Theo khảo sátcủa tác giả thì hầu hết doanh nghiệp hiểu biết ít, không sâu về những cam kếthội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như luật pháp, chính sách của các nướcbạn hàng, đặc biệt là h
Trang 1-*** -NGUYỄN NGỌC MINH
TRUYỀN THÔNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2017
Trang 2-*** -NGUYỄN NGỌC MINH
TRUYỀN THÔNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đàm Gia Mạnh
HÀ NỘI, 2017
Trang 3BẢN CAM ĐOAN
Họ tên học viên: Nguyễn Ngọc Minh Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 04/5/1980 Nơi sinh: Hà Nam
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 15B M0410038Lớp: CH21B.QLKT Khóa: 21B
Tên đề tài luận văn: Truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương
mại quốc tế của Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đàm Gia Mạnh
Tôi xin cam đoan: Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật
sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệmtrước pháp luật
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Ngọc Minh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã tham giagiảng dạy lớp CH21B-QLKT, Trường Đại học Thương mại Các Thầy Cô đãhết sức tạo điều kiện cho tác giả cũng như các anh chị học viên khác có mộtmôi trường học tập tốt, truyền đạt các kiến thức bổ ích, cập nhật những kiếnthức mới trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đàm GiaMạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành luận vănthạc sỹ một cách trọn vẹn và hoàn chỉnh
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, cácđồng nghiệp tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, là những người
đã tạo điều kiện hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về vấn đềnghiên cứu cho tác giả trong quá trình tìm tư liệu
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Ngọc Minh
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG HÀNG RÀO KỸ
1.1 Thương mại quốc tế 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế 7
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế 12
1.2 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế 15
1.2.1 Giới thiệu chung về Tổ chức thương mại thế giới và Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại 15
1.2.2 Vai trò và tác động của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế 20
1.2.3 Ảnh hưởng của Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với Việt Nam
23
1.2.4 Một số tranh chấp thương mại liên quan đến hàng rào kỹ thuật
24
Trang 61.3 Truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG HÀNG RÀO KỸ
2.1 Giới thiệu mạng lưới thực hiện hàng rào kỹ thuật trong thương mại Việt Nam 42
2.2.1 Chức năng của Mạng lưới 42
2.1.2 Nhiệm vụ của các cơ quan trong Mạng lưới 43
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Mạng lưới TBT Việt Nam 47
2.2 Thực trạng truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc
tế của Việt Nam 48
2.2.1 Thực trạng về mục tiêu và phạm vi truyền thông 48
2.2.2 Thực trạng về thông điệp truyền thông 49
2.2.3 Thực trạng về phương pháp và phương tiện truyền thông 53 2.2.4 Thực trạng về ngân sách truyền thông 55
2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế Việt Nam hiện nay 57
2.3.1 Môi trường kinh tế 57
2.3.2 Môi trường chính trị pháp luật 57
2.3.3 Môi trường khoa học công nghệ 58
2.3.4 Môi trường văn hóa xã hội59
2.3.5 Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến truyền thông hàng rào kỹ thuật
59
Trang 72.4 Đánh giá chung về hoạt động truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Việt Nam 65
2.4.1 Thành công của hoạt động truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Việt Nam 65
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện truyền thông hàng rào
kỹ thuật trong thương mại 66
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUYỀN THÔNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 68
3.1 Sự phát triển của truyền thông và xu hướng truyền thông hàng rào
kỹ thuật trong thương mại quốc tế 68
3.1.1 Sự phát triển của truyền thông 68
3.1.2 Xu hướng truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế 69
3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông hàng rào
kỹ thuật trong thương mại quốc tế tại Việt Nam 70
3.2.1 Phát triển nguồn nhân lực hoạt động về truyền thông hàng rào
kỹ thuật trong thương mại 70
3.2.2 Đổi mới nội dung, hình thức truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại 71
3.2.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ truyền thông TBT 78
Trang 9TCĐLCL Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
2 Tiếng Anh
APMP Asia Pacific Metrology
Programme
Chương trình Đo lường Châu
Á - Thái Bình DươngASEAN Association of South - East
Tariffs and Trade
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mạiOIML International Organization of
Legal Metrology
Tổ chức Đo lường hợp pháp quốc tế
PASC Pacific Area Standards
TBT(s) Technical Barrier(s) to Trade Hàng rào kỹ thuật trong
thương mạiWTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông căn bản 30
Sơ đồ 1.2: Quy trình truyền thông 32
Sơ đồ 1.3: Mô hình thứ bậc AIDA 33
Trang 10Sơ đồ 2.1 Tổ chức của Mạng lưới TBT Việt Nam 47
HÌNH VẼ
Hình 1.1 Quy định ghi nhãn trước bao thuốc lá của Ốt-xtrây-li-a 27 Hình 3.1: Mô hình đánh giá hiệu quả truyền thông Brand Influence
77
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan tất yếu,thu hút nhiều quốc gia tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đóthương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng, được nhiều quốc gia quan tâm
và được sử dụng như động lực cho sự phát triển Các quốc gia trên thế giớihiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xu hướng tham gia ngàycàng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đa phương, đachiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi
là trọng tâm
Trong thương mại quốc tế có hai hàng rào là thuế quan và phi thuế quan,trong đó hàng rào thuế quan đang dần đi về bằng 0 bởi các hiệp định songphương và đa phương, vì vậy nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và đảm bảoquyền lợi cho người tiêu dùng các quốc gia thường sử dụng hàng rào phi thuếquan Vì vậy, khi một quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm của nước mình ranước ngoài, ngoài việc sản phẩm đó đáp ứng được các quy định, tiêu chuản
kỹ thuật trong nước còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuậtcủa các nước nhập khẩu
Xuất phát từ tác dụng to lớn này, các quốc gia đã và đang tăng cườngxây dựng và thực hiện một chính sách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹthuật áp dụng trong hoạt động thương mại trong nước cũng như thương mạiquốc tế Vì vậy, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) có vai trò hết sứcquan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, bảo vệ đượcsản xuất trong nước và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO), doanh nghiệp Việt Nam cũng hào hứng, phấn khởi vì có cơ hội tiếpcận các thị trường rộng lớn, nhưng sau hơn 10 năm nhìn lại, những kết quả
Trang 12đạt được không hề như mong đợi, thay vào đó là những khó khăn, thách thứcđối với doanh nghiệp lại rất lớn, nhất là có một số trường hợp doanh nghiệpViệt Nam bị kiện như cá tra, cá ba sa, tôm, ống thép, da giầy Theo khảo sátcủa tác giả thì hầu hết doanh nghiệp hiểu biết ít, không sâu về những cam kếthội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như luật pháp, chính sách của các nướcbạn hàng, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật trong thương mại và nguyên nhânchính của việc một số doanh nghiệp Việt Nam bị kiện là do các doanh nghiệpchưa nhận thức rõ và có các biện pháp phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu.
