Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm xây dựng quy trình xác định hàm lượng chì trong máu bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử, và tiến hành khảo sát xử lý mẫu máu bằng kỹ thuật vô cơ hóa ướt - xử lý ướt. Sau đó, định lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử kỹ thuật lò graphite (GF‐AAS).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 ỨNG DỤNG KỸ THUẬT QUANG PHỔ HẤP THU NGUN TỬ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHÌ TRONG MÁU Đinh Văn Thoại*, Lê Thị Kim Thơ*, Phan Bích Hà* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay ở Việt Nam, nhiễm độc chì là một trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Rất nhiều người lao động hàng ngày trực tiếp làm việc trong mơi trường có chì, vì vậy tình trạng nhiễm độc chì của cơng nhân tiếp xúc với chì cần phải được kiểm sốt chặt chẽ. Ngày 10 tháng 5 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định số 1548/QĐ – BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đốn và điều trị ngộ độc chì, trong đó quy định xét nghiệm chì máu là chỉ tiêu bắt buộc để chẩn đốn xác định. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng quy trình xác định hàm lượng chì trong máu bằng phương pháp quang phổ hấp thu ngun tử. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát xử lý mẫu máu bằng kỹ thuật vơ cơ hóa ướt – xử lý ướt. Sau đó, định lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thu ngun tử kỹ thuật lò graphite (GF‐AAS). Kết quả nghiên cứu: Chúng tơi đã hồn thành quy trình xét nghiệm hàm lượng chì trong máu bằng phương pháp quang phổ hấp thu ngun tử ‐ kỹ thuật lò graphite (GF‐AAS) với giới hạn phát hiện (LOD) là 5,13 g/dL, giới hạn định lượng (LOQ) là 9,54 g/dL, hiệu suất thu hồi đạt từ 94%, độ lặp lại có hệ số biến thiên CV