1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những họa sĩ thế kỉ 19

18 740 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Những họa sỹ thế kỷ 19 “Nếu cuộc đời này có phụ bạc anh thì anh vẫn còn một cuộc đời khác, một cuộc đời mà trong đó anh không cần phải tỏ tình với ai, không sợ bị ai từ chối, một cuộc đờ

Trang 1

Những họa sỹ thế kỷ 19

“Nếu cuộc đời này có phụ bạc anh thì anh vẫn còn một cuộc đời khác, một cuộc đời mà trong đó anh không cần phải tỏ tình với ai, không sợ bị ai từ chối, một cuộc đời tự anh xây lên cho mình bằng đam mê, bằng lao động không ngừng – cuộc đời đó là nghệ thuật” – Ve-rê-sa-ép.

Đoạn trích trong tiểu thuyết trên giường như là viết về Levitan Sinh ra trong

1 gia đình trí thức đình nghèo ở Bạch Nga gốc do thái Levitan sớm bộc lộ tài năng từ lứa tuổi đôi mươi Mười tám tuổi Levitan đã đạt đựơc những giải thưởng lớn của quốc gia về mỹ thuật, đẹp trai, nhạy cảm và trầm tĩnh nhưng suốt 40 năm cuộc đời của mình ông luôn là kẻ cô đơn, cô đơn trong tình yêu, trong cuộc sống và trong chính cả tranh của ông nữa Có thể nói tranh của Levitan thẫm đẫm cảnh vật và con người Nga, tranh của ông Nga hơn bất kỳ một họa sỹ Nga nào nhưng nỗi cô đơn làm tranh ông thường vắng bóng người

Isaac levitan (1860-1900) thời trẻ và trung niên

Bầu trời mùa thu trong trẻo, rừng bạch dương vàng rực trong nắng chiều, xa

xa một cây bạch dương cô đơn soi bóng xuống dòng sông yên ả, mùa thu đang đến, một mùa thu rất Nga – đó là Bức tranh nổi tiếng nhất của Levitan: Mùa thu vàng

Trang 2

Mùa thu vàng của Levitan (1895)

Levitan dành được rất nhiều giải thưởng trong cuộc đời của mình, không tạo

ra một trường phái nào cả, tranh của ông tươi mới, giản dị mà đẹp mộc mạc như những làng quê và bầu trời thênh thang của nước Nga vậy

Tuyết tháng 3 lắc rắc tan dưới vó con ngựa buộc trước hiên nhà

Trang 3

Tháng 3 (1895)

Hay mặt nước mùa xuân không một chút xao động

Con nước mùa xuân (1986)

Vắng và vắng, đó là nỗi cô đơn luôn luôn mênh mang trong tranh của Levitan Bức Đường Vladimirka – nhìn đã thấy mênh mang và buồn khôn tả, cả con đường rộng thênh thang, bầu trời thênh thang, mây xa tắp, đường chân trời nơi cuối đường, nó quá rộng, chỉ có 1 bóng áo đen của góa phụ côi cút trên đường – chỉ là cô đơn trong tranh ông Đường Vladimirka là đường dẫn giải

Trang 4

các tù nhân lên chôn vùi cuộc đời mình ở Seberi gía lạnh, trong những lớp bụi đường kia như còn nghe tiếng xiềng xích va vào nhau

Đường Vladimirka(1892)

Levitan sớm bộc lộ sự cô đơn của mình trong tranh Khi nhà sưu tập tranh nổi tiếng Tretyakov ngắm khá lâu và quyết định mua bức Một ngày thu Sokolniki người ta bắt đầu biết đến chàng sinh viên trẻ Levitan Con đường mùa thu, lá vàng cô đơn càng cô đơn hơn với 1 bóng thiếu nữ lẻ loi bên đường, bộ trang phục màu đen của nàng càng dậy thêm nỗi buồn

Một ngày thu Sokolniki – 1879

Thêm một nỗi buồn nữa

Trang 5

Sự yên tĩnh vĩnh hằng (1893)

Sự yên tĩnh vĩnh hằng, nơi ngọn đồi rộng bao la giao hòa trời đất Levitan là bậc thầy trong diễn tả không gian, chỉ một khuôn vải mà trải ra mênh mang

cả trời, cả nước, cả đất, cả mây – ông đặt tên bức tranh này là Sự yên tĩnh vĩnh hằng quả không sai Trên ngọn đồi cô đơn nóc nhà thờ cổ ẩn mình dưới tán cây, ngọn lửa nhỏ vẫn lặng lẽ sáng trong ô cửa nhỏ, bên cạnh dãy nghĩa địa siêu vẹo những cây thánh giá Tôi thực sự ngưỡng mộ cách mô tả không gian tuỵêt vời trong bức tranh này

Sau cơn mưa là một trong những bức tranh tôi rất thích của Levitan, ai có thể

vẽ mặt nước tuyệt vời hơn ông có thể vẽ trong bức tranh này Thị trấn nhỏ sau cơn mưa sáng rõ với mặt nước … tuyệt vời Còn nhớ có một lần tôi đọc người ta viết về tranh của Levitan thế này: “trong một cuộc triển lãm, ông vẽ

những bông hoa súng trong cái lọ sành mộc mạc, những cánh hoa căng mọng nước tràn trề sức sống, sống động đến nỗi một khán giản đã lại gần sờ vào bức tranh để xem nó là thật hay giả” – nói như vậy quả là không quá, nó

hoàn toàn trùng khớp với cảm giác của tôi khi tôi xem bức sau cơn mưa này

Trang 6

Sau cơn mưa (1889)

Tranh Levitan buồn nhưng màu sắc vẫn tươi sáng rực rỡ, bạn đã bao giờ thấy lá hát, thấy nắng reo múa trên cây và cảm giác yên tĩnh bất ngờ của rừng trưa? Đó là những gì tôi cảm nhận từ bức Rừng bạch dương của ông, đây cũng là một bức tranh tôi rất thích của Levitan

Rừng bạch dương(1885)

Còn đây là bức tranh tôi thích nhất của Levitan – bức Nước sâu

Trang 7

Nước sâu (1892)

Tôi thích nó đến độ không biết mô tả thế nào về nó nữa

Còn đây có thể là bức vẽ nháp của Nước sâu (màu tươi sáng hơn)

Sau này chính vì nguồn gốc do thái mà ông bị Nga hoàng trục xuất khỏi thủ

đô dù tài năng của ông đã nổi danh trong cả nước và bản thân Nga Hoàng rất mến mộ ông Một bức tranh khá nổi tiếng của Levitan đã mang lại giải thưởng cho ông trong thời gian bị Nga Hoàng trục xuất ra khỏi thủ đô Nó càng thể hiện rõ sự cô đơn của ông trong cuộc sống

Trang 8

Buổi chiều Plese vàng là một bức tranh ấn tượng khác trong trí nhớ của tôi, Levitan yêu thích họa sỹ phong cảnh Pháp Corot nhưng với tôi ông là họa sỹ phong cảnh vĩ đại nhất Ông được đánh giá là họa sỹ diễn tả bầu trời, không khí và tâm hồn Nga sâu sắc nhất

Buổi chiều Plese vàng(1889)

Levitan là họa sỹ tôi yêu thích nhất, viết về ông luôn là điều ấp ủ trong suy nghĩ của tôi nhưng đến hôm nay tôi mới làm việc đó Về cuối đời Levitan càng u trầm hơn, sự hiểu nhẩm với người bạn thân nhất là nhà văn Sê-khốp

đã khiến ông càng trầm lặng và buồn phiền Còn nhớ tôi đã đọc về Levitan rất nhiều, và chính vì Sê-khốp là bạn ông mà tôi còn tìm đọc cả tác phẩm của Sê-khốp, Sê-khốp là một nhà văn nổi tiếng của Nga, có lẽ do tính chất văn học được truyền bá rộng rãi và dễ dàng hơn mỹ thuật nên Sê-khốp có vẻ nổi

Trang 9

tiếng hơn Levitan Ông là một nhà văn có tầm ảnh hưởng khá lớn ở Nga, giống như Nguyễn Công Hoan của Việt Nam vậy

Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi và cô đơn của mình, Levitan đã vẽ lên rất nhiều tuyệt tác u buồn, những bức tranh u buồn nhưng rực rỡ, và ông trút hơi thở cuối cùng vào một ngày nắng đẹp, khi trong vườn hoa tử đinh hương đang tỏa hương ngào ngạt và trên giá vẽ của họa sỹ là một bức tranh rất rực

rỡ, tươi sáng mang tên Hồ

Hồ (1900)

Khác với Levitan – thành công từ rất sớm, Vangoc là một họa sỹ thất bại khi còn sống, cả cuộc đời ông chỉ bán được duy nhất bức Vườn nho đỏ

với giá 400 phăng và tự kết liễu cuộc đời mình bằng 1 phát súng lục ở

tuổi 37 Ông chỉ nổi tiếng sau khi chết và tranh của ông là những bức tranh đắt giá nhất thế giới Có một điểm chung là 2 họa sỹ này sống cùng thời, cùng cô độc trong suốt cuộc đời mình, không tạo ra một trường phái riêng bịêt nào cả nhưng cả 2 đều là những họa sỹ vĩ đại của thế giới

Trang 10

Vangoc (1853-1890)

Vangoc sinh gia trong một gia đình trung lưu, cha ông là một mục sư, em trai Tê-ô là một người buôn tranh Có một thời gian Vangoc cũng làm nhân viên bán tranh cho 1 gallery nhưng rồi ông đã vứt bỏ tất cả để dấn thân vào nghệ thuật ông đã bỏ đi, làm đủ nghề từ truyền đạo, đến công nhân mỏ Ông như một kẻ lang thang điên khùng và bước vào nghệ thuật Vì ông vốn bị mắc bệnh động kinh nên người ta cũng không có gì ngạc nhiên và luôn coi ông là một kẻ điên loạn

Tê-ô có lẽ là một nhân vật mà nền mỹ thuật thế giới cần phải cảm ơn rất nhiều vì nếu như không có Tê-ô thì không thể có Vangoc Lập dị, điên loạn

và không được công nhận, Vangoc không thể sống và không thể vẽ tranh nếu Tê-ô không nuôi ông Không hiểu là niềm tin vào tài năng hay là tình yêu thương với người anh trai mà Tê-ô đã cặm cụi, miệt mà và cần mẫn với anh trai mình, gửi tiền để Vangoc sống, mua màu, vải vẽ và trả tiền người mẫu Sợi dây tình cảm của 2 người lớn đến độ sau 1 tháng khi Vangoc tự tử thì Tê-ô cũng qua đời

“Tê-ô ơi,

Và cả cuộc đời anh đã theo đuổi các đường nét và tạo ra các bức họa để được vẽ nhiều nhất mà anh có thể làm, rồi đến tận cuối đời mình, anh mong được chết, nhìn lại phía sau với tình yêu và sự nuối tiếc đau đớn, và nghĩ “

Ôi, những bức tranh mà mình đã có thể tạo ra chúng! ”

Đây là đoạn trích bức thư thứ 338 của Van Gogh gửi Tê-ô ngày 19 tháng 11 năm 1883 Nó là tóm tắt cuộc đời của Van Gogh

Trang 11

Mu`a gặt

Tranh của Van Gogh có đặc điểm là màu sắc gây cảm xúc mạnh, nét bút thô, hình ảnh có đường viền lớn, tất cả mang bên trong nỗi đau khổ của một tâm hồn bệnh hoạn

Cũng giống như các họa sĩ ấn tượng, Van Gogh vẽ từ cách quan sát trực tiếp, không vẽ theo trí nhớ và bao gồm trong họa phẩm cách mô tả các cảm giác nội tâm của mình Đặc điểm của Van Gogh là cách dùng màu sắc Ông

sử dụng màu sắc một cách rất hàm xúc, không những coi màu sắc là một phương tiện để thiết lập nên các tác dụng của ánh sáng và không khí, tạo nên chiều sâu của thể tích và không gian, mà còn coi màu sắc là cách

chuyển đạt sự đam mê sâu thẳm mà họa sĩ rung cảm trước cảnh vật, kỷ vật

và con người Chính vì thế có những lúc ông bóp cả tuýp màu lên vải vẽ, cảm giác của ông quá mãnh liệt – phải nhanh, phải gấp, phải mạnh mẽ như thế mới thể hiện được những gì đang cháy trong ông

Trang 12

Pic1 ThePotatoEaters, Neuenen, April, 1885 - Những người ăn khoai

Cuộc đời Vangoc vốn ngắn ngủi, thời gian vẽ của ông còn ngắn ngủi hơn Bước chân vào nghệ thụât rất muộn - ở tuổi 27, ông theo đuổi nghiệp vẽ đựơc 10 năm, trong đó 3 năm cuối đời là thời gian sáng tác phong phú nhất của Van Gogh Thời gian từ 1888, ông ở Arles, miền đông nam nước Pháp Arles là một nơi khô hanh và nóng bức, với cơn bệnh động kinh của mình Vangoc nghĩ có một ngày nào đó toàn bộ dân cái thị trấn này sẽ phát rồ lên

và nhảy bổ vào giết nhau Nhưng họ không làm thế, chỉ có Vangoc với những cơn điên của mình mới ném tranh ra ngoài cửa sổ

Trang 13

Hoa hướng dương(1888)

Bức hoa hướng dương đã từng bị Vangoc quăng ra ngoài cửa sổ trong một cơn điên Sau 100 năm thì nó đã được bán với giá 22 triệu bảng (tương đương 44 triệu USD)

Trong một cơn điên Vangoc đã tự cắt tai của mình và gửi nó cho một cô gái điếm Sau đó ông vẽ bức chân dung với cái đầu bị băng bó

Trang 14

Chân dung với cái đầu bị băng bó (1889)

Bức tranh đắt giá nhất thế giới – bác sỹ “Bác Sĩ Gachet” được bán với giá 82,5 triệu USD

Trang 15

Pic14 Portrait of Doctor Gachet, June, 1990

Bác sỹ Gachet chính là bác sỹ điều trị bệnh động kinh cho Vangoc trước khi ông tự sát, đây là một trong những bức tranh cuối của ông

Trong lúc sinh thời, Van Gogh không được nhiều người biết đến Nhưng qua đầu thế kỷ 20, cách biểu hiện tự tình (lyrical) các cảm xúc nội tâm trước sự vật, trước thiên nhiên của nhà danh họa đã là những đặc điểm, đã nói lên rằng vẻ đẹp và sự thật không chỉ ở trong con mắt mà ở trong tâm hồn và linh hồn, và nhà danh họa đã là người diễn tả ra bằng các màu sắc, các loại bút pháp đặc biệt

Trang 16

Hoa diên vĩ – đựơc bán với giá 53,9 triệu USD

Lời bàn: không hiểu những khoảng tiền kếch xù từ bán tranh của Vangoc rơi vào tay ai nhỉ?

Khuyến mại một chút:

Ngày nhỏ, 1 lần tình cờ lướt qua trên ti vi có nói về 1 bức tranh rất đẹp và hết sức kỳ bí, tôi thậm trí không có 1 thông tin gì về nó dù là tên tranh, tôi chỉ nhớ hình ảnh 1 cô gái rất đẹp ngồi, mà lại là tivi đen trắng nên chỉ biết hình ảnh đen trắng về nó Tôi đã từng muốn hỏi các họa sỹ về nó mà không biết hỏi thế nào Trong suốt bao nhiêu năm qua nó vẫn là một bí ẩn say đáng say mê của tôi Và đến bây giờ tôi lại tình cờ để biết đựơc toàn bộ về bức tranh này Qủa là 1 bức tranh đáng để biết Xin chia xẻ với mọi người:

Người đàn bà xa lạ của Ivan Kramskoy -Nga

Trang 17

Truyện kể rằng trong một lần nhà danh hoạ có mặt trên một con phố, tình cờ một chiếc xe ngựa chạy qua Trên đó có một người phụ nữ đẹp mặc đồ tang, khuôn mặt đượm buồn, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ quý phái, kiêu sa Kramskoy ngắm nhìn người đàn bà và bám theo chiếc xe tới tận căn nhà của

bà ta Sau đó ông quay trở về, vẽ phác lại theo trí nhớ khuôn mặt vừa nhìn thấy Ngày hôm sau, ông tới con phố đó, nơi người phụ nữ đang sống, nhét bức tranh qua khe cổng Người phụ nữ vô tình nhặt được, ngạc nhiên vì có người vẽ bà giống đến vậy, mặc dù bà chưa làm mẫu cho ai cả Và khi

Kramskoy ngỏ ý, bà đã đồng tình làm mẫu cho ông hoàn thiện bức hoạ hơn Bức tranh này Kramskoy rất quý, và ông đã đặt tên cho nó là "Người đàn bà

xa lạ" Mặc dù đã có rất nhiều cái tên sau này được đặt ra, một vài trong số

đó là "Người đàn bà goá", hay "người đàn bà ở Moskva", nhưng cái tên gốc vẫn luôn là cái tên được biết đến nhiều nhất

Quả thật, vẻ đẹp trong hội hoạ có rất nhiều, nhưng người phụ nữ này từng một thời được đánh giá là một trong những người phụ nữ đẹp nhất trong hội hoạ thế giới Trong bức phóng cận cảnh, các bạn còn có thể thấy đôi mắt của

bà ta ngấn lệ

Trang 18

Trong tất cả các bức tranh vẽ chân dung tả thực, Người đàn bà xa lạ là bức tranh mà tôi mê nhất, nó là bí ẩn bao nhiêu năm nay của tôi mà Giới mỹ

thuật đánh giá Người đàn bà xa lạ là người phụ nữ đẹp nhất trong tranh, tất nhiên là nàng đẹp hơn Monalisa rồi.

Ngày đăng: 18/09/2013, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w