Để doanh nghiệp Việt Nam nắm rõ thông tin cụ thể về thị trường, luậtpháp của các nước để tránh bị khởi kiện tại thị trường nước ngoài thì công tácphổ biến, truyền thông về kiến thức về hàng rào kỹ thuật và hỗ trợ doanhnghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết, như một hành trang pháp
lý trước khi Việt Nam tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế
Ngoài ra, theo quy định của WTO thì mỗi nước thành viên của WTOphải có Đầu mối Quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).Ngay trong giai đoạn quan trọng khi chuẩn bị gia nhập WTO, Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/05/2005 vềviệc thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơquan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trongthương mại như một cam kết của Việt Nam cho tiến trình tham gia thươngmại quốc tế tuy nhiên hoạt động của mạng lưới còn nhiều bất cập, hạn chế
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài có tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọnggiúp cho doanh nghiệp Việt Nam có sự chuẩn bị tốt nhất trong hoạt động sảnxuất, kinh doanh và nhà nước có chính sách phù hợp để bảo vệ sản xuất trongnước và thúc đẩy thương mại quốc tế
Trang 132 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Để triển khai các hoạt động liên quan đến truyền thông hàng rào kỹ thuậttrong thương mại quốc tế tại Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiềucông trình nghiên cứu, nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành
đề cập đến hoạt động hàng rào kỹ thuật và truyền thông hàng rào kỹ thuậttrong thương mại ở Việt Nam Hầu hết, các công trình đã được công bố đềutập trung vào nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vàmột số phương pháp quản lý trong hoạt động TCĐLCL, tiêu biểu:
(1) Nguyễn Minh Bằng (2013), Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật phù hợp với Hiệp định TBT và các cam kết song phương, khu vực vàquốc tế Đề tài cấp nhà nước, Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lườngChất lượng Đề tài tập trung Nghiên cứu đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổsung đối với hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên cơ
sở phân tích đối chiếu với quy định có liên quan của Hiệp định TBT và cáccam kết song phương, khu vực và quốc tế;
(2) Nguyễn Thị Ngọc Hoà (2016), Tuyên truyền và phổ biến kiến thức
về Hiệp định kỹ thuật trong thương mại trong khuôn khổ WTO và một số hiệpđịnh thương mại tự do (FTAs) Đề tài cấp nhà nước, Văn phòng TBT ViệtNam
(3) Nguyễn Văn Khôi (2013), Phổ biên, hướng dẫn các tổ chức, doanhnghiệp Việt Nam về những hệ thống Tiêu chuẩn riêng Đề tài cấp nhà nước,
Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Đề tại xây dựngnội dung, chương trình nhằm phổ biến, hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp ViệtNam về những hệ thống Tiêu chuẩn riêng (private standards) để nâng caonăng lực, khả năng tiếp cận thị trường, đáp ứng yêu cầu của các đối tácthương mại quốc tế/nước ngoài và sử dụng công cụ tiêu chuẩn riêng để pháttriển bền vững
Trang 14(4) Đàm Gia Mạnh (2008), “Giáo trình truyền thông kinh doanh”, Nhà xuất bản Thống kê Giáo trình trình bày rõ vấn đề cơ bản về truyền thông và
truyền thông kinh doanh như khái niệm, vai trò, quy trình, phương pháp,
phương tiện…truyền thông
(5) Lê Khánh Tường (2013), Tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong lĩnhvực cơ ký chế tạo Đề tài cấp nhà nước, Trung tâm HwC, Tổng cục Tiêuchuẩn Đo lường Chất lượng Đề tài nghiên cứu việc tăng cường năng lực choTrung tâm HwC để được ủy quyền về đánh giá và chứng nhận nhân sự tronglĩnh vực kỹ thuật hàn của Viện hàn quốc tế(IIW) tại Việt Nam nhằm tháo gỡcác rào cản kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí chế tạo;
(6) Vũ Khánh Xuân (2012), Rà soát hoàn thiện quy trình hiệu chuẩn đolường và phương tiện đo Đề tài cấp nhà nước, Viện Đo lường Việt Nam,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Đề tài tập trung vào việc rà soát,nghiên cứu xây dựng các quy trình hiệu chuẩn đo lường và phương tiện đođảm bảo sự hài hòa quốc tế, phục vụ tham gia thỏa thuận công nhận lẫn nhau(MRA) toàn cầu về đo lường trong thương mại
Các đề tài, nghiên cứu trên có đề cập vấn đề hàng rào kỹ thuật và tuyêntruyền, phổ biến kiến thức về hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhưng chưa
có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về truyền thông hàng rào kỹ thuậttrong thương mại quốc tế của Việt Nam Vì vậy, Đề tài “Truyền thông hàngrào kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Việt Nam” là mới, không trùng lặpvới các công trình nghiên cứu khác
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 15- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức truyền thông
về hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhằm giúp doanh nghiệp Việt Namtiếp cận thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại một cách nhanhnhất, chính xác nhất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Lý luận cơ bản và thực trạng công tác tổ chức truyền thông
về hoạt động hàng rào kỹ thuật trong thương mại tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Công tác tổ chức truyền thông trong Mạng lướiTBT Việt Nam thời gian từ năm 2015 đến 2017
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp điều trakhảo sát, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổnghợp cụ thể:
Phương pháp điều tra khảo sát: Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tiến
hành khảo sát dưới dạng Phiếu khảo sát, điều tra (qua Email): phát ra và thu
về 50 phiếu điều tra về thực trạng nhân sự và cơ sở hạ tầng của Mạng lướiTBT Việt Nam; phát ra 450 và thu về 400 Phiếu điều tra về thực trạng hiểubiết của doanh nghiệp về thông tin liên quan đến hàng rào kỹ thuật trongthương mại Ngoài ra tác giả còn phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gianhằm tìm hiểu thực trạng về truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mạicủa Việt Nam
Trang 16Phương pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các nguồn dữ liệu:
+ Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng các dữ liệu được tiếp nhận thông qua Phiếukhảo sát, điều tra
+ Dữ liệu thứ cấp: Dựa vào các nguồn như tạp chí và báo cáo khoa học
trong ngành; ấn phẩm khoa học trong ngành, sách giáo khoa, tạp chí và báocáo khoa học ngoài ngành, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đạichúng và các nguồn thông tin khác trên Internet
Phương pháp phân tích dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích các số liệu sơ cấp, thứ cấp: tiến hành tổng hợp, thống kê về thựctrạng truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam
Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề
ra giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu
Ngoài những phương pháp chủ yếu trên đề tài cũng sử dụng các phươngpháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phương pháp quan sát, tổng hợp
để tiến hành phân tích đánh giá về hiệu quả của truyền thông
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thươngmại quốc tế
Chương 2: Thực trạng truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mạiquốc tế tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông hàng rào
kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Việt Nam
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG HÀNG RÀO KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Thương mại quốc tế
1.1.1 Khái niệm
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước trêntoàn thế giới thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa Đó là mộthình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫnnhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốcgia Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện chocác nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làmgiàu cho đất nước Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩađơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phâncông lao động quốc tế Vì vậy, phải coi thương mại quốc tế như một tiền đề,một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu
sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế
Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối củađất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế Mặt khác,phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội Phảiluôn luôn tính toán cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vàobuôn bán và phân công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp Vì vậy đểphát triển thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cường khả năngliên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn
1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế: Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụ đắc
lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốnlao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu
Trang 18nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nềnsản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảysinh các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng
- Thương mại quốc tế là động lực tăng trưởng kinh tế
GDP của một quốc gia được xác định theo phương pháp chi tiêu vàluồng sản phẩm theo công thức: GDP = C + I + G + (X-M)
Trong đó:
+ GDP: Tổng thu nhập quốc dân;
+ C: Tổng tiêu dùng;
+ I: Tổng đầu tư;
+ G: Tổng chi tiêu của Chính phủ;
+ X: Giá trị xuất khẩu;
+ M: Giá trị nhập khẩu
Theo công thức trên tổng thu nhập quốc dân của một nước phụ thuộc rấtlớn vào hoạt động xuất khẩu (hay ngoại thương) của nước đó Đặc biệt là xuấtkhẩu, song xuất khẩu lại phụ thuộc vào nhập khẩu, vì thế giải quyết mối quan
hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu là vấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng vì nó
sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Để đánh giá tác động của ngoại thương vào tăng trưởng tổng sản phẩmquốc dân người ta sử dụng mối quan hệ tương quan giữa kim ngạch xuấtkhẩu với GDP, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu so với GDP và tương quanxuất khẩu so với nhập khẩu Ngoài ra ảnh hưởng đó còn được tính toán bớichỉ tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu và tăng trưởng xuất khẩu vào 1% tăngtrưởng GDP
- Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế củamỗi quốc gia theo hướng tích cực
Trang 19Trong sự vận động chung, ngoại thương với các hoạt động xuất nhậpkhẩu hàng hóa và dịch vụ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nó tácđộng đến toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa, từ sản xuất, lưu thông,phân phối đến tiêu dùng Đặc biệt đối với các ngành sản xuất vật chất cơ bảnnhư công nghiệp, nông nghiệp… ngoại thương đã tác động trực tiếp đến cảđầu vào và đầu ra của quá trình tái sản xuất, do đó đã góp phần thúc đẩynhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngoại thương cũng tạo ra các “mốiliên hệ ngược”, “mối liên hệ gián tiếp”, giữa các ngành, tạo khả năng xâydựng cơ cấu kinh tế năng động.
- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mốiquan hệ kinh tế đối ngoại của một nước, bao gồm các luồng hàng hóa, dịch vụ
và luồng vốn giữa các nước đó với các nước khác trong một thời kỳ nhất định.Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt độngkinh tế đối ngoại của một nước với các nước khác và do đó nó đã được cácnước có nền kinh tế mở sử dụng như một công cụ đắc lực để phân tích vàquản lý vĩ mô các hoạt động kinh tế đối ngoại
Đối với những nước đang phát triển có nền kinh tế mở quy mô nhỏ thìviệc quan tâm trước hết đến cải thiện cán cân ngoại thương càng có ý nghĩaquyết định đến cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Vì thực tế cho thấy, doxuất phát điểm trình độ kinh tế xã hội của các nước này thấp, nên hiệu quả thuđược từ các hoạt động kinh tế đối ngoại khác thường khó đạt đến sự mongmuốn ngay như hiệu quả của hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động kinh
tế đối ngoại có thể tận dụng triệt để ngay các nguồn lực (lợi thế so sánh) màcác nước này sẵn có Nếu hoạt động xuất nhập khẩu ổn định, cán cân thanhtoán an toàn thì sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia, tạo môitrường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tâm lý yên tâm làm ăn, sinhsống cho người dân
Trang 201.1.2.2 Đối với doanh nghiệp:
Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quảsản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinhdoanh nhằm tạo cho doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững
Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạothế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế, mà cả thịtrường trong nước thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong vàngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng Ngoài ra, kinhdoanh thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
1.1.2.3 Đối với người dân: Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp nhân dân
Có thể nói đây là tác động có ý nghĩa quan trọng nhất bởi mục tiêu cuốicùng của sự tăng trưởng là con người, hướng tới con người Con người vừa làđộng lực vừa là mục tiêu của sự phát triển
Hoạt động ngoại thương thông qua cách giải quyết quan hệ xuất khẩu,nhập khẩu có tác động trực tiếp đến việc làm và do đó, đến thu nhập và mứcsống thực tế của người dân
Hiện nay, để phát triển kinh tế các nước đều cố gắng tận dụng mọi lợithế mà nước mình có được Đối với các nước đang phát triển thường có dân
số đông, lao động dư thừa nhiều, nhất là lao động của nền sản xuất hàng hóacòn kém, vốn đầu tư cho phát triển thiếu Vì thế, nên hướng sản xuất hàng hóaxuất khẩu vào những ngành sử dụng lợi thế của đất nước Khi xuất khẩu tăngtrưởng thường kéo theo sự gia tăng sản xuất trong nước Cầu lao động tăngnhanh dẫn tới giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động dư thừa.Người lao động có việc làm tức là có thu nhập, bởi vậy mức sống của họ đượccải thiện đáng kể Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu không chỉ đáp ứng cho
Trang 21sản xuất mà còn cho cả tiêu dùng Hàng nội vì phải cạnh tranh với hàng ngoạinên không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá bán Người được lợi ở đâychính là người tiêu dùng ngày càng được sử dụng những hàng hóa đa chủngloại và chất lượng cao.
Ngoài một số tác động tích cực, thương mại quốc tế còn mang đến một
số tác động tiêu cực sau:
- Có thể tạo ra những bất bình đẳng giữa các nước
Các quốc gia phát triển luôn mở cửa thị trường, đẩy mạnh đầu tư, chuyểngiao công nghệ, nhưng thực tế khi quyền lợi bị xâm hại họ sẵn sàng đập “câygậy” chống bán phá giá, vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuậtmột cách vô lý lên đầu bất cứ quốc gia nào mà họ cho là vi phạm (Điển hìnhnhư vụ kiện chống bán phá giá cá basa của Việt Nam) Điều trớ trêu là nhữngđối tượng trực tiếp chịu những “cú đánh” này lại là những người nông dânnghèo, những người vốn dĩ cuộc sống đã phải chịu quá nhiều khó khăn Điềunày tạo ra sự bất bình đẳng (nước mạnh/nước yếu; nước phát triển/nước kémphát triển)
- Gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh tách động tiêu cực về cạnh tranh bất bình đẳng, thương mạiquốc tế còn đem lại cho các quốc gia đang phát triển “nguồn tài nguyên dồidao” – rác thải Những thứ mà các quốc gia phát triển thải ra: rác thải côngnghiệp, y tế, sinh hoạt… việc tái chế hay tiêu hủy trở nên đắt đỏ và ô nhiễm
Vì vậy, có xu thế đẩy những thứ này sang các quốc gia đang phát triển trong
đó có Việt Nam, biến những nơi này thành bãi rác, nơi tái chế và vùng ônhiễm khổng lồ Chúng ta cảm tưởng những chiếc ô tô, ti vi, hay các máymóc được bán sang Việt Nam với giá rẻ đó là một sự “cảm thông” của cácquốc gia đang phát triển với những nước nghèo Sự thực là các quốc gia đangphát triển khó có thể nào chống lại xu hướng phải nhập nhưng thứ gọi là rác
Trang 22đó bởi do các nước đang phát triển gần như không có đủ nguồn tài chính đểnhập khẩu những công nghệ hiện đại.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế
1.1.3.1 Môi trường luật pháp
Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp Vì vậy, hoạt độngkinh doanh quốc tế trước hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phảiquan tâm và nắm vững luật pháp: luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở
đó doanh nghiệp đã và sẽ hoạt động, cũng như các mối quan hệ luật pháp tồntại giữa các nước này và giữa các nước trong khu vực nói chung
1.1.3.2 Môi trường chính trị
Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trongkinh doanh quốc tế Mặt khác, tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ làmột trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động Chính vìvậy, khi tham gia kinh doanh trên thị trường thế giới, doanh nghiệp cần amhiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanhnghiệp muốn hoạt động hoặc mua bán
1.1.3.3 Môi trường kinh tế thế giới
Phân tích kinh tế thế giới nên cung cấp dữ kiện kinh tế trong cả thịtrường thực và viễn cảnh, cũng như đánh giá lực lượng cạnh tranh Vì tầmquan trọng của thông tin kinh tế đối với chức năng kiểm soát và kế hoạch ởđầu não, việc thu thập dữ kiện và chuẩn bị báo cáo phải là trách nhiệm củanhân viên trong nước
Tính ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốcgia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung, có tácđộng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp trên thị trường nước ngoài Tính ổn định về kinh tế, trước hết và chủ
Trang 23yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát.Đây là điều các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và lo ngại vì nó liênquan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là liênquan đến sự an ninh của đồng vốn của các doanh nghiệp này ở nước ngoài.
1.1.3.4 Những ảnh hưởng của địa hình
Vị trí địa lý của một quốc gia rất quan trọng, nó là một nhân tố giảithích mối quan hệ chính trị, thương mại của nước đó Các mối quan hệ nàyảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty Trong kiến thức kinhdoanh tổng quát, các doanh nhân quốc tế cần phải biết nước đó nằm ở đâu,trong khu vực lân cận nào
Sự gần gũi về địa lý là lý do chính dẫn đến quan hệ thương mại giữa hainước Chẳng hạn, đối tác lớn nhất và đứng thứ tư về giao dịch thương mại vớiHoa Kỳ là Ca-na-đa và Mê-hi-cô Cả hai đều tiếp giáp với Hoa Kỳ Việc giaohàng do vậy nhanh hơn, chi phí vận tải thấp hơn và hàng bán ra cũng hạ hơn.Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều công ty của Hoa Kỳ đặt nhà máy vềphía tiếp giáp với Mê-hi-cô Hoặc gần gũi về thị trường cũng là lý do giảithích cho việc Nhật Bản xuất khẩu hàng nhiều hơn vào khu vực các nướcĐông Nam Á
Những biểu hiện trên bề mặt như núi, cao nguyên, hoang mạc, mạchnước cũng góp phần dẫn đến sự khác nhau về kinh tế, chính trị và cấu trúc xãhội, giữa các nước cũng như giữa các vùng trong một nước Điều đó cũng đòihỏi sự nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đối với vấn đề này
1.1.3.5 Môi trường văn hóa và con người
Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau Đây làvấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nhân khi tham gia kinh doanhtrên thị trường quốc tế Ảnh hưởng của văn hoá đối với mọi chức năng kinhdoanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính ở
Trang 24nhiều nơi, đặc biệt những nơi có tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản, cáccông ty địa phương cạnh tranh thành công hơn so với công ty nước ngoài do
sử dụng văn hoá truyền thống dân tộc để quảng cáo
Mỗi một nền văn hoá lại có một mẫu thái độ và đức tin ảnh hưởng đếnhầu hết tất cả các khía cạnh của hoạt động con người Các nhà quản lý càngbiết nhiều về những thái độ và đức tin của con người bao nhiêu thì họ càngđược chuẩn bị tốt hơn để hiểu tại sao người ta làm như vậy
Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điềuchỉnh và sở hữu bởi con người Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khácnhau giữa những nhóm dân tộc và xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan
hệ và hoạt động của mình Sự khác nhau về con người đã làm gia tăng nhữnghoạt động kinh doanh khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới Điều đó buộccác nhà hoạt động quản lý, các nhà kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoácủa nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới
Thị hiếu, tập quán tiêu dùng còn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vìmặc dù hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưachuộng thì cũng khó được họ chấp nhận
Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanhnghiệp kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanhchóng Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêngcủa từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tốvăn hoá, lịch sử, tôn giáo
Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từngquốc gia Nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quantrọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế
Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và
do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc
Trang 25đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm Vì vậy, hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo đang chiphối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
1.1.3.6 Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh luôn đi cùng với cơ chế thị trường Ngày nay, số lượng cácquốc gia theo cơ chế thị trường ngày càng gia tăng và họat động cạnh tranh từ
đó ngày càng phức tạp và khốc liệt hơn Mỗi quốc gia đều cố gắng xây dựngcho mình một cơ chế thị trường riêng Từ đó, môi trường cạnh tranh của cácquốc gia khác nhau cũng khác nhau
Việc nghiên cứu môi trường cạnh tranh giúp doanh nghiệp nắm vững cácqui định trên thị trường liên quan đến cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh, các
áp lực cạnh tranh,… từ đó đề xuất các chiến lược cạnh tranh của doanhnghiệp phù hợp và có hiệu quả
