Tác nhân gây bệnh: - Sán Clonorchis sinensis hình lá dẹt, màu trắng đục, dài từ 10 đến 25 mm, rộng 3 đến 5 mm, cơ thể không có gai phủ. - Sán có tinh hoàn chia nhánh, không chia múi, nằm ở phía sau buồng tr
CÁC BỆNH SÁN LÁ GAN Ở NGƯỜIPGS. TS Trịnh Thị Minh LiênThs. Nguyễn Quốc TháiMỤC TIÊU HỌC TẬPSau khi học xong, người học phải có khả năng:1. Trình bày được chu kỳ sán lá gan nhỏ và lớn.2. Chẩn đoán được bệnh sán lá gan nhỏ và lớn.3. Trình bày được cách điều trị và phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ và lớn.NỘI DUNG1. Đại cương- Các sán lá thuộc các giống Opisthorchis, Clonorchis, Fasciola và hiếm hơn là Dicrocoelium gây nhiễm ở gan, hay nói đúng hơn là đường mật ở người. Opisthorchis viverrini, O. felineus và Clonorchis sinensis là những loài quan trọng nhất, gây nhiễm hàng triệu người ở Đông Âu và Viễn Đông, nhưng phần lớn không có triệu chứng. Thường nhận biết nhiễm khi thấy trứng trong phân qua xét nghiệm thường quy.Bảng. Các sán lá gan ở ngườiTT LoàiPhân bố địa lýVật chủ cuối cùng ngoài ngườiNguồn nhiễm1Clonorchis sinensisViễn Đông Chó, mèo, chuột, thỏ Cá nước ngọt2Dicrocoelium dendriticumVùng nuôi cừu và gia súcCừu, dê, hươu và các động vật có vú ăn cỏ và ăn tạp khácKiến (sơ ý ăn phải trong thức ăn)3Eurytrema pancreaticumNhật Bản Cừu, thỏ rừng, thỏ Châu chấu4Fasciola giganticaVùng nuôi cừu và gia súcGia súc, trâu nước, các động vật có vú ăn cỏCác thực vật như cải soong5Fasciola hepaticaVùng nuôi cừu và gia súcCừu, gia súc, các động vật có vú ăn cỏ và ăn tạpCác thực vật như cải soong6Opisthorchis felineusĐông Âu, Việt NamChó, mèo, chuột, lợn, hải ly, hải cẩu, thỏ và diệc đêmCá nước ngọt7Opisthorchis viverriniThái Lan, LàoChó, mèo, các động vật ăn cáCá nước ngọt1 - Ở Việt Nam cho đến nay bệnh sán lá gan vẫn thường do Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini (sán lá gan nhỏ) và Fasciola hepatica (sán lá gan lớn).2. Bệnh do Clonorchis3.1. Tác nhân gây bệnh:- Sán Clonorchis sinensis hình lá dẹt, màu trắng đục, dài từ 10 đến 25 mm, rộng 3 đến 5 mm, cơ thể không có gai phủ.- Sán có tinh hoàn chia nhánh, không chia múi, nằm ở phía sau buồng trứng.- Trứng sán lá gan màu vàng, hình bầu dục có nắp, phía sau có một gai nhỏ, dài khoảng 27μm, rộng khoảng 18 μm, là loại trứng nhỏ nhất trong các loại trứng giun sán ký sinh.3.2. Chu kỳ:- Sán trưởng thành ký sinh ở các đường dẫn mật trong gan và đẻ trứng ở đó.- Trứng theo ống dẫn mật vào ruột, sau đó theo phân bài tiết ra ngoài.- Sau khi rơi vào nước, trứng phát triển thành ấu trùng lông. - Ấu trùng lông bơi lội trong nước rồi tìm đến ốc Bythinia, Melania, Bulimus, Parafossarutus, Mocinma và biến thành ấu trùng đuôi có mắt.- Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc để vào ký sinh ở các loại cá rô, cá trê, cá giếc . để thành nang trùng nằm trong thịt của cá.- Người, động vật ăn phải cá có nang trùng chưa nấu chín sẽ mắc bệnh. Ấu trùng nang này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, nở ra sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đó.- Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành mất khoảng 26 ngày.3.3. Dịch tễ học- Bệnh sán lá gan nhỏ đã được phát hiện ở Calcutta - Ấn Độ năm 1874, sau đó được phát hiện ở vùng Viễn Đông, đặc biệt ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia với số người nhiễm sán khoảng 19 triệu.- Tại Việt Nam, những trường hợp sán lá gan nhỏ đầu tiên đã được phát hiện từ 1911, có trường hợp nhiễm đến 21.000 sán. Bệnh lưu hành chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong đó nặng nhất là ở Nghĩa Hưng – Nam Định.+ Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tăng dần theo tuổi, cao nhất ở nhóm 30-50 tuổi. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới.+ Bệnh sán lá gan nhỏ liên quan đến tập quán ăn gỏi. Ở miền Bắc, tập quán ăn gỏi là ăn thịt cá thái nhỏ trộn thính và gia vị, còn ở miền Nam ăn gỏi sinh cầm, tức là ăn cả con cá còn sống gói với lá thơm. Một số trường hợp trong vùng dịch tễ tuy không ăn gỏi cá cũng bị nhiễm sán lá gan nhỏ do ăn cá rán chưa kỹ.2 + Các loài cá hay mang ấu trùng sán lá gan nhỏ là cá mè, cá rô, cá chép, cá giếc, cá trôi, cá trắm, cá rô phi.+ Súc vật như chó, mèo cũng bị nhiễm sán lá gan nhỏ do ăn cá sống. Đây là nguồn bệnh dự trữ rất khó quản lý trong công tác phòng chống sán lá gan nhỏ.3.4. Giải phẫu bệnh và sinh bệnh học- Số lượng ký sinh trùng trong đường dẫn mật có thể đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn.- Tại nơi ký sinh, sán lá gan nhỏ gây viêm đường dẫn mật, có thể gây tắc đường mật do tăng sinh tổ chức liên kết. Trường hợp nhiễm nhiều, gan có thể bị xơ hoá dẫn đến cổ trướng hoặc có thể gây ung thư đường mật.- Do kích thích mạn tính và phá huỷ tế bào biểu mô dẫn đến bong tróc và tăng sinh, cuối cùng là quá sản, dị sản và xơ hoá. Cũng thấy có thâm nhiễm bạch cầu ái toan và lympho quanh ống mật ở khoảng cửa, gợi ý vai trò của tổn thương qua trung gian miễn dịch. Những thay đổi này dẫn đến hình thành sỏi sắc tố, chít hẹp đường mật, giãn đường mật trong gan và xơ hoá tế bào gan.- Khoảng một phần ba các trường hợp sán lá gan nhỏ ký sinh ống tuỵ.3.5. Biểu hiện lâm sàng- Biểu hiện lâm sàng thay đổi tuỳ thuộc thời gian và mức độ nhiễm. - Phần lớn các trường hợp nhiễm không có triệu chứng và có diễn biến bệnh lành tính. Chỉ khoảng 10% có triệu chứng và nguy cơ biến chứng có biểu hiện triệu chứng tăng theo thời gian nhiễm và mức độ nhiễm.- Giai đoạn cấp:+ Triệu chứng thường xuất hiện sau ăn cá chưa chín 10-26 ngày và kéo dài 2-4 tuần.+ Bệnh nhân có sốt, chán ăn, đau bụng, đau cơ, đau khớp, khó chịu và nổi mày đay.+ Có thể thấy hạch to và gan to đau.+ Hay thấy tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi.+ Nói chung phát hiện được trứng sán trong phân sau 3-4 tuần.- Giai đoạn mạn và biến chứng:+ Có thể xuất hiện các triệu chứng mạn tính từng đợt như mệt mỏi, khó chịu vùng bụng, chán ăn, sút cân, khó tiêu và ỉa chảy. Sau khi điều trị thì các triệu chứng này cải thiện rõ rệt.+ Các biến chứng nhiễm mạn thường xuất hiện ở những bệnh nhân trên 30 tuổi, bao gồm viêm đường mật, viêm gan đường mật và ung thư biểu mô đường mật.+ Túi mật to và không hoạt động chức năng, thường chứa sỏi trong có ký sinh trùng chết hoặc trứng sán thành từng ổ.3 + Bệnh nặng có thể dẫn đến vàng da tắc mật, viêm tuỵ, viêm đường mật tái phát và áp-xe gan sinh mủ.3.6. Chẩn đoán- Chẩn đoán bằng cách xác định trứng sán đặc trưng trong bệnh phẩm phân.- Soi kính hiển vi: + Có thể không thấy được trứng sán khi nhiễm nhẹ mà chỉ có thể phát hiện được với bệnh phẩm được phong phú hoặc ly tâm.+ Cũng chỉ thấy được trứng trong phân sau khi nhiễm được khoảng 4 tuần.+ Dịch tá tràng hay dịch mật cũng có thể có cả trứng sán và sán trưởng thành.- Các xét nghiệm kèm theo: + Có thể tăng bạch cầu ái toan máu ngoại vi nhưng thường không cao quá 10-20%.+ Ở các bệnh nhân nhiễm mạn tính có tắc mật, phosphatase kiềm có thể tăng cao nhưng nói chung transaminase bình thường.+ Nồng độ IgE huyết thanh có thể tăng.- Huyết thanh học:+ Các thử nghiệm miễn dịch thấm dùng kháng nguyên ngoại tiết đặc hiệu C. sinensis có độ nhạy cao tới 92%. Tuy nhiên phương pháp này tốn kém, chưa áp dụng được ở Việt Nam.- Chẩn đoán hình ảnh:+ Chụp đường mật, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính gan có thể giúp chẩn đoán.+ Các dấu hiệu siêu âm không đặc hiệu bao gồm: túi mật to, thành không đều; có bùn mật; viêm và xơ hoá ống mật; và gan to. Hình ảnh của sán là các ổ tăng âm vang không bóng cản trong đường mật.+ Chụp cắt lớp vi tính nhạy hơn siêu âm trong việc đánh giá viêm đường mật tái phát.+ Chụp cộng hưởng từ có giá trị trong việc đánh giá bất thường đường mật trong gan.3.7. Điều trị- Praziquantel vẫn là thuốc điều trị đầu tay.+ Trường hợp nhiễm nhẹ, tại tuyến xã hoặc tuyến huyện: Praziquantel 25 mg/kg x 3 lần ngày uống trong 1 ngày.+ Trường hợp nhiễm nặng, tại bệnh viện tỉnh hoặc Trung ương: Praziquantel 25 mg/kg x 3 lần/ngày uống trong 2 ngày.- Các thuốc thay thế cho Praziquantel có thể là:+ Albendazol 10 mg/kg trong 7 ngày4 + Mặc dù albendazol không hiệu quả bằng praziquantel nhưng ít tác dụng phụ hơn cho dù điều trị lâu dài.- Tiên lượng bệnh tốt với nhiễm nhẹ nhưng đôi khi tử vong ở những trường hợp nhiễm kéo dài có kèm theo biến chứng. Ở các vùng bệnh lưu hành có thể phải mổ cấp cứu vì viêm đường mật do sán lá gan nhỏ. Những bệnh nhân vàng da tắc mật có thể phải nối mật ruột. Cũng có thể phải dùng kháng sinh để điều trị biến chứng nhiễm khuẩn do tắc mật. 3.8. Phòng chống bệnh- Trong chu kỳ sống của sán lá gan nhỏ, mắt xích tác động có ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả nhất để phòng chống sán lá gan nhỏ là cắt đứt đường lây truyền từ cá sang người bằng cách không ăn gỏi cá hoặc cá chưa nấu chín.- Để đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh và góp phần tiêu diệt mầm bệnh, cần tiến hành điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân sán lá gan kết hợp với vệ sinh môi trường (quản lý phân và không cho cá ăn phân người).4. Bệnh do FasciolaBệnh do Fasciola còn gọi là bệnh sán lá gan lớn do sán lá gan cừu Fasciola hepatica (cùng tên: Distoma hepatica, F. californica, F. halli, v.v .) hoặc hiếm hơn là do F. gigantica gây nhiễm.Sán gây bệnh chủ yếu ở các động vật nhai lại và có thể bất thường gây bệnh ở người. Những biểu hiện của bệnh là những triệu chứng tại gan. Sán dễ di chuyển lạc chỗ đến nhiều nơi của cơ thể như cơ bắp, dưới da.4.1. Tác nhân gây bệnh:- Sán Fasciola hepatica là một sán lớn, hình lá dài khoảng 20-30 mm, bề ngang 10-13 mm. Thân sán rất dẹt, đặc biệt bờ thân rất mỏng. Vùng thân thấy hình dạng ruột chia nhánh.- Trứng sán màu vàng nâu, có nắp ở một đầu, chiều dài khoảng 140 μm, chiều ngang khoảng 80 μm.4.2. Chu kỳ:- Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân.- Trứng xuống nước nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, rời khỏi ốc và bám vào các thực vật thuỷ sinh để tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước.- Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thuỷ sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng này sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn.4.3. Dịch tễ học- Bệnh sán lá gan lớn đã gặp ở 61 nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước có chăn nuôi cừu. Bệnh thường gặp hơn ở các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy phân bố rộng nhưng những trường hợp trên người ít xảy ra. Có trên 2,4 triệu người nhiễm, chủ yếu ở Bolivia, Pêru, Iran, Ai Cập, Bồ Đào Nha và Pháp. 5 - Từ năm 1978 ở Việt Nam đã có báo cáo hai trường hợp sán lá gan lớn trên người. Từ đó cho đến nay bệnh đã phát hiện thấy ở Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh cũng gặp lẻ tẻ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.- Các loài thực vật thuỷ sinh mang ấu trùng hay gặp là rau cải soong, rau diếp nước, bạc hà, cỏ linh lăng, mùi tây . Những loại rau này là nguồn truyền nhiễm quan trọng vì hay được ăn sống hoặc tái.- Có trên 25 loài ốc đóng vai trò vật chủ trung gian thứ nhất của F. hepatica, trong đó quan trọng nhất là Lymnaea truncatula sống trong bùn ướt ven bờ.- Ổ chứa tự nhiên chủ yếu của F. hepatica là gia súc, cừu, dê, trâu, lạc đà, hươu, lợn, ngựa, thỏ và các động vật hoang dã khác. Tỷ lệ nhiễm của động vật tại các vùng bệnh lưu hành thường là cao.4.4. Giải phẫu bệnh và sinh bệnh học- Sau khi bị ăn phải, ấu trùng đuôi thoát nang ở tá tràng, giải phóng ấu trùng.- Ấu trùng xuyên qua thành ruột non vào khoang phúc mạc, sau đó xuyên qua bao gan vào nhu mô gan và từ đó vào đường mật.- Ấu trùng phát triển thành sán trưởng thành trong đường mật. Khoảng 12 tuần sau khi nhiễm thì sán bắt đầu đẻ trứng. Sán có thể sống trong cơ thể người từ 9 đến 13 năm.- Ấu trùng đuôi di trú có thể gây huỷ hoại nhu mô gan do các đường hầm di trú gây hoại tử và xơ hoá. Mức độ tổn thương gan tương ứng với số lượng ký sinh trùng.- Sán trưởng thành có thể gây tắc một phần ống mật, gây dầy, giãn và xơ hoá hệ đường mật phía gần.- Bệnh do sán lá gan lớn lạc chỗ ở các vị trí khác cũng gây thâm nhiễm bạch cầu ái toan và bạch cầu đơn nhân với sự phá huỷ mô thứ phát.4.5. Biểu hiện lâm sàngNhiều người nhiễm nhẹ nhưng mức độ bệnh có thể tăng lên theo số lượng sán. Các triệu chứng bệnh do sán lá gan lớn có thể chia ra giai đoạn cấp hay giai đoạn gan, giai đoạn mạn hay giai đoạn mật và bệnh sán lá gan lớn lạc chỗ hoặc bệnh sán lá gan lớn họng.4.5.1. Giai đoạn cấp/giai đoạn gan- Thời kỳ đầu ký sinh trùng di trú qua gan thường có sốt, đau hạ sườn phải và gan to. Triệu chứng thường xuất hiện 6-12 tuần sau khi ăn phải ấu trùng. Có thể có các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, nôn, đau cơ, ho và nổi mày đay. Đôi khi thấy vàng da. Thỉnh thoảng ở giai đoạn này thấy biến chứng chảy máu đường mật hoặc tụ máu dưới bao gan. Các triệu chứng cấp tính hết sau vài tuấn đến vài tháng (trung bình 6 tuần). Tuy nhiên ở những trường hợp nhiễm nặng có thể có hoại tử nhu mô gan lan rộng.6 - Bạch cầu ái toan tăng rõ rệt thường thấy trong giai đoạn cấp này. Có thể có các triệu chứng các theo cơ chế miễn dịch dị ứng như hội chứng kiểu Loeffler, tràn dịch màng phổi phải chứa nhiều bạch cầu ái toan. Viêm màng ngoài tim, bất thường dẫn truyền tim, triệu chứng màng não, dấu thần kinh khu trú hay co giật đều đã được mô tả nhưng không hay gặp.4.5.2. Giai đoạn mạn/giai đoạn mật- Giai đoạn mật thường là không triệu chứng nhưng sán trưởng thành có thể gây tắc ống mật chủ.- Nhiễm mạn tính có thể dẫn đến đau quặn mật, viêm đường mật, sỏi mật và vàng da tắc mật.- Nhiễm nặng và kéo dài có thể dẫn đến viêm đường mật xơ hoá và xơ gan mật.- Có thể có đau thượng vị và hạ sườn phải, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, gầy mòn, gan to và vàng da.- Bạch cầu ái toan có thể tăng hoặc không tăng. 4.5.3. Bệnh sán lá gan lớn lạc chỗ- Mặc dù ký sinh trùng này có tình hướng gan đặc biệt nhưng nó có thể gây bệnh trên các cơ quan khác dẫn đến các triệu chứng liên quan cơ quan đó.- Còn chưa rõ sán di trú theo đường máu hay qua mô mềm.- Vị trí lạc chỗ hay gặp nhất là mô dưới da thành bụng, nhưng cũng có thể gặp ở phổi, tim, não, cơ, đường tiết niệu sinh dục và da.- Có thể có đau do sán di trú, kèm theo là các cục di chuyển, ban đỏ, ngứa và đau đường kình 1-6 cm.- Có thể có các áp-xe nhỏ tại chỗ và hạch to toàn thân. 4.5.4. Bệnh sán lá gan họng- Mặc dù hiếm nhưng ở vùng Trung Đông khi ăn sống gan động vật bị nhiễm thì sán có thể bám vào đường hô hấp trên hay đường tiêu hoá và gây viêm họng có phù và sung huyết.- Có thể xảy ra nghẹt thở (Bệnh “halzoun”).4.6. Chẩn đoánChẩn đoán dựa vào tìm thấy trứng sán đặc trưng trong phân, dịch hút tá tràng, bệnh phẩm dịch mật.4.6.1. Chẩn đoán vi thể:- Dễ dàng xác định được trứng nếu bệnh phẩm tập trung.- Có thể cần phải lấy nhiều mẫu để xét nghiệm vì sán đẻ trứng tương đối thấp và có thể thải trứng từng đợt. Bệnh phẩm phân âm tính không có nghĩa loại trừ được chẩn đoán.- Thường nhầm trứng sán F. hepatica, F. gigantica và sán lá ruột Fasciolopsis buski.7 - Cũng có thể chẩn đoán được nếu thấy sán trưởng thành trong khi mổ hay nội soi do tắc mật.- Trong giai đoạn cấp của bệnh không tìm được trứng sán trong phân nên chẩn đoán tạm thời phải dựa trên biểu hiện lâm sàng và tăng bạch cầu ái toan máu ngoại vi. + Cũng có thể thấy thiếu máu, bất thường xét nghiệm chức năng gan, tăng tốc độ máu lắng và tăng gammaglobulin máu. + Chụp CT giai đoạn này có thể thấy các tổn thương nhỏ, giảm tỷ trọng chia nhánh kiểu đường hầm đường kinh 1-10 mm. + Soi ổ bụng có thể thấy các cục tương đối đặc hiệu dưới bao gan. + Xét nghiệm huyết thanh hoặc kháng nguyên trong phân cũng có thể phát hiện được ký sinh trùng một vài tuần trước khi thấy trứng sán trong phân.- Đối với nhiễm sán lá gan lớn lạc chỗ, bệnh phẩm phân cũng có thể không thấy trứng sán. Chẩn đoán dựa vào huyết thanh học và xét nghiệm bệnh phẩm cơ quan bị tổn thương.4.6.2. Huyết thanh học- Hiện có các kỹ thuật ngưng kết gián tiếp, cố định bổ thể, điện di miễn dịch đối lưu, miễn dịch huỳnh quang, hấp phụ miễn dịch gắn men (ELISA). Tất cả các xét nghiệm này có độ nhạy tốt nhưng nhiều xét nghiệm có độ đặc hiệu chưa tối ưu và phản ứng chéo với các ký sinh trùng khác.- Huyết thanh thường dương tính trong giai đoạn sớm khi sán di trú qua gan, và như vậy có giá trị chẩn đoán sớm trước khi thấy trứng sán trong phân. Huyết thanh chẩn đoán cũng có giá trị trong chẩn đoán các trường hợp sán lạc chỗ.- Các kỹ thuật dựa trên ELISA, nhất là khi dùng kháng nguyên đặc hiệu giống đã thay thế phần lớn các kỹ thuật khác do có độ nhạy tốt, làm nhanh và định lượng được. Mặc dù hiệu giá kháng thể giảm theo điều trị nhưng nồng độ kháng thể vẫn ở mức phát hiện sau nhiều năm nhiễm.4.6.3. Chẩn đoán hình ảnh:- Chẩn đoán hữu ích nhất là chụp cắt lớp vi tính (CT) gan. Tổn thương là các cục giảm tỷ trọng đặc trưng và các đường hầm ngoằn ngoèo do sán di trú trong gan. Có thể thấy dày bao gan, tụ máu dưới bao và vôi hoá nhu mô.- Siêu âm, chụp đường mật và chụp đường mật tuỵ ngược dòng nội soi (ERCP) hữu ích hơn trong nhiễm giai đoạn mật, có thể thấy sán di động trong đường mật, thường có sỏi kèm theo. Có thể thấy dầy không đều thành ống mật chủ. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng dùng để làm rõ chẩn đoán nhưng không vượt trội hơn gì so với CT và siêu âm.8 - Sinh thiết gan hiếm khi thấy trứng sán và sán trưởng thành. Những thay đổi mô học có thể gợi ý bệnh do sán lá gan lớn là có tinh thể Charcot-Leyden, thâm nhiễm bạch cầu ái toan và đa ổ vôi hoá.4.7. Điều trị4.7.1. Triclabendazol:- Đây là một dẫn xuất của imidazol, đã thay thế Bithionol trong điều trị bệnh sán lá gan lớn nhưng nhiều nước hiện vẫn chưa có thuốc.- Liều dùng 10 mg/kg trong một đến hai ngày.- Thuốc dung nạp tốt, hấp thu tốt khi dùng sau bữa ăn.- Thuốc có hiệu quả cho cả sán trưởng thành và sán chưa trưởng thành.4.7.2. Bithionol- Thuốc thường được dùng cho cả nhiễm cấp và nhiễm mạn. Tỷ lệ chữa khỏi từ 50% đến 90%.- Liều 30-50 mg/kg mỗi ngày chia ba lần dùng cách ngày cho đến khi được 10-15 liều. Có thể lặp lại liệu trình khi cần. - Các tác dụng phụ khá thường gặp và bao gồm chán ăn, buồn nôn, đau bụng và ngứa.4.7.3. Các điều trị khác:- Sán lá gan lớn nói chung không đáp ứng với Praziquantel cũng như Mebendazol và Albendazol.- Emetine hydrochloride trước đây đã được dùng nhưng có quá nhiều các tác dụng phụ.- Nitazoxanide (500 mg hai lần mỗi ngày trong 7 ngày) đã được báo cáo là có hiệu quả. Thuốc dung nạp tốt, tỷ lệ chữa khỏi khá cao.- Giai đoạn nhiễm cấp ở gan, có thể cho corticoid liệu trình ngắn ngày ở những bệnh nhân triệu chứng nặng bên cạnh điều trị đặc hiệu chữa sán. 4.7.4. Theo dõi:- Những người nhiễm không triệu chứng nên điều trị để tránh biến chứng sau này.- Khi một thành viên trong gia đình phát hiện bệnh thì cần điều tra các thành viên khác trong gia đình để phát hiện và điều trị bệnh.- Sau điều trị cần theo dõi bạch cầu ái toan, trứng sán trong phân và hiệu giá huyết thanh cũng như triệu chứng trên siêu âm.4.8. Phòng chống bệnh- Biện pháp cơ bản là tránh ăn rau sống mọc dưới nước ở vùng bệnh lưu hành.- Các biện pháp tiêu diệt vật chủ trung gian và phòng chống bệnh trên động vật ăn cỏ thì khó thực hiện.- Vắc-xin phòng bệnh sán lá gan lớn là hướng nghiên cứu trong tương lai.9 . được chu kỳ sán lá gan nhỏ và lớn.2. Chẩn đoán được bệnh sán lá gan nhỏ và lớn.3. Trình bày được cách điều trị và phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ và lớn.NỘI. mèo, các động vật ăn cáC nước ngọt1 - Ở Việt Nam cho đến nay bệnh sán lá gan vẫn thường do Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini (sán lá gan