1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nồng độ protein phản ứng c và interleukin 6 ở bệnh nhân đái tháo đường mới được phát hiện

7 59 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 404,71 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát nồng độ CRP và IL-6 ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 mới được phát hiện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên BN ĐTĐ týp 2 mới được phát hiện lần đầu theo tiêu chuẩn WHO (2006). BN được thăm khám tổng thể, hỏi về tiền sử bệnh, xét nghiệm đường máu, HbA1c, xét nghiệm chức năng gan thận, lipid, insulin, CRP và IL-6.

Trang 1

NỒNG ĐỘ PROTEIN PHẢN ỨNG C VÀ INTERLEUKIN 6 Ở

BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN

Vũ Xuân Nghĩa*; Phạm Thắng**; Vũ Thị Thanh Huyền**

TÓM TẮT

Mục tiêu: khảo sát nồng độ CRP và IL-6 ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 mới

được phát hiện

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên BN ĐTĐ týp 2 mới được phát

hiện lần đầu theo tiêu chuẩn WHO (2006) BN được thăm khám tổng thể, hỏi về tiền sử bệnh,

xét nghiệm đường máu, HbA1c, xét nghiệm chức năng gan thận, lipid, insulin, CRP và IL-6

Kết quả: chỉ số IL-6 và CRP trung bình 27,1 ± 8,9 pg/ml và 2,3 ± 0,9 mg/l Tính theo BMI, IL-6,

CRP tăng cao nhất ở nhóm béo phì (BMI > 25) Nồng độ CRP có tương quan thuận và có ý nghĩa

thống kê với chỉ số đường máu đói, triglycerid, HbA 1 c, nồng độ insulin lúc đói và HOMA-IR (p < 0,05), Nồng độ IL6 không có tương quan với chỉ số đường máu đói, triglycerid, HbA1c và

HOMA-IR (p > 0,05), nhưng tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với nồng độ insulin lúc đói CRP có liên quan thuận và có ý nghĩa với IL-6

Kết luận: nồng độ CRP và IL-6 tăng rõ rệt ở BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện, do đó CRP và IL-6

có thể được xem như những dấu ấn sinh học của ĐTĐ týp 2

* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2 mới phát hiện; CRP; IL-6

CRP AND IL-6 CONCENTRATION IN DRUG NAIVE

TYPE 2 DIABETES

SUMMARY

Objective: to examine the levels of CRP and IL-6 in drug naive type 2 diabetes

Subjects and methods: cross-sectional description in newly diagnosed type 2 diabetic patients

according to WHO 2006 criteria All patients were clinically examined and performed fasting

plasma glucose, HbA1c, liver and kidney function, lipid profile, insulin, CRP and IL-6

Results: the average levels of IL-6 and CRP were 27.1 ± 8.9 pg/ml and 2.3 ± 0.9 mg/l,

respectively The levels of IL-6, CRP were the highest among obese group (BMI > 25) CRP

levels were positively correlated with fasting plasma glucose, triglycerides, HbA1c, fasting plasma

insulin, and HOMA-IR (p < 0.05), IL6 levels did not correlate with fasting plasma glucose,

triglycerides, HbA1c, and HOMA-IR (p > 0.05), but they are positively correlated with fasting

plasma insulin levels CRP was positively correlated with IL-6 Conclusion: the levels of CRP

and IL-6 increased significantly in newly diagnosed type 2 diabetes, therefore, CRP and IL-6

can be important markers of type 2 diabetes

* Key words: Drug naive diabetes; CRP; IL-6

* Học viện Quân y

** Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Người phản hồi (Corresponding): Vũ Xuân Nghĩa (nghia69@gmail.com)

Ngày nhận bài: 04/10/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/03/2014

Ngày bài báo được đăng: 26/05/2014

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một trong các bệnh

không lây nhiễm, có tốc độ phát triển

hàng đầu và trở thành gánh nặng sức

khỏe trên toàn cầu do tỷ lệ mắc bệnh gia

tăng, biến chứng do bệnh ĐTĐ, bệnh lý

phối hợp và có tỷ lệ tử vong cao [1] Khu

vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm

Việt Nam được xác định là khu vực dịch

tễ ĐTĐ hàng đầu, do tỷ lệ mắc mới cao

hơn hẳn khu vực các nước đang phát

triển khác trên thế giới [2] Bệnh sinh ĐTĐ

có liên quan đến sự tương tác giữa yếu tố

môi trường và tác động của tập hợp gen,

mà hậu quả là suy tế bào beta tụy và

kháng insulin, nhưng các yếu tố quyết

định đặc hiệu dẫn đến những rối loạn này

lại chưa được hiểu rõ Cho đến nay, có

nhiều bằng chứng cho rằng các yếu tố

viêm có thể đóng vai trò trung gian quan

trọng trong sinh bệnh học, là cầu nối giữa

bệnh ĐTĐ và các bệnh phối hợp khác có

nguồn gốc thông qua cơ chế viêm Một số

nghiên cứu gần đây cho thấy interleukin 6

(IL-6) và protein phản ứng C (C-reactive

protein - CRP) là hai dấu ấn nhạy cảm của

hệ thống viêm, liên quan đến tình trạng

tăng đường huyết, kháng insulin và ĐTĐ

týp 2 [3] Nhiều quan điểm cho rằng ĐTĐ

týp 2 là bệnh của hệ thống miễn dịch bẩm

sinh, đây là giả thuyết được quan tâm đặc

biệt, vì cả hai dấu ấn sinh học viêm này

cũng là yếu tố dự đoán sự phát triển của

bệnh tim mạch ở người khỏe mạnh IL-6,

một cytokine tiền viêm sản xuất trong một

loạt các mô như bạch cầu được kích

hoạt, tế bào mỡ và tế bào nội mô CRP là

chất trung gian chính của phản ứng giai

đoạn cấp tính và chủ yếu có nguồn gốc

thông qua quá trình sinh tổng hợp IL-6

ở gan Một số nghiên cứu có đề cập đến

vai trò của quá trình viêm trong bệnh sinh

ĐTĐ và hội chứng kháng insulin, trong đó

có gia tăng nồng độ của IL-6 và CRP,

sự gia tăng các yếu tố viêm này trong tuần hoàn chứng tỏ kích thích viêm đang hoạt động [3] Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục đích: Đánh giá

nồng độ IL-6 và CRP ở BN ĐTĐ mới được chẩn đoán, đồng thời phân tích mối tương quan giữa nồng độ của hai yếu tố viêm này với biến chứng ĐTĐ tại thời điểm phát hiện bệnh

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

BN ĐTĐ mới được chẩn đoán, tuyển chọn

từ BN ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 1 - 2010 đến 8 - 2011

* Tiêu chuẩn chọn BN: BN mới được

chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn của Tổ chức

Y tế Thế giới (WHO) (2006) [4], tuyển chọn tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, tuổi từ 40 - 70

* Tiêu chuẩn loại BN: tiền sử đã sử

dụng các thuốc điều trị ĐTĐ và rối loạn chuyển hóa (RLCH) lipid, có thai hoặc cho con bú, có tăng kháng thể kháng GAD và IA-2

2 Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang

Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu BN được thăm khám tổng thể, hỏi về tiền sử bệnh, xét nghiệm đường máu, HbA1c, xét nghiệm chức năng gan thận, lipid, insulin, CRP và IL-6

* Xét nghiệm sinh hóa:

