Du lịch mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười , tiềm năng và thực trạng

15 1.5K 9
Du lịch mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười , tiềm năng và thực trạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo khoa học

- 1 - DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG POTENTIAL AND REALITY OF TRAVEL FLOODING SEASON IN DONG THAP MUOI AREA ThS. Trần Thị Đang Thanh Khoa Du lịch, ĐHQT Hồng Bàng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mùa nước nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng Đồng Tháp Mười nói riêng là một trong những tiềm năng phát triển kinh tế của vùng và làm nổi bậc nét văn hóa, đời sống sinh hoạt của cư dân vùng Đồng Tháp Mười. Từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, mỗi khi nước nước thượng nguồn Cửu Long Giang về lại bù đắp phù sa cho vùng Đồng Tháp Mười thêm màu mỡ và làm giảm lượng phèn của vùng. Hình ảnh của những chiếc ghe tam bản, chiếc xuồng ba lá chính là phương tiện đi lại, đánh bắt, buôn bán, nhà để ở. Những làng nghề phục vụ cho đời sống của người dân vùng nước nổi như đan lưới, đan lờ, chầm lá, làm mắm được thể hiện rõ nét hơn. Ngoài ra, những đặc sản chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi như cá linh, bông điên điển, rau “chạy” tạo nên nền ẩm thực đầy hương vị quê hương của vùng Đồng Tháp Mười. Từ những điều kiện địa lý, hình ảnh, nét sinh hoạt, đời sống rất thường thể hiện rõ nét trong mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười, thì du lịch mùa nước nổi là một loại hình du lịch mới đặc trưng, thể hiện sự gần gủi giữa thiên nhiên và con người chỉ có thể thực hiện trong khoảng thời gian mùa nước nổi. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề được trình bày, chuyên đề báo cáo sẽ tập trung phân tích về địa danh Đồng Tháp Mười, mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười, đời sống sinh hoạt của người dân vùng Đồng Tháp Mười trong mùa lũ, hoạt động du lịch mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười, dựa trên nguồn tài liệu về mùa nước nổi ở các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười và từ khảo sát thực địa tại vùng. - 2 - BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI - 3 - II. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI 1. Vùng Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười không phải là địa danh hành chính, mà là địa danh chỉ vùng, do người dân đặc ra khi đến đây khẩn hoang và sau đó người Pháp gọi theo nhận xét về mặt thảo mộc là Plaine Des Joncs (Cánh đồng lau sậy). Theo địa giới hành chính vùng Đồng Tháp Mười được xác định thuộc địa phận của 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang (Số liệu được tổng hợp từ báo cáo của 3 tỉnh trong niêm giám thống kê năm 2009) như sau: - Long An (299.452 ha, chiếm 47% vùng Đồng Tháp Mười) gồm các huyện: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa (4 xã phía Bắc), Bến Lức (3 xã phía Bắc). - Đồng Tháp (239.000 ha, chiếm 38% vùng) gồm: thành phố Cao Lãnh và các huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Tháp Mười, Tân Hồng, Hồng Ngự (Trừ 5 xã cù lao), Thanh Bình (Trừ 5 xã cù lao). - Tiền Giang (92.500 ha, chiếm 15% vùng) gồm các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và