1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 142-1990

6 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 457,41 KB

Nội dung

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 142-1990 quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực của thuốc trừ sâu dùng để phòng trừ sâu đục thân lúa hai chấm Scirpophaga inoertellus (Tryporiza incertulus), sâu đục thân 5 vạch Chilo supperessalis, sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens và những loại sâu đục thân khác thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera ở ruộng lúa nước (lúa sạ, lúa cấy).

Nhóm M TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 142 ­ 90 QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG  HIỆU LỰC PHỊNG TRỪ CÁC LOẠI SÂU ĐỤC THÂN LÚA   CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU 1.  Quy định chung 1.1.  Quy phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ  yếu để  đánh giá hiệu lực của thuốc trừ  sâu dùng để  phòng trừ  sâu đục thân lúa hai chấm   Scirpophaga   inoertellus   (Tryporiza   incertulus),   sâu   đục   thân     vạch   Chilo   supperessalis, sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens và những loại sâu đục thân khác  thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera ở ruộng lúa nước (lúa sạ, lúa cấy) 1.2 Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các điểm nằm trong mạng lưới khảo sát  của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, của các cơ sở nghiên cứu của Trung ương  và địa phương, của các Chi cục Bảo vệ thực vật 1.3 Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố  trí trên những ruộng lúa hàng năm thường bị  sâu  đục thân lúa phá hại. Mọi giống lúa đều có thể dùng để  khảo nghiệm, nhất là các  giống lúa nếp Các điều kiện trồng trọt (Loại đất, phân bón, làm đất, mật độ cấy v.v ) phải đồng   đều trên mọi ơ thí nghiệm và phải phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương 1.4 Các khảo nghiệm trên diện hẹp và rộng có thể  làm lặp lại trong cùng một vụ   ở  các vùng khác nhau có điều kiện ngoại cảnh khác nhau, trong các thời vụ gieo cấy   khác nhau 2.  Phương pháp khảo nghiệm: 2.1 Sắp xếp và bố trí các cơng thức khảo nghiệm: Cơng thức khảo nghiệm, bao gồm 3 nhóm: - Các loại thuốc khác nhau ở các dạng khác nhau, dùng ở những liều lượng khác  nhau, theo các cách dùng khác nhau dự định khảo nghiệm - Các thuốc để  so sánh là loại thuốc đang được dùng phổ  biến ở  địa phương để  Quyết định ban hành số: 348 NN­KHKT/QĐ, ngày 20 tháng 11 năm 1990 của Bộ NN&CNTP trừ sâu đục thân lúa - Cơng thức đối chứng: Khơng xử lý thuốc Trong từng lần nhắc lại của thí nghiệm, những cơng thức này được sắp xếp theo  phương pháp ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp đã được quy định trong thống  kê tốn học Riêng với các thuốc có tác dụng nội hấp và các thuốc dùng để xử lý đất, các ơ cần   có bờ nhỏ bao quanh để ngăn thuốc trừ sâu theo nước tràn sang các ơ lân cận 2.2 Kích thước ơ và số lần nhắc lại: Ruộng thí nghiệm phải bằng phẳng, đồng đều về  độ  sinh trưởng của cây và dễ  điều khiển mực nước trong ruộng Tuỳ theo dạng thuốc (thuốc bột, thuốc hạt, thuốc nước) và cơng cụ rải thuốc (bơm   tay, bơm động cơ) mà các ơ thí nghiệm cần có kích thước thích hợp. Diện tích tối  thiểu là 25m2 Hình dạng ơ: Ơ có dạng vng