Học sinh là đối tượng dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường, dẫn đến những hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần thiết có một nghiên cứu điểm để mở rộng vấn đề này trong tương lai và và đây là nghiên cứu đó với mục tiêu xác định tỷ lệ các hành vi sức khỏe và các yếu tố bảo vệ ở học sinh tuổi 13-15 tại phường 8 thành phố Vũng Tàu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE Ở HỌC SINH 13 ĐẾN 15 TUỔI TẠI PHƯỜNG 8 THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Nguyễn Dỗn Thành*, Dương Tiểu Phụng*, Nguyễn Thủy Tiên* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Học sinh là đối tượng dễ bị tác động bởi các yếu tố mơi trường, dẫn đến những hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần thiết có một nghiên cứu điểm để mở rộng vấn đề này trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các hành vi sức khỏe và các yếu tố bảo vệ ở học sinh tuổi 13 – 15 tại phường 8 thành phố Vũng Tàu Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên tồn bộ học sinh từ 13 ‐15 tuổi tại phường 8, thành phố Vũng Tàu. Khi thực hiện, điều tra viên hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho học sinh về cách tự điền vào bộ câu hỏi và hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu các em chưa hiểu các vấn đề trong suốt q trình học sinh tự điền vào bộ câu hỏi. Kết quả nghiên cứu: Kết quả điều tra 614/630 em cho thấyphần lớn học sinh ăn nhiều rau, trái cây. Tỷ lệ học sinh thường ăn rau, trái cây ít nhất 1 lần/ngày lần lượt là 90,7% và 83,9%, tỷ lệ này ở nữ cao hơn ở nam (p=0,02). Có 45,7% và 40,2% học sinh thường uống nước ngọt có gas và ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần/ngày;22,5% khơng có ngày nào tham gia hoạt động thể lực ít nhất 60 phút/ngày; 11,2% thật sự nghĩ đến việc tự tử/12 tháng qua. Có 13,8% bị tấn cơng thể chất, 17,1% bị chấn thương nặng ít nhất 1 lần/12 tháng qua, các tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ (p