KIỂM TRA CLĐN NGỮ VĂN9

39 325 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KIỂM TRA CLĐN NGỮ VĂN9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Năm học 2009 -20010 ) Thời gian : 90 phút ( Không tính thời gian giao đề) ----------------------------------------------------------------------------------------------------- I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm ) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau: [chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn] 1/ So sánh nào sau đây không có trong văn bản : “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của nhà văn Mác-Két: a. Trái đất là nơi độc nhất có phép màu. b. Trái đất là một cái làng nhỏ mà thánh thần đã bỏ quên. c. Trái đất là địa ngục của các hành tinh khác. d. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. 2/ Thành ngữ nào sau đây có liên quan đến phương châm cách thức: a. Một câu nhịn , chín câu lành b. Nửa úp nửa mở c. Sự thật mất lòng d. Ăn vốc, học hay 3/ Để đảm bảo phương châm hội thoại nào, người nói đôi khi dùng những cách diễn đạt như : “nhân tiện đây xin hỏi ”, “ sẵn dịp xin trình bày”? a.Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ b.Phương châm về chất d. Phương châm cách thức 4/ Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết cuả Vũ Nương a. Do lời nói của đứa con c. Do Trương Sinh cả ghen b. Do Vũ Nương bất lực d. Do chiến tranh phong kiến II - PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 điểm) Học sinh trả lời 3 câu hỏi sau: 1/ Khi nói: “ Giấc mơ chỉ là giấc mơ”, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích rõ vì sao người nói phải nói như thế? (1,0điểm) 2/ Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà (2,0 điểm) 3/ Tập làm văn: (5,0 điểm) Đề: Thuyết minh một lễ hội hay một trò chơi dân gian ở quê em ----------------------------------------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NGỮ VĂN 9-NĂM HỌC :(2009- 2010) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2.0đ) Mỗi câu đúng được 0.5 đ) 1/ d 2/ b 3/ c 4/ d II - PHẦN TỰ LUẬN :(9.0đ) 1/ - Khi nói: “ Giấc mơ chỉ là giấc mơ”, người nói đã vi phạm phương châm về lượng. (0,5đ) - Giải thích : + vì người nói muốn người nghe hiểu theo một hàm ý(0,25đ) + phải sống thực tế, không mơ mộng hão huyền (0,25đ) 2/ Yêu cầu HS viết được đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà * Nội dung: Nêu được luận điểm: Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị (0,5đ) Triển khai được các luận cứ và luận chứng sau: - Nhân cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại (dẫn chứng tiêu biểu,chính xác) - Một lối sống giản dị và thanh cao (dẫn chứng tiêu biểu,chính xác) * Hình thức: Trìng bày rõ ràng, mạch lạc Diễn đạt có cảm xúc, tinh tế 3/ Tập làm văn: * Yêu cầu chung : Học sinh biết cách làm văn thuyết minh theo đúng y/c nội . . dung và thể loại - Nội dung : một lễ hội hay một trò chơi dân gian ở quê em - Thể loại : Thuyết minh về một nét đẹp văn hoá truyền thống ( có kết hợp các yếu tố nghệ thuật và miêu tả) * Yêu cầu cụ thể : Bài làm có đầy đủ 3 phần - Mở bài : Giới thiệu một lễ hội hay một trò chơi dân gian ở quê em - Thân bài : + Nguồn gốc + Hình thức + Cách tổ chức, thực hiện + Ý nghĩa + Giữ gìn và phát triển hình thức văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc - Kết bài : Cảm nghĩ về lễ hội hay trò chơi dân gian CÁCH CHO ĐIỂM * Điểm 4 -5 : Dành cho những bài làm tốt, đủ 3 phần ( Mở bài, Thân bài, Kết bài )Đảm bảo yêu cầu nội dung và thể loại .Thuyết minh sinh động, có kết hợp được các yếu tố nghệ thuật và miêu tả. Diễn đạt lưu loát, mạch lạc , có sức thuyết phục .Trình bày sạch đẹp, không mắc quá 3 lỗi dùng từ và diễn đạt. * Điểm 2-3: Bài làm đảm bảo yêu cầu nội dung và thể loại nhưng thuyết minh chưa sinh động, chưa kết hợp được các yếu tố nghệ thuật và miêu tả , còn lúng túng trong cách diễn đạt , mắc một vài lỗi diễn đạt . Tuy nhiên phải đảm bảo bố cục 3 phần . * Điểm 1-1,5 :Bài làm chưa đáp ứng được yêu cầu trên,nội dung còn thiếu sót, diễn đạt lủng củng , còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ và đặt câu. * Điểm 00,0 : Bài làm sai lạc cả nội dung và phương pháp ! Chú ý: Giám khảo có thể căn cứ vào cách cho điểm trên để cho các điểm còn lại PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút ( Không tính thời gian giao đề) ----------------------------------------------------------------------------------------------- I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (1.0 điểm ) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau: 1/ Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp cho câu văn sau: Văn bản: “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của nhà văn …………… nước…………………… 2/ Câu thơ nào sau đây có chứa từ: “ Xuân” mang nghĩa chuyển? a.Làn thu thuỷ, nét xuân sơn b.Ngày xuân con én đưa thoi c.Xuân xanh sắp xỉ tới tuần cặp kê d.Mùa xuân xôn xao 3/ Câu: “ Biết thì thưa thốt – Không biết thì dựa cột mà nghe” tuân thủ phương châm hội thoại nào dưới đây? a. Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ b. Phương châm về chất d. Phương châm cách thức 4/ Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp đúng hay sai? a. Đúng b. Sai II - PHẦN TỰ LUẬN : (9,0 điểm) Học sinh trả lời 5 câu hỏi sau: 1/ Giải thích 2 thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? ( 1,0điểm) - Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược - Đầu voi, đuôi chuột 2/ Khi nói: “ Mỹ mà không đẹp”, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích rõ vì sao người nói phải nói như thế? (1,0điểm) 3/ Cho biết nhân vật chính diện trong tác phẩm“ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (1,0 điểm) 4/ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện: “ Chuyện người con gái Nam Xương”(1,0 điểm) 5/ Tập làm văn: (5,0 điểm) Đề: Thuyết minh một lễ hội dân gian Việt Nam ----------------------------------------------------------------------------------------------- PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút ( Không tính thời gian giao đề) ----------------------------------------------------------------------------------------------- I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (1.0 điểm ) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau: 1/ Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp cho câu văn sau: Văn bản: “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn …………….sống vào thế kỉ …………………… 2/ Câu thơ nào sau đây có chứa từ: “ Chân” mang nghĩa gốc? a.Sau chân theo một vài thằng con con b.Chân mây mặt đất một màu xanh xanh c.Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân d.Cả a, b, c sai 3/ Câu: “ Sự thật mất lòng” tuân thủ phương châm hội thoại nào dưới đây? a. Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ c. Phương châm về chất d. Phương châm cách thức 4/ Nhân vật chính trong tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” là Vũ Nương đúng hay sai? a. Đúng b. Sai II - PHẦN TỰ LUẬN : (9,0 điểm) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau: 1/ Giải thích 2 thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? ( 1,0điểm) - Một câu nhịn, chín câu lành - Đánh trống lảng 2/ Khi nói: “ Giấc mơ chỉ là giấc mơ”, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Giải thích rõ vì sao người nói phải nói như thế? (1,0điểm) 3/ Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà (2,0 điểm) 5/ Tập làm văn: (5,0 điểm) Đề: Thuyết minh một sản vật ở quê em --------------------------------------------------------------------------------------------- PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Năm học 2008 -2009 ) Thời gian : 90 phút ( Không tính thời gian giao đề) ----------------------------------------------------------------------------------------------- I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (1.0 điểm ) Học sinh trả lời 4 câu hỏi sau: 1/ Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp cho câu văn sau: Văn bản : “ Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà thuộc kiểu văn bản…… 2/ Câu thơ nào sau đây của nhà thơ Tố Hữu diễn tả được lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. a.Nhà gác đơn sơ một góc vườn. b.Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn c.Mong manh áo vải hồn muôn trượng d.Hơn tượng đồng phơi những lối mòn 3/ Để đảm bảo phương châm hội thoại nào, người nói đôi khi dùng những cách diễn đạt như : “như tôi đã trình bày”, “ như mọi người đều biết”? a. Phương châm về lượng c. Phương châm quan hệ b. Phương châm về chất d. Phương châm cách thức 4/ Lời dẫn trực tiếp không cần nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người khác hoặc nhân vật. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai II - PHẦN TỰ LUẬN : (9,0 điểm) Học sinh trả lời 5 câu hỏi sau: 1/ Giải thích 2 thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? ( 1,0điểm) - Nửa úp nửa mở - Nói có sách, mách có chứng 2/ Có mấy phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ? Mỗi phương thức cho 1 ví dụ (1,0điểm) 3/ Nêu vài đặc điểm về thể loại của tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (1,0 điểm) 4/ Cho biết các nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương (1,0 điểm) 5/ Tập làm văn: (5,0 điểm) Đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam ----------------------------------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NGỮ VĂN 9-NĂM HỌC :(2008- 2009) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM : (1.0đ) Mỗi câu đúng được 0.25 đ) 1/ nhật dụng 2/ c 3/ a 4/ sai II - PHẦN TỰ LUẬN :(9.0đ) 1/ Giải thích đúng – nêu đúng phương châm hội thoại - Nửa úp nửa mở : nói mập mờ , không nói ra hết ý (0,25đ)  Phương châm cách thức (0,25đ) - Nói có sách, mách có chứng : Nói có căn cứ chắc chắn (0,25đ)  Phương châm về chất (0,25đ) 2/ Có 2 phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ : - Phương thức ẩn dụ (0,25đ)Cho ví dụ đúng ( 0,25đ) - Phương thức hoán dụ (0,25đ)Cho ví dụ đúng ( 0,25đ) 3/ Vài đặc điểm về thể loại của tác phẩm : “ Truyền kì mạn lục” là: - Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được luư truyền ( 0,5đ) - Viết bằng văn xuôi chữ Hán (0,5đ) 4/ Các nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương là : ( mỗi ý đúng 0,25đ) - Do lời nói của đứa trẻ - Do Trương Sinh cả ghen - Do Vũ Nương bất lực - Do chiến tranh phong kiến 5/ Tập làm văn: 1/ Yêu cầu chung : Học sinh biết cách làm văn thuyết minh theo đúng y/c nội . . dung và thể loại - Nội dung : Con trâu ở làng quê Việt nam - Thể loại : Thuyết minh về một loài vật ( có kết hợp các yếu tố nghệ thuật và miêu tả) 2/ Yêu cầu cụ thể : Bài làm có đầy đủ 3 phần - Mở bài : Giới thiệu con trâu ở làng quê Việt nam - Thân bài : + Nguồn gốc + Đặc điểm + Sinh sản + Công dụng + Trong các lễ hội , thơ ca , … + Với tuổi thơ ở nông thôn - Kết bài : Cảm nghĩ về loài vật này CÁCH CHO ĐIỂM * Điểm 4 -5 : Dành cho những bài làm tốt, đủ 3 phần ( Mở bài, Thân bài, Kết bài ) Đảm bảo yêu cầu nội dung và thể loại .Thuyết minh sinh động, có kết hợp được các yếu tố nghệ thuật và miêu tả. Diễn đạt lưu loát, mạch lạc , có sức thuyết phục .Trình bày sạch đẹp, không mắc quá 3 lỗi dùng từ và diễn đạt. * Điểm 2-3: Bài làm đảm bảo yêu cầu nội dung và thể loại nhưng thuyết minh . chưa sinh động, chưa kết hợp được các yếu tố nghệ thuật và miêu tả , còn . . lúng túng trong cách diễn đạt , mắc một vài lỗi diễn đạt . Tuy nhiên phải đảm . . bảo bố cục 3 phần . * Điểm 1-1,5 :Bài làm chưa đáp ứng được yêu cầu trên,nội dung còn thiếu sót, diễn đạt lủng củng , còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ và đặt câu. * Điểm 00,0 : Bài làm sai lạc cả nội dung và phương pháp PHÒNG GD-ĐT TX GC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM Trường THCS Phường 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Năm học 2008 -2009 ) Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút ( Không tính thời gian giao đề) ----------------------------------------------------------------------------------------------- Câu1: ( 1,0điểm) Em hãy nêu và giải thích các thành phần biệt lập. Câu 2: ( 2,0 điểm) Phân tích các phép liên kết câu trong đoạn văn sau: “ (1)Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới.(2) Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là yêu cầu hàng đầu. (3) Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. (4) Ấy là lỗ hổng về kiến thức … ” ( Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan) Câu 3:(2,0 điểm) Chép lại 2 khổ thơ đầu trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương” và cho biết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ đó. Câu 4: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh ----------------------------------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 9- NĂM HỌC :(2008- 2009) Câu 1: Nêu và giải thích đúng các thành phần biệt lập - Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu (0,25đ) - Thành phần cảm thán: bộc lộ tâm trạng, cảm xúc(0,25đ) - Thành phần gọi – đáp: dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp(0,25đ) - Thành phần phụ chú: dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu (0,25đ) Câu 2: Phân tích đúng các phép liên kết câu trong đoạn văn như sau: * Về nội dung : Các câu trong đoạn văn đều hướng về một chủ đề ( liên kết chủ đề) (0,5đ) * Về hình thức : - Câu (2) liên kết với câu (1) bằng phép thế: “ Bản chất trời phú ấy” thế cho “ sự thông minh nhạy bén với cái mới” (0,5đ) - Câu (3) liên kết với câu (2) bằng phép nối: “Nhưng”(0,5đ) - Câu (4) liên kết với câu (3) bằng phép thế: “ Ấy” thế cho “ không ít cái yếu” (0,5đ) Câu 3: Chép lại chính xác 2 khổ thơ đầu trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ( 1,0đ) - Chép sai 1 từ trừ 0,25đ - Chép sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25đ Nêu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật - Nội dung : Niềm xúc động thiêng liêng, tình cảm tự hào, tôn kính, biết ơn - Nghệ thuật : từ ngữ bình dị, trong sáng; nhiều hình ảnh ẩn dụ , giàu cảm xúc; âm hưởng thiết tha, sâu lắng. Câu 4: 1/ Yêu cầu chung : Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ theo đúng yêu cầu nội dung và thể loại - Nội dung : Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu - Thể loại : Nghị luận về một bài thơ 2/ Yêu cầu cụ thể : Có thể cảm nhận từng khổ thơ sau : A. Khổ 1 : (4 câu đầu ) Tín hiệu giao mùa - Hương ổi, gió, sương ( vô hình) - Sự vận động : phả, se, chùng chình( liệt kê, nhân hoá) - Cảm xúc của nhà thơ: “Bỗng”, “Hình như”→ ngạc nhiên, ngỡ ngàng, bâng khuâng => Bức tranh giao mùa hiện lên thật nên thơ, trong sáng B. Khổ 2 : (4 câu tiếp theo ) Những biến chuyển giao mùa - Không gian mở ra xa hơn, rộng hơn, cao hơn: sông, chim, mây - Biến chuyển: dềnh dàng, hối hả, vắt(liệt kê, nhân hoá, đối lập) → nhẹ nhàng mà rõ rệt => Sự khám phá bất ngờ, thú vị, độc đáo C. Khổ 3 : (4 câu còn lại ) Tiếp tục nâng cao và phát triển ý thơ ở khổ 2 với ý nghĩa triết lí sâu sắc - Ý nghĩa tả thực: nắng, mưa, sấm là hiện tượng của thiên nhiên, của thời tiết - Ý nghĩa tượng trưng(ẩn dụ) + sấm: những vang động thất thường, dữ dội của ngoại cảnh, của cuộc đời + hàng cây đứng tuổi : những con người từng trải, kinh nghiệm→ung dung, bình thản trước những đổi thay => làm tôn thêm vẻ đẹp nhân sinh của trong chiều sâu tư . tưởng của nhà thơ ( mượn cảnh để trải nghiệm cuộc đời) ! Lưu ý : trong quá trình cảm nhận HS phải biết kết hợp cảm nhận các yếu tố nghệ thuật góp phần thể hiện nội dung như : thể thơ , nhịp điệu, âm hưởng,hình ảnh, từ ngữ , các biện pháp tu từ …. 3/ Cách cho điểm : * Điểm 4-5 : Dành cho những bài làm tốt, đủ 3 phần ( Mở bài, Thân bài, Kết bài ) Đảm bảo yêu cầu nội dung và thể loại . Cảm nhận tinh tế, sâu sắc , diễn đạt lưu loát, rõ ràng , có cảm xúc.Trình bày sạch đẹp, không mắc quá 3 lỗi dùng từ và diễn đạt. * Điểm 2-3: Bài làm đảm bảo yêu cầu nội dung và thể loại nhưng cảm nhận chưa tinh tế , còn lúng túng trong cách diễn đạt , mắc một vài lỗi sai sót . Tuy nhiên phải đảm bảo bố cục 3 phần . * Điểm 0,5-1 : Bài làm chưa đáp ứng được yêu cầu trên,nội dung còn thiếu sót, diễn đạt lủng củng , còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ và đặt câu. * Điểm 00,0 : Bài làm sai lạc cả nội dung và phương pháp * Giám khảo có thể dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại Đề 1 KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề) PHẦN I : Trắc nghiệm khách quan ( 3.0 đ) : Học sinh đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu bên dưới :( mỗi câu 0,5 điểm) [Thí sinh chọn 1 trong 4 cách trả lời cho sẵn] « Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Anh, Pháp, Hoa, Nga .và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh .Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái dốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại ». ( Trích Ngữ văn 9, tậpI – trang 6) 1.Hai từ « Việt Nam, phương Đông » trong câu cuối đoạn trích trên thuộc từ loại : a. Danh từ b. Động từ. c. Tính từ d. Đại từ 2. Phép liên kết được dử dung nhiều nhất trong đoạn trích là : a. Phép thế b. Phép lặp c. Phép nối d. Phép đồng nghĩa 3. Từ nào không phải là từ mượn ? a. Hải cảng b. Dân tộc c. Cuộc đời d. Bình dị 4. Trong câu văn : « Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Anh, Pháp, Hoa, Nga .và người đã làm nhiều nghề. », các từ được gạch chân là thành phần gì trong câu ? a. Phụ chú b. Trạng ngữ c. Vị ngữ d. Định ngữ 5. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu ghép: a. 1 b.2 c. 3 d. 4 6. Cụm từ « Có thể nói » được dùng để đảm bảo phương châm hội thoại nào ? a. Phương châm về lượng b. Phương châm về chất c. Phương châm cách thức d. Phương châm quan hệ PHẦN II: Tự luận (7,0đ) 1. Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu trong bài « Cảnh ngày xuân » ( Trích « Truyện Kiều » của Nguyễn Du 2. Suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường. (5,0đ) UBND TỈNH TIỀN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc [...]... (12)Chỉ cần trong xe có một trái tim ( Trích Ngữ văn 9, tậpI – trang 109) 1 Đoạn thơ trên có mấy từ láy? a 1 b.2 c 3 d 4 2 Các từ « Không» trong câu (1) là : a Tình thái từ b.Trợ từ c Phó từ d Quan hệ từ 3 Câu (2) và câu (3)là câu : a Câu đơn b.Câu ghép c.Câu rút gọn d.Câu đặc biệt 4 Từ : « Ung dung» trong câu (3) là : a Chủ ngữ b.Vị ngữ c.Trang ngữ d Khởi ngữ 5 Câu (5) và câu (6) có sử dung biện pháp... câu (8) là : a Chủ ngữ b.Vị ngữ c.Trang ngữ d Khởi ngữ PHẦN II: Tự luận (7,0đ) 1 Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh nhân vật ông Ngư trong đoạn thơ 2 Suy nghĩ của em về truyền thống đạo lí của dân tộc: ”Uống nước nhớ nguồn” UBND TỈNH TIỀN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề 14 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian... từ : « gian nhà không » trong câu (3) là : a Chủ ngữ b.Vị ngữ c.Trang ngữ d Khởi ngữ PHẦN II: Tự luận (7,0đ) 1 Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình bạn 2 Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu UBND TỈNH TIỀN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề 15 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể... xanh (7) Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh (8) Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi ( Trích Ngữ văn 9, tậpI – trang 94) 1 Đoạn thơ trên có mấy từ láy? a 4 b.5 c 6 d 7 2 Có mấy từ được dùng với nghĩa chuyển trong đoạn thơ trên? a 4 b.5 c 6 d 7 3 Từ « Buồn » trong các câu 1,3,5,7 là a Chủ ngữ b Vị ngữ c Trạng ngữ d Khởi ngữ 4 Trong cụm danh từ « ngọn nước mới sa » có danh từ trung tâm là : a ngọn b.nước c.mới... Trích Ngữ văn 9, tậpI – trang 140) 1 Câu (1) và câu (2) có sử dụng biện pháp tu từ nào ? a Liệt kê, so sánh, nhân hoá b.Liệt kê, so sánh, ẩn dụ c Liệt kê, hoán dụ , nhân hoá d Liệt kê, đối lập, ẩn dụ 2 Từ nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển trong đoạn thơ trên? a hòn lửa b.đoàn thuyền c luồng sáng d bụng biển 3 Cụm từ : « muôn luồng sáng » trong câu (7) là : a Chủ ngữ b Vị ngữ c Định ngữ d Bổ ngữ. .. vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường » ( Trích Ngữ văn 9, tậpI – trang 61) 1 Thành ngữ nào sau đây không phải là thành ngữ Hán - Việt : a Trân cầm dị thú b Cổ mộc quái thạch c Chậu hoa cây cảnh d Cả a,b,c đúng 2 Đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là: a Liệt kê b Liệt kê từng cặp c Đối lập d Cả b,c đúng 3 Chủ ngữ trong câu (5) là : a Đêm thanh cảnh vắng b Chim kêu vượn hót... cho đời (11)Dù là tuổi hai mươi (12)Dù là khi tóc bạc (Theo Ngữ văn 9, tập hai ) 1 Đoạn văn trên có mấy từ láy? a 3 b.4 c 5 d 6 2 Bốn câu thơ đầu của bài thơ có mấy danh từ, mấy động từ, mấy tính từ ? a 3 -2-1 b.4 - 1 -2 c 5 - 1 - 2 d 6 -2 -1 3 Từ « nho nhỏ » trong cụm từ : « Một mùa xuân nho nhỏ » là : a.Chủ ngữ b.Vị ngữ c.Định ngữ d Bổ ngữ 4 Từ « Dù» trong câu (11) và (12) là : a Phó từ b Thán từ... sống (Theo Ngữ văn 9, tập hai – NXB GD,2005 ) 1 Phép thế đã được sử dụng trong các cặp câu nào ? a (1) – (2) b.(2) – (3) c.(3) – (4) d.Cả a, b, c đều đúng 2 Chủ ngữ trong câu (2) : a Câu ca dao b.Câu ca dao tự bao giờ c Câu ca dao tự bao giờ truyền lại d Những cuộc đời cực nhọc ấy 3 Cụm từ « Những người đàn bà nhà quê ngày trước » trong câu (1) là : a Khởi ngữ b.Chủ ngủ c.Biệt lập d.Trạng ngữ 4 Đoạn... băng đưa mối rước vào lầu trang (9) Ghế trên ngồi tót sỗ sàng (10)Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra ( Trích Ngữ văn 9, tậpI – trang 98) 1 Đoạn thơ trên có mấy từ láy? a 4 b.5 c 6 d 7 2 Đoạn thơ trên có mấy câu ghép ? a 1 b.2 c 3 d 4 3 Các lời dẫn trực tiếp được diễn đạt bằng kiểu câu nào ? a Câu đơn c.Câu ghép c Câu rút gọn d Câu đặc biệt 4 Cụm từ « Đưa mối rước vào lầu trang» là : a Cụm danh từ... cuộc chiến tranh và bạo lực, các nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pac-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của các nước ngoài (3) Có những cháu trở thành trị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ (4) Có những cháu khác lại phải chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột » ( Trích Ngữ văn 9, tậpI – trang 32) 1 . giả biết đó là triệu bất tường. » ( Trích Ngữ văn 9, tậpI – trang 61) 1. Thành ngữ nào sau đây không phải là thành ngữ Hán - Việt : a. Trân cầm dị thú b b.5 c. 6 d. 7 3. Từ « Buồn » trong các câu 1,3,5,7 là a. Chủ ngữ b. Vị ngữ c. Trạng ngữ d. Khởi ngữ 4. Trong cụm danh từ « ngọn nước mới sa » có danh từ trung

Ngày đăng: 18/09/2013, 20:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan