1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu hướng dẫn học tập: Phương pháp nghiên cứu khoa học luật

18 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 592,13 KB

Nội dung

Tài liệu hướng dẫn học tập Phương pháp nghiên cứu khoa học luật do TS. Phan Trung Hiền biên soạn nhằm cung cấp, hộ trợ cho người học trong việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học luật đặc biệt là luận văn, niên luận và phương pháp, kỹ năng để nghiên cứu, phân tích luật viết có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA o0o     TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  KHOA HỌC LUẬT   Biên soạn: TS. PHAN TRUNG HIỀN  Lưu hành nội bộ  Năm 2010 PHẦN MỞ ĐẦU Trong chương trình đào tạo cử nhân luật ở nước ta có rất nhiều mơn học cung cấp các  kiến thức trực tiếp về nhà nước và pháp luật, các mơn học luật chun ngành, các kỹ  năng soạn thảo văn bản  Tuy nhiên, các nội dung về  phương pháp và kỹ  năng để  nghiên cứu và phân tích luật các ngành luật nêu trên cũng như phương pháp thực hiện   một cơng trình khoa học thì gần như  chưa được chú trọng đúng mức. Quyển hướng   dẫn học tập mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học luật mong muốn cung cấp cho   người học chun luật về  các phương pháp, kỹ  năng cần thiết trong q trình thực   hiện một cơng trình khoa học luật cũng như phân tích câu chữ, ý tứ của luật Mặc dù đã có nhiều cố  gắng, song trong q trình biên soạn chắc chắn có những nội  dung có thể  chưa làm hài lòng tất cả  người đọc. Vì vậy, người viết rất mong nhận  được những đóng góp, phản hồi để các nội dung được hồn thiện hơn cho các lần biên  tập sau Ts. Phan Trung Hiền KHÁI QT CHUNG VỀ MƠN HỌC Mơn học cung cấp các kiến thức về phương pháp và kỹ năng nhằm: ­ Hộ trợ cho sinh viên thực hiện và hồn thành một cơng trình khoa học luật (niên  luận, luận văn, bài báo khoa học) ­ Nghiên cứu và phân tích câu chữ trong văn bản quy phạm pháp luật MỤC TIÊU MƠN HỌC Nhằm cung cấp, hộ trợ cho người học trong việc thực hiện một cơng trình nghiên  cứu khoa học luật (đặc biệt là luận văn, niên luận) và phương pháp, kỹ năng để nghiên   cứu, phân tích luật viết có hiệu quả U CẦU MƠN HỌC Để  học tốt mơn học này u cầu sinh viên phải trang bị  một số kiến thức lý luận  về logic học, hiểu biết nhất định về pháp luật, có tư  duy trừu tượng và có các tài liệu   lý luận liên quan đến nội dung phương pháp, kỹ năng nghiên cứu cơng trình khoa học,  phân tích luật. Bên cạnh việc nghiên cứu sách tham khảo, chun khảo, thì tất yếu sinh   viên phải cập nhật các thơng tin nghiên cứu khoa học luật, cách thức nghiên cứu, phân   tích luật trong các cơng trình cụ thể của các giáo viên, sinh viên ngành luật CẤU TRÚC MƠN HỌC Mơn học được chia thành 2 phần gồm 7 chun đề. Cụ thể như sau: Phần 1. Phương pháp thực hiện một cơng trình khoa học luật  Chun đề 1. Chuẩn bị thực hiện luận văn  Luận văn là gì?  Đặc điểm của luận văn cử nhân luật Tiêu đề luận văn (Tên đề tài) Xây dựng đề cương nghiên cứu Tìm tài liệu và sắp xếp tài liệu Chun đề 2.  Phần mở đầu của luận văn  1. Phần mở đầu – những điều cần lưu ý 2. Lý do nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài)  3. Tình hình nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu  6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7. Kết quả nghiên cứu  8. Nội dung nghiên cứu (Bố cục đề tài) 9. Các nội dung khác có liên quan Chuyên đề 3. Phần các chương của luận văn  1. Giới thiệu chung các chương 2. Các bộ phận hợp thành trong một chương 3. Chương nghiên cứu lý luận 4. Chương phân tích luật 5. Chương nghiên cứu việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn Chuyên đề 4. Phần kết luận 1. Giới thiệu chung về kết luận 2. Các phần trong kết luận Phần 2. Phương pháp phân tích luật viết Chuyên đề 5. Sự cần thiết về nghiên cứu và phân tích luật viết ở Việt Nam Khái niệm về luật viết Sự cần thiết của việc nghiên cứu và phân tích luật viết Chuyên đề 6. Các phương pháp phân tích chủ yếu  Phương pháp truyền thống Phương pháp phân tích phát triển Phương pháp phân tích lịch sử NỘI DUNG PHẦN 1. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MỘT CƠNG TRÌNH KHOA HỌC  LUẬT CHUN ĐỀ 1. CHUẨN BỊ THỰC HIỆN LUẬN VĂN A. NỘI DUNG CƠ BẢN Luận văn là gì?   Niên luận: Niên luận là bài luận của một niên khóa (một năm học, thường là năm  thứ  ba trong đào tạo cử  nhân luật). Đây là bài luận nhằm tập dượt sinh viên làm   quen với việc viết lách và thể hiện chính kiến về một vấn đề khoa học.  Luận văn cử nhân luật: Luận văn cử nhân luật u cầu thể  hiện kiến thức pháp  lý cơ bản,  ứng dụng vấn đề  cơ  sở, có sự  cân đối nhất định giữa khoa học luật và   thực tiễn pháp lý. Ngồi việc nắm bắt vấn đề  khoa học luật, giải thích được nó,   người viết đòi hỏi phải soi rọi lý thuyết vào thực tiễn pháp lý, từ đó mà có thể đưa  ra một số đề  xuất cơ bản. Tùy vào từng đơn vị  đào tạo luật, độ  dài của Luận văn  được quy định có thể  khác nhau, nhưng tối thiểu phải là 30 trang (thơng thường là   30 – 80 trang) Đặc điểm của luận văn cử nhân luật Là một cơng trình khoa học luật, luận văn cử nhân luật cần phải bảo đảm các yếu   tố: ­ Tính khách quan  ­ Tính khoa học luật  ­ Tính mới ­ Tính thực tiễn ­ Tính chặt chẽ về mặt hình thức Tiêu đề luận văn (tên đề tài) Khi chọn tiêu đề (tên đề tài) cần chú ý một số điểm sau: ­ Đề  tài phải hội đủ  các yếu tố: tính khách quan, tính khoa học, tính mới, tính   thực tiễn và tính chặt chẽ về mặt câu chữ. “Vấn đề nghiên cứu phải được phát   hiện ra chứ khơng thể nghĩ ra.”1 ­ Tiêu đề luận văn nên có định hướng rõ ràng, nếu được nên thể  hiện cả  góc độ  tiếp cận (lý luận, pháp lý hay thực tiễn).  ­ Đề tài phải xác định định hướng, nhiệm vụ thực hiện   PGS.TS. Đỗ Cơng Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà  Nội, 2004, tr.47 Khi đặt tên đề tài cũng cần phải lưu ý đến cái riêng và cái chung, phạm vi của  việc nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn sao cho bảo đảm tính khoa học ­ Tên đề tài phải ngắn gọn, súc tích ­ Tên đề tài phải đơn nghĩa ­ Cần phải nắm chắc nội hàm (nội dung hàm chứa) của các từ trong tiêu đề.  Xây dựng đề cương nghiên cứu Khi tên đề tài được thông qua, yêu cầu đầu tiên là sinh viên phải xây dựng được đề  cương nghiên cứu. Đề  cương nghiên cứu thể  hiện bố cục của luận văn, bao gồm:   mục lục, phần mở đầu, các chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ  lục (nếu có).  Tìm tài liệu và sắp xếp tài liệu Đối với chun ngành luật, người viết có hai mảng tài liệu cần tìm. Thứ nhất là tài  liệu lý luận và pháp lý. Thứ hai là tài liệu thực tiễn (thi hành pháp luật hay áp dụng   pháp luật). Khi tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài liệu, nên chú ý ba yếu tố: ­ Chính thức, chính thống (official).  ­ Nguyên bản, nguyên gốc (original).  ­ Đáng tin cậy (reliable) ­ B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu khái niệm và đặc điểm của luận văn cử  nhân luật? Phân biệt luận văn và niên   luận 2. Khi chọn tiêu đề luận văn, phải lưu ý những yếu tố nào? 3. Nêu ngun tắc tìm kiếm và sử dụng nguồn tài liệu.  C. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Ts. Phan Trung Hiền, Để  hồn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị  quốc  gia, 10/2009  Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và  phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006  Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt mơn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính  trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009  PGS.TS. Đỗ Cơng Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính  trị quốc gia, Hà Nội, 2004.  CHUN ĐỀ 2. PHẦN MỞ ĐẦU CỦA LUẬN VĂN A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Phần mở đầu ­ những điều cần lưu ý  Phần mở đầu là những lời giới thiệu sơ khởi, dẫn dắt người đọc đến nội dung, tạo  mối dây liên hệ giữa luận văn và người đọc nên nó có vai trò quyết định trong việc  tạo ra  ấn tượng đối với luận văn. Trong phần mở  đầu, thơng thường người viết  cần phải nêu các nội dung sau: ­ Lý do nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài) ­ Tình hình nghiên cứu ­ Mục đích, đối tượng nghiên cứu  ­ Phạm vi nghiên cứu ­ Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ­ Kết quả nghiên cứu  ­ Bố cục của đề tài Các nội dung này lần lượt được lý giải trong các mục tiếp theo ngay sau đây 2. Lý do nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài) Lý do nghiên cứu là phần thuyết phục người đọc rằng tại sao người viết lại chọn   đề  tài này mà khơng là đề  tài khác về  hai phương diện khách quan và chủ  quan   Nhìn chung, người viết nên tập trung phân tích dưới các góc độ sau đây: ­ Về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; ­ Về phương diện sáng kiến, ban hành pháp luật; ­ Về phương diện thi hành, áp dụng pháp luật; ­ Về phương diện nghiên cứu luật (khoa học luật); ­ Về đặc thù của ngành cơng tác, phục vụ cho đơn vị cơng tác (hiện tại hoặc tương   lai); ­ Về khả năng, sở thích và điều kiện nghiên cứu… 3. Tình hình nghiên cứu Việc xác định tình hình nghiên cứu đề  tài sẽ  hộ  trợ  cho người viết luận văn như  sau: ­ Những nội dung mà các nghiên cứu trước đây đã thực hiện, đã hồn thành ­ Thơng qua việc xác định tình hình nghiên cứu, người viết có thể tiếp cận vấn đề  một cách tồn diện, có hệ  thống, góp phần vào việc xây dựng nền khoa học luật   của đất nước.  ­ Xác định được tính mới của đề tài.  4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu là một hoạt động có mục đích, do vậy, khơng thể  có một kết quả  tốt  nếu khơng có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Trên cơ  sở  mục đích chung của đề  tài,  người viết xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Có những nhóm mục đích sau: ­ Nghiên cứu ứng dụng ­ Nghiên cứu khoa học luật 5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu, người viết nên xác định rõ: thời gian, khơng gian, đối  tượng nghiên cứu, giới hạn nội dung nghiên cứu. Những điều này sẽ “định khung”   phạm vi ranh giới để làm rõ nội dung trọng tâm 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận là những cơ  sở  lý luận, hệ  tư  tưởng, những tiền đề  xuất phát  điểm mà người viết chọn để  dựa làm đó làm nền tảng nhằm xây dựng cách thức   tiếp cận những nội dung của đề tài.   Phương pháp nghiên cứu là phương thức, thao tác được người viết lựa chọn, sử  dụng để sáng tạo ra các tri thức mới về đối tượng 7. Kết quả nghiên cứu  Kết quả nghiên cứu chính là bức tranh mà người viết phác thảo về triển vọng thu   lượm của đề tài sau khi nghiên cứu 8. Nội dung nghiên cứu (bố cục đề tài) Theo bố cục truyền thống, đề tài thường có ba chương: chương một nghiên cứu về  phương diện lý luận, chương hai nghiên cứu về phương diện pháp lý và chương ba   nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật B. CÂU HỎI ƠN TẬP 1. Phần mở đầu của luận văn bao gồm những nội dung nào? 2. Hãy phân biệt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu C. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Ts. Phan Trung Hiền, Để  hồn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị  quốc  gia, 10/2009  Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và  phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006  Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt mơn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính  trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009  PGS.TS. Đỗ Cơng Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính  trị quốc gia, Hà Nội, 2004.  CHUN ĐỀ 3. CÁC CHƯƠNG TRONG LUẬN VĂN A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu chung về các chương Về bố cục Đề tài cử nhân luật thơng thường được chia làm ba chương. Cá biệt, một số đề tài   gồm hai chương, bốn chương hoặc năm chương. Những đề  tài luận văn thạc sỹ  luật hoặc tiến sỹ luật có thể bố cục lên đến 10 chương.  Về nội dung  Dù bố cục theo cách nào, luận văn cũng cần đáp ứng các u cầu về nội dung như  sau: ­ Có mục đích, mục tiêu, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu cụ thể ­ Nêu được cơ sở lý luận, lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu ­ Nêu và phân tích các cơ sở pháp lý áp dụng cho vấn đề nghiên cứu ­ Đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu thơng qua việc nghiên cứu, khảo  sát q trình thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật ­ Đưa ra một số đề xuất giải pháp cụ thể nhằm xây dựng, bổ sung, hồn thiện   pháp luật.  ­ Các giải pháp đề xuất đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu như thế nào? Về hình thức  Về  hình thức, tên mỗi chương phải được bắt đầu bằng một trang mới (áp dụng  tương tự  đối với Phần mở  đầu và Phần kết luận). Mỗi chương chia làm nhiều  mục; các mục có thể được chia thành các tiểu mục.   2. Các bộ phận hợp thành trong một chương  Để  bảo đảm mối dây liên kết giữa các chương, mỗi chương nên có giới thiệu   chương (mở chương) và kết chương Giới thiệu chương Đây là phần “mở chương” được khun dùng vì những lý do sau đây. Thứ nhất, mở  chương tạo “khung” cho chính người viết trong việc tập trung thảo luận xốy sâu  các nội dung liên quan, góp phần loại bỏ (hoặc chuyển qua phụ lục) các nội dung   thừa, các nội dung khơng trực tiếp, các nội dung liên quan xa. Thứ  hai, người đọc  được định hướng về  nội dung mình sẽ  đọc và nắm bắt trong một chương nhất   định. Vì vậy, nội dung chương sẽ trở nên rõ ràng, mạch lạc và có tính định hướng   dễ nắm bắt.  Nội dung chương Đây là phần chính của chương nên phải được bố cục chặt chẽ, logic. Tất cả các đề  mục, tiểu mục trong chương phải hướng  đến việc giải quyết các vấn đề  của  chương đó, hoặc làm tiền đề  cho chương tiếp theo. Nội dung này sẽ  được thảo   luận chi tiết trong phần tiếp theo của chun đề này Kết thúc chương Một luận văn logic cần phải có các “kết chương” thường đặt ở vị  trí cuối chương.  Kết chương thường sử dụng khoảng 5 dòng ­ 10 dòng để tóm gọn lại các nội dung   đã thảo luận, có thể khái qt nâng cao. Từ đó mà dẫn dắt và định hướng cho người   đọc đến các nội dung tiếp theo.  3. Chương nghiên cứu lý luận Chương này thường tập trung các nội dung: ­ Một số khái niệm cơ bản  ­ Lịch sử của nội dung nghiên cứu ­ Chủ thể tác động và chủ thể chịu sự tác động ­ Cách thức tác động 4. Chương phân tích luật Trong chương này, về  cơ  bản, người viết vận dụng các phương pháp giống như  chương lý luận. Tuy nhiên, khi phân tích, người viết cần bám sát các nội dung sau ­ Xác định hệ quy chiếu  ­ Vận dụng các luận điểm khoa học luật  ­ Vận dụng cách tiếp cận vấn đề ­ Đánh giá pháp luật hiện hành 5. Chương nghiên cứu việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn Thực tế  rất đa dạng và có thể  có rất nhiều thơng tin liên quan đến đề  tài. Người   viết phải biết chắt lọc những nội dung liên quan trực tiếp nhất, bản chất nhất đến  nội dung nghiên cứu của đề  tài. Một mặt tập trung sử  dụng những thơng tin để  chứng minh cho các luận điểm mà người viết trình bày   các chương lý luận và   pháp lý. Mặt khác, chính thơng tin thực tế sẽ giúp người viết phát hiện, bổ sung vào   các cơng trình nghiên cứu khoa học, hoặc chỉ ra các hiện tượng ngoại lệ khác.  B. CÂU HỎI ƠN TẬP 1. Mỗi chương trong luận văn cần phải đạt những u cầu gì? 2. Nêu các bộ phận hợp thành trong một chương 3. Phân tích sơ bộ những nội dung trong các chương lý luận, chương phân tích luật và  chương thực tiễn áp dụng pháp luật C. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Ts. Phan Trung Hiền, Để  hồn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị  quốc  gia, 10/2009  Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và  phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006  Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt mơn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính  trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009 10  PGS.TS. Đỗ Cơng Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính  trị quốc gia, Hà Nội, 2004.  CHUN ĐỀ 4. PHẦN KẾT LUẬN A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu chung về kết luận Kết luận là phần đúc kết nội dung nghiên cứu thành những khẳng định khoa học,  đưa ra những khuyến nghị và dự báo xu hướng phát triển của nội dung nghiên cứu 2.  Trên góc độ  tổng thể, người viết có thể  phát hiện thêm các nội dung có tính chất   định hướng nâng cao cho những cơng trình nghiên cứu sau này.  Kết luận chính là hồi kết của phần mở  đầu. Về  hình thức, định dạng chữ  (font)   của kết luận phải đúng bằng với định dạng và cỡ  chữ  của phần mở  đầu, và phải   được viết   một trang riêng. Tốt nhất, người viết nên đọc riêng lại phần mở  đầu  và kết luận để bảo đảm tính logic giữa mở đề và kết đề.   2. Các phần trong kết luận Một kết luận khơng cần phải có đầy đủ  các u cầu dưới đây. Tuy nhiên, đây là  các nội dung có thể xem xét đưa vào phần kết luận Giới thiệu nội dung của phần kết luận Giống như  phần mở  chương, đây là một đoạn văn ngắn (khoảng từ  ba đến năm   câu) dẫn dắt cho người đọc biết những nội dung sẽ  nêu trong kết luận. Phần này   chỉ áp dụng đối với các luận văn có kết luận dài, nhiều nội dung.   Điểm lại các nội dung đã nghiên cứu  Đây là phần so sánh lại kết quả  nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra từ  đầu (xem lại phần mở  đầu). Người viết có thể  khẳng định lại mục tiêu chính và   thơng báo cho người đọc là kết quả nghiên cứu có đạt được u cầu đó khơng, đạt  được về phương diện nào, phương diện nào còn chưa đạt được kèm với các lý do   tương ứng. Phần này có thể ngắn gọn trong một đoản văn Tóm tắt lại những đề xuất (có thể theo từng chương) Những tìm tòi, phát hiện và những đề xuất của luận văn có thể  bố  trí thành những  đề xuất chung và những đề xuất theo từng chương. Nếu kết cấu theo từng chương   thì chương một đã tìm tòi, phát hiện được những gì; điều này có giá trị như thế nào  đối với mục tiêu chung của tồn luận văn? Tương tự chương hai, chương ba…Sau   đó có một câu hoặc một đoạn dẫn để tóm tắt lại nội dung tìm tòi, phát hiện cốt lõi,   chủ yếu   Trang tin Trường đại học ngoại thương,  Làm thế  nào để  viết tốt một luận văn khoa học, GS.TS.  Hoàng Văn Châu,  http://www.ftu.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=32, , [truy cập  ngày 20/8/2009].  11 Những đóng góp chính yếu Tất cả  những tìm tòi, phát hiện nêu trên sẽ  đóng góp được gì cho nền khoa học   pháp lý, cho q trình xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật Kết tồn luận văn Đây là phần khái qt nội dung đã nghiên cứu trong tồn luận văn, trên những “nền”   đề  xuất đó, người viết có thể  phát hiện những nghiên cứu mới, hoặc thảo luận   pháp lý theo nội dung lân cận hoặc chun sâu mà người viết sẽ  tiếp tục tìm tòi,   nghiên cứu trong tương lai. Bên cạnh đó, người viết có thể nêu những mong muốn   của mình thơng qua cơng trình nghiên cứu đóng góp một phần nào đấy vào nền khoa  học pháp lý nước nhà.  B. CÂU HỎI ƠN TẬP 1. Thế nào là kết luận? Mối quan hệ giữa kết luận và lời nói đầu 2. Các phần nên có trong nội dung kết luận C. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Ts. Phan Trung Hiền, Để  hồn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị  quốc  gia, 10/2009  Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và  phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006  Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt mơn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính  trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009  PGS.TS. Đỗ Cơng Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính  trị quốc gia, Hà Nội, 2004.   Trang tin Trường đại học ngoại thương,   Làm thế  nào để  viết tốt một luận văn   khoa   học,   GS.TS   Hồng   Văn   Châu,  http://www.ftu.edu.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=32, , [truy cập ngày 20/8/2009].  PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT CHUN ĐỀ 5. SỰ CẦN THIẾT VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH LUẬT  VIẾT Ở VIỆT NAM A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Khái niệm luật viết 12 Luật viết là tập hợp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, cán   bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành. Ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp  luật được xác định tại Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Cụ  thể như sau: Cấ p Trung  ương 1 Địa  phươn g   12 Cơ quan ban hành  Quốc hội Tên văn bản QPPL Hiến pháp, luật, nghị  UBTVQH Pháp   lệnh,   Nghị  Chủ tịch nước Lệnh, quyết định Chính phủ Nghị định Thủ tướng Chính phủ Quyết định Hội đồng thẩm phán TAND tối cao Nghị quyết Chánh án TAND tối cao Thông tư Viện trưởng VKSND tối cao Thông tư Bộ   trưởng,   thủ   trưởng     quan  Thơng tư ngang bộ Tổng kiểm tốn nhà nước Quyết định UBTVQH       quan   trung   ương  của tổ chức chính trị xã hội Nghị quyết liên tịch Chính  phủ  và   quan  trung  ương  của tổ chức chính trị xã hội Chánh   án   TAND   tối   cao     Viện  trưởng VKSND tối cao Thông tư liên tịch Bộ  trưởng và Chánh án TAND tối  cao Bộ trưởng và Viện trưởng VKSND  tối cao Bộ   trưởng  và   thủ   trưởng    quan  ngang bộ HĐND các cấp Nghị quyết UBND các cấp Quyết định, Chỉ thị Bảng: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam 2. Sự cần thiết của việc nghiên cứu và phân tích luật viết Trên thế giới có bốn hình thức pháp luật được biết đến: văn bản quy phạm pháp luật  (luật viết), tiền lệ pháp, tập qn pháp và tơn giáo pháp. Trong đó, luật viết (văn bản  13 quy phạm pháp luật) ngày càng có tầm quan trọng. Ngay cả những nước “xuất thân” từ  án lệ (một hình thức của tiền lệ pháp) như: Anh quốc, Mỹ…thì cũng cơng nhận và áp  dụng luật viết ngày càng nhiều. Luật viết trở thành cầu nối quan trọng trong các quan   hệ giữa các quốc gia và trở thành một cơng cụ  khơng thể thiếu trong cơng tác quản lý  trong phạm vi hếu hết các quốc gia trên thế giới Tuy vậy, bản thân luật viết cũng có những hạn chế nội tại nhất định. Thứ  nhất, bản   thân ngơn ngữ  ln có những giới hạn về  nội hàm. Thứ  hai, số  lượng câu chữ  trong  văn bản là có hạn Cho đến nay,   Việt Nam vẫn thiếu sự quan tâm đúng mực đến phương pháp nghiên  cứu và phân tích luật viết mặc dù văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật  cơ bản và chính thống trong hệ thống pháp luật Việt Nam.  B. CÂU HỎI ƠN TẬP 1. Khái niệm luật viết? Hệ thống luật viết ở Việt nam hiện nay thể hiện trong các văn  bản nào, do chủ thể nào ban hành 2. Hãy nêu sự  cần thiết của việc nghiên cứu và phân tích luật viết   Việt Nam hiện   C. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và  phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006  Ts. Phan Trung Hiền, Để  hồn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị  quốc  gia, 10/2009  Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt mơn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính  trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009  PGS.TS. Đỗ Cơng Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính  trị quốc gia, Hà Nội, 2004.   Trang tin Trường đại học ngoại thương,   Làm thế  nào để  viết tốt một luận văn   khoa   học,   GS.TS   Hồng   Văn   Châu,  http://www.ftu.edu.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=32, , [truy cập ngày 20/8/2009].  CHUN ĐỀ 6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Phương pháp truyền thống 14 Còn gọi là phương pháp phân tích câu chữ  hoặc chú giải, tức là việc “đi xun” qua  văn bản quy phạm pháp luật để nắm bắt ý nghĩa đích thực của nhà làm luật. Mục đích   của cách phân tích này nhằm phát hiện ra ý chí của nhà làm luật, phát hiện ra các quy   phạm pháp luật mà người làm luật muốn xây dựng và thể  hiện trong văn bản. Tuy   nhiên, nhà phân tích chỉ  “phát hiện” chứ  khơng “tạo ra” luật. Phương pháp phân tích   này dựa trên một số ngun tắc cơ bản như sau: ­ Nếu luật viết rõ ràng, thì phải tuyệt đối tơn trọng câu chữ của luật viết ­ Nếu luật viết khơng rõ ràng hoặc khơng đầy đủ thì phải tìm hiểu luật trên cơ sở qn  triệt tồn bộ tinh thần của văn bản ­ Các ngoại lệ được chính thức ghi nhận trong luật viết có phạm vi áp dụng giới hạn  do luật xác định ­ Một khi các lý do để áp dụng luật khơng tồn tại thì khơng được áp dụng luật 2. Phương pháp phân tích phát triển Là việc vượt qua ngưỡng của việc phân tích câu chữ, tự tìm ra các quy phạm pháp luật   bằng hoạt động nghiên cứu khoa học trên cơ  sở  những ngun tắc chung của luật và   các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn 3. Phương pháp phân tích lịch sử Là việc bám sát các điều kiện cụ  thể  (kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị…) của thời  điểm ban hành pháp luật. Điều này là cần thiết bởi vì nếu khơng xác định được quan  điểm, chủ  trương của người làm luật thì khơng thể  vận dụng nó thành các giải pháp  cho vấn đề đặt ra B. CÂU HỎI ƠN TẬP   Thế       phương   pháp   truyền   thống?   Phương   pháp     tuân   thủ   theo     nguyên tắc nào? 2. Nêu khái niệm phương pháp phân tích phát triển và phương pháp phân tích lịch sử C. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và  phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006  Ts. Phan Trung Hiền, Để  hồn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị  quốc  gia, 10/2009  Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt mơn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính  trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009  PGS.TS. Đỗ Cơng Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính  trị quốc gia, Hà Nội, 2004.   Trang tin Trường đại học ngoại thương,   Làm thế  nào để  viết tốt một luận văn   15 khoa   học,   GS.TS   Hồng   Văn   Châu,  http://www.ftu.edu.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=32, , [truy cập ngày 20/8/2009].  16 ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI ƠN TẬP Chương 1 Xem mục 1 và 2 Xem mục 3 Xem mục 5 Chương 2 Xem mục 1  Xem mục 6 Chương 3 Xem mục 1  Xem mục 2 Xem mục 3, 4 và 5 Chương 4 Xem mục 1  Xem mục 2 Chương 5 Xem mục 1  Xem mục 2 Chương 6 Xem mục 1  Xem mục 2 và 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT  [1] Hiến pháp năm 1992 và Nghị  quyết 51/2001 về  việc sửa đổi, bổ  sung một số  điều của Hiến pháp 1992 năm 2001 [2] Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 SÁCH, TẠP CHÍ [3] Đỗ  Cơng Tuấn, PGS.TS, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học,  NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 [4] Locke, John, The Second Treatise on Government, Prometheus books, 1986.  [5] Nguyễn Ngọc Điện, TS, Một số vấn đề lý luận và các phương pháp phân   tích luật viết, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006 [6] Phạm Thế Bảo, Viết một bài báo khoa học như thế nào?, NXB Lao động  – Xã hội, 2008 [7] Phan Trung Hiền, TS, “Cơ sở hiến định về thu hồi đất vì mục đích cơng cộng   17 ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp 8/2008 [8] Phan Trung Hiền, TS, Để học tốt mơn Pháp luật đại cương, NXB Chính  trị quốc gia, Hà Nội, 2009 [9] Phan Trung Hiền, TS, tham luận: “Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Giải thích   pháp luật”, Hội thảo quốc tế, Văn phòng Quốc hội và Jobso, Hà nội, 21­22/3/2008 [10] Phan Trung Hiền, TS, tham luận: “The Consistency of Viet Nam Constitution   – Examples in Guaranteeing the Land –Use­ Rights in Acquyring land for Public   Purposes” (“Tính thống nhất của Hiến pháp Việt Nam – Kinh nghiệm từ việc bảo   đảm quyền của người sử dụng đất thu hồi đất vì mục đích cơng”), Hội thảo quốc  tế tại Hàn Quốc, 15­16/6/2008 [11] Trang thơng tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao, Cơng bố bản án,  http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/cbba, [truy cập ngày  10/01/2010] [12] Trang tin Trường đại học ngoại thương, Làm thế nào để viết tốt một  luận văn khoa học, GS.TS. Hoàng Văn Châu, http://www.ftu.edu.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=32, [truy cập ngày 10/01/2010] 18 ... ­ Lý do nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài) ­ Tình hình nghiên cứu ­ Mục đích, đối tượng nghiên cứu ­ Phạm vi nghiên cứu ­ Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ­ Kết quả nghiên cứu ­ Bố cục của đề tài. .. 3. Tình hình nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7. Kết quả nghiên cứu 8. Nội dung nghiên cứu (Bố cục đề tài) 9. Các nội dung khác có liên quan... dẫn học tập mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học luật mong muốn cung cấp cho   người học chun luật về  các phương pháp,  kỹ  năng cần thiết trong q trình thực   hiện một cơng trình khoa học luật cũng như phân tích câu chữ, ý tứ của luật

Ngày đăng: 02/02/2020, 06:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w