Tác giả Hoàng Vân.Mới

10 805 0
Tác giả Hoàng Vân.Mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoàng Vân Tên thật Lê Văn Ngọ But danh khac Y - Na Ngày sinh 24 tháng 7, 1930 tại Hà Nội Nghề nghiệp Nhạc sĩ Thể loại Nhạc đỏ Tác phẩm nổi tiếng Hò kéo pháo, Tôi là người thợ lò, Người chiến sĩ ấy, Quảng Bình quê ta ơi, Bài ca xây dựng, nguoi chien si ay, Ca sĩ trình bày thành công Trần Khánh Hoàng Vân (sinh ngày 24 tháng 7, 1930) là một nhạc sĩ nhạc đỏ Việt Nam, người được coi là có nhiều nhất sáng tác về các ngành và các bài hát của ông đều trở thành bài truyền thống. Ông nổi tiêég với hàng loạt ca khúc như: Hò kéo pháo, Tôi là người thợ lò, Người chiến sĩ ấy, Quảng Bình quê ta ơi, Bài ca xây dựng . Tiểu sử Ông tên thật là Lê Văn Ngọ, sinh ngày 24 tháng 7, 1930 tại Hà Nội, còn có bút danh là Y - Na (Tức Yêu Ngọc Anh - Ngọc Anh là người bạn đời của ông). Ông sinh ra trong một gia đình Nho học, cha và ông nội đều là nhà nho. Gia đình ông sống ở phố Cầu Gỗ. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I), Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Sau đó ông tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn, và sau đó phụ trách văn nghệ ở Sư doàn 312. Sau 1954, hòa bình lập lại, ông được gửi đi tu nghiệp tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi về nước, ông chỉ huy dàn nhạc đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật, đồng thời tham gia giảng dạy môn sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1989. Từ năm 1963 đến năm 1989, ông là uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam, là trưởng ban sáng tác thanh nhạc và công tác tại Hội cho đến năm 1996. Năm 1975, ông đi thực tập một thời gian tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria. Con trai ông là giáo sư,nhạc trưởng Lê Phi Phi. Con gái ông là Lê Y Linh, đang học tiến sĩ âm nhạc tai Pháp. Hiện tại ông đang sống ở Hà Nội. Ngoài ra ông còn có sở thích viết thư pháp, chơi đồ cổ và đọc sách. Sự nghiệp Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như Chiến thắng Hoà Bình, Tin chiến thắng, Chiến thắng Tây Bắc . Năm 1954, ông sáng tác ca khúc nổi tiếng Hò kéo pháo. Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với hàng loạt ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, chèo, cải lương. Ngoài công việc sáng tác, ông còn tham gia công tác giảng dạy ở Nhạc viện Hà Nội. Học trò ông nhiều người đã thành danh như: An Thuyên, Trương Ngọc Ninh, V ăn Th ành Nho , Phú Quang . Đã xuất bản các sách nhạc: Hai chị em (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1973), 6 ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1980), Ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1986), Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam) kèm theo băng cassette audio. Xuất bản tại nước ngoài: Tổng phổ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc (in tại Cộng hoà Dân chủ Đức và Bulgaria), Hành khúc con voi (Voi kéo gỗ) (Nhà xuất bản Âm nhạc Moscow, Liên Xô). Ông được trao Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000. Ca khúc Hoàng Vân là một nhạc sĩ có nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng như: Hò kéo pháo, Tôi là người thợ lò, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Quảng Bình quê ta ơi, Nổi trống lên rừng núi ơi, Không cho chúng nó thoát, Bài ca giao