Lấy máu để đo đường máu, HbA1c, ALT, AST, creatinin, lipid máu, insulin, CRP

và IL-6 Ly tâm mẫu máu BN để tách

Trang 3

huyết thanh và bảo quản tại tủ -20ºC

phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu Xét

nghiệm đường máu bằng phép so màu

enzym, GOD-PAP, máy đo glucose (Autolab

Instrument, Boehringer Mannheim, Đức,

có bước sóng 546 nmHg) Đo HbA1c bằng

phương pháp BIO-RAD D-10TM (Bio-Rad,

Strasbourg, Schiltigheim, Pháp) Đo nồng

độ insulin bằng phương pháp miễn dịch

phóng xạ (RIA) (ARCHITECT Insulin

Reagent Kit (8K41), Abbott Labolatories

Inc, Abbott Park, IL 60064, Mỹ) Đo CRP

bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục

(latex immunoassay) (MULTIGENT CRP

Vario, Reagent Kit, Abbott Labolatories

Inc., Abbott Park, IL 60064, Mỹ) Đo nồng

độ trong huyết tương của IL-6 bằng phản

ứng miễn dịch huỳnh quang (IL6 Human

Singleplex Bead Kit, Invitrogen Corporation,

542 Flynn Rd, Camarillo, CA 93012) Mô

hình hằng định nội môi (Homeostasis Model

Assessment - HOMA) được sử dụng để

đánh giá nhạy cảm insulin dựa vào chỉ số

đường máu và insulin máu đói theo công

thức sau: HOMA kháng insulin

(HOMA-IR) = (insulin x glucose)/22.5 Cân nặng,

chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng bụng, vòng

mông và huyết áp được ghi nhận trong hồ

sơ nghiên cứu vào thời điểm thăm khám

bằng trung bình ± độ lệch chuẩn, xử lý số

liệu theo chương trình bằng phần mềm

SPSS 16.0, sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê khi p < 0,05

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

BÀN LUẬN

1 Đặc điểm BN nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm

sàng của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đã tuyển chọn 58 BN ĐTĐ týp 2 mới được phát hiện lần đầu, chưa

sử dụng bất kỳ thuốc điều trị ĐTĐ nào cũng như không sử dụng các thuốc điều trị RLCH lipid, vì các thuốc này có thể ảnh hưởng đến giá trị CRP và IL6 Không có

sự khác biệt giữa nam và nữ về các thông

số nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của BN ĐTĐ týp 2 mới được phát hiện là 57,5 ± 6,8 Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao của kháng insulin và ĐTĐ týp 2 Béo bụng cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ týp 2, chỉ số vòng

eo trung bình ở nam là 98,2 ± 6,7 cm

và ở nữ là 90,1 ± 5,9 cm, chỉ số HOMA-IR trung bình 6,1 ± 2,2, chỉ số IL-6 trung bình 27,1 ± 8,9 pg/ml và chỉ số CRP trung bình

Trang 4

2,3 ± 0,9 mg/l, kết quả này hoàn toàn phù

hợp với các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ như

thừa cân béo phì, đặc biệt ở nhóm đối

tượng mới được phát hiện lần đầu, tương

tự nghiên cứu của CDC (2004) [5],

Shoelson SE và CS (2006) [6] cho thấy

khoảng 55% trường hợp ĐTĐ týp 2 có

thừa cân, béo phì tại thời điểm được

chẩn đoán [2] Béo phì trong thời gian dài

làm tăng kháng insulin dẫn đến ĐTĐ týp 2, phần lớn do tổ chức mỡ (đặc biệt là béo bụng và béo tạng) mà nền tảng là hormon

và yếu tố viêm (cytokine) là tín hiệu khởi phát rối loạn tại các tổ chức khác trong cơ thể Các yếu tố viêm có thể hoạt hóa yếu

tố hoại tử tổ chức u theo con đường

NF-κB dẫn đến tăng kháng insulin

Bảng 2: Phân bố xét nghiệm của BN theo BMI

2

)

p

Sự khác biệt về đường máu đói, HbA1c,

HOMA-IR, IL-6, CRP giữa các nhóm, giá

trị thấp nhất ở nhóm có BMI bình thường

(18 - 22,9) tăng hơn ở nhóm thừa cân

(23 - 25) và cao nhất ở nhóm béo phì

(> 25), (p < 0,05) Liên quan giữa ĐTĐ và

béo phì có thể là những yếu tố viêm

(cytokine) được sản xuất bởi mô mỡ như

IL-6 Các yếu tố viêm này có thể ảnh

hưởng đến kháng insulin và hấp thu

glucose, thúc đẩy gan tăng tổng hợp axít

béo, và tăng CRP [4] Schmidt và Duncan

nghiên cứu các cơ chế phân tử về mối

liên quan giữa viêm và kháng insulin [7]