một phần huyện Châu Thành. Đồng Tháp Mười nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: - 10 0 15’ – 11 0 00 vĩ độ Bắc - 105 0 12’ – 106 0 30’ kinh độ Đông Tính từ phía Bắc quốc lộ 1A thì diện tích tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười khoảng 630.952 ha, chiếm 17,72% tổng điện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Tháp Mười là một vùng đất mới nhưng cũng trải qua bao thời kỳ lịch sử, cột mốc quan trọng nhất là vào năm 1689, khi chúa Nguyễn khai thác Phương Nam và mỗi giai đoạn là một sự phát triển gắn liền với lịch sử. - Giai đoạn 1754 – 1802, là tuyến phòng thủ trong cuộc dẹp người Chân Lạp, diễn ra cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, cuộc sống người dân trong giai đoạn này chủ yếu tập trung ở phía sông Tiền, sông Vàm Cỏ Đông, sông - 4 - vàm cỏ Đông, dựa vào thiên nhiên như đánh bắt cá, lấy mật ong, đương lác lợp nhà, nhổ bàng đan đệm, khai thác tràm lục, khai thác lúa trời. - Giai đoạn 1802 – 30/04/1975, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, Pháp chiếm Gia Định và giải phóng đất nước, cuộc sống người dân vùng Đồng Tháp Mười mở ra bước ngoặc mới kinh tế phát triển, giao thương buôn bán và trồng lúa, với hàng trăm km kinh đào tháo phèn đưa về hai hướng: Tiền Giang và Vàm Cỏ. Đường thủy được mở rộng giao thương nội, ngoại vùng với các kinh lớn như Hồng Ngự, Cao Lãnh, Cái Bè, Thiên Hộ, Mỹ An, Long Định, Tháp Mười, kinh Trà Cú Thượng, kinh Lagrange, kinh Cổ Cò. - Giai đoạn 1975 đến nay, người dân vùng Đồng Tháp Mười cùng nhau xây dựng Đồng Tháp Mười về mọi mặt kinh tế, văn hóa và xã hội, được sự hỗ trợ của chính phủ và Nhà nước, nhất là việc xây dựng các hệ thống kênh rạch từ vùng phèn do cố thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo, nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp. 2. Mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười Mùa nước nổi chỉ hiện tương nước sông dâng cao dần trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Khái niệm về mùa nước nổi của người dân vùng Đồng Tháp Mười được thay thế bởi khái niệm “lũ” hoặc “lụt”, cách gọi này cho thấy ý thức của người dân về hiện tượng thiên nhiên này là hoàn toàn bình thường, như sự tuần hoàn của các mùa trong một năm mà quy luật trong tự nhiên của vùng phải có. Thứ nhất, địa hình vùng Đồng Tháp Mười có dạng lòng chảo, xung quanh cao, giữa thấp trũng, hơi nghiên theo trục Tây Bắc – Đông Nam với tỷ lệ 2/100.000. Từ địa hình tổng quát, có thể chia Đồng Tháp Mười ra làm 3 địa hình đặc trưng là địa hình ven sông, các giồng cát ven biển cổ và địa hình đồng trũng trải dài từ tỉnh Kandal (Campuchia) sang. Thứ hai, hiện tượng lũ ở Đồng Tháp Mười được hình thành bởi nước mưa với khối lượng lớn đổ xuống thượng nguồn sông MêKông, các phụ lưu ở trung du (ở phía Đông và Tây) do sự tác động của gió mùa Tây Nam và nhiều yếu tố thời - 5 - tiết khác nhau tạo nên sự đa dạng của lũ. Theo Nguyễn Quới, Phan Văn Đốp (trong “Đồng Tháp Mười nghiên cứu phát triển”) thì diễn biến một trận lũ ở vùng Đồng Tháp Mười thương theo 3 giai đoạn: - Giai đoạn đầu gọi là lũ sông, nước lũ bắt đầu từ thượng nguồn sông MêKông chảy vào Đồng Tháp Mười, nước lũ chứa nhiều phù sa và lượng phù sa được chuyển vào đồng ruộng cũng đạt mức cao so với các giai đoạn sau. - Giai đoạn giữa gọi là giai đoạn lũ tràn, lúc này lũ vẩn chảy theo các kênh chính nhưng bắt đầu có một lượng khác tràn qua bờ sông Tiền đổ vào Đồng Tháp Mười tạo nên quá trình chảy tràn trên bề mặt. - Giai đoạn cuối là giai đoạn lũ rút, lũ được rút qua các cửa trên quốc lộ 1A từ An Hữu đến Trung Lương, chủ yếu chảy về sông Tiền. Ngoài ra, kinh Bo Bo và một số kinh khác còn là nơi thoát lũ ra hệ thống sông Vàm Cỏ, cuối cùng ra sông Soài Rạp. Thứ ba, ngập lụt ở Đồng Tháp Mười có diễn biến khác nhau trong từng năm, ngoài lượng lũ đổ vào còn tùy thuộc vào các yếu tố: mưa nội đồng, sự tác động của thủy triều từ biển Đông và các công trình cơ sở hạ tầng mới phát triển trong khoảng thập kỷ nay góp phần hạn chế quá trình thoát lũ, làm gia tăng tình trạng ngập lụt. ở mức độ nào thì lũ lụt vẫn là yếu tố chính chi phối khống chế tất cả các phương diện từ tự nhiên cho đến xã hội và môi trường của toàn vùng Đồng Tháp Mười. Đặc điểm của nước lũ và lụt nơi đây từ từ đến và cũng từ từ rút đi theo quy luật nhất định, chu kỳ mỗi năm diễn ra một lần. Những con lũ của vùng Đồng Tháp Mười không dữ dội như lũ của miền Trung hay miền Bắc của Việt Nam mà lũ ở nơi đây được người dân vùng Đồng Tháp Mười gọi đó là những con “lũ hiền” hay “mùa nước nổi”. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành phát triển loại hình du lịch mùa nước nổi ở vùng Đồng Tháp Mười. - 6 - SƠ ĐỒ HƯỚNG LŨ ĐẾN VÀ ĐI KHỎI ĐỒNG THÁP MƯỜI - 7 - 3. Đời sống sinh hoạt của người dân vùng Đồng Tháp Mười trong mùa nước nổi Đời sống của người dân vùng Đồng Tháp Mười được thể hiện rõ nét qua những vấn đề: Thứ nhất về nhà ở, người dân vùng Đồng Tháp Mười có thói quen tập trung sống dọc ven bờ kênh, dòng sông, con rạch. Nhà có kiến trúc giống như những ngôi nhà khác ở Nam Bộ, riêng nền nhà ở thì tùy theo khu vực ngập nước nông hay cạn mà nền nhà cao hay thấp hoặc làm nhà “cao cẳng” (trên cọc). Thứ hai, phương tiện di chuyển vào mùa nước nổi của người dân là chiếc xuồng ba lá, chiếc ghe tam bản, chiếc tắc ráng, ghe chài lón, ghe cà vom. Người dân vùng Đồng Tháp Mười, sử dụng những phương tiện này làm chân đi như đi hái rau, đi thăm lưới, đi chợ, đi giăng câu, đi thăm xóm làng, đi buôn bán. Đôi khi đó còn là mái ấm, là nhà của những cư dân cả cuộc đời bao thế hệ điều gắn bó cùng ghe xuồng như ăn ngủ, nghỉ, sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Thứ ba, hoạt động kinh tế trong mùa nước nổi, người dân vùng Đồng Tháp Mười có những hoạt động, thích nghi phù hợp với điều kiện của vùng. Trước đây - 8 - thì hái lượm, đánh bắt thủy sản và nhiều động vật hoang dã, khai thác tài nguyên rừng tràm lục, gặt lúa nước (lúa nổi), trồng rau, hoa và nuôi trồng thủy sản, gia cầm các loài thủy sinh rau muống, rau nhút, hoa sen, cá, tôm và vịt. Ngày nay, trồng lúa, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi hoạt động trong mùa lũ, trồng bảo vệ và khai thác rừng tràm, nuôi cá bè trên sông. Người dân ý thức được rằng không chỉ biết khai thác mà còn biết cách tái tạo lại để khại thác lâu dài, các hoạt động sản xuất ngày càng phát triển đa dạng và phù hợp với cách bố trí trên các địa bàn dân cư có nền vượt lũ và hoạt động di động trên sông nước ngay trong mùa nước nổi. Từ đó hoạt động du lịch, vui chơi giải trí, khám phá bằng cách tiếp cận với sông nước cảnh quan môi trường sinh thái dần dần được hình thành. Thứ tư, đời sống tâm linh của người dân vùng Đồng Tháp Mười được hình thành do hoàn cảnh môi trường sống của vùng đất mới nên ít nhiều thay đổi so với phong tục tập quán kể cả niềm tin tín ngưỡng mà người dân từ mọi vùng miền mang theo đến nơi đây. Người dân ngoài việc thờ ông bà tổ tiên, họ còn thờ những người có công của vùng ở đình làng, tham gia các lễ hội đình làng là một hoạt động văn hóa truyền thống đã đi vào lòng người dân như một chỗ dựa niềm tin với tư cách là giá trị của một văn hóa. Ngoài ra, sống trong vùng nước mênh mông như biển cả, đôi khi gió to sóng lớn, người dân cảm thấy thân phận nhỏ bé trước thiên nhiên nên trông vào nơi tựa của đấng “bề trên”. Vì vậy ghe nào cũng có thờ Phật Bà Quan Âm, cũng có chỗ cấm nhang cúng Bà Thủy, chư vị Đại Thần. Đây là biểu hiện của tâm linh và có thể nói rằng đó là sản phẩm du lịch phi vật thể. 4. Sản phẩm du lịch đặc trưng vào mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười Cây tràm, loài cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười do đặc tính thích nghi với vùng đất phèn trũng, cây tràm còn bảo vệ môi trường sinh thái, chắn sóng lũ, giữ nước rất hiệu quả. Ngoài rừng tràm tự nhiên, người dân vùng Đồng Tháp Mười còn trồng thêm tràm trong quá trình khai hoang, góp phần đưa diện tích rừng tràm gia tăng đáng kể. Nếu trồng tràm xây dựng mô hình thủy sản kết hợp du lịch sinh thái cảnh quan thiên nhiên Đồng Tháp Mười thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Hiện nay, ở vùng Đồng Tháp Mười có một số điểm du lịch - 9 - sinh thái ngập nước kết hợp cùng cây tràm như Tràm Chim, Láng Sen…đang hoạt động khai thác du lịch nhưng trên thực tế tiềm năng cây tràm của cùng Đồng Tháp Mười vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Cây sen, ở Đồng Tháp Mười cây sen mọc một cách tự nhiên cùng lao sậy, cỏ lác, cỏ năng, ở khắp mọi nơi. Đây là loài cây mà toàn bộ các bộ phận đều được sử dụng ví dụ như lá sen gói bánh, ngó sen dùng nấu canh hay xào, hoa sen dùng trang trí,…hiện nay hoa sen còn được xem là biểu tượng quốc hoa của Việt Nam. Ngoài việc, mang lại hiểu quả kinh tế cao, hoa sen còn làm cho cảnh quan Đồng Tháp trở nên đẹp hơn giữa thiên nhiên mùa nước nổi. Bông điên điển, đặc biệt chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi, đây là loài cây thân thảo, mọc hoang ở ven các bờ ruộng, bờ kênh. Được dùng để ăn và có thể chế biến rất nhiều món ăn khác nhau như: ăn chung với cháo dùng làm món độn, làm dưa chua, ăn sống, dùng ăn chung với bún nước lèo và bún mắm, đặc biệt là dùng nấu canh chua với cá linh, làm nhân cho bánh xèo cũng chỉ có vào mùa nước nổi. Bông súng, mọc đầy dưới ruộng, đìa, ao. Bông súng được người dân dùng chung với mắm kho, nấu canh chua, trước khi ăn phải tước võ vì thực chất là ăn phần cuống hoa bông súng. Rau choại, là loài thuộc họ dây leo, thân bò đến đâu thì rễ bám đến đó, sống được trong vùng bưng trũng nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, đặc biệt rất thích nghi với vùng đất nhiễm phèn. Tùy vào môi trường sống, rau choại có nhiều loại khác nhau như choại đá, choại vườn, choại rừng, chột lụi, rau ván. Rau choại có thể dùng để luộc và ăn kèm với các món khác. Hẹ nước, loài loài thủy sinh sống quanh năm nhưng sinh trưởng mạnh vào mùa nước nổi, đặc biệt có thể sống ở vùng phèn, nên nghiễm nhiên trở thành đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười và không thể thiếu trong bữa cơm của người dân. Cá linh, vào đầu mùa nước nổi cũng chính là lúc những con cá linh theo dòng phù sa trôi về sông rạch, trong suốt mùa nước nổi cá trốn vào ruộng đồng để tránh sóng gió mưa bão. Ngày nay, cá linh không còn nhiều giống như trước đây nhưng sức - 10 - hấp dẫn của những món ăn chế biến từ cá linh thì không dễ làm cho người dân vùng Đồng Tháp Mười quên đi một cách dễ dàng. Cá bống trứng, thường theo các dề lục bình trôi theo dòng nước, có thể dùng chế biến nhiều món ăn bằng cách chiên hay kho. Ngoài ra, còn có các loài cá đồng, lươn, tôm, cua, ốc. Hoạt động du lịch không tách rời với ẩm thực, Đồng Tháp Mười là nơi có một nền ẩm thực hoang dã, hào phòng, cộng đồng. Những món ăn ở đây được chế biến theo điều kiện tự nhiên, sản vật tự nhiên, không gian tự nhiên, cách thưởng thức cũng tự nhiên không cầu kỳ. Ví dụ như món nướng, cái gì cũng có thể nướng được, không chỉ tôm, cua, cá, heo, gà, vịt,…mà các loại rau củ như khoai, cà tím, đậu bắp,…có nhiều cách nướng trực tiếp trên lửa, nướng trên khói, nướng trui, bọc đất nướng, bọc lá vùi vào lửa. Bên cạnh đó, các làng nghề cũng là sản phẩm của du lịch Đồng Tháp Mười, làng nghề của người dân vùng Đồng Tháp Mười luôn gắn liền với cuộc sống và điều kiện tự nhiên nơi đây như nghề đan lác, nghề đương đệm, nghề làm các công cụ dùng đánh bắt cá tôm, nghề làm mắm, nghề làm khô, nghề chầm lá, trong những năm gần đây, phát triển nghề đan lục bình thành túi xách xuất khẩu Đồng Tháp Mười là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên đẹp, còn giữ được nhiều cảnh sắc hoang sơ, vùng đất có truyền thống lịch sử do đó có nhiều tiềm năng cho việc phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chiến trường xưa, du lịch tìm hiểu thời khẩn hoang Nam Bộ. Sự hiếu khách thân thiện, cùng với cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng nước nổi tạo nên bản sắc văn hóa trong việc khai thác du lịch. III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI 1. Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Đối với cơ sở hạ tầng của vùng Đồng Tháp Mười thì hệ thống giao thông đường thủy và bộ chi phối toàn bộ hoạt động của vùng. Hệ thống giao thông đường bộ của vùng Đồng Tháp Mười có ba quốc lộ là 30, 62, 1A chiều dài khoảng . vùng Đồng Tháp Mười và từ khảo sát thực địa tại vùng. - 2 - BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI - 3 - II. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI VÙNG. sông - 4 - vàm cỏ Đông, dựa vào thi n nhiên như đánh bắt cá, lấy mật ong, đương lác lợp nhà, nhổ bàng đan đệm, khai thác tràm lục, khai thác lúa trời. - Giai

Ngày đăng: 18/09/2013, 15:42

Hình ảnh liên quan

Bảng lao động trong ngành du lịch của các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười giai đoạn 2004 - 2008  - Du lịch mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười , tiềm năng và thực trạng

Bảng lao.

động trong ngành du lịch của các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười giai đoạn 2004 - 2008 Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan