TRƯỜNG THCS TÂY VINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và tên: ……………………………………………… Môn: Ngữ văn 7. Lớp : 7A…… Thời gian: 90 phút. (Không kể thời gian phát đề) ---------------------------------------------------------------------- I- TRẮC NGHIỆM: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi đáp án đúng nhất: “…Sài Gàn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thò này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thòt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thò ngọc ngà này. Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa đầy ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm…” (Ngữ văn 7 – Tập I) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Mùa xuân của tôi. B. Một thứ quà của lúa non: Cốm. C. Cuộc chia tay của những con búp bê. D. Sài Gòn tôi yêu. 2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghò luận. 3. Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên? A. Thạch Lam. B. Khánh Hoài. C. Vũ Bằng. D. Minh Hương. 4. Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với Thành phố Sài Gòn? A. Sài Gòn vẫn trẻ. B. Tôi thì đương già. C. Ba trăm năm so với năm ngàn năm của Đất nước thì cái đô thò này còn xuân chán. D. Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. 5. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Da diết. B. Ôm ấp. C. Nõn nà. D. Dập dìu. 6. Từ nào sâu đây đồng nghóa với từ “trẻ”? A. Cây tơ. B. Nõn nà. C. Ngọc ngà. D. Xuân chán. 7. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghóa với từ “trân trọng”? A. Coi thường. B. Giữ gìn. C. Tưới tiêu. D. Chăm bón. 8. Trong đoạn văn trên, người viết đã sử dụng đại từ ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất, số nhiều. B. Ngôi thứ 3. C. Ngôi thứ 2. D. Ngôi thứ nhất, số ít. 9. Cụm từ nào dưới đây là thành ngữ? A. Tưới tiêu, chăm bón. B. Trân trọng, giữ gìn. C. Thay da, đổi thòt. D. Đương độ nõn nà. 10. Trong đoạn trích trên, tác giả không sử dụng phép tu từ từ vựng nào? A. Điệp ngữ. B. Chơi chữ. C. So sánh. D. Nhân hóa. 11. Nối ý cột (A) với ý ở cột (B) sao cho phù hợp? Cột A: Cột B: 1. Bài ca Côn Sơn. a. Lí Bạch. 2. Vọng Lư sơn bộc bố. b. Vũ Bằng. 3. Rằm tháng Giêng. c. Hồ Chí Minh. 4. Mùa xuân của tôi. d. Nguyễn Trãi. (1 + …… ; 2 + …… ; 3 + …… ; 4 + …… ) 12. Nối tên tác phẩm (cột A) với nội dung tư tưởng, tình cảm biểu hiện (cột B) cho tương ứng? Cột A: Cột B: 1. Sông núi nước Nam. a. Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung , lạc quan. 2. Qua Đèo Ngang. b. Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. 3. Cảnh khuya. c. Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt đòch. 4. Tiếng gà trưa. d. Nỗi nhớ thương quá khứ cùng với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa cảnh núi đèo hoang sơ. (1 + …… ; 2 + …… ; 3 + …… ; 4 + …… ) II- TỰ LUẬN: (Lớp 7A 1 làm Đề 1 , các lớp còn lại làm Đề 2) Đề 1: Câu 1: Xác đònh những điểm chung nhất của các bài thơ “Bài ca Côn Sơn”, “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” và “Xa ngắm thác núi Lư” ? Câu 2: Cảm nghó của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan? Đề 2: Câu 1: a. Chép đúng theo trí nhớ phần phiên âm bài thơ “Nguyên tiêu” – (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh? b. Phần dòch thơ của bài thơ được dòch theo thể thơ nào? Câu 2: Cảm nghó của em về ngôi trường mà em đang theo học? BÀI LÀM: ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn : Ngữ văn 7. --------------------------------------- I- Phần trắc nghiệm: (3 điểm) HS trả lời đúng một câu được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.án D B D D B D B D C B 1D, 2A, 3C, 4B 1C, 2D, 3A, 4B II- Phần tự luận: (7 điểm) ĐỀ 1: Câu 1: (2 điểm) HS trả lời đúng được các ý sau: - Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, nói lên tình yêu quê hương, đất nước. – (1 điểm). - Ca ngợi niềm vui sống giữa thiên nhiên và tình yêu cuộc sống. – (1 điểm). (Tùy vào cách diễn đạt đúng hoặc gần đúng mà GV có thể cho điểm lẻ đến 0,25) Câu 2: (5 điểm) A- Yêu cầu chung: - Bài viết đúng với thể loại văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Nêu được tình cảm, cảm xúc, suy nghó của mình về những giá trò nội dung và hình thức của bài thơ. Cụ thể: + Cảnh sắc Đèo Ngang dưới con mắt của tác giả. Đó là một khung cảnh trống vắng, thưa thớt, hoang dã… + Tâm trạng của tác giả khi đứng trước khung cảnh trời – non – nước bao la, rộng lớn ở Đèo Ngang. Đó là một tâm trạng cô đơn, buồn bã nỗi nhớ nước thương nhà cùng với nỗi buồn cô đơn thầm lặng của tác giả. Với Bà Huyện Thanh Quan, tả cảnh chỉ là để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết của bà về quá khứ vàng son. + Nêu nhận xét được về bài thơ: Đây là một bài thơ tả cảnh ngụ tình độc đáo. Đọc bài thơ, em hiểu sâu sắc và thấm thía hơn về tình cảm của một nhà thơ nữ trong XH thời xưa, giúp em thêm yêu quý hơn về đất nước và con người Việt Nam … - Bài viết có bố cục đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Văn phong sáng sủa, cách biểu đạt tình cảm trong sáng, chân thực ; câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, không mắc lỗi các loại. B- Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đúng các yêu cầu trên, văn viết giàu cảm xúc, sử dụng đúng qui tắc ngữ pháp, chính tả… (sai không quá 3 lỗi các loại). - Điểm 4: Bài làm đúng các yêu cầu của đề, văn viết gợi cảm, đôi chỗ còn lúng túng, sai không quá 6 lỗi chính tả, dấu câu, dùng từ… - Điểm 3: Bài làm tỏ ra hiểu vấn đề song giải quyết vấn đề chưa đầy đủ lắm, văn viết còn nghèo từ nhưng tương đối chính xác, sai không quá 10 lỗi chính tả, dấu câu, qui tắc ngữ pháp… - Điểm 2: Bài làm yếu hơn khung điểm 3 nhưng hơn hẳn khung điểm 0 – 1. - Điểm 0 – 1: Bài làm sai lệch yêu cầu đề ( kiểu bài, nội dung bình luận…), sai quá nhiều lỗi chính tả, dấu câu, qui tắc ngữ pháp … ; bài viết bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu không có giá trò nội dung. ĐỀ 2: Câu 1: (2 điểm) 1. HS chép đúng phần phiên âm bài thơ Nguyên tiêu: (1 điểm) Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên; Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. (HS viết sai một câu hoặc 3 lỗi chính tả thì trừ 0,25 điểm) 2. Phần dòch thơ của bài thơ được dòch bằng thể thơ lục bát. – (1 điểm) Câu 2: (5 điểm) a) Yêu cầu chung: - Thể loại : Biểu cảm. - Nội dung: tình cảm của em đối với ngôi trường. b) Yêu cầu cụ thể: - Học sinh biết dẫn dắt và nêu vấn đề ở phần Mở bài. - Học sinh biết thực hiện đúng trình tự về nội dung văn biểu cảm. Cụ thể là: + Quang cảnh trường gợi trong em nhiều tình thương, nỗi nhớ… + Những kỉ niệm khó phai mờ trong kí ức của em về ngôi trường… + Trường học là ngôi nhà thứ hai để em rèn luyện, học tập… ⇒ Tự hào, mến yêu, thương nhớ, … ngôi trường… - Học sinh biết thể hiện tình cảm, mong ước trong tương lai của mình đối với ngôi trường ở phần Kết bài. c) Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đúng các yêu cầu trên, văn viết giàu cảm xúc, sử dụng đúng qui tắc ngữ pháp, chính tả… (sai không quá 3 lỗi các loại). - Điểm 4: Bài làm đúng các yêu cầu của đề, văn viết gợi cảm, đôi chỗ còn lúng túng, sai không quá 6 lỗi chính tả, dấu câu, dùng từ… - Điểm 3: Bài làm tỏ ra hiểu vấn đề song giải quyết vấn đề chưa đầy đủ lắm, văn viết còn nghèo từ nhưng tương đối chính xác, sai không quá 10 lỗi chính tả, dấu câu, qui tắc ngữ pháp… - Điểm 2: Bài làm yếu hơn khung điểm 3 nhưng hơn hẳn khung điểm 0 – 1. - Điểm 0 – 1: Bài làm sai lệch yêu cầu đề ( kiểu bài, nội dung bình luận…), sai quá nhiều lỗi chính tả, dấu câu, qui tắc ngữ pháp … ; bài viết bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu không có giá trò nội dung. ============== HẾT =============== . thương, dư i những cây mưa nhiệt đ i bất ngờ. T i yêu th i tiết tr i chứng v i tr i đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt l i như thủy tinh. T i yêu cả. B i làm sai lệch yêu cầu đề ( kiểu b i, n i dung bình luận…), sai quá nhiều l i chính tả, dấu câu, qui tắc ngữ pháp … ; b i viết bỏ giấy trắng hoặc viết