thông vận tải, Chào anh giải phóng quân - chào mùa xuân đại thắng. Hai chị em, Tiếng cồng giải phóng - tiếng cồng chiến thắng (bút danh Y - Na), Trên đường tiếp vận (bút danh Y - Na), Người chiến sỹ ấy, Guồng nước quay, Ông còn một số sáng tác phổ thơ như: Hát ru (thơ Tố Hữu), Những cánh buồm (thơ Hoàng Trung Thông), Nhớ (thơ Nguyễn Đ ình Thi ), Bài ca người thủy thủ (thơ Mai Nam, tức Hà Nhật) . Sau 1975, ông có các sáng tác như: Bài ca xây dựng, Tình yêu của đất và nước, Hát về cây lúa hôm nay, Bài ca tình bạn, Tình ca Tây Nguyên . Ngoài ra ông còn viết các ca khúc thiếu nhi như: Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em, Mùa hè (rút từ tổ khúc Bốn mùa), Con chim vành khuyên, Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia . Nhiều bài hát của ông đã trở thành "ngành ca" - bài hát truyền thống của ngành. Ví dụ như :Bài ca xây dựng, Bài ca người giáo viên nhân dân, Hát về cây lúa hôm nay, Tôi là người thợ lò, Bài ca giao thông vận tải, Bài ca người thủy thủ . Tiếp nối thể loại trường ca, ông có những tác phẩm: Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Bài thơ gửi Thái Nguyên (lời Lê Nguyên), Việt Nam muôn năm, Tôi là người thợ lò . [1] Những ca khúc của Hoàng Vân: • Bài ca giao thông vận tải • Bài ca người thủy thủ • Bài ca người giáo viên nhân dân • Bài ca xây dựng • Bài ca pháo kích • Bài ca tình bạn • Bài ca trên đường xa • Bài thơ gửi Thái Nguyên • Bảy sắc cầu vồng • Chiến thắng Tây Bắc • Chiến thắng Hoà Bình • Chào anh giải phóng quân - chào mùa xuân đại thắng • Con chim vành khuyên • Cô gái Thái Bình • Đường về Tây Nguyên • Em yêu trường em • Guồng nước quay • Hát về cây lúa hôm nay • Hà Nội - Huế - Sài Gòn • Hai chị em • Hát ru • Hò kéo pháo • Không cho chúng nó thoát • Mùa hoa phượng nở • Người chiến sĩ ấy • Nhớ • Những cánh buồm • Nổi trống lên rừng núi ơi • Quảng Bình quê ta ơi • Tiếng cồng giải phóng - tiếng cồng chiến thắng • Tin chiến thắng • Tình ca Tây Nguyên • Tình ca Vũng Tàu • Tình yêu Hà Nội • Tình yêu của đất và nước • Tôi là người thợ lò • Tuổi trẻ đi xa Hợp xướng - Khí nhạc Ngoài sáng tác ca khúc, ông còn viết nhiều tác phẩm hợp xướng và khí nhạc. Một số hợp xướng viết với dàn nhạc giao hưởng như: Hồi tưởng, Việt Nam muôn năm, Vượt núi, Tuổi lên mười, Hát dưới cờ búa liềm, Thành phố chúng ta nhà máy chúng ta . Lĩnh vực khí nhạc, ông có các tác phẩm như: Fugue cho piano, Tổ khúc cho hautboy và piano, Rhapsodie cho violon, độc tấu kèn basson, Hành khúc con voi, độc tấu flute Vui được mùa, Hoa thơm bướm lượn, âm nhạc cho vũ kịch Chị Sứ, Concerto cho piano và dàn nhạc, thơ giao hưởng số 1 Thành đồng Tổ quốc, concerto TS và tình yêu, Đại hợp xướng Điện Biên Phủ . 10-6-2005, có một đêm hòa nhạc giao hưởng mang tên ông đựoc tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, biểu diễn 3 tác phẩm: Thơ giao hưởng số 1 Thành đồng Tổ quốc (1960), concerto TS và tình yêu (1975) và Đại hợp xướng Điện Biên Phủ (2004). Chương trình do Dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng Nhạc viện Hà Nội thể hiện, do con trai ông, nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy. Nhạc cho phim Hoàng Vân đã viết nhạc cho nhiều bộ phim Việt Nam, trong đó có những phim đã ghi dấu ấn trong nền điện ảnh như: Nổi gió, Con chim vành khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đ êm , Em bé Hà