Trong kinh doanh quốc tế, đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp cầnphải được xác định rõ ràng Đối thủ cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp làcác doanh nghiệp không cùng quốc gia Ví dụ như, đối thủ cạnh tranh của cácdoanh nghiệp may mặc Việt Nam là các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan,Hàn Quốc mà không phải là doanh nghiệp may Việt Nam
1.2 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
1.2.1 Giới thiệu chung về Tổ chức thương mại thế giới và Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại
1.2.1.1 Tổ chức thương mại thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổchức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại(GATT) 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hộinghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành
Trang 26lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môncủa Liên Hiệp Quốc
Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đãđược thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ởHavana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăntrong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đãkhông thực hiện được Mặc dù vậy, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kếtHiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệulực vào tháng 1/1948
Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuếquan Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ vòng đàm phán tại Uruguay(1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã
mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chungxây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn
đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ,các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nôngsản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp Với diện điều tiết của hệthống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung
ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp Do đó, ngày 15/4/1994,tại Marrakesh (Marốc), kết thúc vòng đàm phán Uruguay, các thành viên củaGATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT Theo đó, WTO chínhthức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động
từ 1/1/1995
Ngày 7/11/2006, WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tạiGeneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO Ngày 7/11/2006, Bộ
Trang 27trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của ViệtNam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đaphương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995 Ngày11/1/2007, WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốchội nước CHXHCN Việt Nam Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy
đủ của WTO
WTO hoạt động dựa trên các hiệp định được ký kết từ khi hình thành vàcác quyết định của Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên có liên quan.Thương mại hàng hoá là một lĩnh vực quan trọng bên cạnh thương mại dịch
vụ, các khía cạnh liên quan đến thương mại của đầu tư và sở hữu trí tuệ
1.2.1.2 Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Trong thương mại hàng hóa, hai vấn đề trọng tâm là các biện pháp thuếquan và phi thuế quan Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (tiếngAnh: The Agreement on Technical Barriers to Trade, dưới dây gọi tắt là Hiệpđịnh TBT) là một trong các biện pháp phi thuế quan của thương mại hànghoá Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằmđảm bảo cung cấp cho thị trường sản phẩm, hàng hoá có chất lượng đáp ứngyêu cầu của người tiêu dùng Các biện pháp này có thể bao gồm các yêu cầunêu trong các tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hoá, trong các quy định của cơ quan
có thẩm quyền đối với chất lượng, vệ sinh, an toàn của sản phẩm, quá trìnhsản xuất và các quá trình có liên quan khác như ghi dấu (marking), ghi nhãn(labelling), việc vận chuyển, bảo quản đối với sản phẩm, hàng hoá
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phânbiệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây:
- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)
Trang 28- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được
chấp thuận bởi một tổ chức đã được công nhận nhưng không có giá trị áp
dụng bắt buộc;
- Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/
tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)
Trong các hàng rào này có hàng rào cần thiết, hợp pháp, cần duy trì đểđảm bảo an toàn, sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, bảo vệ môitrường sống, an ninh quốc gia, chống gian lận thương mại…Tuy nhiên, bêncạnh đó cũng có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế thươngmại của nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử như dành ưu đãi chonước này song khắt khe với nước khác, nới lỏng quản lý đối với hàng hoátrong nước song quản lý chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu… Những hàngrào như vậy trở thành rào cản thực sự đối với thương mại quốc tế đi ngượclại với các nguyên tắc của thương mại tự do mà WTO đề ra Vì vậy, các ràocản đó cần được loại bỏ
a) Mục đích của Hiệp định TBT
- Thúc đẩy các mục tiêu của Hiệp định chung về thương mại và thuếquan (GATT);
- Khẳng định và thừa nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế và các
hệ thống quốc tế về đánh giá sự phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả sảnxuất và kinh doanh thương mại;
- Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá
sự phù hợp không gây ra các trở ngại cho thương mại quốc tế;
- Đồng thời không ngăn cản các nước áp dụng các biện pháp cần thiết đểđảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu, bảo vệ sức khoẻ, an toàn cuộc sống củacon người, động thực vật, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại, đảmbảo an ninh quốc gia;
Trang 29- Loại bỏ các rào cản kỹ thuật không phù hợp với các nguyên tắc thươngmại tự do của WTO nói chung và nêu trong Hiệp định TBT nói riêng
b) Đối tượng điều chỉnh chính của Hiệp định TBT
- Tiêu chuẩn: văn bản tự nguyện áp dụng, đề cập đến đặc tính của hànghoá, phương pháp sản xuất, bao gói ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và cácvấn đề có liên quan khác của hàng hoá
- Quy chuẩn kỹ thuật : văn bản với nội dung kỹ thuật tương tự như tiêuchuẩn nhưng mang tính pháp lý, buộc phải thực hiện với các chế tài nhất định
- Quy trình đánh giá sự phù hợp: các bước, trình tự xác định xem các yêucầu của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không
Các đối tượng trên được gọi chung là các biện pháp kỹ thuật và là hàngrào kỹ thuật trong thương mại Nếu chúng không đáp ứng các nguyên tắc,điều khoản cụ thể của Hiệp định TBT thì sẽ không được duy trì, áp dụng
c) Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TBT
Điều 1 của Hiệp định TBT quy định: Tất cả các sản phẩm, kể cả côngnghiệp và nông nghiệp là đối tượng thi hành các điều khoản của Hiệp định này;Như vậy, căn cứ vào đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Hiệp định cóthể thấy rằng những lĩnh vực và vấn đề mà Hiệp định đề cập rất rộng, khôngchỉ đối với những quá trình liên quan trực tiếp đối với sản phẩm mà còn cảnhững quá trình không liên quan trực tiếp đối với sản phẩm Ví dụ: việcchứng nhận môi trường, ghi nhãn sinh thái
Ngoài ra, Hiệp định TBT là Hiệp định thuộc vấn đề thương mại hànghoá, vì vậy sẽ không điều chỉnh trực tiếp cho các quy chuẩn và tiêu chuẩndịch vụ
d) Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT
Những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT nhằm thúc đẩy thương mạithông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phùhợp bao gồm:
Trang 30- Không phân biệt đối xử.
- Không cản trở thương mại quá mức cần thiết
- Công khai minh bạch
Theo yêu cầu của WTO, kể từ thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam sẽphải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và các nghĩa vụ cụ thể của Hiệp địnhTBT, mà không bảo lưu điều khoản nào
1.2.2 Vai trò và tác động của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
1.2.2.1 Vai trò của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Trong xu thế chung của thương mại quốc tế, hàng hóa có thể tự do đi lại
và sẽ có thuế nhập khẩu bằng 0 Do không thể tăng thuế nhập khẩu, các nước
sẽ sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước trước
sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu Chính vì vậy, hàng rào kỹ thuật được cácnước nhập khẩu sử dụng triệt để
Trên thực tế, các nước thường sử dụng hàng rào kỹ thuật như một công
cụ để bảo hộ sản xuất trong nước và gây khó khăn cho việc thâm nhập củahàng hóa nước ngoài vào thị trường Hàng rào kỹ thuật có thể là các tiêuchuẩn kỹ thuật cao, tiêu chuẩn về môi trường và yêu cầu về an toàn trong sửdụng, tiêu chuẩn về nhãn mác, bao bì đóng gói, yêu cầu với trách nhiệm xãhội… Cùng một sản phẩm nhưng mỗi nước có thể có các tiêu chuẩn và các
Trang 31quy định riêng, dẫn đến việc tạo ra các rào cản trong lưu thông hàng hóa vàthương mại.
TBT được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, định hướng tiêu dùngtrong nước Trên cơ sở tình hình sản xuất và tiêu dùng trong nước, Chính phủ
sẽ tiến hành các biện pháp điều tiết cung cầu nhưng vẫn đảm bảo lợi ích chocác nhà sản xuất trong nước
Bên cạnh đó, kết quả của hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật là căn cứ quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp có thểvượt qua hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu nếu tổ chức đánh giá sự phùhợp (phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận) được công nhận bởi một tổ chứccông nhận có uy tín trên thế giới và tham gia các thỏa ước thừa nhận quốc tế.Nói chung, TBT là biện pháp “hợp lý” vừa bảo hộ sản xuất trong nước,buộc các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, vừangăn chặn nhập khẩu các loại sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ảnhhưởng đến môi trường…
1.2.2.2 Những tác động của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
* Tác động tích cực
- Thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất vàquản lý chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngày mộtnâng cao
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêuchất lượng phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật)
có liên quan Những sản phẩm được chứng nhận phù hợp có ưu thế cạnh tranhhơn những sản phẩm cùng loại khi chưa được chứng nhận và sẽ dễ dàng hơnkhi các nước xem xét và thừa nhận lẫn nhau về kết quả chứng nhận Hoạtđộng đánh giá sự phù hợp và chứng nhận sản phẩm trở thành công cụ tiếp thị
Trang 32hữu hiệu cho nhà sản xuất.
- Ảnh hưởng tích cực của việc đáp ứng các đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹthuật không chỉ ở chỗ duy trì được thị phần trong nước, mà còn tạo cơ hội đểdoanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường xuất khẩu khác
* Tác động tiêu cực
- Hàng rào kỹ thuật trong thương mại buộc các nhà sản xuất, xuất khẩuphải bỏ ra một khoản chi phí liên quan đến việc đánh giá sự phù hợp (hợpchuẩn, hợp quy) của sản phẩm như chi phí kiểm tra, chứng nhận, chi phí vềphòng thí nghiệm, chi phí cho các tổ chức cấp giấy chứng nhận, chi phí liênquan đến việc đánh giá ảnh hưởng mang tính kỹ thuật về quy định kỹ thuậtcủa các nước khác, chi phí dịch thuật Khoản chi phí này được tính trong chiphí sản xuất nên sẽ đẩy giá của sản phẩm tăng lên, làm cho các doanh nghiệp
đã ít vốn, hạn chế về trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất và chấtlượng sản phẩm gặp khó khăn hơn khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh
- Quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật góp phần bảo hộ cho doanh nghiệptrong nước tránh phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước xuất khẩu
- Việc đưa ra các rào cản kỹ thuật sẽ cản trở khả năng tiếp cận thị trườngcủa doanh nghiệp
Hiện nay, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) là biện pháp phithuế quan hữu hiệu thường được sử dụng bởi nhiều quốc gia trên thế giớinhằm bảo hộ và phát triển ngành sản xuất nội địa Bên cạnh các tác độngtích cực, TBT còn mang các tác động tiêu cực, vì vậy, các nước cần sửdụng chúng một cách hợp lý và mang lại hiệu quả, nhằm bảo vệ và pháttriển ngành sản xuất trong nước
Trang 331.2.3 Ảnh hưởng của Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với Việt Nam
Ngày nay, với xu thế tự do hóa thương mại, với sự mờ dần của các biệnpháp thuế quan, các quốc gia có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các hàngrào kỹ thuật Trong đó hệ thống các biện pháp TBT rất đa dạng và phức tạp,đặc biệt là các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có rất nhiều biệnpháp TBT với mức độ rất phức tạp Có sự khác biệt trong việc sử dụng biệnpháp TBT ở các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển Bên cạnh
đó, mức độ áp dụng biện pháp TBT giữa các ngành/lĩnh vực cũng rất khácnhau, các biện pháp TBT ảnh hưởng đến một số lĩnh vực nhất định, với mức
độ tác động khác nhau Một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiệp địnhhàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO (Hiệp định TBT) mà các nướcthành viên của WTO bắt buộc phải tuân thủ là nguyên tắc không phân biệt đối
xử Điều đó có nghĩa, không có quốc gia nào được phép áp dụng biện phápTBT riêng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam Cũng tương tự như ViệtNam, bất kỳ một nước thành viên WTO nào khi xuất khẩu hàng hóa sang thịtrường nào đó đều phải đáp ứng các biện pháp TBT của thị trường xuất khẩu
đó Việt Nam hiện là nước đang phát triển nên cũng gặp phải nhiều khó khănchung từ các biện pháp TBT cản trở các nước đang phát triển xuất khẩu vàothị trường nước phát triển
Tuy có nhiều khó khăn, phức tạp như trên, nhưng các doanh nghiệp ViệtNam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Vốn ít, công nghệ thấp, nănglực cạnh tranh yếu, không có đầu mối liên lạc ở bên quốc gia nhập khẩu trướckhi sản xuất sản phẩm xuất khẩu Doanh nghiệp còn mơ hồ và chưa quan tâmtới các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) (các quy định kỹ thuật, tiêuchuẩn, quy chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp của các nước thành viênWTO ) và những thách thức cũng như cơ hội đi cùng Mặc dù những rào cảnnày ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến việc sản xuất kinh doanh của họ Vì
Trang 34vậy, khi xuất khẩu, các vấn đề hàng rào kỹ thuật sẽ phát sinh, lúc đó doanhnghiệp chắc chắn sẽ bị động, lúng túng vì thiếu thông tin liên quan, chưa nắmđược kỹ các thông tin về TBT ở các nước mà họ xuất khẩu đến, nên việc xuấtkhẩu của doanh nghiệp đôi khi bị chính những TBT cản trở, gây rủi ro và dẫnđến nhiều thiệt hại lớn Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc các sảnphẩm xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác trả lại khi không đáp ứng các tiêuchuẩn kỹ thuật hoặc những vấn đề liên quan đến vệ sinh thực phẩm của cácsản phẩm Tôm, cá Ba sa làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro vềthương mại.
Chính vì thế , để nhanh chóng kịp phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế, nhà nước cần có sự tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động củaVăn phòng TBT Việt Nam và mạng lưới TBT ở các tỉnh, thành nhất là việctuyên truyền về TBT cho các doanh nghiệp trong nước để các doanh nghiệpkịp thời nắm bắt được cơ hội xuất khẩu được sản phẩm, hàng hóa sang cácnước Đồng thời doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trong thì kỳ hộinhập kinh tế quốc tế thì cũng cần phải nỗ lực nghiên cứu để hiểu rõ, vậndụng một cách sáng tạo các hàng rào kỹ thuật (TBT) để có biện pháp phù hợpnhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu để tăng hiệu quả sảnxuất, kinh doanh./
1.2.4 Một số tranh chấp thương mại liên quan đến hàng rào kỹ thuật
Hàng năm Ủy ban TBT tổ chức 3 Phiên họp định kỳ tại trụ sở của WTOnhằm tạo ra diễn đàn cho các nước Thành viên WTO trình bày quan điểm củamình đối với các biện pháp kỹ thuật được xem là gây cản trở thương mại quámức cần thiết hoặc có tác động đáng kể lên thương mại do các nước Thànhviên WTO khác xây dựng và ban hành Tại diễn đàn của Ủy ban TBT cácquan điểm này được gọi là các quan ngại thương mại về TBT Các quan ngạithương mại chính là tiền đề cho tranh chấp thương mại về TBT trong WTOcũng như thương mại quốc tế nói chung
Trang 35Có những quan ngại thương mại được nêu ra nhiều lần tại nhiều phiênhọp của Ủy ban TBT và sau đó trở thành tranh chấp thương mại, có nhữngquan ngại thương mại được các nước Thành viên giải quyết ở cấp songphương và không trở thành tranh chấp thương mại.
Khi một thành viên có quan ngại thương mại về TBT, thành viên đó cóthể bày tỏ trực tiếp với thành viên khác thông qua Điểm hỏi đáp của Vănphòng TBT đặt tại quốc gia thành viên – nơi đang có vấn đề gây quan ngại,hoặc có thể bày tỏ quan ngại trước cuộc họp định kỳ của Ủy ban TBT củaWTO Vấn đề quan ngại thương mại có thể được giải quyết sau quá trình traođổi thảo luận của các bên liên quan Tuy nhiên, nếu quan ngại thương mại vềTBT không được giải quyết hiệu quả thì có thể dẫn đến tranh chấp thươngmại giữa các thành viên Tranh chấp thương mại về TBT được coi là bắt đầuhình thành khi một thành viên có yêu cầu tham vấn với một thành viên khác
về biện pháp kỹ thuật được coi là không phù hợp với Hiệp định TBT củaWTO Yêu cầu tham vấn phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi tới Cơquan giải quyết tranh chấp của WTO Toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấpphải tuân theo Thỏa thuận giải quyết tranh chấp của Tổ chức này
Như vậy, quan ngại thương mại về TBT chưa phải là tranh chấp thươngmại, nhưng quan ngại thương mại được coi là dấu hiệu quan trọng về mộtthành viên đang hoặc sẽ sử dụng biện pháp kỹ thuật không phù hợp Hiệp địnhTBT của WTO, có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một haynhiều thành viên khác Vì vậy, nếu những quan ngại thương mại TBT khôngđược giải quyết một cách dứt điểm, hiệu quả thông qua quá trình trao đổi,thảo luận giữa các thành viên thì có thể làm phát sinh những tranh chấpthương mại về TBT, đồng thời góp phần làm căng thẳng mối quan hệ giữa cácthành viên
Trang 36Nhiều trường hợp quan ngại thương mại sau khi được nêu ra tại cácphiên họp của Ủy ban TBT đã trở thành tranh chấp thương mại, điển hình nhưtrường hợp quy định về ghi nhãn thuốc lá trơn của Ốt-xtrây-li-a Năm 2011,Ốt-xtrây-li-a thông báo soạn thảo quy định bắt buộc các hãng thuốc lá phảighi nhãn mờ nhạt trên vỏ bao thuốc lá điếu khi bán trên thị trường Ốt-xtrây-li-
a, ngoài những quy định trước đây về ghi những hình ảnh rủng rợn do hútthuốc lá gây ra Mục đích của quy định này là giảm sự hấp dẫn của vỏ baothuốc lá thông qua đó giảm việc hút thuốc lá trong cộng đồng và tiến tới mộttương lai không thuốc lá
Gần 20 nước bày tỏ quan ngại của mình đối với dự thảo luật này của xtrây-li-a Ốt-xtrây-li-a cho rằng mình làm như vậy là phù hợp với Công ướckiểm soát thuốc lá do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra
Các nước có các hãng thuốc lá nổi tiếng thì cho rằng quy định của xtrây-li-a cản trở thương mại quá mức cần thiết và làm ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh doanh thuốc lá của họ Còn các nước đang phát triển đặc biệt ởChâu Phi, Châu Mỹ La tinh là nơi cung cấp nguyên liệu thuốc lá cho các nướcphát triển cho rằng quy định sẽ gây tổn thất nặng nề cho người nông dân domất công ăn việc làm
Trang 37Ốt-Hình 1.1 Quy định ghi nhãn trước bao thuốc lá của Ốt-xtrây-li-a
Năm 2013, Indonesia đã kiện Ốt-xtrây-li-a ra Ủy ban giải quyết tranhchấp của WTO và yêu cầu tham vấn với Ốt-xtrây-li-a liên quan tới các luật vàquy định của Ốt-xtrây-li-a quy định hạn chế nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, và cácyêu cầu về bao gói thuốc lá trơn đối với sản phẩm thuốc lá
Từ năm 1995 đến nay đã có hơn 400 quan ngại thương mại về TBT,song mới có 49 tranh chấp thương mại về TBT Theo thông tin của Cơ quangiải quyết tranh chấp của WTO, đến nay WTO đã có tổng cộng 482 tranhchấp thương mại, trong đó có 49 tranh chấp liên quan Hiệp định TBT (chiếmkhoảng 10% tổng số tranh chấp được đưa ra tại WTO)
Với Việt Nam, mặc dù là thành viên của WTO mới được gần 7 năm, songViệt Nam đã có 4 quan ngại về TBT, trong khi Malaysia là thành viên từ khiWTO thành lập song cũng chỉ có 3 quan ngại về TBT Dẫn đầu về số vụ quanngại TBT là Trung Quốc với 49 quan ngại TBT trong 12 năm là thành viênWTO
Trang 384 quan ngại TBT đối với Việt Nam về các sản phẩm như rượu, mỹ phẩm,điện thoại di động và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật An toàn Thực phẩm.