hay gần vng là thích hợp. Số lần nhắc lại: ít nhất  là 4 lần Những thí nghiệm thăm dò khơng nhất thiết phải bố trí các lần nhắc lại Những thí nghiệm trình diễn cần được bố trí trên các ơ rộng tối thiểu là 360m 2 và  cũng khơng nhất thiết phải có những lần nhắc lại 2.3 Tiến hành rải thuốc: Thuốc phải được rải đều trên tồn cây và trên tồn ơ thí nghiệm Lượng nước phun phải đảm bảo là: 500­600 lít/ha, nếu dùng bơm tay (tuỳ theo giai  đoạn sinh trưởng của cây). Trên những ơ thí nghiệm nhỏ chỉ dùng bơm tay để phun   200­250 lít/ha, nếu dùng bơm động cơ  đeo vai, tuỳ  theo giai đoạn sinh trưởng của  cây. Chỉ  dùng bơm động cơ  đeo vai khi phun trên những ơ thí nghiệm lớn hơn   360m2 Trường hợp trong hướng dẫn sử dụng của một loại thuốc khảo nghiệm nào đó, có   quy định lượng nước cần dùng thì phải phun đúng theo lượng nước này Với thuốc bột hay thuốc hạt, cần rắc đúng lượng đã quy định của từng loại thuốc   cho mỗi đơn vị diện tích Cần phun rải đúng lượng thuốc đã quy định cho mỗi ơ thí nghiệm. Trường hợp   trong khi rải thuốc, do một sai sót nào đó mà lượng thuốc sử dụng trên 1 ơ đã vượt   hoặc hụt q 10% lượng thuốc đã dự kiến thì cần ghi chép lại Cần dùng các cơng cụ  rải thuốc thơng dụng   địa phương. Phải ghi chép đầy đủ  các đặc điểm và tình hình vận hành của cơng cụ rải thuốc cũng như giai đoạn sinh   trưởng lúa vào thời điểm rải thuốc 2.4 Thời điểm rải thuốc: Việc khảo nghiệm được tiến hành trong các thời điểm sâu đục thân phá hại mạnh   trên lúa - Thời kỳ lúa đẻ nhánh: Tiến hành khảo nghiệm thuốc 5­7 ngày sau khi bướm sâu   đục thân ra rộ và mật độ  trứng bình qn đạt 0,5 ổ/m2 hoặc vào lúc trên ruộng  có tỷ lệ dảnh héo khoảng 5% - Thời kỳ lúa sắp trổ: Tiến hành khảo nghiệm thuốc 5­7 ngày sau khi bướm sâu  đục thân ra rộ và mật độ trứng đạt 0,5 ổ/m 2. Trường hợp lứa bướm này kéo dài  với số lượng lớn, cần phun tiếp lần 2, sau lần 1 từ 7­10 ngày. Ngày tháng và số  lần phun thuốc phải được ghi chép đầy đủ Trường hợp trên ruộng khảo nghiệm buộc phải sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại   khác để  phòng trừ  các đối tượng gây hại như  cỏ  dại, các loại sâu bệnh khác vv   thì những thuốc này phải được phun rải đều trên tồn thể  các ơ của ruộng khảo   nghiệm (kể cả các ơ đối chứng) và khơng được phun rải cùng một lúc với các loại  thuốc khác đang khảo nghiệm. Phải ghi chép đầy đủ  các trường hợp nói trên nếu  có 2.5 Quan sát và thu thập số liệu: 2.5.1 Điều tra mật độ ổ trứng sâu đục thân lúa để ấn định thời gian phun thuốc Điều tra vào thời kỳ lúa đẻ  nhánh hoặc vào thời kỳ lúa sắp trổ: Mỗi ơ điều tra 50  khóm lúa (trường hợp lúa cấy) hoặc 5 điểm, mỗi điểm có kích thước 0,5 x 0,4m   (trường hợp lúa gieo vãi) các khóm hoặc các điểm điều tra phải được phân bố đều  trên hai đường chéo của từng ơ, hoặc rải đều trên 2­3 hàng lúa của từng ơ. Các   khóm (hoặc điểm) đều phải cách xa bờ ít nhất là 0,5m Đếm tổng số   ổ  trứng tìm thấy và tính ra mật độ   ổ  trứng trên m 2. Nếu mật độ   ổ  trứng/m2 q thấp hoặc giữa các ơ có sự chênh lệch q lớn về mật độ ổ trứng thì   có thể nhổ cả bụi lúa có ổ trứng ở những ruộng gần ruộng khảo nghiệm, cấy vào   các ơ có ít trứng để  tạo ra sự đồng đều tương đối về  mật độ  sâu non sau này trên  các ơ thí nghiệm. Mật độ  0,5  ổ  trứng/m2 trở  lên là điều kiện thích hợp để  có thể  tiến hành khảo nghiệm (xem điều 2.4) 2.5.2 Điều tra tỷ lệ nõn héo để ấn định thời điểm phun thuốc Điều tra vào thời kỳ lúa đẻ nhánh: Số khóm hoặc điểm điều tra và sự phân bố của  các khóm hoặc điểm điều tra cũng như đã ghi ở điều 2.5.1 Trên các điểm điều tra, đếm tổng số dảnh và số dảnh bị hại do sâu đục thân gây ra,  từ đó tính tỷ lệ dảnh héo của từng ơ. Tỷ  lệ dảnh héo đạt khoảng 5% là điều kiện   thích hợp để có thể tiến hành khảo nghiệm (xem điều 2.4) 2.5.3 Điều tra tỷ lệ dảnh héo và tỷ lệ bơng bạc để đánh giá hiệu lực trừ sâu của thuốc: + Thời điểm quan sát: Quan sát lần 1: Tiến hành ngay trước khi phun thuốc Quan sát lần 2: Nếu việc khảo nghiệm được thực hiện vào thời kỳ  lúa đẻ  thì  việc quan sát tỷ  lệ  dảnh héo được tiến hành 2 tuần sau ngày phun rải thuốc   (trường hợp khảo nghiệm trên lúa gieo sạ) hoặc 2­4 tuần sau ngày rải thuốc   (trường hợp khảo nghiệm trên lúa cấy) Nếu việc khảo nghiệm được thực hiện vào thời kỳ lúa trổ thì việc quan sát bơng  bạc được tiến hành 10 ngày trước khi thu hoạch + Phương pháp quan sát: Điều tra và tính tỷ  lệ  dảnh héo trên 50 khóm/ơ (hoặc 5 điểm /ơ) theo phương   pháp đã ghi ở điều 2.5.1 và 2.5.2 Điều tra bơng bạc: Số  khóm hoặc điểm điều tra và sự  phân bố  của các khóm  hoặc điểm điều tra cũng đã ghi ở điều 2.5.1 Trên các điểm điều tra đếm tổng số  bơng lúa và số  bơng bạc, từ  đó tính tỷ  lệ  bơng bạc từng ơ 2.5.4 Đánh giá các tác động phụ của thuốc: 2.5.4.1. Tác động của thuốc đến cây lúa: Cần quan sát mọi ảnh hưởng tốt xấu (nếu có) của  thuốc đến cây lúa. Những chỉ tiêu nào có thể  đo đếm được như  chiều cao cây, số  dảnh vv  cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này cần theo đúng các phương pháp theo dõi sinh  trưởng của lúa Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ  cháy lá, sự  thay đổi về màu sắc  của lá vv  thì phải đánh giá cho điểm ở phụ lục 1 Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây cần được mơ tả  một cách đầy đủ và tỷ mỉ Tính năng suất lúa khơ trên từng ơ: Gặt lúa trên tồn ơ. Năng suất lúa được tính   bằng kg thóc khơ/ha. Thóc khơ là thóc có hàm lượng thuỷ phần 14% 2.5.4.2. Tác động của thuốc đến sinh vật khác: Ghi chép mọi ảnh hưởng tốt xấu (nếu có)   của thuốc đến sự  xuất hiện của các lồi sâu bệnh khơng thuộc đối tượng khảo  nghiệm cũng như  những sinh vật khơng thuộc đối tượng phòng trừ  (động vật có  ích và động vật hoang dã) 3.  Thu thập, xử lý, báo cáo và cơng bố kết quả: 3.1 Thu thập số liệu: Mọi số liệu đã thu thập được ở các điểm hay mạng lưới khảo nghiệm cần gửi về  Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để xử lý 3.2 Xử lý số liệu: Những số  liệu thu được qua khảo nghiệm phải được xử  lý bằng phương pháp   thống kê thích hợp. Những kết luận của thí nghiệm phải được rút ra từ những kết   quả đã được xử lý bằng các phép tính thống kê đó. Cần gửi cả số liệu thơ đã quan   sát và các phương pháp thống kê đã sử dụng Trường   hợp     địa   phương   chưa   kiểm   tra     kết     khảo   nghiệm     phương pháp thống kê sinh vật thì kèm theo với báo cáo khảo nghiệm, nhất thiết   phải có những bảng biểu ghi chép đầy đủ số liệu thơ đã thu thập được 3.3 Nội dung báo cáo gồm: Tên khảo nghiệm u cầu của khảo nghiệm Điều kiện và phương pháp thí nghiệm ­ ­ ­ ­ Nội dung khảo nghiệm, Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng và giống, Đặc điểm thời tiết ở phụ lục 2, Tình hình sinh trưởng và phát triển của sâu đục thân (giai đoạn phát dục,   mức độ gây hại ) Phương pháp thí nghiệm: ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ Cơng thức thí nghiệm, Phương pháp bố trí thí nghiệm, Số lần nhắc lại, Kích thước ơ thí nghiệm, Dụng cụ phun thuốc, Lượng nước thuốc dùng phun/ ha hoặc lượng thuốc bột, thuốc hạt (kg/ ha) Ngày phun thuốc, Phương   pháp   kiểm   tra     đánh   giá   hiệu         loại   thuốc   khảo   nghiệm Kết quả thí nghiệm: ­ Các bảng số liệu quan sát, ­ Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc, ­ Nhận xét tác động của thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các tác động  khác Kết luận 3.4.  Cơng bố kết quả: Kết quả của các thí nghiệm sau khi đã được xử lý, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực   vật có trách nhiệm tập hợp lại, kết luận hiệu lực của các loại thuốc đó, để  trình   với Bộ. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm căn cứ  vào kết quả khảo sát   này sẽ  quyết định loại thuốc mới sẽ  được bổ  sung vào danh mục thuốc bảo vệ  thực vật ở Việt Nam 4.  Phụ  lục 4.1 Phụ lục 1: Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá bằng mắt: Điểm :   Triệu chứng gây hại hay kích thích:     1    :    Khơng gây hại hay khơng kích thích,     2    :    Có triệu chứng rất nhẹ, khó nhận,     3    :    Triệu chứng nhẹ, có thể nhận ra được,     4    :    Có triệu chứng mạnh lên nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất,     5    :    Có triệu chứng rõ và bắt đầu ảnh hưởng đến năng suất,    6    :    Triệu chứng biểu hiện tăng dần và nặng hơn : Mức độ ảnh hưởng đến năng suất cũng rõ ràng hơn 4. 2.  Phụ lục 2: Đặc điểm thời tiết: Lấy tại trạm khí tượng gần nhất các số liệu về lượng mưa, tính chất của từng cơn  mưa, lượng mưa trung bình hàng ngày (tính bằng mm) nhiệt độ  khơng khí (tối đa,   tối thiểu  và nhiệt độ  trung bình) tính bằng  độ  bách phân trong thời  gian khảo  nghiệm Nếu nơi khảo nghiệm khơng ở gần các trạm khí tượng thì cần ghi tỷ mỉ tình hình   thời tiết lúc tiến hành phun thuốc và các điều kiện thời tiết đặc biệt xảy ra trong   thời gian khảo nghiệm (nắng, hạn, mưa lớn  )   có thể   ảnh hưởng đến kết quả  khảo nghiệm Tình hình mực nước ở trong ruộng, hiện tượng nước chảy tràn bờ, sự sinh sản q  mức của một loại rong, tảo hay hàm lượng q cao của các chất hữu cơ  (nếu có)   có khả năng ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc ./ ... thuốc đến cây lúa. Những chỉ tiêu nào có thể  đo đếm được như  chiều cao cây, số  dảnh vv  cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này cần theo đúng các phương pháp theo dõi sinh ... đục thân ra rộ và mật độ trứng đạt 0,5 ổ/m 2. Trường hợp lứa bướm này kéo dài  với số lượng lớn, cần phun tiếp lần 2, sau lần 1 từ 7 10 ngày. Ngày tháng và số  lần phun thuốc phải được ghi chép đầy đủ Trường hợp trên ruộng khảo nghiệm buộc phải sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại... Nếu việc khảo nghiệm được thực hiện vào thời kỳ lúa trổ thì việc quan sát bơng  bạc được tiến hành 10 ngày trước khi thu hoạch + Phương pháp quan sát: Điều tra và tính tỷ  lệ  dảnh héo trên 50 khóm/ơ (hoặc 5 điểm /ơ) theo phương

Ngày đăng: 08/02/2020, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w