Một trong những cơ chế liên quan đến yếu

tố viêm này là nó có thể ảnh hưởng đến

vận chuyển GLUT4 trên bề mặt tế bào

[4, 7] Vai trò trung tâm gây bệnh béo phì

trong sinh bệnh học của đề kháng insulin

có thể giải thích lý do tại sao một số nghiên cứu phát hiện mối quan hệ giữa yếu tố viêm và nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ, đặc biệt ở nhóm có thừa cân béo phì [7] Chính vì vậy, đường máu tại thời điểm phát hiện bệnh của nhóm béo phì cao nhất (9,2 ± 1,6 mmol/l) so với nhóm thừa cân và bình thường

2 Đặc điểm i n chứng o ĐTĐ tại thời điểm phát hiện bệnh

30 BN (51,7%) mắc biến chứng vi mạch, trong đó: bệnh võng mạc 12 BN (20,7%), biến chứng thần kinh 16 BN (27,6%), biến chứng võng mạc và thần kinh gặp 2 BN (3,4%) 9 BN (15,8%) điện tâm đồ có dày thất trái Không có mối liên quan giữa

tỷ lệ mắc các bệnh lý trên điện tâm đồ với nồng độ đường máu của BN tại thời

Trang 5

điểm phát hiện bệnh (p > 0,05) Siêu âm

Doppler mạch máu đa phần gặp bệnh lý

mảng xơ vữa (22/58 = 37,9%), viêm tắc

mạch gặp 1 BN (1,7%)

Bảng 3: Giá trị CRP và IL-6 ở BN ĐTĐ

có và không có biến chứng

Bệnh võng

mạc

Biến chứng

thần kinh

IL6 (pg/ml) 33,0 ± 10,5 21,0 ± 8,3 < 0,01

Biến chứng

tim mạch

So sánh nhóm có biến chứng và không

có biến chứng chúng tôi nhận thấy giá trị

CRP và IL-6 tăng cao có ý nghĩa thống kê

ở nhóm đã xuất hiện biến chứng võng

mạch, bệnh lý thần kinh và tim mạch tại

thời điểm phát hiện ĐTĐ CRP và IL-6

được coi là dấu ấn quan trọng trong ĐTĐ,

bệnh thường được mô tả như tình trạng

tăng cytokine và hoạt hóa hệ thống miễn

dịch và hệ thống viêm tiềm ẩn Do đó,

những bệnh chứng này có thể là hậu quả

của rối loạn chức năng nội mô và xơ vữa

động mạch tiền lâm sàng, dẫn đến viêm

và tăng CRP [8] Ngoài ra, kháng insulin

có thể làm gan tăng sản xuất CRP bằng

cách ức chế qua trung gian insulin Những

cá thể có kháng insulin thường có đặc

điểm như béo tạng, rối loạn chuyển hóa

lipid (chỉ số triglycerid trung bình 2,8 ± 1,0

mmol/l, b ảng 1), tăng huyết áp, rối loạn

fibrinogen, rối loạn chức năng nội mạc,

tổn thương dạng viêm mạch và có biểu

hiện xơ vữa mạch máu sớm [9, 10], chính

vì vậy tại thời điểm phát hiện đã có thể xuất hiện một số biến chứng

Bảng 4: Mối liên quan giữa nồng độ

CRP và IL-6 với chỉ số nhân trắc và xét nghiệm ở BN ĐTĐ mới được phát hiện

CÁC

quan (r)

p

Hệ số tương quan (r)

p

Nồng độ CRP có tương quan thuận và

có ý nghĩa thống kê với chỉ số đường máu đói, triglycerid, HbA1c và HOMA-IR (p < 0,05), nồng độ IL-6 không có tương quan với chỉ số đường máu đói, triglycerid, HbA1c và HOMA-IR (p > 0,05), nhưng lại

có tương quan thuận và có ý nghĩa thống

kê với nồng độ insulin lúc đói CRP có tương quan thuận và có ý nghĩa với IL-6 Một số nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa CRP và kháng insulin BN ĐTĐ trong nghiên cứu này có mối tương quan giữa CRP và IL-6 với insulin và HOMA-IR (p < 0,05) Kết quả các nghiên cứu trước đây [7, 8] cho thấy nồng độ CRP ít liên quan đến nồng độ cholesterol toàn phần

và LDL ở BN có hội chứng chuyển hóa, nhưng có liên quan ở BN ĐTĐ Theo chúng tôi, triglycerid có liên quan với CRP, nhưng không có liên quan với IL-6, mối liên quan này có thể do sự hình thành

tế bào bọt tăng làm tăng nồng độ các thành phần lipid máu, đặc biệt triglycerid, kiểu rối loạn thường gặp nhất ở BN ĐTĐ

Trang 6

và hậu quả dẫn đến rối loạn chức năng

nội mạc Yếu tố di truyền và môi trường

góp phần vào bệnh sinh của ĐTĐ Kết

quả của chúng tôi cho thấy yếu tố viêm có

liên quan chặt chẽ với kháng insulin và

ĐTĐ, điều này cũng tương đồng với giả

thuyết cho rằng viêm đóng vai trò quan

trọng trong cơ chế sinh bệnh học của

ĐTĐ [7, 8]

KẾT LUẬN

Nồng độ CRP và IL-6 tăng rõ rệt ở BN

ĐTĐ týp 2 và có tương quan thuận với

đường máu đói, nồng độ insulin lúc đói và

HOMA-IR, do đó, CRP và IL-6 có thể

được xem như những dấu ấn sinh học

của ĐTĐ týp 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 King H, Aubert RE, Herman WH Global

burden of diabetes.1995-2005: prevalence,

numerical estimates, and projection Diabetes

Care 1998, 21, pp.1414-1431

2 Cockram et al The epidemiology of

diabetes mellitus in the Asia-Pacific region

Hong Kong Med J 2000, 6 (1), pp.43-52

3 Frolich M, Imhof A, Berg G et al

Associtation between C-reactive protein and

features of metalbolic syndrome: a

population-base study Diabetes Care 2003, 23, pp.1835-

1839

4 WHO/IDF Definition and diagnosis of

diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia Printed by the WHO Document production services Geneva, Switzerland 2006

5 Centers for Disease control and prevention (CDC) Prevalence of overweight

and obesity among adults with diagnosed diabetes-United States, 1988-1994 and

1999-2002 MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2004,

53 (45), pp.1066-1068

6 Shoelson SE, Lee J, Goldfine AB

Inflammation and insulin resistance J Clin Invest 2006, 116 (7), pp.1793-1801

7 Schmidt MI, Duncan BB, Sharrett AR

et al Markers of inflammation and prediction

of diabetes mellitus in adults (Atherosclerosis risk in communities study): a cohort study Lancet 1999, 353, pp.1649-1652

8 Pickup JC Inflammation and activated

innate immunity in the pathogenesis of type 2 diabetes Diabetes Care 2004, 27, pp.813-823

9 Stern M Natural history of macrovascular

disease in type 2 diabetes Role of insulin resistance Diabetes Care 1999, 22 (Suppl 3), pp.2-5

10 Fagan TC, Deedwania PC The cardiovascular

dysmetabolic syndrome Am J Med 1999,

105 (1A), pp.77S-82S

Ngày đăng: 23/01/2020, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w