Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tăng áp lực khoang bụng và hội chứng chèn ép khoang bụng ở bệnh nhân nặng và mối liên quan giữa tăng áp lực khoang bụng và hội chứng chèn ép khoang bụng với tiên lượng bệnh. Nghiên cứu áp dụng với tất cả những bệnh nhân được nhập vào 2 đơn vị hồi sức tích cực nội và ngoại khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định trên 24h trong 2 năm từ 1/1/2011 đến 31/1/2013.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TIÊN LƯỢNG CỦA TĂNG ÁP LỰC KHOANG BỤNG Ở BỆNH NHÂN NẶNG Nguyễn Anh Dũng*, Đỗ Đình Cơng**, Nguyễn Văn Hải**, Mai Phan Tường Anh*, Võ Thị Mỹ Ngọc* TĨM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tăng áp lực khoang bụng (TALKB) và hội chứng chèn ép khoang bụng (HCCEKB) ở bệnh nhân nặng và mối liên quan giữa TALKB và HCCEKB với tiên lượng bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mơ tả. Tất cả những bệnh nhân được nhập vào 2 đơn vị hồi sức tích cưc nội và ngoại khoa bệnh viện Nhân Dân Gia Định > 24h trong 2 năm từ 1/1/2011 đến 31/1/2013. Áp lực khoang bụng (ALKB) được đo mỗi 8 giờ trong ngày qua bàng quang. Ghi nhận các dữ liệu của bệnh nhân về nhân trắc học, điểm số APACHE II, SOFA và giá trị áp lực ổ bụng đo được. Kết quả: Chúng tơi nhận vào 384 bệnh nhân liên tiếp với đầy đủ tiêu chuẩn nhận. Áp lực khoang bụng trung bình là 10 ± 4.8mmHg. Trong số 384 bệnh nhân, 196 (51%) có TALKB và 14 (3,4%) có HCCEKB. Những yếu tố tiên đốn độc lập với TALKB là béo phì (OR 4,86; KTC 95%, (1,75 ‐ 13,44); p=