Nội, Mối tình đầu . Ca sĩ thể hiện Các ca khúc Hoàng Vân được nhiều ca sĩ thể hiện như: Trần Khánh, Tuyết Thanh, Mỹ Bình, Thanh Huyền, Bích Liên, Thu Hiền, Đăng Dương, Trọng Tấn, Anh Thơ . Đặc biệt Trần Khánh đã gắn liền với Hoàng Vân qua những ca khúc: Tôi là người thợ lò, Người chiến sĩ ấy, Tin chiến thắng . và hợp xướng Hồi tưởng. Những ca khúc như Tôi là người thợ lò, Người chiến sĩ ấy, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Bài ca xây dựng . được lựa chọn và biểu diễn nhiều trong các cuộc thi Sao Mai, Tiếng hát truyền hình. Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát 'Hò kéo pháo' Nhạc sĩ Hoàng Vân. "Không bút nào tả xiết những vất vả, nguy hiểm của người kéo pháo. Vậy mà đồng đội của tôi, với khát khao chiến thắng đã vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi khâm phục tận đáy lòng những pháo binh dũng cảm. Nốt nhạc, lời ca trong tôi cứ nảy ra ào ạt", nhạc sĩ Hoàng Vân tâm sự. - Điều gì đã gợi cho ông viết nên bản hùng ca dũng khí và tràn ngập những hình ảnh êm đềm lãng mạn như "Hò kéo pháo"? - Tôi còn nhớ, khi viết được khúc đầu của bài hát thì tôi đi ngủ. 3 giờ sáng, tôi tỉnh giấc và đi ra khỏi hầm. Đó là một đêm trời lạnh, giá buốt, sương phủ mờ mịt. Trong không gian tĩnh lặng tuyệt đối của núi rừng vào đêm, tôi bỗng nghe tiếng đập cánh, tiếng gà gáy rất gần. Tôi lặng người đi. Nếu ai từng trải qua những ngày mưa dầm, cơm vắt ấy thì sẽ hiểu, tiếng gà gáy giữa trận mạc làm cho người ta xúc động thế nào. Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới, báo hiệu cuộc sống thanh bình - khát vọng của người lính. Hình ảnh ấy đi vào bài hát của tôi thật tự nhiên: "Gà rừng gáy trên nương rồi, kéo pháo ta băng qua đồi, truớc khi trời hừng sáng" . - " Hò kéo pháo" không chỉ góp phần quan trọng động viên chiến sĩ, nó còn là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông? - Khi vào chiến trường Điện Biên Phủ, vốn âm nhạc của tôi chỉ là kiến thức cơ bản được học trong trường phổ thông. Khi viết xong Hò kéo pháo , tôi lấy que ghim lên vách hầm như một bài báo tường, không hề nghĩ rằng bài hát sẽ lan rộng khắp các đơn vị nhanh như thế. Sau chiến thắng Điện Biên, bài hát được trao giải Nhất tại Đại hội Liên hoan toàn quân. Tôi cũng được thưởng Huân chương chiến công hạng 3 và huy hiệu chiến sĩ Điện Biên. Tiếp đó, tôi được Tổng cục chính trị cử đi học đại học âm nhạc 5 năm tại Trung Quốc, rồi trở thành nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Hò kéo pháo chính là bước khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc của tôi. - Phải chăng vì lẽ đó mà mảnh đất và con người Tây Bắc luôn là mối tình thâm đối với ông suốt 50 năm qua? - Điện Biên đã gợi cho tôi nhiều cảm hứng sáng tác. Mỗi lần nghe Hò kéo pháo cất lên, tôi vô cùng tự hào và thấy được khích lệ. Có nhiều dịp trở lại chiến trường xưa, chính giai điệu của Hò kéo pháo đã giúp tôi sống lại tháng ngày tươi đẹp, tiếp tục có những sáng tác hay về Điện Biên. Nhạc sĩ Hoàng Vân và ‘‘Hò kéo pháo'' Mỗi lần nghe bài hát “Hò kéo pháo”, chúng ta lại bồi hồi xúc động và tự hào về một thời oanh liệt của pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, đồng thời cũng thầm cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác được một bài hát “sống mãi cùng năm tháng”. Hoàng Vân là học sinh Trường Thăng Long. 17 tuổi, ông tạm “xếp bút nghiên” lên đường đi kháng chiến. Từ trường sĩ quan, Hoàng Vân được điều về làm chính trị viên một tốp văn công của Sư đo 312. Vào thời điểm quân ta chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, anh được cử đi quan sát chiến trường để sau đó đưa “gánh hát” tới phục vụ các đơn vị tham gia chiến đấu. Hoàng Vân được tận mắt nhìn thấy cảnh tượng hào hùng của các chiến sĩ pháo binh gò lưng kéo pháo vượt dốc núi cao hàng nghìn mét. Hàng trăm con người lưng cúi rạp, chân xoạc, tay bám vai gh hỗ trợ dây tời kéo khẩu trọng pháo nhích dần, nhích dần từng tấc một ngược lên đỉnh dốc theo một nhịp thống nhất: “Hò dô ta . nào! Hai . ba nào!”. Giờ nghỉ, các chiến sĩ kể cho Hoàng Vân nghe biết bao tấm gương dũng cảm hy sinh của pháo thủ trong khi làm nhiệm vụ. Khẩu pháo của Đại đội 801 đang đổ dốc Suối Reo. Pháo thủ Mận ghé vai v bánh pháo, kết hợp với dây để ghìm khẩu pháo khỏi tụt xuống quá nhanh. Nhưng khẩu pháo vẫn cướp đà đè vào đùi Mận. Mọi người ráng hết sức kéo pháo ngược lên để cứu Mận. Pháo vẫn không nhúc nhích. Mận cố chịu đựng và khi thấy lâu quá, Mận nói với anh em: - Thôi chân tôi đằng nào cũng hỏng, các đồng chí cứ cho bánh pháo lăn qua để kịp vào trận địa chiến đấu. Lời nói chân th hiện tấm lòng cao cả hy sinh vì chiến thắng ấy đã làm mọi người cảm động cố gắng hết sức kéo pháo lên, cứu được cả người lẫn pháo! Hôm sau, lại một sự cố khác xảy ra. Khẩu pháo nặng gần 2 tấn đang lên dốc thì đột nhiên dây tời kéo cả khối người xềnh xệch trên mặt đường. “Cứu lấy pháo! Còn người còn pháo!”, những tiếng thét ấy vang lên. Khẩu pháo lao nhanh và có nguy cơ đâm xuống vực. Không thể chần chừ, Nguyễn Văn Chức đã ôm chèn lao cả thân mình vào bánh pháo. Khẩu pháo chồm qua người Chức, quặt vào một gốc cây to, khựng lại. Tấm gương quên mình cứu pháo của Nguyễn Văn Chức đã làm mọi người lặng đi, nghẹn ngào, cảm phục. Kéo pháo vào đã vất vả, nhưng kéo pháo ra để bảo toàn lực lượng và thắng theo mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng là một kỳ tích. Chính trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ Cách mạng lại được bộc lộ. Hình ảnh Anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo lại càng làm cho Hoàng Vân xúc động. Những nốt nhạc đầu tiên của bài “Hò kéo pháo” đã xuất hiện. Khi chủ đề của bài hát được hình thành, nhạc sĩ đã thức thâu đêm để viết. Trời về sáng, chợt có tiếng gà rừng gáy, nhạc sĩ liên tưởng đến tiếng k chiến thắng rộn rã của quân ta . Thế là “Hò kéo pháo” được hoàn chỉnh phần cuối khi trời vừa sáng! Bài hát giản dị, trong sáng, viết theo hình thức quen thuộc của một thể loại hò dân gian, nên được các chiến sĩ yêu thích và dễ thuộc. Cho tới nay, ca khúc “Hò kéo pháo” vẫn là điểm khởi đầu những thành công của nhạc sĩ Hoàng Vân. Nhạc sĩ Hoàng Vân tâm sự: “Đó là những giây phút đẹp nhất, xúc động nhất trước thiên anh hùng ca bất tử của chiến thắng Điện Biên Phủ, mà không dễ gì có được trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của tôi .” Nhạc sĩ Hoàng Vân: Sự nghiệp âm nhạc của tôi bắt đầu từ Điện Biên Tối qua, 10-6, Đêm nhạc Hoàng Vân được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trong chương trình này, lần đầu tiên bản giao hưởng và hợp xướng Điện Biên Phủ của nhạc sĩ Hoàng Vân được ra mắt khán thính giả dưới sự chỉ huy của chính con trai ông, nhạc trưởng Lê Phi Phi Không phải đợi đến lúc 4 chương của bản giao hưởng và hợp xướng Điện Biên Phủ (gồm Trên chiến trường không bao giờ quên, Đọc thư hậu phương, Lá cờ của Bác, Bài hát các chiến sĩ trẻ) vang lên tại Nhà hát Lớn, người ta mới biết đến sự hiện diện của tác phẩm này. Từ năm 1989, giới văn nghệ sĩ đã rỉ tai nhau: “Này, Hoàng Vân đang viết cái gì đó về Điện Biên Phủ, có vẻ lớn lắm!”. Và câu tiếp theo của mọi người, thể nào cũng là: “Hoàng Vân mà viết về Điện Biên Phủ, chắc kiểu gì cũng hay!”. Hoàng Vân viết về Điện Biên Phủ kiểu gì cũng hay là bởi vùng đất ấy, chiến dịch ấy đã tạo cho cuộc đời ông một bước ngoặt lớn . Bước ngoặt cuộc đời mang tên Điện Biên Nhạc sĩ Hoàng Vân Xếp bút nghiên, chàng trai Hà Nội mới ngoài hai mươi tuổi Lê Văn Ngọ (tên thật của nhạc sĩ Hoàng Vân) hăm hở tham gia chiến dịch Điện Biên, làm công tác địch vận, viết bài cho bản tin của trung đoàn, sư đoàn, dẫn các văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác . Cuộc sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của những ngày “mưa dầm cơm vắt”, đặc biệt là sự dũng cảm của các chiến sĩ pháo binh đã khiến Hoàng Vân - dù mới biết qua nhạc lý cơ bản – đã không ngăn được cảm xúc trào dâng, viết rất nhanh bài Hò kéo pháo. Viết xong bài hát, Hoàng Vân lấy que ghim lên vách hầm như một bài báo tường, không ngờ nó lan nhanh khắp mặt trận. Sau chiến dịch Điện Biên, Hò kéo pháo được trao giải nhất tại Đại hội Liên hoan toàn quân, còn tác giả của nó thì được cử đi học tại Nhạc viện Trung ương Trung Quốc. Trở về nước sau 6 năm “dùi mài kinh sử”, anh lính Điện Biên ngày nào trở thành nhạc trưởng Dàn nhạc Giao hưởng Đài Tiếng nói Việt Nam và giảng viên Trường Âm nhạc . “Sự nghiệp âm nhạc của tôi bắt đầu từ Điện Biên” - nhạc sĩ Hoàng Vân nói. Chính bởi lẽ đó, suốt hơn nửa thế kỷ qua, ông vẫn canh cánh trong lòng một món nợ với những tháng ngày Điện Biên. Bản giao hưởng và hợp xướng Điện Biên Phủ được trau chuốt suốt một thời gian dài 15 năm (từ 1989 đến 2004) cũng là vì thế. Mặc dù được viết ra với tất cả những tình cảm, cảm xúc chân thật của một chiến sĩ Điện Biên, nhưng Hoàng Vân vẫn muốn mài giũa, chăm chút đứa con tinh thần của mình thật kỹ càng trước khi ra mắt công chúng . . Tài hoa: Sinh năm 1930, Hoàng Vân bước vào vườn âm nhạc một cách tình cờ và đi thẳng đến đích. Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Ngoài âm nhạc, ông còn là người viết báo về âm nhạc; yêu thư pháp, từng tham gia triển lãm thư pháp tại Hồng Kông. Viết theo đơn đặt hàng của . cảm xúc! Tình cờ theo con đường âm nhạc sau giải phóng Điện Biên, nhưng với tài năng của mình, Hoàng Vân đã không lạc lối. Ông sáng tác nhiều thể loại, nhiều mảng đề tài và luôn gặt hái thành công. Là một người được đào tạo bài bản về âm nhạc bác học, lại có 12 năm ở vị trí chỉ huy dàn nhạc, Hoàng Vân đã viết rất nhiều tác phẩm khí nhạc và giành nhiều giải thưởng quan trọng của Hội Nhạc sĩ. Những năm đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, ông đã có những bài hát hòa mình vào dòng chảy ca khúc cách mạng, được mọi người yêu thích: Hai chị em, Nổi trống lên núi rừng ơi, Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng . Một điều rất thú vị là khá nhiều ca khúc của Hoàng Vân viết về hình tượng và thế giới cảm xúc của những người lao động được nhiều ngành, nghề coi như là “bài ca” của mình, như Bài ca người giáo viên nhân dân, Bài ca người thợ mỏ, Bài ca giao thông vận tải, Bài ca xây dựng . Những bài hát ấy có những cái tên khá . khô khan và dễ khiến người ta nghĩ rằng Hoàng Vân đã sáng tác theo đơn đặt hàng. “Đúng là tôi viết theo đơn đặt hàng, nhưng là cảm xúc của tôi đặt hàng chứ không phải do một công ty, một ngành nghề nào cả” – Hoàng Vân nói. Ngày ấy, văn nghệ sĩ như ông được đi thực tế sáng tác tại các hầm mỏ, trường học, những con đường đang làm dở . và chính cuộc sống ngồn ngộn trước mắt đã khiến những nốt nhạc, lời ca tuôn trào . Còn một mảng quan trọng khác nữa trong nhạc Hoàng Vân, đó là những ca khúc dành cho tuổi thơ. Bắt đầu từ việc viết cho hai đứa con bé bỏng đang độ tuổi mẫu giáo của mình hát chơi, Hoàng Vân bị cuốn vào thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo. Sự trong sáng, nhí nhảnh, ngộ nghĩnh của các em nhỏ cho ông trở về với thời ấu thơ đẹp đẽ của mình, để rồi những bài hát tươi vui, trong sáng ra đời: Con chim vành khuyên, Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em, Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia . Đáp lại, các em nhỏ không chỉ yêu bài hát mà còn yêu quý cả con người Hoàng Vân. Đi tới đâu, các em cũng ríu rít xung quanh ông, hỏi chuyện về con chim vành khuyên, chuyện hoa, chuyện quả, chuyện cầu vồng bảy sắc . “Tâm vô lụy” Cùng với âm nhạc, Hoàng Vân còn có một niềm đam mê không kém: chơi thư pháp. Sinh ra trong một gia đình Nho học, từ thuở tóc còn để chỏm, Hoàng Vân đã ngồi mài mực cho cha, được cha dạy viết chữ Nho. Càng về già, chơi chữ với ông lại càng trở thành một thú vui không thể thiếu. Chơi thư pháp, với Hoàng Vân, là một nguồn di dưỡng tinh thần, giúp con người suy nghĩ uyển chuyển, tinh tế hơn. Nghệ thuật thư pháp còn giúp Hoàng Vân rèn được chữ “nhẫn”, giữ được sự tĩnh tại, thăng bằng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Con đường đời cũng như sự nghiệp âm nhạc của ông không bằng phẳng, nhiều ca khúc của ông một thời bị coi là “có vấn đề” như Quảng Bình quê ta ơi, Bài ca giao thông vận tải . Chính thư pháp đã cho ông niềm vui, sự thanh thản, giúp ông đủ kiên nhẫn và cả lòng khoan dung, độ lượng chờ đợi ngày những giá trị đích thực được công nhận, tôn vinh . Khách đến chơi nhà, nếu chuyện trò hợp ý tâm đồng, thể nào ra về cũng được Hoàng Vân tặng chữ. Ông thích nhất chữ “tâm vô lụy”, nghĩa là trái tim không mệt mỏi. Giờ đây, mặc dù đã bước sang tuổi 76, nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn, nhanh nhẹn. Năm nào ông cũng đi nước ngoài vài chuyến, để biết thêm nhiều vùng đất mới, để thăm bạn bè và hai con - Lê Y Linh đang học tiến sĩ âm nhạc ở Pháp và Lê Phi Phi - nhạc trưởng Dàn nhạc Giao hưởng nước Cộng hòa Macedonia. Khi về nước, ông về ở ngôi nhà bên Hồ Tây – nơi không có điện thoại, không tivi, không máy vi tính – sống một cuộc sống chỉ có âm nhạc và thư pháp, không vướng chút bon chen, phiền nhiễu . . nhạc, 1973), 6 ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1980), Ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1986), Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm. hùng, đồng thời cũng thầm cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác được một bài hát “sống mãi cùng năm tháng”. Hoàng Vân là học sinh Trường Thăng Long. 17 tuổi,

Ngày đăng: 19/09/2013, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan