp như Bảo Thắng, Bảo Yên, VănBàn, thành phố Lào Cai có vùng thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp với trồngcây ăn quả, nhất là cây có múi Các địa phương này người dân sống tương đốitập trung và có trình độ thâm canh cao, do vậy việc phát triển cây ăn quả chấtlượng tốt, năng suất cao là hướng đi hợp lý, phù hợp với xu thế phát triểnvùng chuyên canh và nền nông nghiệp hữu cơ, tăng thu nhập cho người dân,góp phần đảm bảo tính bền vững của công cuộc xây dựng nông thôn mới hiệnnay
Công tác nghiên cứu, chọn tạo và nhân giống cây ăn quả tại chỗ đượcđầu tư và là vấn đề then chốt, có tính chất quyết định thành công trong việcphát triển mở rộng vùng trồng cây ăn quả có múi Việc tổ chức sản xuất giốngcây ăn quả có múi tại tỉnh sẽ chủ động được nguồn giống, quản lý chất lượngcây giống, giảm chi phí nhập khẩu, sinh trưởng phù hợp điều kiện khí hậu củavùng tạo tiền đề cho nghề trồng cây ăn quả phát triển đạt năng suất, chấtlượng cao, nâng cao đời sống người dân địa phương Chính vì vậy trong côngtác phát triển và nghiên cứu các giống cây trồng mới trong phát triển cây ănquả có múi phục vụ cho sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Trungtâm Giống Nông nghiệp duy trì nguồn vật liệu mới tạo ra các giống cây ănquả có múi như: cam Vinh, cam V2, bưởi Múc… được mở rộng vào sản xuấtđại trà (Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai, 2018)
Mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như tiềm năng vềthị trường, nhưng tỉnh Lào Cai vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng pháttriển cây ăn quả có múi Vì hầu hết diện tích trồng được cây ăn quả có múi làcác khu vực vùng núi, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, còn gặp nhiều
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
khó khăn về kinh tế Vì vậy, khả năng đầu tư cho sản xuất, năng lực và trình
độ canh tác có hạn dẫn đến năng suất và sản lượng còn thấp
Để cây ăn quả có múi phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh, các địaphương cần rà soát lại quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bàn; phát triển sảnxuất hợp lý trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng Tùy theo điều kiện của từngvùng, trước mắt xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị; áp dụngkhoa học kỹ thuật tiên tiến vào canh tác và bảo quản, chú trọng phát triển môhình sản xuất công nghệ cao, công nghệ sạch từ đó hình thành các vùngchuyên canh sản xuất cây ăn quả có múi phù hợp theo điều kiện sinh thái.Tiếp tục huy động sự phối hợp với các Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu đểchuyển giao tiến bộ khoa học về giống, kỹ thuật canh tác… tập trung vàocông nghệ bảo quản, bao bì, chế biến
Những triển vọng mở ra khi trồng cây ăn quả có múi đã dần dần hìnhthành tại Lào Cai, trong thời gian tới việc kết hợp thực hiện nhiều giải phápđồng bộ, cây ăn quả có múi sẽ trở thành một cây mũi nhọn quan trọng trongviệc phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần, nâng cao giátrị thu nhập, góp phần tăng thu nhập cho người dân, xóa đói, giảm nghèo vàtiến tới làm giàu một cách bền vững
1.6.2 Tình hình phát triển cây cam ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Phát triển và cải tạo vùng cây ăn quả được thực hiện tốt, huyện BảoYên hiện có 650 ha, trong đó cây ăn quả có múi 126 ha, (cam 80 ha, bưởi 23
ha, quýt 9 ha, chanh 14 ha) tại các xã Lương Sơn, Bảo Hà, Minh Tân, ViệtTiến, Xuân Hòa, Thị trấn Phố Ràng Do được đầu tư chăm sóc tốt, đúng quytrình kỹ thuật nên năng xuất các loại cây ăn quả tương đối cao, cam bìnhquân trên 60 tạ/ha, bưởi 75 tạ/ha Một số sản phẩm có chất lượng tốt, giá báncao như Cam Vinh tại vườn 15.000đ/kg, bưởi diễn 15.000 - 20.000đ/quả(Phòng nông nghiệp huyện Bảo Yên, 2018)
1.7 Một số kết luận rút từ tổng quan
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
Cây cam được sản xuất chủ yếu ở các nước thuộc châu Á, tập trungnhiều ở Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Việt Nam Tập đoàn cam ởnước ta rất đa dạng với nhiều giống cam chất lượng cao, có triển vọng xuấtkhẩu lớn như: cam sành, cam V2, cam Vinh, Cam Cao Phong… Do nhiềumỗi vùng sinh thái có đặc điểm khác nhau, để cây cam có thể sinh trưởng pháttriển tốt cần có những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng và chămsóc cho từng giống cam khác nhau trên từng tiểu vùng sinh thái
Hiện nay, việc bón phân hữu cơ vi sinh và phun phân vi lượngqua lá,
đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây cómúi nói riêng, người làm vườn thường sử dụng một số loại phân có uy tínnhư: phân vi sinh Quế Lâm, Sông Gianh, Đầu Trâu… hay các loại phân vilượng như Thiên Nông, Đầu Trâu…Tuy nhiên, kết quả thu được phụ thuộcvào từng giống cụ thể, cần thử nghiệm trên giống cam V2 để có những kếtluận về sự ảnh hưởng của chúng tới năng suất, phẩm chất quả Từ những vấn
đề nêu trên, là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu này
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: giống cam V2, 05 tuổi được trồng bằngphương pháp chiết cành Mật độ trồng 450 cây/ ha (4,5 x 5 m) Chủ hộ: NgôHuy Vượng
- Địa điểm nghiên cứu: xã Lương Sơn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.Tọa độ 22° 10′ 47″ N, 104° 29′ 6″ E
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02/2018 đến tháng 12/2018
- Đặc điểm đất nghiên cứu: là loại đất Pheralít màu đỏ vàng phát triểntrên nền đá Gráp điệp thạch mi ca
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
- Phân hữu cơ vi sinh
+ Sông Gianh: Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5: 1,5%; Acid Humic:2,5%; Trung lượng: Ca, Mg, S; Các chủng vi sinh vật hữu ích: 3 × 106 CFU/g
+ Quế Lâm: Hữu cơ =15%, độ ẩm=30%, VSV Cố định đạm: 1*10⁶CFU/g,
+ VSV Phân giải lân: 1*10⁶ CFU/g, VSV phân giải xenlulozo: 1*10⁶ CFU/g
+ Đầu Trâu: Hữu cơ 18%, Nts 2%, P2O5 2%, K2O 1%, CaO 0,05%,MgO 0,15%, B 300ppm, Zn 500 ppm, Cu 300 ppm, độ ẩm 30%
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
+ Gibberellin 50 ppm
2.2 Nội dung nghiên cứu
N ộ i du n g 1 : Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến
sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại giống cam V2
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởnggiống cam V2
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sự phát triển câycam V2
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấuthành năng suất, năng suất
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sâu bệnh hại
N ộ i du n g 2 : Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến năng
suất, chất lượng giống cam V2
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến sự ra hoa, đậu quả
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến các yếu tố cấu thànhnăng suất
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến chất lượng quả
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng đến sâu bệnh hại
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí n g hi ệm 1 : Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh
đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại giống cam V2
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫunhiên hoàn chỉnh (RCBD) Mỗi ô thí nghiệm gồm 05 cây
Nền thí nghiệm: 92N: 144 P2O5 : 92,5 K2O ( 200 kg đạm ure, 800kgsupe lân, 165 kg kali)
Diện tích bón: 1ha (450 cây cam tuổi 5)
Phương pháp bón phân vi sinh: Đào rạch sâu 20 cm xung quanh gốccây theo hình chiếu của tán cam Sau khi bón phân vi sinh lấp đất lại
Thời gian bón: tháng 1/2018
Các công thức thí nghiệm
CT1: 92N: 144 P2O5 : 92,5 K2O +15 tấn phân chuồng (quy trình phânbón) (Đ/c)
CT2: 92N: 144 P2O5 : 92,5 K2O + 1 tấn Phân HCVS Sông Gianh
CT3: 92N: 144 P2O5 : 92,5 K2O + 1 tấn Phân HCVS Quế Lâm
CT4: 92N: 144 P2O5 : 92,5 K2O + 1 tấn Phân HCVS Đầu Trâu
sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng giống cam V2
- Nền thí nghiệm: 92N: 144 P2O5 : 92,5 K2O + 15 tấn phân chuồng (
200 kg đạm ure, 800kg supe lân, 165 kg kali)
- Thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khốingẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) Mỗi ô thí nghiệm là 05 cây
CT1: Không phun (Đ/c)
CT2: Phân vi lượng Thiên Nông
CT3: Phân vi lượng Đầu Trâu 902
CT4: Phân vi lượng KBAC
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin –
ĐHTN ht t p : / / l r c tnu.edu.vn
CT5: Gibberellin 50 ppm
- Thời điểm phun: lần 1: xuất hiện một hoa đầu tiên; lần 2: Sau khi đậuquả 15 ngày
- Liệu lượng phun:
+ phân vi lượng Thiên Nông, Đầu Trâu và KBAC 20gam/20 lít nước.+ Gibberellin 50 ppm: 5 gam Gibberellin pha 100 lít nước
- Cách phun: phun ướt đều 2 mặt lá, hoa và quả
Sơ đồ thí nghiệm
2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
* Đặc điểm hình thái cây:
Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu theo phương pháp 5 cây trên 2 đườngchéo nhau trong ô thí nghiệm
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của tán cây
- Đường kính tán (cm): Đo bằng thước dây, đo 2 hướng Đông – Tây;Nam - Bắc, lấy số liệu trung bình
- Đường kính gốc (cm): Đo bằng thước kẹp palme ở vị trí cách mặt đất 5 cm
* Đặc điểm sinh trưởng cành:
- Thời gian bắt đầu ra lộc: Được tính từ khi có 10 % số cành/cây bậtlộc, tính thời gian (ngày) xuất hiện lộc
- Thời gian lộc ra rộ: Được tính khi 50% số cành/cây bật lộc, tính thờigian (ngày) rộ lộc
- Thời gian kết thúc lộc: Được tính khi trên 80 % số lộc trên cây thànhthục, tính thời gian (ngày) kết thúc ra lộc
- Số lộc: Đếm tất cả số lộc có trên cây