1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn kế toán TMU kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thành đạt triệu sơn

67 62 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 781,5 KB

Nội dung

Với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra các hoạt động kinh tế trong doanhnghiệp nên công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng và hiệu quả của việc

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp tiến hành hoạt độngsản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùngvới mục tiêu là lợi nhuận Sau một quá trình hoạt dộng, bộ phận kế toán của doanhnghiệp xác dịnh được kết quả của từng hoạt động Trên cơ sổ đó ban quản lý doanhnghiệp so sánh doanh thu, thu nhập với chi phí của từng hoạt động Trên cơ sở đóban quản lý doanh nghiệp so sánh doanh thu, thu nhập, chi phí của từng hoạt độngnhằm đánh giá đúng thực trạng kinh doanh và đưa ra quyết định kinh doanh hiệuquả cho các kỳ tiếp theo Như vậy, kế toán là công cụ hữu hiệu trong công tác quản

lý doanh nghiệp Vì vậy hoàn thiện các phần hành kế toán giúp thúc đẩy nhanh tiến

độ hạch toán kế toán, các số liệu kế toán tăng thêm sự chính xác, minh bạch Quaquá trình tìm hiểu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHHThành Đạt Triệu Sơn, em thấy một số vấn đề cần được quan tâm, giải quyết Với

những kiến thức đã học về kế toán, em đã chọn đề tài: “Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn”.

Trên cơ sở những lý thuyết về kế toán kết quả kinh doanh trong các doanhnghiệp, bài khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng công tác kế toán kết quả kinhdoanh tại công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn Từ đó đưa ra các phát hiện về cácthành tựu cũng như mặt hạn chế còn tồn tại trong khoản mục kế toán xác định kếtquả kinh doanh vàđưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán kếtquả kinh doanh tại công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn trên cơ sở tuân thủ chuẩnmực, chế độ kế toán nhằm phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tạicông ty Những giải pháp kiến nghị nhằm phần nào đóng góp trong việc hoàn thiệnhơn công tác kế toán kết quả kinh doanh, với mục đích giảm bớt gánh nặng côngviệc cho nhân viên kế toán, những số liệu kế toán đưa ra chính xác hơn, đáng tincậy hơn, hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong công việc đưa ra quyết định

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại đã trang bị cho

em đầy đủ những kiến thức lý luận cũng như kỹ năng cần thiết cho công tác chuyênngành sau này Bên cạnh đó, em đã thực tập và tiếp xúc thực tế tại Công ty TNHHThành Đạt Triệu Sơn với sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của Ban lãnh đạo cùng cácanh chị phòng kế toán công ty Đặc biệt với sự hướng dẫn chu đáo và nhiệt tình từgiáo viên hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Thanh Hải đã giúp em hoàn thiện khóa luận tốtnghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại nóichung và thầy cô giáo khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng đã mang tới cho emnhững kiến thức lý luận cơ sở cùng nhiều kỹ năng nghề nghiệp Em cũng gửi lờicảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, các phòng ban, đặc biệt là phòng Kiểm toán tạiCông ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hộitiếp cận thực tế tại công ty, giúp em có thể hoàn thành tốt khóa luận này Và trênhết, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Lê Thị Thanh Hải đã tận tình hướngdẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

Danh mục Sơ đồ, bảng biểu, HÌNH VẼ iv

Danh mục từ viết tắt iv

Phần mở đầu 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾ T QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 4

Chương II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH ĐẠT TRIỆU SƠN 24

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÀNH ĐẠT TRIỆU SƠN 45

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

1 Phụ lục 1.1 Phiếu điều tra phỏng vấn

2 Phụ lục 1.2 Bản tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn

3 Phụ lục 2.1 Sổ cái tài khoản 511

4 Phụ lục 2.2 Sổ cái tài khoản 632

5 Phụ lục 2.3 Sổ cái tài khoản 642

6 Phụ lục 2.4 Sổ cái tài khoản 515

7 Phụ lục 2.5 Sổ cái tài khoản 635

8 Phụ lục 26 Sổ cái tài khoản 821

9 Phụ lục 2.7 Sổ cái tài khoản 911

10 Phụ lục 2.8 Sổ cái tài khoản 421

11 Sơ đồ 2.1 Tổng hợp kết quả kinh doanh năm 2015

12 Hình 2.2 Hạch toán lên phần mềm kế toán

13 Hình 2.3 Bút toán kết chuyển tự động trên phần mềm

14 Hình 2.4 Tờ khai thuế TNDN tạm tính

15 Hình 2.5 Tờ khai quyết toán thuế TNDN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

16 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Quá trình dịch chuyển nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ Nghĩa đã đặt ra yêu cầu cấp bách phảiđổi mới hệ thống công cụ quản lý kinh tế Cùng với quá trình đổi mới, vấn đề hàngđầu là làm thế nào lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là tối ưu, để biết được điều

đó thì bộ phận kế toán tại doanh nghiệp phải xác định được lợi nhuận thực hiện củadoanh nghiệp Do đó, muốn xác định được nhanh chóng và chính xác lợi nhuậnthực hiện trong kỳ, đòi hỏi công tác hạch toán kế toán phải đầy đủ và kịp thời Vìvậy, kế toán xác định kết quả kinh doanh là một công việc rất quan trọng trong hệthống kế toán của doanh nghiệp Mọi hoạt động, mọi nghiệp vụ phát sinh trongdoanh nghiệp đều được hạch toán để đi đến công việc cuối cùng là xác định kết quảkinh doanh

Với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra các hoạt động kinh tế trong doanhnghiệp nên công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng và hiệu quả của việc quản lý ở doanh nghiệp

Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và kếtoán xác định kết quả kinh doanh nói riêng, em đã chọn đề tài cho khóa luận tốt

nghiệp của mình là: “KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH ĐẠT TRIỆU SƠN”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu lí luận: Nghiên cứu, phân tích làm rõ lý luận chung về kế toán xácđịnh kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

Mục tiêu thực tiễn: Phân tích và làm rõ thực trạng kế toán xác định kết quảkinh doanh tại công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn để thấy được những thành công

đã đạt được và những tồn tại trong công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty,kết hợp và so sánh với lý luận, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác

kế toán kết quả kinh doanh trong công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn

Trang 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về đề tài kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty TNHHThành Đạt Triệu Sơn được thực hiện dựa trên cơ sở thực tập thực tế tại công ty cùngvới các điều kiện áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số QĐ48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC của Bộ Tài chính, hệ thốngchuẩn mực kế toán Việt Nam, luật kế toán và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi kèmtheo

•Đối tượng nghiên cứu: kế toán xác định KQKD tại Công ty TNHH ThànhĐạt Triệu Sơn

•Về không gian: đề tài được thực hiện trên cơ sở thực tập tại Công ty TNHHThành Đạt Triệu Sơn

•Về thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại phòng kế toán công tytrong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2016

•Về số liệu nghiên cứu: số liệu kế toán trong 2 năm 2014 và 2015

Số liệu thể hiện trong đề tài là do đơn vị cung cấp và đó là nguồn số liệu thực

tế về tình hình hoạt động KD của Công ty trong 2 năm gần đây là 2014 và 2015

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin qua việc hỏi, phòng vấn trực các

nhân viên kế toán của công ty về thông tin liên quan về hoạt động kế toán, đặc biệt

là kế toán kết quả kinh doanh của công ty Qua đó thu được thông tin và giải đápđược khúc mắc về chế độ kế toán áp dụng, sổ sách, số liệu của công ty và quy trình

kế toán của công ty

Phương pháp quan sát trực tiếp: thực hiện thu thập dữ liệu, thông tin bằng

việc theo dõi, quan sát quá trình làm việc của nhân viên kế toán của công ty trongviệc luân chuyển chứng từ, hạch toán kế toán, từ đó có được những thông tin kháchquan về công tác kế toán tại công ty

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập số liệu thông qua việc nghiên cứu

sổ sách của công ty, các báo cáo kế toán của công ty, đồng thời nghiên cứu các tàiliệu liên quan kế toán kết quả kinh doanh như: chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ

kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC, các luận văn khóa trước và sách chuyênngành Qua đó có những lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc hoàn thành đề tài

Trang 8

Phương pháp phân tích dữ liệu

Bên cạnh phương pháp thu thập số liệu thì để có đầy đủ các dữ liệu cần thiết,

có giá trị cho khóa luận của mình em còn sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu Đó làcác phép biện chứng và lịch sử như các kỹ thuật phân tích, so sánh, đối chiếu Kếthợp với những phương pháp khác để nghiên cứu vấn đề có hiệu quả hơn

Tất cả các thông tin thu thập được sau các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩnthận, sau đó được hoàn thiện và sắp xếp lại một cách có hệ thống, phân loại, chọnlọc ra các thông tin có thể sử dụng được Tất cả các thông tin sau khi được xử lýđược dùng làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động củacông ty và thực trạng công tác kế toán kết quả kinh doanh

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài mô hình, bảng biểu, số liệu, mục lục và phẩn mở đầu, kết cấu khóa luậngồm 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán KQHĐKD trong DN.

Nội dung chương nêu nên các khái niệm cơ bản về kế toán kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, nội dung và phương pháp kế toán kết quả kinh doanh theo cácquy định và chuẩn mực hiện hành

Chương II: Thực trạng kế toán KQHĐKD tại Công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn.

Nội dung chương đánh giá tổng quan về ảnh hưởng của môi trường đến kếtoán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn

Chương III: Các kết luận và đề xuất kế toán KQHĐKD tại Công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn

Thông qua các kết quả nghiên cứu chương I và chương II, đưa ra kết luận vàcác phát hiện qua nghiên cứu, đưa ra ưu nhược điểm trong kế toán kết quả kinhdoanh tại công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn Từ đó đưa ra những phương phápkhắc phục và hoàn thiện các nhược điểm đó

Trang 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến kế toán KQKD

1.1.1.1 Khái niệm về kết quả kinh doanh

Theo kế toán tài chính: kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt

động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, được xác định trên cơ sởtổng hợp tất cả các kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanhnghiệp Kế toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo từng kỳ

kế toán (tháng, quý, năm) là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanhthu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện trong kỳ kế toán đó.Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh thu nhỏ hơn chiphí thì doanh nghiệp bị lỗ

Theo kế toán quản trị: Kết quả kinh doanh là phần còn lại của doanh thu sau

khi đã trừ các khoản chi phí tương xứng để tạo nên doanh thu Trong đó, chi phí gắnliền với việc tạo nên doanh thu được phân loại và tính theo 2 phương pháp làphương pháp chi phí toàn bộ và phương pháp chi phí trực tiếp

Như vậy, kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trịđều được biểu hiện bằng phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí nhưng

do đối tượng và tính chất cung cấp thông tin khác nhau nên có sự khác nhau cơ bản.Trong kế toán quản trị, kết quả kinh doanh thường là kết quả kinh doanh trước thuế,còn trong kế toán tài chính là kết quả kinh doanh sau thuế Kết quả kinh doanh trong

kế toán tài chính gồm có kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác

Kết quả hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính với trị giá vốn hàng bán, chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính

Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các

khoản chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp, hay những khoản thu khôngmang tính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít có khảnăng xảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại

Trang 10

1.1.1.2 Nhóm khái niệm về doanh thu, thu nhập

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 14): Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích

kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất,kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: Doanh thu là luồng thu nhập gộp của các lợi

ích kinh tế trong kì, phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường, làm tăng vốnchủ sở hữu chứ không phải phần đóng góp của những người tham gia góp vốn cổphần Doanh thu không bao gồm những khoản thu cho bên thứ ba, ví dụ như thuếgiá trị gia tăng

Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng về cơ bản, khái niệm doanh thutheo chuẩn mực kế toán Việt Nam khá thống nhất với chuẩn mực kế toán quốc tế vềbản chất và nội dung của doanh thu Doanh thu là các lợi ích mà công ty sẽ thuđược trong một kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động thông thường và làm tăng vốnchủ sở hữu của công ty

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ

thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu

thêm ngoài giá bán (nếu có)

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: được tính bằng tổng doanh

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ (-) các khoản giảm trừ như: chiết khấu thươngmại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

Doanh thu hoạt động tài chính: là toàn bộ doanh thu phát sinh từ hoạt động

đầu tư tài chính như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: (theo VAS 14)

+ Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho

khách hàng mua hàng với khối lượng lớn hoặc thanh toán nhanh

+ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém

phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

+ Trị giá hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu

thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

Trang 11

Thu nhập khác: là những khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt

động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu như: thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ,thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng…

Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, lãi từ tiềngửi, chênh lệch tỷ giá…

1.1.1.3 Nhóm khái niệm về chi phí

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01): Chi phí là tổng giá trị các khoản

làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, cáckhoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sởhữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu

Theo quan điểm của các trường đại học khối kinh tế: Chi phí của doanh

nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và cácchi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động kinhdoanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kì nhất định

Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, mức độ khái quát nhưngđều thể hiện bản chất của chi phí là những hao phí phải bỏ ra trong quá trình tiếnhành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đổi lấy sự thu về lượng sảnphẩm được tạo ra hoặc dịch vụ được phục vụ

Giá vốn hàng bán: là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm gồm cả chi phí mua

hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kì (đối với doanh nghiệp thương mại) hoặc

là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và cáckhoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kì

Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động

sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêuthụ hàng hóa, dịch vụ

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí

về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quátrình quản lý doanh nghiệp

Trang 12

Chi phí tài chính: là các chi phí, các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư

tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhượng

các khoản đầu tư

Chi phí khác: là các khoản chi phí thực tế phát sinh các khoản lỗ do các sự

kiện hoặc các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệpmang lại Ngoài ra, còn bao gồm các khoản chi phí kinh doanh bị bỏ sót từ những

năm trước nay phát hiện ghi bổ sung

Thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập doanh ngiệp:

- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 17): Thuế TNDN bao gồm toàn bộ

số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế TNDN, kể cả các khoản thu nhập nhậnđược từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài mà ViệtNam chưa ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần Thuế TNDN bao gồm các loạithuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nướcngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanhtoán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổtức, lợi nhuận (nếu có) hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch

vụ nước ngoài theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành

- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 17): Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại

(hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác

định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ

Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc

thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệpcủa năm hiện hành

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong năm tương

lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai

tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ chuyểnsang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng và giá trị được khấu trừchuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

1.1.2 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh

Trang 13

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh

và kết quả hoạt động khác Cuối mỗi kỳ kinh doanh, kế toán phải tổng hợp kết quảcủa tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp

Kế toán kết quả kinh doanh trước thuế.

Trong doanh nghiệp, kết quả kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinhdoanh và kết quả hoạt động khác

+ Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo công thức:

+

Doanh thuhoạt độngtài chính

- Chi phí tàichính

-Chi phí bán hàng

và quản lý doanhnghiệp

Doanh thu thuần

về bán hàng và

cung cấp dịch vụ =

Tổng doanh thu bánhàng và cung cấpdịch vụ trong kỳ -

Các khoảngiảm trừdoanh thu -

Thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuất khẩu

+

Doanh thuhoạt độngtài chính -

Chi phíhoạt độngtài chính -

Chi phí bánhàng, chiphí QLDN

kinh doanh + Kết quả khác

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 14

và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam thì mức thuế suất phải chịu sẽ từ 32%đến 50% tùy vào dự án và cơ sở kinh doanh.

Kế toán kết quả kinh doanh sau thuế

Kết quả sau thuế là kết quả cuối cùng doanh nghiệp sử dụng để phân phối lợinhuận được xác định theo công thức:

- Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhậpchịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành

- Thuế TNDN hoãn lại là loại thuế phát sinh khi cơ sở tính thuế khác giá trịghi sổ của tài sản và công nợ Thuế TNDN hoãn lại có thể là chi phí thuế hoặc thunhập thuế

1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán xác định KQKD

Yêu cầu quản lý:

- Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng đối với từng

kỳ, từng khách hàng, từng hoạt động kinh tế

- Quản lý chất lượng, cải tiến mẫu mã và xây dựng thương hiệu sản phẩm là

mục tiêu cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

- Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tình hình

thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để tránhhiện tượng mất mát, thất thoát, ứ đọng vốn Doanh nghiệp phải lựa chọn hình thứcbán hàng đối với từng đơn vị, từng thị trường, từng khách hàng nhằm thúc đẩy

Trang 15

nhanh quá trình bán hàng đồng thời phải tiến hành thăm dò, nghiên cứu thị trường,

mở rộng quan hệ buôn bán trong nước

- Quản lý chặt chẽ vốn của thành phẩm đem tiêu thụ, giám sát chặt chẽ các

khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phíkhác, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các số liệu, đồng thời phân bổ cho hàngxuất bán, đảm bảo cho việc xác định kết quả bán hàng được chính xác, hợp lý

- Đối với việc hạch toán bán hàng phải tổ chức chặt chẽ, khoa học đảm bảo

cho việc xác định kết quả kinh doanh, thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ đối vớiNhà nước

 Nhiệm vụ:

- Phản ánh kịp thời và ghi chép đầy đủ, chính xác tình hình hiện có và sự

biến động hiện có của từng loại sản phẩm hiện có theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng,chủng loại, giá trị

- Phản ánh kịp thời và ghi chép đầy đủ chính xác tình hình doanh thu và các

khoản giảm trừ doanh thu, chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp Đồngthời đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng

- Phản ánh và tinh toán chinh xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình

hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, và phân phối kết quả hoạt động

- Cung cấp thông tin kế toán cho việc lập BCTC Định kì phân tích các hoạt

động kinh tế có liên quan đến quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

1.2 Nội dung kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán KQKD theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

Một số chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh

Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung (được ban hành và công bố theo QĐ

số 165/2002/QĐ – BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng BTC) Phản ánh cácnguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố của BCTC

Doanh nghiệp cần tôn trọng một số quy định đó khi kế toán kết quả kinh doanh:

Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí phảiđược ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thuhoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền

Trang 16

Nguyên tắc này nhấn mạnh vào việc ghi nhận các sự kiện phát sinh không căn

cứ vào việc thu chi hay thực tế thu, thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Vì vậy,việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định kếtquả kinh doanh cuối kỳ và ảnh hưởng đến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệptrong một kỳ kế toán Cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc chính yếuđối với việc xác định kết quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuậntheo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, từ đó BCTC nóichung và báo cáo KQKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ cácgiao dịch kinh tế trong kỳ và từ đó cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của doanhnghiệp được phản ánh một cách đầy đủ, hợp lý Hơn nữa, do không có sự trùng hợpgiữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghinhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theodõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau như: nợ phải thu, nợ phải trả, khấuhao, dự phòng…

Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với

nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồmchi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trảnhưng liên quan đến doanh thu của kỳ gốc

Theo nguyên tắc này, sự phù hợp ở đây có thể được hiểu theo hai hướng: phùhợp về lượng và phù hợp về thời gian Phù hợp về lượng là khi doanh thu được ghinhận tại thời điểm khách hàng chấp nhận thanh toán cho một lượng hàng nhất địnhthì chi phí xác định được phải tương ứng với lượng hàng đó Còn sự phù hợp vềthời gian được hiểu là khi doanh thu hay chi phí phát sinh cho nhiều kỳ thì cần phân

bổ cho nhiều kỳ, chỉ đưa vào doanh thu, chi phí phần giá trị phát sinh tương ứng với

kỳ hạch toán Vì vậy, khi doanh thu và chi phí được xác định một cách phù hợp vớinhau sẽ đảm bảo sự chính xác, tương xứng, từ đó giúp cho việc xác định kết quảkinh doanh dễ dàng và nhanh chóng hơn

Nguyên tắc thận trọng trong kế toán đòi hỏi:

a) Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn

b) Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập

c) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí

Trang 17

d) Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng

về khả năng phát sinh chi phí

Nguyên tắc này đòi hỏi việc tính giá các đối tượng kế toán phải mang tính bảothủ, có nghĩa là người kế toán luôn phải đứng về phía bảo thủ Trên nguyên tắc đó,nếu có hai phương án để lựa chọn thì phương án nào tạo ra thu nhập ít hơn hay giátrị tài sản ít hơn sẽ được lựa chọn sử dụng Như vậy, mức độ đảm bảo cho tài sảnhay thu nhập sẽ tin cậy hơn

Các nguyên tắc trong này giúp kế toán phản ánh từng khoản doanh thu, chi phíđúng đắn vào đúng thời điểm phát sinh giúp cho công việc kế toán kết quả kinhdoanh chính xác và phản ánh đúng cho người sử dụng thông tin Làm cho công tác

kế toán có sự thống nhất từ đầu kỳ cho tới hết năm tài chính, kế toán phải thận trọngtập hợp các chi phí, doanh thu hợp lý tránh có sự trùng lặp và việc áp dụng mộtphương pháp thống nhất qua các năm sẽ cho phép kế toán kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp mới có ý nghĩa thực chất mang tính so sánh

Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác (được ban hành theo QĐ

số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC), các nội dung liênquan đến xác định kết quả kinh doanh

Điều kiện ghi nhận doanh thu:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:

• Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

• Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

• Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

• Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

 Doanh thu cunh cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn 4 điều kiện sau

• Doanh thu được xác định tương đối là chắc chắn

• Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

• Xác định phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán

• Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó

 Thu nhập khác: quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từcác hoạt động không thường xuyên, ngoài hoạt động tạo ra doanh thu:

Trang 18

• Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ

• Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng

• Thu tiền bảo hiểm bồi thường

• Thu từ các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước

• Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập

• Các khoản thu khác

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp.Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từngloại doanh thu Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết cho từng khoản doanhthu, nhằm phản ánh chính xác kết quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý và lậpBCTC của DN

Chuẩn mực hướng dẫn về các quy định ghi nhận doanh thu, thu nhập, kế toántìm hiểu và thực hiện ghi nhận doanh thu theo nguyên tắc và điều kiện ghi nhậngiúp cho việc tập hợp đúng, phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh về doanhthu kịp thời để kết quả kinh doanh đảm bảo thu đủ và kịp thời Các khoản thu đượcquy định rõ trong chuẩn mực giúp cho công việc kế toán nhanh hơn, các nghiệp vụphát sinh được định khoản dễ dàng Từ đó, việc kế toán kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp được thực hiện đúng, cung cấp các thông tin cho nhà lãnh đạo về tìnhhình thực tế của doanh nghiệp Giúp cho nhà lãnh đạo có cái nhìn chiến lược và đề

ra kế hoạch trong tương lai

Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho (ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ –

BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng BTC) Quy định và hướng dẫn các nguyên tắc

và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng hóa tồnkho vào chi phí: Giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thựchiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lậpbáo cáo tài chính Chi phối đến kế toán kết quả kinh doanh:

Giá gốc của HTK bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến, chi phí liên quan

trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Phương pháp tính giá trị của HTK được xác định ở mỗi một doanh nghiệp

bằng 1 trong 4 phương pháp sau: Phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp

Trang 19

bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sauxuất trước.

Chuẩn mực giúp cho việc tính đúng giá trị hàng tồn kho không chỉ giúp doanhnghiệp chỉ đạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày mà còn giúp doanhnghiệp có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ đúng định mức, không dự trữ quánhiều dễ gây ứ đọng vốn, mặt khác không dự trữ quá ít để đảm bảo quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không bị gián đoạn Có ý nghĩa

vô cùng quan trọng trong kế toán kết quả kinh doanh vì nếu sai lệch giá trị hàng tồnkho sẽ làm sai lệch giá trị các khoản mục khác Nếu giá trị hàng tồn kho bị tính saidẫn đến giá trị tài sản lưu động và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thiếu chínhxác, giá vốn hàng bán tính sai lệch sẽ làm cho chỉ tiêu lãi gộp, lãi ròng của doanhnghiệp không còn chính xác Hơn nữa hàng hóa tồn kho cuối kì này còn là hàng hóatồn kho đầu kì của kì tiếp theo Do đó sai lầm sẽ được chuyển tiếp sang kì sau vàdẫn tới sai lầm liên tục qua các kì của giá vốn hàng bán gây ảnh hưởng đến kế toánkết quả kinh doanhcủa công ty

Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp (ban hành theo QĐ

12/2005/QĐ-BTC ngày 31/12/2005 của Bộ trưởng BTC) Chuẩn mực quy định vàhướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế TNDN Các nội dung cơbản của chuẩn mực liên quan đến kế toán xác định KQKD

Cơ sở tính thuế thu nhập: Là giá trị tính cho tài sản hay nợ phải trả cho mục

đích xác định thuế TNDN Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phíthuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại Thu nhập thuế thu nhậpdoanh nghiệp bao gồm thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhậphoãn lại

Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp:

Hàng quý kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp trong quý.Thuế TNDN tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hànhcủa quý đó

Cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN thực tế phảinộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế TNDN

Trang 20

hiện hành Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuếTNDN hiện hành trong báo cáo kết quả kinh doanh của năm đó.

Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn sốthuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn sốthuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào sốthuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Trong chuẩn mực 17 chỉ ra rằng thuế TNDN đựơc hạch toán là một khoản chiphí khi xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính Chiphí thuế thu nhập hiện hành được hạch toán để xác định kết quả kinh doanh khiquyết toán năm nhưng trong năm doanh nghiệp vẫn phải tạm tính và nộp thuế ngânsách Nhà nước Đây là một khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp để xác định kếtquả kinh doanh trong kỳ Thuế TNDN được xác định đúng thì lợi nhuận cũng tínhchính xác Bởi lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Nếu như kết quả hoạt động không chính xác nó sẽ kéo theo hàng loạt nhữnghậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn tới các tổ chức

cá nhân có lợi ích liên quan trực tiếp với công ty như: ngân hàng, nhà cung cấp…Bởi vậy kế toán cần phải thực hiện đúng các quy định trong chuẩn mực 17 này cónhư vậy mới giúp cho công tác kế toán kết quả kinh doanh chính xác và hiệu quả.Như vậy, các Chuẩn mực kế toán trên có một số nội dung liên quan tới kế toánkết quả kinh doanh và là nền tảng cho quá trình thực hiện công tác xác định kết quảkinh doanh tại doanh nghiệp

1.2.2 Kế toán KQKD theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán là các chứng từ bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế đã phátsinh và thực sự hoàn thành, là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu ghi trong sổ kế toánđồng thời là cơ sở xác minh trách nhiệm vật chất Vì vậy, chứng từ kế toán phảiđược ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định, không được sửa chữa, tẩy xóa Kế toánkết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu những chứng từ sau:

 Chứng từ phản ánh việc kết chuyển doanh thu, chi phí

 Bảng tính kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động khác

 Tờ khai tạm tính thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế TNDN

 Các chứng từ khác có liên quan

Trang 21

TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: tài khoản này dùng để xác định và

phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệptrong kỳ kế toán năm

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911:

Bên nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ

đã bán

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 911 không có số dư cuối kỳ

TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để

phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ

kế toán Tài khoản 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có 6 tài khoản cấp

2 TK 511 không có số dư cuối kỳ

TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính: Tài khoản này dùng để phản ánh

doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia và doanh thu hoạtđộng tài chính khác của doanh nghiệp, tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ

TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu: Tài khoản này dùng để phản ánh

các khoản được điều chỉnh giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phátsinh trong kỳ Gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả

Trang 22

lại Tài khoản này không phản án các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu nhưthuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.

TK 632 – Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa,

dịch vụ, BĐS đầu tư Đồng thời, phản ánh các chi phí liên quan tới hoạt động kinhdoanh BĐS đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa,…TK 632 không có số

dư cuối kỳ

TK 635 – Chi phí tài chính: bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ

liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và vay vốn liên doanh,liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứngkhoán Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại

tệ, lỗ tỷ giá hối đoái… TK 635 không có số dư cuối kỳ

TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tài khoản này dùng để phản ánh

các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp… TK 642 không có số dư cuối kỳ

TK 711 – Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài doanh

thu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp TK 711 không có số dư cuối kỳ

TK 811 – Chi phí khác: Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi

phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thôngthường của các doanh nghiệp TK này không có số dư cuối kỳ

TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Phản ánh chi phí thuế TNDN

phát sinh trong năm làm căn cứ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế củadoanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành TK 821 không có số dư cuối kỳ

TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận,

lỗ) sau thuế TNDN và tình hình phân phối lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp

1.2.2.3 Phương pháp kế toán

Kết toán kết quả kinh doanh trước thuế

Cuối kì, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí về tàikhoản xác định kết qủa kinh doanh:

o Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

Cuối kỳ kế toán, kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu Kế toánghi Nợ cho TK 511 và ghi có cho tài khoản 5211, 5212, 5213, 333…

Trang 23

o Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Cuối kỳ kế toán, kế toán kết chuyển doanh thu thuần về bán háng và cung cấp dịch

vụ Kế toán ghi nợ cho TK 511 và ghi có cho TK 911- Xác định kết quả kinh doanh

o Kết chuyển giá vốn hàng bán

Kế toán ghi nợ cho tài khoản 911: kết quả kinh doanh và ghi có cho tài khoản632: giá vốn hàng bán

o Kết chuyển chi phí bán hàng

Kế toán ghi nợ cho tài khoản 911: Kết quả kinh doanh và ghi có cho tài khoản 6421

o Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Kế toán ghi nợ cho tài khoản TK 911: kết quả kinh doanh và ghi có cho tàikhoản 6422: chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kế toán kết quả hoạt động tài chính

Cuối kì, kế toán xác định doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chínhtrong kì kết chuyển sang TK 911 – Kết quả kinh doanh

o Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính trong kì

Kế toán ghi nợ cho tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính và ghi có chotài khoản 911: Kết quả kinh doanh

o Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính

Kế toán ghi nợ cho tài khoản 911: Kết quả kinh doanh và ghi có cho tài khoản635:chi phí tài chính

- Kế toán xác định kết quả khác

Cuối kì, kế toán xác định doanh thu và các khoản chi phí khác kết chuyển sang

TK 911

o Kết chuyển doanh thu khác

Kế toán ghi nợ cho tài khoản 711: Doanh thu khác và ghi có cho tài khoản911: Kết quả kinh doanh

o Kết chuyển các khoản chi phí khác:

Kế toán ghi nợ cho tài khoản 911: Kết quả kinh doanh và ghi có cho tài khoản811: Chi phí khác

Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 24

o Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm nộp

Kế toán ghi nợ cho tài khoản 821: Chi phí thuế nhu nhập doanh nghiệp và ghi

có cho tài khoản 3334: thuế thu nhập doanh nghiệp

o Cuối năm, căn cứ vào số thuế TNDN phải nộp ghi:

Nếu số thuế TNDN phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp, kế toán ghi nợcho tài khoản 821: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và ghi có cho tài khoản3334: thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu thuế TNDN phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp, kế toán ghi nợcho tài khoản 3334: thuế thu nhập doanh nghiệp và ghi có cho tài khoản 821: thuếthu nhập doanh nghiệp

o Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của năm trước làm tăng sốthuế phải nộp Kế toán ghi nợ cho tài khoản 821: chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp và ghi có cho tài khoản 3334: thuế thu nhập doanh nghiệp

o Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của năm trước làm giảm sốthuế phải nộp, kế toán ghi nợ cho tài khoản 3334: thuế thu nhập doanh nghiệp vàghi có cho tài khoản 821: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

o Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển:

Nếu TK 821 có số phát sinh có nhỏ hơn số phát sinh nợ thì chênh lệch được kếtoán ghi nợ cho tài khoản 911: kết quả kinh doanh và ghi có cho tài khoản 821: chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu TK 821 có phát sinh bên có lớn hơn bên nợ thì chênh lệch, kế toán ghi

nợ cho tài khoản 821: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và ghi có cho tài khoản911: kết quả kinh doanh

Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh sau thuế TNDN

o Nếu lãi, kế toán ghi nợ cho tài khoản 911: kết quả kính doanh và ghi có chotài khoản 421: lợi nhuận chưa phân phối

o Nếu lỗ, kế toán ghi nợ cho tài khoàn 421: lợi nhuận chưa phân phối và ghi

có cho tài khoản 911: Kết quả kinh doanh

1.2.2.4 Sổ kế toán

Trang 25

- Để phản ánh kết quả kinh doanh trong kì của một doanh nghiệp, kế toán mở

sổ theo dõi tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng Theo quyết định 48, doanhnghiệp có thể áp dụng một trong bốn hình thức sổ sau:

Theo hình thức nhật kí chung

Nội dung và nguyên tắc ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổNhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (địnhkhoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi SổCái theo từng nghiệp vụ phát sinh

Với hình thức này, kế toán sử dụng các sổ chi tiết và tổng hợp sau:

- Sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản: 911, 421, 811,711, 635, 515, 511…

- Sổ nhật kí chung và nhật ký chuyên dùng

Cơ sở ghi chép

- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi

- Các phiếu kế toán tự lập như: phiếu kế toán tính thuế thu nhập doanhnghiệp, các phiếu kế toán tính chi phí và bảng tổng hợp chi phí

Quy trình hạch toán

- Căn cứ vào các chứng từ cơ sở, kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tếphát sinh trên các sổ tương ứng: sổ nhật kí mua hàng, nhật ký bán hàng, sổ nhật kýchung, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản tương ứng như tài khoản 911, 421, 511…

- Cuối tháng, kế toán đối chiếu sổ cái các tài khoản và bảng tổng hợp các sổchi tiết các tài khoản tương ứng Sau đó lên bảng cân đối số phát sinh các tài khoản

và lên báo cáo tài chính

Hình thức chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi

sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Trang 26

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảngtổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổđược đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong SổĐăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toántrưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

Chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ

Sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản: 511, 515, 632, 635, 642, 711, 811, 911, 421…

Cơ sở ghi chép

- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi

- Các phiếu kế toán tự lập như: phiếu kế toán tính thuế thu nhập doanhnghiệp, các phiếu kế toán tính chi phí và bảng tổng hợp chi phí

Quy trình hạch toán

- Căn cứ vào các chứng từ cơ sở, kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tếphát sinh trên chứng từ ghi sổ Sau đó, kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ để lêncác sổ cái các tài khoản: 421, 911, 511, 632…

- Cuối tháng, kế toán đối chiếu sổ cái các tài khoản và bảng tổng hợp các sổchi tiết các tài khoản tương ứng Sau đó lên bảng cân đối số phát sinh các tài khoản

và lên báo cáo tài chính

Hình thức nhật kí - sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh

tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dungkinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất

là sổ Nhật ký -Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kếtoán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Với hình thức này, kế toán sử dụng:

Nhật kí sổ cái tài khoản: 511, 515, 632, 711, 811, 911…

Sổ, thẻ chi tiết các tài khoản liên quan

Cơ sở ghi chép

- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi

Trang 27

- Các phiếu kế toán tự lập như: phiếu kế toán tính thuế thu nhập doanhnghiệp, các phiếu kế toán tính chi phí và bảng tổng hợp chi phí

Quy trình hạch toán

- Căn cứ vào hóa hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng và các chứng từ

tụ lập như phiếu kế toán kết chuyển, phiếu kế toán xác định thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp kế toán phản ánh doanh thu, chi phí lên các sổ kế toán tương ứng.Định kỳ, kế toán kết chuyển và lên bảng tổng hợp các sổ chi tiết, sổ cái các tàikhoản: 911, 421, 511, 632…

Theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được lập dựa trên một trong các hình thức sổ trên hoặc kết hợp theoquy định

Với hình thức này, hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc, nhập sốliệu vào bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại và nhập số liệu vào phần mềm.Sau đó, phầm mềm sẽ xử lý số liệu và cập nhật vào các sổ tổng hợp Cuối kì, kếtoán in sổ và báo cáo năm để lưu trữ

Cơ sở ghi chép

- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi

- Các phiếu kế toán tự lập như: phiếu kế toán tính thuế thu nhập doanhnghiệp, các phiếu kế toán tính chi phí và bảng tổng hợp chi phí

Quy trình hạch toán

- Căn cứ vào hóa hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng và các chứng từ

tự lập như phiếu kế toán kết chuyển, phiếu kế toán xác định thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp kế toán nhập số liệu vào các phân mục tương ứng của phần mềm

kế toán, phần mềm tự động xử lý và lên số liệu trên các sổ kế toán Định kỳ, kế toánthực hiện các bút toán kết chuyển tự động, in các sổ kế toán phát sinh về kết quảkinh doanh: 911, 421, 511, 632…

Trang 29

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

CÔNG TY TNHH THÀNH ĐẠT TRIỆU SƠN

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán KQKD tại Công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn

2.1.1 Tổng quan về kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn

2.1.1.1 Nội dung và phương pháp xác định KQKD tại Công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn

KQKD năm 2015 của công ty bao gồm: KQHĐKD

Trong đó, với đặc điểm là một công ty chủ yếu là bán hàng, KQKD của công

ty là kết quả của hoạt động bán hàng Nội dung và phương pháp xác định KQKDcủa Công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn như sau:

Doanh thuhoạt độngtài chính -

Chi phí tàichính -

Chi phí bánhàng và quản lýdoanh nghiệp

Doanh thu thuần

- biệt, thuế xuất khẩuThuế tiêu thụ đặc

+

Doanh thuhoạt độngtài chính -

Chi phíhoạt độngtài chính -

Chi phí bánhàng, chiphí QLDN

Trong đó:

• Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH Thành Đạt TriệuSơn gồm các khoản:

- Doanh thu bán hàng hóa TK 5111: bao gồm các khoản về doanh thu bán hàng

• Doanh thu tài chính: tại công ty, doanh thu hoạt động tài chính của công ty

là khoản lãi tiền cho vay, tiền gửi

Trang 30

• Chi phí tài chính: của công ty chủ yếu phát sinh từ các khoản vay NH, các tổchức tín dụng khác (TK 635)

Chi phí bán hàng (TK 6421): các chi phí bán hành trong công ty bao gồm:

- Chi phí nhân viên bán hàng (Tk 64211)

- Chi phí vật liệu, bao bì bán hàng (TK 64212)

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng bán hàng (TK 64213)

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (Tk 64214)

- Chi phí bán hàng dịch vụ mua hàng (TK 64215)

- Chi phí bán hàng bằng tiền khác (TK 64216)

• Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí nhân viên quản lý (Tk 64221)

- Chi phí vật liệu, bao bì quản lý (TK 64222)

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng quản lý (TK 64223)

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (Tk 64224)

- Chi phí quản lý dịch vụ mua hàng (TK 64225)

- Chi phí quản lý bằng tiền khác (TK 64226)

Kết quả khác

• Kết quả khác: là kết quả của các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyênhoặc doanh nghiệp không dự kiến được như: Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,tài sản tổn thất… Phương pháp xác định kết quả khác như sau:

Kết quả khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

Trong đó:

• Thu nhập khác: là các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn gồm:

- Thu nhập từ được thưởng, bồi thường (TK 7111)

- Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TK 7112)

- Thu nhập khác (TK 7113)

• Chi phí khác: là các khoản chi phí phát sinh do sự kiện hay các nghiệp vụriêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, gồm:

- Chi phí từ được thưởng, bồi thường (TK 8111)

- Chi phí từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TK 8112)

Trang 31

- Chi phí khác (TK 8113)

Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu và xác định kết quả kinh doanh trướcthuế, sau thuế thu nhập doanh nghiệp:

Kết quả kinh doanh trước thuế

thu nhập doanh nghiệp =

Kết quả hoạt động kinh

doanh + Kết quả khác

Kết quả kinh doanh sau

thuế thu nhập doanh

nghiệp

=

Kết quả kinh doanhtrước thuế thu nhậpdoanh nghiệp

- Chi phí thuế thunhập doanh nghiệp

2.1.1.2 Vận dụng vào công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn xác định kết quả kinh doanh năm 2015

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

2.1.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước,

vì vậy các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài đều có sự ảnh hưởng khác nhau đếntừng doanh nghiệp Công ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn cũng chịu sự ảnh hưởngcủa các nhân tố bên ngoài như: môi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế,chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước, sự phát triển của khoa học kỹ thuật…

Trang 32

Thứ nhất: Môi trường chính trị - pháp luật

Nước ta có một môi trường chính trị ổn định, được củng cố vững chắc Hệthống pháp luật ngày càng được siết chặt để phù hợp với sự phát triển của nền kinh

tế Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng chưa thực sự ổn định, chưaphải là chỗ dựa cho các doanh nghiệp yên tâm hoạt động Trong thời gian ngắn màliên tục có sự thay đổi khiến cho công tác kế toán tại các doanh nghiệp gặp nhiềukhó khăn Với vai trò là cung cấp thông tin cần thiết giúp chủ doanh nghiệp ra quyếtđịnh kinh doanh đúng đắn, người kế toán cần phải nhanh nhạy, nắm bắt được sựthay đổi trong các chính sách của Nhà nước Doanh nghiệp cũng phải đề ra các biệnpháp cải thiện lại công tác kế toán sao cho phù hợp với sự thay đổi này

Thứ hai: Môi trường kinh tế

Hiện nay nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng đanggặp nhiều khó khăn Mỗi doanh nghiệp đều chịu tác động của các nhân tố thuộc môitrường kinh tế đến công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinhdoanh nói riêng Vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củacông ty TNHH Thành Đạt Triệu Sơn như khó khăn trong việc huy động vốn, việctìm kiếm nguồn hàng ổn định để tiết kiệm chi phí… làm ảnh hưởng không nhỏ đếnkết quả kinh doanh của công ty

Từ những ngày đầu mới thành lập công ty đã gặp phải không ít khó khăn Đó là

sự gia tăng của các doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh đa dạng làm chocuộc cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt Thêm vào đó, việc mở cửa nềnkinh tế cũng tạo ra những thách thức đối với doanh nghiệp Xét về bản thân doanhnghiệp do mới được thành lập, kinh nghiệm thực tiễn ít nên còn nhiều bỡ ngỡ trongviệc tiếp cận thị trường, đội ngũ nhân viên bán hàng chưa quen với cách làm việctrong nền kinh tế thị trường cũng như công tác quản lý, điều hành các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp đôi lúc còn tỏ ra lúng túng

Bên cạnh đó, Ngành nghề buôn bán thực phẩm chức năng đang ngày càng pháttriển tại địa phương nên có sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành Vìvậy, công ty cần có những chính sách để nắm bắt, thu hút khách hàng Đặc biệt, công

ty phải đưa ra các giải pháp để hoàn thiên, nâng cao công tác kế toán và chú trọng

Trang 33

đến kế toán kết quả kinh doanh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu quản lý của ban lãnh đạocho phù hợp với xu thế hiện nay của nền kinh tế.

Thứ ba: Chính sách kinh tế - tài chính và chế độ kế toán

Chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước tác động rất lớn đến các chínhsách và quyết định của các doanh nghiệp Một trong các chính sách tài chính ảnhhưởng lớn đến kế toán của doanh nghiệp là chế độ thuế Thuế là một công cụ để quản

lý nền kinh tế của Nhà nước Các chính sách về thuế được điều chỉnh liên tục để phùhợp với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu quản lý củaNhà nước Vì vậy, kế toán nói chung và kế toán kết quả kinh doanh của doang nghiệpnói riêng phải thường xuyên cập nhật thông tin để làm theo đúng qui định

Luật kế toán Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và đổi mới để phù hợp với

sự phát triển của nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp thuận lợi trong công tác hạch toán kế toán nói chung cũng như kếtoán kết quả kinh doanh nói riêng Bên cạnh ban hành các chuẩn mực, chế độ kếtoán (chế độ kế toán theo quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 về chế độ

kế toán doanh nghiệp; chế độ kế toán theo TT200/2014/TT-BTC về chế độ kế toándoanh nghiệp và chế dộ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006

về chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ tài chính) Bộ tàichính cũng ban hành bổ sung các thông tư hướng dẫn, điều đó giúp các doanhnghiệp có đầy đủ cơ sở để xây dựng hệ thống kế toán, xây dựng chứng từ, danh mụctài khoản, sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Vì vậy, kế toán trong công ty phải luôn nắm bắt tình hình thay đổicủa các thông tư, nghị định để có thể làm đúng theo quy định của Bộ tài chính Kếtoán kết quả kinh doanh càng phải thận trọng hơn vì nếu áp dụng không chính xáccác chế độ, quy định có thể dẫn đến số liệu báo cáo tài chính sai lệch, làm sai lệchkết quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó đưa ra các thông tin không chính xácảnh hưởng đến việc ra quyết định của ban lanh đạo công ty

Thứ tư: Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế

Hiện nay cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước )của nước ta cũng đang đi vào hoàn thiện để tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc

tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh như chi phí

Ngày đăng: 03/02/2020, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (2001 – 2006) – Nhà xuất bản thống kê Khác
2. Chế độ kế toán DN theo QĐ 48/2006/QĐ – BTC – Nhà xuất bản thống kê Khác
3. Giáo trình kế toán tài chính DN thương mại – Trường Đại Học Thương Mại Khác
4. Giáo trình nguyên lý kế toán – Trường Đại Học Thương Mại Khác
5. Website: taptriketoan.com; kiemtoan.com.vn; webketoan.com; tailieu.vn;triso.vn; danketoan.com.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w