Liên quan đến lĩnh vực TBT trong WTO, Việt Nam chưa có nước thànhviên WTO nào kiện cũng như chưa kiện nước nào về TBT
Tuy nhiên, cũng không loại trừ xảy ra điều này trong tương lai Vì vậy,vấn đề đặt ra là cần hạn chế các quan ngại thương mại TBT đến mức thấpnhất có thể
Để Việt Nam không bị vướng vào những tranh chấp và những quan ngạithương mại về TBT, về phía các cơ quan Nhà nước cần nghiên cứu kỹ và thựchiện đúng những quy định của WTO, đặc biệt những quy định trong Hiệpđịnh TBT khi xây dựng, ban hành và áp dụng những biện pháp kỹ thuật trongthương mại Việt Nam cần tranh thủ cơ hội của Hiệp định này mang lại, đó làxây dựng, ban hành và áp dụng những biện pháp kỹ thuật vì mục đích hợppháp để tăng cường bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của con người, đời sống độngthực vật và môi trường, tuy nhiên phải tuân thủ những quy định của Hiệp địnhnày để những biện pháp kỹ thuật không thể trở thành rào cản trong thươngmại quốc tế làm phương hại lợi ích của thành viên còn lại Các cơ quan Nhànước cũng cần tăng cường việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềnội dung của Hiệp định TBT để việc thực thi Hiệp định trở nên thuận lợi, dễdàng hơn Về phía doanh nghiệp, cần nghiêm tục thực thi những quy định củapháp luật, đặc biệt những quy định kỹ thuật đối với hàng hóa, sản phẩm màdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chủ động và tích cực ứng dụng thành tựucủa khoa học công nghệ để nâng cao khả năng đáp ứng những quy chuẩn kỹthuật, tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra Việc các doanh nghiệp thực thi nghiêm túcquy định của pháp luật góp phần đảm bảo giá trị hiệu lực của văn bản phápluật đó cũng là góp phần đảm bảo Việt Nam thực hiện đúng cam kết trongWTO về Hiệp định TBT, từ đó giúp tránh những quan ngại thương mại haytranh chấp về TBT
Trang 391.3 Truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
1.3.1 Truyền thông
1.3.1.1 Khái niệm
Theo tác giả Đàm Gia Mạnh, truyền thông là hoạt động thường xuyêntrong đời sống xã hội, trong mọi thời đại khác nhau, trong mọi lĩnh vực hoạtđộng khác nhau Đây là một trong những phương thức chính tạo ra mối liênkết giữa các cá nhân, giữa các nhóm, các tổ chức trong mọi xã hội Phươngthức này là một trong những phương thức quan trọng, có ý nghĩa lớn và cóvai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của mọi hoạt độngtrong xã hội
Có thể hiểu truyền thông là một quy trình truyền các thông tin có ý nghĩa
từ một cá nhân hay một tổ chức tới một hoặc một số cá nhân hay tổ chứ khácthông qua các ký hiệu quy ước giữa hai bên tham gia truyền thông
1.3.1.2 Vai trò của truyền thông hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Trong xu hướng hội nhập, ngày nay người tiêu dùng và doanh nghiệpcần thiết phải có những kiến thức nhất định về các hàng rào kỹ thuật và đểduy trì và đảm bảo thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)được phổ biến kịp thời và liên tục tới các doanh nghiệp, cơ quan quản lý vàngười tiêu dùng thì vai trò của truyền thông hàng rào kỹ thuật rất quan trọng:
- Đối với người tiêu dùng: Nắm bắn được những thông tin về hàng rào
kỹ thuật rất hữu ích đối với người tiêu dung bởi khi họ biết được những thôngtin về tiêu chuẩn, các cảnh báo về sản phẩm họ sẽ có những điều chỉnh tiêudùng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, môi trường… và cũng nhận thức rõquyền lợi và trách nhiệm của họ đối với các thông tin về TBT
- Đối với doanh nghiệp: Việc tiếp nhận thụ động hoặc chủ động thôngtin về những quy định mang tính kỹ thuật của các nước ngoài sẽ dần dần giúpcho các doanh nghiệp hiểu và sớm có thay đổi về các quy trình công nghệ,
Trang 40cách thức sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng được yêu cầu của các thị trườngnước ngoài.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan nhà nước nhất lànhững người làm chính sách về hàng rào kỹ thuật cần nắm bắt và cập nhậtnhững thông tin về hàng rào kỹ thuật không chỉ ở trong nước và cả các nước
để có định hướng xây dựng những chính sách phù hợp tạo thuận lợi trongthương mại quốc tế của đất nước
1.3.1.3 Mô hình truyền thông căn bản
Những người làm truyền thông cần hiểu rõ hoạt động của mô hìnhtruyền thông Mô hình truyền thông giải đáp các câu hỏi: Ai truyền? Truyềngì? Bằng kênh nào? Cho ai? Hiệu quả như thế nào? Hai yếu tố quan trọngnhất của truyền thông là người gửi tin và người nhận tin Hai yếu tố khác đạidiện cho công cụ truyền thông là thông điệp và phương tiện truyền thông Bốnyếu tố khác đại diện cho chức năng truyền thông là mã hóa, giải mã, đáp ứng
và phản hồi Mối quan hệ trong mô hình truyền thông được diễn tả theo mốiquan hệ sau: