Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài (lý luận về nhận thức, thái độ, đặc điểm nhận thức của sinh viên, những lý luận liên quan đến vấn đề ma túy...), tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nạn nghiện hút ma túy trong trường học hiện nay và một vài nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN NGỌC QUỲNH DAO
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Trang 3Tôi xin chân thành biết ơn cô Dương Thị Diệu Hoa, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này
Tôi xin chân thành cám ơn:
• Ba mẹ, chồng, các dì, các anh chị, những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án
• Quý Thầy Cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu
• Sự giúp đỡ, tạo điều kiện và góp ý của trường Cao đẳng Sư phạm, tập thể các anh chị đồng nghiệp, Thầy Đoàn Khắc Hậu
Trang 4CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
I/ Lý do chọn đề tài: 1
II/ Đối tượng khách thể nghiên cứu : 2
III/ Giải thuyết nghiên cứu : 3
IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu : 3
V/ Giới hạn của đề tài nghiên cứu : 3
VI/ Phương pháp nghiên cứu : 4
VII/ Lịch sử vấn đề nghiên cứu : 6
CHƯƠNG II: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 9
A Lý luận về nhận thức và thái độ nói chung : 9
I/ Khái niệm về hoạt động nhận thức 9
II/ Các mức độ của sự nhận thức : 10
III/ Đặc điểm nhận thức của tuổi thanh niên 11
IV/ Quan niệm về thuật ngữ thái độ : 13
V/ Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ : 14
B Một số vấn đề lý luận về ma túy : 15
I/ Những khái niệm cơ bản về ma túy : 15
II/ Chủ trương và biện pháp của đảng, nhà nước và nhân dân ta về vấn đề phòng chống, kiểm soát ma túy : 27
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ TỆ NGHIỆN HÚT MA TÚY TRONG TRƯỜNG MỌC 35
I/ Thực trạng nhận thức của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về ma túy và tác hại của việc nghiên cứu ma túy 35
1 Nhận thức của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về ma túy : 35
Trang 5ma túy : 43
3 Nhận thức của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về những cách
sử dụng ma túy và biểu hiện của người nghiện ma túy : 47
4 Nhận thức của sinh viên về khả năng cai nghiện ma túy : 54 II/ Nhận thức của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng nghiện hút và các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nghiện hút ma túy trong học sinh sinh viên: 58
1 Nhận thức của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng nghiện hút ma túy trong trường học : 59
2 Nhận thức của sinh viên cao đẳng sư phạm về độ tuổi của con nghiện hiện nay : 62
3 Nhận thức của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện hút ma túy trong học sinh sinh viên hiện nay 65 III/ Thái độ của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đối với vấn đề ma túy trong trường học 70
1 Thái độ của sinh viên đối với vấn đề ma túy 70
2 Thái độ của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đối với người nghiện ma túy và mua bán tàng trữ ma túy : 74
3 Thái độ của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đối với những hoạt động phòng chống ma túy trong nhà trường : 81
4 Sự tự đánh giá của sinh viên cao đẳng sư phạm về khả năng tuyên truyền phòng chống ma túy : 90
5 Mối liên hệ giữa nhận thức và thái độ của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh về vấn đề ma túy : 93 IV/ Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên cao đẳng sư phạm: 94
1 Nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề ma túy:94
Trang 6trong trường học : 99
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TÁC ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ MA TÚY 104
I/ Nội dung và hình thức thử nghiệm: 104
II/ Kết quả thử nghiệm : 105
1 Nhận thức của sinh viên về ma túy : 105
2 Sự nhận biết các chất ma túy của sinh viên : 106
3 Nhận thức của sinh viên về các cách sử dụng ma túy : 107
4 Sự nhận biết những biểu hiện ở con nghiện của sinh viên : 108
5 Nhận thức của sinh viên về vấn đề cai nghiện ma túy : 109
6.Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kiến thức ma túy đối với giáo sinh sư phạm : 110
III/ Đánh giá về biện pháp thử nghiệm : 110
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN CHUNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ BƯỚC ĐẦU 112
I Kết luận chung : 112
II Một số kiến nghị : 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
CHÚ THÍCH 119
PHỤ LỤC 120
Trang 7CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/ Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, nạn nghiện hút và buôn lậu ma túy ngày càng gia tăng và
đã trở thành một hiểm họa lớn của toàn nhân loại Tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, ngài Boutros Gali, nguyên tổng thư ký nêu rõ:" Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quí báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội Nghiêm trọng hơn, ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển " Tác hại của ma túy thật ghê gớm, do vậy đấu tranh chống
ma túy không phải là nhiệm vụ của một quốc gia riêng biệt mà là của mọi quốc gia, mọi dân tộc trên thế giới
Ở Việt Nam, hiện nay tệ nạn ma túy đang hoành hành dữ dội, gây nên nỗi lo cho toàn
xã hội Hiện tượng nghiện hút lây lan nhanh chóng ở mọi tầng lớp, mọi giới và mọi lứa tuổi Một dấu hiệu đáng lo ngại đó là số người nghiện ở lứa tuổi trẻ gia tăng, số người nghiện dưới
30 tuổi chiếm tới 75% (trước đây phần lớn người nghiện là người nhiều tuổi) Nguy hiểm hơn, ma túy còn tấn công cả vào học đường, quyến rũ nhiều sinh viên học sinh và đã có một
số trường hợp phát hiện học sinh tiểu học nghiện ma túy Trong tương lai nếu không có sự ngăn chặn việc bành trướng của ma túy thì ma túy sẽ hủy hoại cả một thế hệ trẻ, một lực lượng tri thức trẻ và cũng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng đất nước Ma túy còn hủy hoại cả nòi giống và các thế hệ tương lai
Ý thức được hiểm họa này, chính phủ Việt Nam đã kêu gọi và huy động tối đa sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của toàn Đảng, toàn dân, của mọi ngành, mọi cấp, thực hiện đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ ma túy ra khỏi đời sống xã hội Thực tiễn của nhiều quốc gia và ở Việt Nam cho thấy, nếu chỉ tiến hành việc cai nghiện và kiểm soát ma
túy để "đấu
Trang 8tranh chống ma túy " là chưa đủ Cần phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về
ma túy, giúp các em có những nhận thức đúng đắn về những tác hại do ma túy gây ra để tạo
ra sức "đề kháng" với ma túy, để tự các em xa lánh nó, cảnh giác với nó, đồng thời góp phần tích cực của mình vào việc bài trừ ma túy ra khỏi cuộc sống hàng ngày Đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, không phải là trách nhiệm riêng của một cơ quan chức năng nào đó mà là của toàn xã hội, trong đó ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng
Nhà trường là nơi cung cấp những tri thức có hệ thống và khoa học về vấn đề ma túy
và tác hại của ma túy Nhà trường cũng là nơi góp phần hình thành ở học sinh một nhân cách toàn diện, hình thành ở họ một ý chí chống lại sự cám dỗ của ma túy Muôn đảm nhận được vai trò này nhà trường phải có một đội ngũ giáo viên có trình độ về vấn đề ma túy và có thái
độ đúng đắn với vấn đề ma túy Nhìn một cách sâu rộng và lâu dài hơn thì đội ngũ giáo sinh
sư phạm là những người cần phải trau dồi nhận thức và thái độ đối với ma túy để có thể đảm
nhận trách nhiệm "phòng chống ma túy trong học đường" sau này
Chính những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu sau: "Nhận thức và thái độ của
sinh viên Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nạn nghiện hút ma túy trong trường học"
II/ Đối tượng khách thể nghiên cứu :
1) Đối tượng: Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nạn nghiện hút ma túy trong trường học
2) Khách thể: Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu sinh viên tại hai khoa Toán và Văn của trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Cụ thể là:
* 134 sinh viên khoa Toán:
+ Năm thứ nhất: 52 sinh viên (nam: 16 , nữ:36)
+ Năm thứ hai : 82 sinh viên (nam:26 , nữ:56)
* 144 sinh viên khoa Văn :
Trang 9+ Năm thứ nhất: 50 sinh viên (nam: 9, nữ:41)
+ Năm thứ hai : 94 sinh viên (nam: 13, nữ:81)
III/ Giải thuyết nghiên cứu :
1) Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh chưa có nhận thức sâu sắc và thái độ đúng mực về ma túy và tệ nạn nghiện hút ma túy trong trường học
2) Nguyên nhân của thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về ma túy là do các em chưa được nhà trường cung cấp những kiến thức về vấn đề ma túy một cách đầy đủ và hệ thống
3) Có thể nâng cao nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nạn nghiện hút ma túy thông qua việc tổ chức một số hoạt động ngoại khóa
IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu :
1) Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài (lý luận về nhận thức, thái
độ, đặc điểm nhận thức của sinh viên, những lý luận liên quan đến vấn đề ma túy )
2) Tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nạn nghiện hút ma túy trong trường học hiện nay và một vài nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
3) Bước đầu thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thái độ đúng đắn về vấn đề ma túy cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất một số biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong trường học
V/ Giới hạn của đề tài nghiên cứu :
- Vấn đề "Chống ma túy" rất rộng, do vậy trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến
vấn đề: tệ nghiện hút ma túy trong trường học, nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề trên
Trang 10- Vì thời gian có hạn và do đặc điểm riêng của trường Cao đẳng Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, trong đề tài này chúng tôi chỉ có thể tiến hành khảo sát sinh viên năm thứ I và sinh viên năm thứ II
- Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của thái độ như sự quan tâm, tính tích cực, tính cảnh giác, sự hứng thú, nhu cầu của sinh viên đối với vấn đề ma túy
VI/ Phương pháp nghiên cứu :
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
1) Phương pháp đọc tài liệu:
Chúng tôi tìm đọc những tài liệu trong và ngoài nước, những tạp chí, thông tin khoa học, sách báo, khóa luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn nhằm hình thành cơ sở lý luận của đề tài cũng như rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu
2) Phương pháp trò chuyện:
- Chúng tôi trò chuyện với một số sinh viên và giáo viên nhằm tìm hiểu sơ bộ nhận thức, thái độ của sinh viên đối với vấn đề ma túy Từ đó có cơ sở để xây dựng câu hỏi trong bảng ăngkét
- Chúng tôi trò chuyện với một số con nghiện ở trại cai nghiện để hiểu thêm về các nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, tác hại của ma túy và tâm tư, nguyện vọng của họ
- Chúng tôi phỏng vấn một số chuyên viên về vấn đề ma túy để biết thêm tình hình nghiện hút ma túy trong sinh viên - học sinh
3) Phương pháp điều tra viết:
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nghiện hút ma túy trong trường học, chúng tôi xây dựng hai bảng câu hỏi:
3.1 Báng câu hỏi thứ I: " Phiếu trưng cầu ý kiến"
Bảng này được sử dụng để khảo sát trước khi thực nghiệm
3.2 Bảng câu hỏi thứ II: " Bài thu hoạch"
Bảng này chỉ sử dụng để khảo sát sau thực nghiệm
Trang 11- Dùng bảng câu hỏi thứ I để tiến hành khảo sát đợt 1 trước khi tác động
- Sau khi khảo sát đợt 1, chọn ngẫu nhiên mỗi lớp 15 sinh viên để lập thành nhóm thực nghiệm
Trang 12- Dùng bảng câu hỏi thứ II để khảo sát đợt II sau khi tác động
VII/ Lịch sử vấn đề nghiên cứu :
Trong một cuộc điều tra dư luận ở Mỹ gần đây, khi hỏi vấn đề nào hiện nay xét ra đáng lo ngại nhất trên thế giới, 70% người Mỹ đã trả lời: "ma túy"
Trong cuộc thi hoa hậu thế giới tổ chức lại Bengalore, Ấn Độ, cuối tháng 11/1996, hoa hậu thế giới đã trả lời không một chút do dự khi được hỏi vấn đề nào hiện nay là quan trọng nhất đối với thanh niên:" Tác hại của ma túy" Những nỗi bức xúc này không phải là vô
cớ, nó nói lên thực trạng hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, ma túy đang hành hoành không khác gì một bệnh dịch, nó là một "đại vấn đề" Vì thế có nhiều sách báo, tài liệu đã ra đời nghiên cứu vấn đề này dưới mọi góc độ, trong mọi chi tiết nhằm tìm kiếm giải pháp hữu hiệu chông lại đại họa này
Ở Việt Nam hiện nay, nạn nghiện ma túy cũng đang trong tình trạng báo động Chính phủ ta đang tìm mọi biện pháp nhằm ngăn chặn tệ nạn nghiện hút Một trong những biện pháp là xuất bản sách, báo viết về vấn đề ma túy nhằm đem lại cho con người những hiểu biết nhất định về ma túy, giúp cho công tác phòng chống ma túy được tuyên truyền rộng rãi Đặc biệt, trước tình hình ma túy tấn công vào giới trẻ, tràn vào học đường, có nguy cơ phá hoại cả một thế hệ, một số tác giả đã cho ra đời một số sách viết về vấn đề "phòng chống ma túy trong học đường" Có thể kể đến một số tác phẩm như:
* " Phòng chống ma túy trong nhà trường "
Tác giả: Vũ Ngọc Bừng
Nhà xuất bản Giáo dục - Công an nhân dân
* " Hỏi đáp về giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy"
Chủ biên: Phan Huy Thụ
Biên soạn: PGS- TS Cao Đức Tiến
PGS Nguyễn Hữu Dũng Do Ban chỉ đạo phòng chống Aids - Ma túy Bộ Giáo dục - Đào tạo xuất bản
* " Những điều tuổi trẻ cần biết về ma túy"
Trang 13Tác giả: PTS Nguyễn Hồng Minh
PTS Lại Thế Sử
Trung tâm giáo dục dân số, sức khỏe, môi trường thành phố Hồ Chí Minh xuất bản Tuy nhiên, trong thực tế, những công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến tệ nạn ma túy trong trường học và vấn đề nhận thức thái độ của tuổi trẻ, nhất là tầng lớp sinh viên học sinh, về tệ nạn nghiện hút ma túy còn rất ít Chúng ta có thể đề cập đến những công trình sau:
* Đề tài 09-07/02- 97 -2
+ Cơ quan chủ trì và thực hiện: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Chủ nhiệm đề tài: Phan Xuân Cảnh - Bí thư Thành đoàn Hà Nội
+ Khách thể nghiên cứu: sinh viên 6 trường Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn Hà Nội (Đại học Luật, Đại học Bách khoa, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Giao thông, Cao đẳng Sư phạm nhạc họa TW, Đại học Xây dựng.)
+ Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu tình hình lạm dụng ma túy trong học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đề xuất những biện pháp nâng cao nhận thức, thái độ để ngăn chặn, phòng ngừa lạm dụng ma túy trong trường học
* Đề tài tốt nghiệp của Trương Thị Hoa: " Bước đầu tìm hiểu thực trạng nhận thức
của sinh viên về tệ nạn ma túy" (1997)
Đề tài này nghiên cứu trên khách thể là sinh viên của hai trường Đại học Sư phạm và Đại học Bách khoa Hà Nội
Đề tài này đã phần nào xác định được tình hình nghiện ma túy hiện nay ở hai trường đại học được khảo sát và nhận thức của sinh viên hai trường về tệ nạn đó
* Đề tài tốt nghiệp của Dương Thị Kim Oanh: "Tìm hiểu về thực trạng nhận thức về
ma túy và nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện hút ma túy của học sinh trung học phổ thông
Hà Nội" (1998)
Khách thể nghiên cứu cụ thể là học sinh của hai trường THPT Nguyễn Trãi và THPT Minh Khai (Hà Nội)
Trang 14Đề tài đã xác định được thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề nghiên cứu và tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tệ nghiện hút ma túy
* Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Minh Hải: " Nhận thức của sinh viên về tệ nạn
nghiện hút ma túy trong trường học" (1998)
Tác giả đã tiến hành điều tra sinh viên của ba trường: Đại học Giao thông Đại học Luật, Đại học Nông nghiệp l(Hà Nội)
Đề tài đã xác định được thực trạng nhận thức của sinh viên ba trường và đưa ra một
số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề nghiên cứu
* Luận văn tốt nghiệp của Phạm Phước Mạnh: " tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của ma
túy và thái độ của các em học sinh đối với các phong trào phòng chống ma túy ở một số trường PTTH nội thành thành phố Hồ Chí Minh" (1998)
Khách thể nghiên cứu: học sinh ba trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai, PTTH Bùi Thị Xuân, PTTH Nguyễn An Ninh (TP.HỒ Chí Minh)
Đề tài đã phần nào xác định được mức độ ảnh hưởng của ma túy, các phong trào phòng chống ma túy đối với học sinh Đề tài cũng đưa ra một số nguyên nhân đưa ma túy vào nhà trường và xác định được một phần thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh về ma túy
Nhìn chung những công trình nghiên cứu về nhận thức và thái độ của giới trẻ đối với
ma túy còn chưa nhiều Nó chỉ là những viên gạch và chúng tôi cũng mong muốn góp thêm một viên gạch vào công trình xây dựng nền tảng cho việc phòng chống ma túy trong học đường
Trang 15CHƯƠNG II: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
A Lý luận về nhận thức và thái độ nói chung :
I/ Khái niệm về hoạt động nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người: nhận thức, tình cảm và hành động
Hoạt động nhận thức của con người là một quá trình tâm lý có khởi đầu, diễn biến và kết thúc Với tư cách là một quá trình tâm lý, nhận thức cũng có mối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác như trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý
Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý con người Nhờ nhận thức, con người mới có xúc cảm, tình cảm, mới có ý chí và mới có hành động Nhận thức là tiền đề cho các hoạt động khác
Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan Hoạt động nhận thức không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà con phản ánh cả cái bên trong; không chỉ phản ánh hiện thực chung quanh ta mà còn phản ánh cả hiện thực của bán thân ta; không chỉ phản ánh hiện tại mà còn phản ánh cả cái đã qua và cái sẽ tới của hiện thực khách quan
Nhận thức là một hoạt động tâm lý rất phức tạp, đa dạng và có nhiều mức độ phức tạp khác nhau Ta có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Mỗi giai đoạn đó gồm những quá trình nhận thức ở những mức độ khác nhau
* Nhận thức cảm tính bao gồm quá trình cảm giác và quá trình trị giác
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong toàn bộ nhận thức của con người Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người Do đó, nhận thức cảm tính có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lý của cơ thể với môi
Trang 16trường, định hướng và điều chỉnh hoạt động của con người trong môi trường và là điều kiện
để có những quá trình tâm lý ở giai đoạn sau
* Nhận thức lý tính bao gồm quá trình tư duy và quá trình tưởng tượng
Nhận thức lý tính là quá trình cao hơn nhận thức cảm tính Đặc điểm nổi bật nhất của nhận thức lý tính là phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết Do dó, nhận thức lý tính
có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất và những mối liên hệ có tính qui luật của sự vật hiện tượng, tạo điều kiện để con người làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình
2- Mức độ thứ hai là có thể nắm được một số thuộc tính bản chất của khái niệm nhưng vẫn còn lẫn lộn với những thuộc tính không bản chất của nổ Ở mức độ này, tri thức được hình thành trên cơ sở kết hợp những thuộc tính bản chất và những thuộc tính không bản chất
3- Mức độ thứ ba là có thể nắm đúng và đầy đủ các thuộc tính bản chất của khái niệm nhưng chưa vận dụng vào những tình huống phức tạp mà chỉ là những dạng mẫu
4- Mức độ cuối cùng là chất lượng lĩnh hội tri thức cao nhất Ở mức độ này, do nắm vững bản chất của khái niệm và nội dung của tri thức nên có thể vận dụng vào việc giải quyết tất cả mọi tình huống Ở đây, sự vận dụng các khái niệm và tri thức mang rõ tính chất linh hoạt, sáng tạo của tư duy, nhờ vậy giải quyết được những tình huống tương đối khó
Trang 17Từ cơ sở trên ta, có thể chia nhận thức của con người thành ba mức độ là biết, hiểu và
vận dụng
1 Biết: là mức độ nhận thức thấp nhất, nó chỉ nắm được dấu hiệu bề ngoài của khái
niệm, chưa có khả năng vận dụng để giải quyết các tình huống "Biết" được biểu hiện ở các dấu hiệu sau: nhận ra vấn đề, nhận biết hình thức các khái niệm, biết một số khái niệm cụ thể
2 Hiểu: là nắm được một số những thuộc tính bản chất nhưng đôi khi còn lẫn lộn Ở
mức độ cao, "hiểu" là nắm được đầy đủ các thuộc tính bản chất của khái niệm nhưng chưa vận dụng vào giải quyết các tình huống phức tạp
3 Vận dụng: là mức độ nhận thức cao nhất do nắm được các bản chất, thuộc tính bên
trong của khái niệm nên có thể giải quyết được các tình huống phức tạp
III/ Đặc điểm nhận thức của tuổi thanh niên
Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn Tuổi thanh niên thường được chia thành hai thời kỳ:
- Giai đoạn đầu tuổi thanh niên (từ 14,15 tuổi đến 17,18 tuổi)
- Giai đoạn hai của tuổi thanh niên (từ 17,18 tuổi đến 25 tuổi)
Khách thể nghiên cứu của đề tài nghiên cứu đang ở giai đoạn hai của tuổi thanh niên Lứa tuổi này có những đặc điểm về mặt nhận thức như sau:
Đặc điểm cơ bản của tuổi thanh niên về mặt thể chất là cơ thể của các em đã qua thời
kỳ phát triển nhiều biến động, căng thẳng, mất cân đối và bước vào thời kỳ phát triển bình thường, cân đối hài hòa, đạt đến mức phát triển của người trưởng thành
Đặc biệt, hoạt động của tuổi thanh niên trong nhà trường phức tạp hơn Nội dung học tập rất phong phú, tính trừu tượng và hệ thống cao hơn ở bậc học phổ thông Những nội dung học tập này không chỉ trang bị tri thức khoa học hoàn chỉnh, sâu sắc mà còn có tác dụng hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cho các em Nhiệm vụ học tập nặng nề, căng thẳng hơn, phương pháp giảng dạy, hình thức giảng dạy của giáo viên khác ở trường phổ thông trung học, do vậy đòi hỏi các em phải tích cực vận dụng tri thức và sáng tạo nhiều hơn Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa ở nhà trường
Trang 18cũng rất rộng, mang tính xã hội, chính trị nhiều hơn, có tác dụng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các em Hoạt động giao tiếp xã hội của các em được mở rộng, mang tính xã hội cao Xã hội giao cho các em những trọng trách lớn, quyền công dân, quyền tham gia mọi hoạt động một cách bình đẳng như mọi người, các em có khả năng và uy tín tham gia nhiều công tác xã hội và được xã hội thừa nhận và đánh giá cao
Do những đặc điểm về thể chất, ảnh hưởng của hoạt ddộng và hoạt động học tập mà hoạt động tâm lý nói chung và nhận thức của sinh viên nói riêng có những thay đổi quan trọng
Ở tuổi thanh niên, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức Tri giác có mục đích đạt tới mức cao Quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ
Ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt (các em biết sử dụng tốt hơn các phương pháp ghi nhớ tóm tắt ý chính, so sánh đối chiếu )
Các em đã có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượng đã được học hoặc chưa học ở trường Tư duy chặt chẽ hơn, có căn cứ
và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện các thao tác tư duy phức tạp, nắm được các mối liên hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên Sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những qui luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội loài người
là chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan Chỉ số thứ hai được thể hiện ở phạm vi nội dung Sinh viên quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và tình cảm
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự nhận thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động, do địa
Trang 19vị mới mẻ của họ Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về cái vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai Tuy nhiên nhận thức về người khác bao giờ cũng ít khó khăn hơn là nhận thức bản thân Tự đánh giá khách quan không phải là dễ dàng do vậy thanh niên thường dễ có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá
Tóm lại hoạt động nhận thức của thanh niên phát triển ở mức độ cao và có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành tự ý thức và thế giới quan của các em
IV/ Quan niệm về thuật ngữ thái độ :
Nói đến thuật ngữ "thái độ" là nói đến một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp Có rất nhiều quan niệm về thái độ và cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm nào được chính thức gọi là "Cơ sỏ lý luận về thái độ", Ở đây, người nghiên cứu trích ra một số quan niệm tiêu biểu
và chọn lấy một quan niệm thích hợp nhất đối với vấn đề nghiên cứu
Tâm lý học xã hội quan niệm "thái độ" là sự sẵn sàng ổn định của cá nhân để phản ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống, thái độ vốn có xu hướng rõ rệt hình thành qui luật nhất quán phương thức xử thế của mỗi cá nhân
D.N Uzanataze (Tbilixi) thì xem thái độ là một trạng thái toàn vẹn của chủ thể Đó là
sự phản ứng cơ bản đầu tiên của chủ thể đối với sự tác động của tình huống đồng thời cũng là
để giải quyết tình huống.
Trong"Nhập môn tâm lý học xã hội Mac-xit" M.Hipso cho rằng: "Khuôn mẫu thái độ"
là mội hiện tượng tâm lý xã hội với tư cách là sự sẩn sàng nảy sinh phản ứng trong những nhóm nhất định và trong tình huống cụ thể.
Thái độ là một khái niệm tạo lập được Lê-nin định nghĩa: "Thái độ là một bộ phận của lĩnh vực tình cảm phản ánh quan hệ của cá nhân đối với hiện thực Nó được quyết định bởi thế giới quan của cá nhân cho nên cũng phản ánh tồn tại xã hội, chịu ảnh hưởng của ý thức giai cấp, của tâm lý xã hội, của dư luận và tập đoàn xã hội Nó thường không phải là những đáp
Trang 20ứng được biểu lộ một cách rõ ràng hay trực tiếp mà những ý nghĩa đang chuyển hóa thành hành động"
Tóm lại, thái độ con người theo diện rộng là toàn bộ hệ thống các mối quan hệ có tính chất phân biệt lựa chọn, có ý thức của nhân cách đối với các mặt khác nhau của hiện thực khách quan Hệ thống này là kết quả của toàn bộ lịch sử phát triển con người Nó thể hiện kinh nghiệm cá nhân và mặt bên trong qui định thành hành vi, tâm trạng của con người
Theo nghĩa trên, đề tài này được thực hiện nhằm đo lường thái độ của sinh viên đối với vấn đề nghiện hút ma túy trong trường học, thái độ của sinh viên đối với ma túy, với người tàng trữ, mua bán ma túy, đối với người nghiện và đối với các phong trào phòng chống
ma túy Thái độ phản ánh sự đáp ứng của sinh viên đối với vấn đề ma túy có tích cực hay không?
V/ Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ :
Nhận thức và thái độ đều phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của xã hội và mang tính chủ thể sâu sắc Tuy nhiên giữa nhận thức và thái độ vẫn có những đặc điểm riêng Trong khi nhận thức phản ánh những thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân thế giới thì thái độ thể hiện mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người Con người thường có thái độ tích cực khi có những đối tượng nào đó làm thỏa mãn nhu cầu, hoặc ngược lại, con người có thái độ tiêu cực khi có những đối tượng gây trở ngại cho sự thỏa mãn nhu cầu
Nhận thức và thái độ hình thành hai tâm lý cơ bản tạo nên cấu trúc của hiện tượng, ý thức, do vậy nhận thức và thái độ có mối quan hệ rất gắn bó với nhau
Thái độ là những rung cảm, những cảm nghĩ dẫn đến những hành động, hành vi tương ứng với những đối tượng được nhận thức Trước khi con người có hành vi đáp lại một tác nhân kích thích nào đó, người đó phải nhận thức, và phân tích sâu sắc nhằm nhận thức được ý nghĩa, bản chất của kích thích, trên cơ sở đó mà có một phản ứng, một thái độ đáp lại một cách thích hợp Vì vậy ta có thể nói muốn hình thành thái độ, con người phải có nhận thức đúng
Trang 21Thái độ thể hiện mối quan hệ trong nhu cầu, nguyện vọng đối với đối tượng Nếu con người có thái độ tích cực đối với đối tượng, nhận thức, nghĩa là họ quan tâm, mong nuốn nhận thức đối tượng một cách sâu sắc thì quá trình nhận thức sẽ diễn ra thuận lợi hơn và hiệu quả hơn Vì thế ta có thể nhận xét rằng thái độ tích cực của cá nhân đối với một đối tượng nào đó có tác dụng thúc đẩy quá trình nhận thức của con người đối với đối tượng đó
Nhận thức và thái độ tác động lẫn nhau, anh hưởng lẫn nhau, tạo nên ý thức trọn vẹn
ở mỗi người Tuy nhiên, mỗi thành tố trên đều tương đối độc lập với nhau Vì thế, trong ý thức từng người, khi xảy ra mâu thuẫn giữa nhận thức và thái độ, gây nên sự không nhất quán trong ý thức Chẳng hạn, về nhận thức ta hiểu đúng ý nghĩa và sâu sắc về đối tượng, nhưng về thái độ thì ta lại không có thái độ đúng đắn Hoặc ngược lại, đôi khi một cá nhân ngẫu nhiên
có thái độ đúng đối với một hiện tượng nào đó nhưng lại bị hạn chế về mặt nhận thức
Nhận thức và thái độ có vai trò quan trọng trong quá trình tự ý thức và hình thành tự ý thức Trên sơ sở nhận thức được bản thân, con người có những thái độ trân trọng đối với những giá trị nhân cách và đồng thời có thái độ tự phê phán, tự xóa bỏ những nhược điểm về nhân cách của mình Chính lúc này quá trình tự nhận thức phát triển thành tự ý thức
Tóm lại, nói đến ý thức là nói đến nhận thức và thái độ của con người Vì vậy, sự rối loạn nghiêm trọng của bất kỳ một quá trình nhận thức nào hoặc rối loạn về mặt tình cảm, thái
độ tất yếu sẽ dẫn đến sự rối loạn ý thức
B Một số vấn đề lý luận về ma túy :
I/ Những khái niệm cơ bản về ma túy :
1) Ma túy là gì?
Trong tiếng Việt, từ "ma túy" mới xuất hiện cách đây mấy chục năm bằng việc phiên
âm tương đương của tiếng Hán (được dịch nghĩa từ tiếng Anh "narcotic drug") Hiện nay từ
"ma túy" dùng để chỉ chất gây nghiện nói chung
Trang 22Tuy nhiên, một định nghĩa bao quát nhất "thế nào là ma túy?", cho đến nay vẫn còn được nhiều người bàn cãi
Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa như sau: "Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể"
Năm 1982 tổ chức Y tế thế giới đã phát triển định nghĩa trên như sau: "Ma túy, theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trrì một sức khỏe bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật".
Hiểu một cách đơn giản nhất: ma túy là một thực thể hóa học, một hợp chất tự nhiên hoặc hỗn hợp khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng sinh lý và tâm lý của con người Như vậy, ma túy bao gồm những chất bị cấm tuyệt đối như thuốc phiện, heroin, cocain những chất chỉ sử dụng theo liều lượng chỉ dẫn của thầy thuốc để chữa bệnh như moocphin, xedusen và cả một số chất chưa bị cấm như rượu và thuốc lá
2) Phân loại ma túy:
Các chất ma túy được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo những tiêu chuẩn nhất định Nhưng nhìn chung ma túy được phân thành hai loại: ma túy có nguồn gốc tự nhiên
và ma túy có nguồn gốc nhân tạo căn cứ vào nguyên liệu sản xuất ra nó
2.1 Những ma túy có nguồn gốc tự nhiên:
Là những chất thu được bằng cách hái tự nhiên hoặc nuôi trồng, các sản phẩm tách chiết, tinh chế từ các sản phẩm tự nhiên đó Ma túy tự nhiên bao gồm:
2.1.1 Thuốc phiện:
Còn gọi là cây anh túc hay cây thầu, có tên khoa học là PAPAVER SOMNIFERUM
Từ quả xanh của cây thuốc phiện người ta trích lấy nhựa Nhựa thuốc phiện có mau nâu đen, mùi ngái, vị đắng và đặc quánh Trong y học, nhựa thuốc phiện được dùng làm thuốc giảm đau, chữa ho, trị ỉa chảy Còn người nghiện thì dùng nhựa thuốc phiện để hút
Trang 23Từ thuốc phiện, người ta chiết xuất ra moocphin dạng tinh thể, từ moocphin tinh chế
ra heroin dạng bột tráng và xốp Đây là loại ma túy chủ lực, mạnh nhất, gây cho người sử dụng nó sự lệ thuộc cả về thể xác lẫn tinh thần
2.1.3 Cây coca:
Có tên khoa học là CRYTHROXYLUM, mục thành bụi Xanh quanh năm, cao lừ 2 -
3 mét Từ cây coca, người ta chiết xuất ra cocain, là một chất kích thích có tác dụng tạo ra một trạng thái sôi nổi, phấn chấn đầy nghị lực kèm theo cảm giác "tôi có thể chinh phục thế giới" do khả năng làm thay đổi trạng thái cảm nhận của con người của thuốc gây ra Dùng lâu dài cocain gây ra rối loạn các chức năng của hệ thống thần kinh, hệ thống tiêu hóa, tim mạch,
hô hấp và gây nghiện Dùng liều cao cocain có thể gây tử vong do liệt hô hấp
2.1.4 LSD (Lisuglauer dicthylamed):
Được chiết xuất từ chất mới của lúa mì, có tác dụng gây ảo giác, tạo ra trạng thái sảng khoái, làm tăng khả năng nhận biết cảm giác và làm méo mó cảm giác về thời gian Ở một số người dùng chất này có hiện tượng có những cảm giác sâu như một giác mơ, đầy huyền bí, khó mô tả
2.1.5 Mê ca lin:
Là hợp chất tự nhiên lấy lừ một loại cây xương rồng
2.2 Những ma túy có nguồn gốc nhân tạo:
Bao gồm các chất ma túy được điều chế từ các sản phẩm ma túy tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một hoạt chất để tìm được chất tương tự có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu Đó còn là những chất được điều
Trang 24chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học hoàn toàn từ các hóa chất Ma túy nhân tạo bao gồm:
2.2.7 Moocphin:
Là hoạt chất alcaloid chính của thuốc phiện, cũng là một chất ma túy mạnh Trong y học đây là một loại thuốc giảm đau hiệu nghiệm Moocphin đồng thời cũng là một chất gây nghiện Moocphin được dùng bằng cách tiêm chích, uống Sau khi đưa vào cơ thể, thuốc gây nên những trạng thái sinh lý như thư giãn hệ thần kinh, làm cho con người có cảm giác thoải mái, dễ chịu, phấn chấn, không có cảm giác đói, dễ tiếp xúc làm quen trong mọi hoàn cảnh,
tự tin và đam mê tình dục
2.2.2 Heroin:
Là sản phẩm bán tổng hợp từ moocphin, có tác dụng giảm đau mạnh hơn moocphin nhưng độc hơn, nguy hiểm hơn Heroin có khả năng gây nghiện rất nhanh, chỉ sau một lần dùng là có thể bị nghiện ngay Người nghiện bị suy sụp rất nhanh cả về thể xác lẫn tinh thần Heroin được dùng bằng cách nuốt, tiêm, hút hoặc hít
2.2.3 Các chất kích thích:
Là những chất ma túy có chiều hướng tăng cường sự hoạt hóa hệ thần kinh trung ương Các chất kích thích bao gồm những thứ êm dịu đã được sử dụng một cách rộng rãi như cafein và nicotin đến những thứ mạnh hơn được qui định một cách thận trọng như cocain và amphetamin (được tổng hợp trong các phòng thí nghiệm) Các chất kích thích này tạo ra một trạng thái sảng khoái khác rất nhiều so với trạng thái do thuốc ngủ, thuốc an thần hay thuốc làm dịu đau gây ra
2.2.4 Các thuốc an thần:
Các chất này có tác dụng làm giảm nỗi lo âu, giảm căn thẳng, an thần nhẹ Chúng có thể có tác dụng phụ như trạng thái buồn ngủ, phát ban, buồn nôn và các bất thường về máu Dùng liều cao sẽ làm giảm chức năng hô hấp, bất tỉnh hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong Sự
lệ thuộc thuốc sẽ xảy ta nếu sử dụng liều cao trong thời gian dài
Ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác cũng có khả năng gây nghiện như các thuốc ngủ (barabiturat, codein, demerol, methaxel ), các chất ức chế thần kinh (suobasbital, seduxen )
Trang 252.2.5 Rượu:
Bao gồm nhiều loại đồ uống khác nhau có chứa ethylalcohol như bia, rượi vang và rượu cất Khi con người uống nhiều rượu thì hiệu ứng trung tâm sẽ là trạng thái sảng khoái, thư giãn, làm nâng cao tạm thời lòng tự trọng bởi vì mọi vấn đề có vẻ như đều tiêu biến mất
và các ức chế cũng được giảm đi Rượu là chất ma túy được dùng để giải trí rộng rãi nhất trong xã hội chúng ta Vì rượu được hợp pháp hóa nên nhiều người sử dụng nó một cách tùy tiệu mà không hề nghĩ rằng nó là một chất ma túy
3) Nghiện ma túy là gì?
Hiện tượng nghiện là hiện tượng ham mê đến mức thành thói quen rất khó chữa Nghiện ma túy thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Về nghĩa rộng, người ta gọi nghiện ma túy là tình trạng một bộ phận Mong xã hội gồm những người có thói quen dùng các chất ma túy Những người đó thường tìm những thủ đoạn, hành vi để có được các chất
ma túy và sử dụng chúng, bất chấp sự nghiêm cấm của pháp luật, sự lên án đả kích và bài trừ trong dư luận xã hội, gây tác hại cho cuộc sống cộng đồng và trở thành thảm họa của nhân loại về nghĩa hẹp, nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma túy
Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ương, tạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được, gây nên tâm trạng thèm muốn vô đô, khát khao khôn cùng
và cuối cùng là hành động một cách mù quáng mất hết lý trí gây nên những tổn thất cho chính cá nhân và cộng đồng Người nghiện ma túy còn gọi là con nghiện Nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hoặc mãn tính do sử dụng lặp lại một chất độc có trong tự nhiên hay tổng hợp mà có Nét nổi bật của sự nhiễm độc đó là:
- Có nhu cầu tăng dần liều dùng
- Người dùng luôn bị lệ thuộc về tâm sinh lý vào tác động của chất dó, không cưỡng lại được
- Khi thiếu thuốc dùng sẽ kèm theo những triệu chứng cai nghiện như uể oải, hạ huyết
áp, lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì để có thuốc dùng
4) Cơ chế tác động và gây nghiện của ma túy:
Trang 26Các thuốc gọi là ma túy như moocphin, meperidin, oxycodon, fentanyl có tác dụng giảm đau rất tốt nhưng đồng thời lại gây nghiện Hai tính chất này gần như đi đôi với nhau
Từ lâu người ta cố gắng tìm hiểu vì sao các thuốc này có được tính chất như vậy và cho tới nay các cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục Nhờ những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực sinh
học phân tử và nhất là từ khi phát hiện ra các thụ thể (receptor) của thuốc, tức là nơi trong cơ
thể (có thể là mô tế bào, cơ quan) thuốc gắn vào mới phát huy tác dụng, người ta đưa ra giả thiết về cơ chế tác động và tính chất gây nghiện của ma túy
Khi đưa moocphin vào cơ thể, nó sẽ làm giảm đau, đồng thời gây nên những hiệu ứng khác: ức chế hô hấp, kích thích tim, chống sự co thắt của nhu động ruột và đặc biệt gây cảm giác khoái lạc mà người nghiện mô tả là không có cảm giác khoái lạc nào bằng, sau đó là gây nghiện Có được những hiệu ứng như thế là do moocphin đã gắn vào các receptor của nó
trong cơ thể, gọi là opioid receptor Các receptor này hiện diện ở nhiều cơ quan, nhưng nhiều
nhất là ở não và tủy sống Vào đầu những năm 1970, người ta mới phát hiện ra các opioid receptor và hiện nay đã phân loại thành 4 loại:
- RECEPTOR muy: là receptor khi moocphin gắn vào sẽ gây tác dụng giảm đau, gây khoái cảm, ức chế hô hấp và lệ thuộc vào thể chất (tức là gây nghiện)
- REGEPTOR kappa: đảm nhận gây an thần, thu hẹp con ngươi (đồng tử ở mắt)
- RECEPTOR xích ma: đảm nhận gây ảo giác, kích thích tim
- RECEPTOR đen ta: mới phát hiện, chưa phát hiện được vai trò
Các opioid receptor được ví như ổ khóa, còn các chất ma túy được ví như chìa khóa Các chất ma túy trong cấu trúc hóa học có phần chung nào đó để được xem là cùng một loại chìa Quan điểm này được các nhà y dược học vận dụng để từ moocphin tìm cách bán tổng hợp và tổng hợp các chất dẫn tương tự Moocphin có tác dụng giảm đau càng mạnh thì gây nghiện càng nhiều (có lẽ hai tính chất này cùng gắn liền với receptor muy đã kể ở trên) Như heroin (bạch phiến) là chất bán tổng hợp lừ moocphin, làm giảm đau gấp nhiều lần moocphin Nhưng phải loại bỏ trong điều trị vì có tính
Trang 27chất gây nghiện đưa đến lạm dụng dữ dội Hay fentanyl là chất hoàn toàn tổng hợp có tác
dụng giảm đau gấp 80 lần moocphin nhưng chỉ được sử dụng rất giới hạn trong các ca mổ lớn
Khi phát hiện ra các opioid receplor người ta tự hỏi không lẽ các receptor này hiện diện trong cơ thể là thừa, chỉ chờ con người sử dụng thuốc giảm đau là các opioid bên ngoài gắn vào mới phát huy tác dụng? Thiên nhiên ít khi đặt để một cái gì thừa cả Các nhà khoa học cố tìm những chất chính trong cơ thể có tác dụng gắn vào opioid receptor Vào năm
1975, người ta phát hiện và ly trích được hai hợp chất được đặt tên chung là enkephalin từ não heo có tác dụng giống như moocphin gắn vào các opioid receptor Hai hợp chất này có câu trúc pentapepticl, tức là chỉ có 5 acid amin liên kết với nhau, cả hai đều giống cả 4 acid
amin chỉ khác ở một acid amin còn lại: một có chứa Methionin nên được gọi là
Melenkephalin, một chứa Leucin được gọi là Leuenkephalin Hai hợp chất này đã mở đầu cho
việc tìm kiếm các chất có trong cơ thể có tác dụng như moocphin được gọi là Endorphin
(morphin nội sinh) Như vậy ta thấy trong cơ thể ta cũng có loại ma túy nhưng loại ma túy này hoàn toàn vô hại vì chính do cơ thể sản xuất ra không quá thừa và nhờ chúng cuộc sống của ta mới thoải mái Nếu không có các endorphin, ngưỡng đau của ta sẽ rất thấp, đáng lý đau chút ít sẽ thành đau rất nhiều Sự phát hiện các endorphin đã mở ra triển vọng tìm ra các thuốc giảm đau lý tưởng, tức là thuốc không gây tác dụng phụ và gây nghiện như các loại opioid đang sử dụng hiện nay (rất tiếc hai enkephalin đầu tiên có tính bị phân hủy rất nhanh)
Sự phát hiện endorphin phần nào giải thích cơ chế của phương thức trị liệu không dùng thuốc giảm đau, chẳng hạn như châm cứu gây tê Châm cứu làm giảm đau được giải thích là do kích thích cơ thể tiết ra endorphin nhiều hơn
Sự phát hiện ra các opioicl receptor và các enclorphin cũng giúp cho sự giải thích tính chất gây nghiện của ma túy Khi sử dụng ma túy nhiều lần, ma túy gắn vào các receptor làm thay đổi một số chất sinh học đóng vai trò điều hòa sinh lý trong cơ thể (như làm giảm sự
chuyển vận ion Ca2+ vào bên trong tế bào thần kinh, ức chế hoạt động của men Adenylate
Cyclase) Cơ thể phải tự điều chỉnh để quen (lần sự thay đổi do hiện diện của ma túy Mặt
khác chính các endorphin, do cơ thể đã có ma túy, sẽ tự ức chế tiết ra ít
Trang 28dần đi và sau cùng hoàn toàn không tiết ra nữa Có thể nói, người nghiện do không có endorphin phải sống lệ thuộc vào ma túy Nếu ngưng sử dụng ma túy, do hoàn toàn không có endorphin, sự điều chỉnh hoạt động các chất sinh học bị hụt hẫng, sẽ đưa đến cơn vật vã dữ dội mà người nghiện khó lòng chịu đựng được để từ bỏ ma túy
5) Các giai đoạn nghiện:
Theo tiến sĩ Uy-lin-ôm, chuyên gia chống ma túy của tổ chức Y tế thế giới thì quá trình dẫn người ta đến nghiện ma túy diễn ra qua 5 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ I : dùng ma túy thấy thú vị, dễ chịu, lâng lâng gây khoái cảm không có
ma túy thì thấy "nhạt nhẽo", thèm muốn
- Thời kỳ thứ II : ma túy đã trở thành nhu cầu, thiếu nó thì thèm muốn không chịu nổi,
đi tìm đến ma túy bằng nhiều cách
- Thời kỳ thứ III: dùng liều lượng ma túy ngày càng tăng
- Thời kỳ IV: đâu tranh cai ma túy nhưng không cai được, cai đi rồi cai lại diễn ra với
sự khổ sở về tinh thần, đau đớn về thể xác, kiệt quệ về tài chính, biết rõ tác hại ghê gớm của
ma túy nhưng người nghiện vẫn phải sử dụng do đòi hỏi của bản thân không cưỡng lại được
- Thời kỳ V: Nêu đấu tranh cai nghiện không thắng nổi sẽ dẫn đến thời kỳ hoàn toàn
nguy hiểm: khủng hoảng tinh thần trầm trọng, vừa hủy hoại mình vừa hại gia đình, xã hội với những hành vi thiếu lý trí, gây nguy hiểm không lường được
Thường thường trong phần lớn các trường hợp ta chỉ phát hiện được người nghiện khi
họ đã ở thời kỳ thứ II, III Nếu ở thời kỳ đầu, ta để ý quan sát có thể phát hiện được người nghiện khi gần gũi thân thiết với họ
6) Những biểu hiện của người nghiện:
Người nghiện ma túy thường có những biểu hiện sau:
Trang 29+ Giai đoạn thứ nhất: khoảng 5 đến 10 phút mắt đỏ long lanh, sau đó chuyển sang sụp
mi mắt, ngồi tại chỗ, mắt lim dim, gãi tay chân, vò đầu bứt tóc
+ Giai đoạn thứ hai: khoảng 10 đến 20 phút sau khi dùng thuốc, mắt ướt đỏ, đồng tử
teo, giọng nói khàn khàn, uống nhiều nước lạnh Tâm lý ở trạng thái hưng phấn cao, nói nhiều, cử chỉ cử động thiếu chính xác
+ Giai đoạn thứ ba: đây là giai đoạn cuối sau khi sử dụng ma túy, người nghiện ma
túy tìm chỗ yên tĩnh, lánh xa nơi ồn ào, người nghiện nằm tưởng như ngủ, nhưng lại đang hút thuốc, người nghiện rất sợ nước
7) Các cách đưa ma túy vào cơ thể:
7.1 Đưa qua hệ hô hấp:
- Hút: thuốc phiện, cần sa
- Ngửi, hít: heroin, cocain
7.2 Đưa qua hệ tiêu hóa:
- Nhai: lá coca
- Nuốt, uống: morphin, thuốc phiện sông, thuốc an thần
7.3 Đưa qua hệ tuần hoàn: dùng các loại ma túy ở thể lỏng tiêm chích dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch như: Morphin, dolagram, nước sái thuốc phiện
Trang 308) Tác hại của ma túy:
Ma túy gây ra những tác hại lớn cho bản thân, gia đình và xã hội
8.1 Đối với bản thân:
- Ma túy làm cho người nghiện bị rối loạn sinh lý, trao đổi chất kém, cơ thể suy nhược các chức năng hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, sinh dục và sinh sản đều suy giảm Người nghiện thường bị sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ mất ngủ
- Ma túy làm cho người nghiện rối loạn chức năng thần kinh: trí nhớ kém minh mẫn, hay quên lãng, tinh thần giảm sút, hay bị nhức đầu chóng mặt, run rẩy tay chân, nếu bị nặng
có thể dẫn đến tâm thần, ảo giác
- Ma túy làm cho người nghiện suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật vì hệ thống miễn dịch của cơ thể giảm khả năng tiết các chất kháng thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh
Do vậy, người nghiện ma túy thường dễ bị các bệnh do vi khuẩn gây ra
- Ma túy gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, nhân cách của người nghiện Khi đã nghiện, việc phải thường xuyên đưa ma túy vào cơ thể nhằm thỏa mãn những cảm giác trở thành một nhu cầu bức bách, do vậy người nghiện trở nên ích kỷ, thờ ơ với mọi người, càu
có, hung hãn, thiếu bình tĩnh, bi quan về sức khỏe và hạnh phúc, luôn bị ám ảnh về một cuộc đời bế tắc, không tương lai, thậm chí trở thành kẻ cướp, tội phạm nhằm có tiền để thỏa mãn cơn thèm thuốc
8.2 Đối với gia đình:
Gia đình có người nghiện ma túy luôn phải gánh chịu những nỗi bất hạnh: gia tài khánh kiệt do tiêu phí cho việc tiêm, hút, hít ma túy, sự bất hòa thường xuyên xảy ra giữa người nghiện và các thành viên trong gia đình, do mâu thuẫn về lối sống, thái độ cư xử, kinh tế
8.3 Đối với xã hội:
Nạn ma túy làm cho trật tự xã hội bị đe dọa Nhiều người nghiện ma túy trở thành tội phạm hình sự Các tổ chức và cá nhân buôn bán ma túy thường xuyên giành quyền sản xuất
và phân phối Do vậy, chúng sẵn sàng
Trang 31thanh toán phe đối nghịch, đối đầu với các cơ quan chức trách một khi công việc phi pháp của chúng bị ngăn chặn
Nạn ma túy là nguồn gốc, là điều kiện thúc đẩy, phát sinh các tệ nạn xã hội khác như: buôn lậu, mãi dâm, cướp giật, lừa đảo, trộm cắp và lây lan bệnh tật như HIV/AIDS
Nạn ma túy làm cho xã hội mỗi năm phải tốn đến hàng trăm tỉ đồng để cai nghiện và chi phí cho các cơ quan chống ma túy
9) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện ma túy:
Có hai loại nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện ma túy:
9.1 Nguyên nhân chủ quan:
- Do trình độ dân trí thấp, thiếu thốn thông tin, thiểu hiểu biết về ma túy và những tác hại của nó
- Do đam mê, thích tìm cảm giác khoái lạc, thú vị
- Do đua đòi, thích ăn chơi
- Do tò mò, bắt chước, a dua
- Do gặp bế tắc, rủi ro trong cuộc sống, muôn quên đi tất cả, buông xuôi
9.2 Nguyên nhân khách quan:
- Do bị rủ rê, lôi kéo, ép buộc
- Do lúc đầu dùng thuốc chữa bệnh nhưng dùng nhiều thành quen và gây nghiện
- Do thói quen, tập tục của địa phương, gia đình
- Do công tác phòng chống tệ nạn ma túy không được coi trọng, pháp luật chưa nghiêm trị thích đáng
- Do cha mẹ, gia đình không quan tâm, nuông chìu, nhà trường thiếu quan tâm giáo dục
- Do sự mở cửa giao lưu quốc tế và ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường
- Do công tác truyền thông đại chúng chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền
- Do thiếu các hình thức vui chơi giải trí lành mạnh
Trang 3210) Các hình thức và quá trình cai nghiện:
10.1 Các hình thức cai nghiện:
Có nhiều hình thức để giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện
10.1.1 * Hình thức cai nghiện tập trung tại các trung tâm cai nghiện quốc gia và các trung tâm cai nghiện địa phương
Đây là hình thức cai nghiện giúp người nghiện có thể tách khỏi môi trường ma túy, người nghiện có điều kiện để tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị
10.1.2 * Hình thức cai nghiện tại cộng đồng: là hình thức cai nghiện do y tế phường,
xã và các tổ chức quần chúng, xã hội tổ chức ở địa bàn có số người nghiện nhiều
Hình thức này có thuận lợi là người cai nghiện luôn gần gũi và được sự giúp đỡ của gia đình, tạo khả năng có thể huy động được nguồn lực lại chỗ của các gia đình, bà con, đoàn thể
10.1.3 * Hình thức cai nghiện tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn và các lương y
Hình thức này chỉ có tác dụng đối với người nghiện có quyết tâm tự giác cai nghiện 10.2 Quá trình cai nghiện:
Việc cai nghiện ma túy phải trải qua 3 thời kỳ có tính chất liên hoàn:
10.2. Thời kỳ thứ nhất: Điều trị hội chứng cai nghiện
Có rất nhiều phương pháp điều trị hội chứng cai nghiện như:
* Phương pháp không dùng thuốc:
Trang 33- Phương pháp cổ truyền dân tộc
10.2. Thời kỳ thứ hai: phục hồi chức năng sinh lý
Sau khi cắt cơn, người nghiện thường rất yếu về cả thể xác lẫn tinh thần Họ cần được tiếp tục giúp đỡ để tự rèn luyện phục hồi các chức năng của cơ thể bằng cách thu hút họ vào các hoạt động như: tập thể dục, thể thao, lao động nhẹ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, từng bước cho họ tiếp xúc với xã hội, người nhà, bè bạn để dần dần đưa họ trở lại cuộc sống bình thường
10.2 Thời kỳ thứ ba: đề phòng nghiện trở lại
Đề phòng nghiện trở lại là một việc rất khó, cần có nhiều biện pháp phối hợp thật đồng bộ giữa y tế, gia đình, chính quyền và đoàn thể
Tóm lại việc cai nghiện ma túy là một công việc hết sức khó khăn nhưng hoàn toàn có thể làm được chỉ cần người nghiện có quyết tâm cao, kiên trì, có trách nhiệm với bản thân và
tự giác thực hiện phương pháp điều trị của thầy thầy thuốc
II/ Chủ trương và biện pháp của đảng, nhà nước và nhân dân ta về vấn đề phòng chống, kiểm soát ma túy :
Trang 342 Luật hình sự về ma túy:
Trong Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 có 3 điều qui định về các hành vi tội phạm có liên quan đến ma túy như:
- Điều 97 về tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
- Điều 116 về tội buôn bán hoặc tàng trữ hàng cấm
- Điều 203 về tội tổ chức dùng chất ma túy
Nội dung chính của các điều trên là:
+ Ma túy là thứ hàng hóa đặc biệt được nhà nước độc quyền quản lý, cấm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển
+ Những người có hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu khung hình phạt tương ứng Khung hình phạt cao nhất của tội nêu trên là 20 năm hoặc chung thân
+ Những hành vi tổ chức dùng chất ma túy bị coi là tội phạm Những người dùng và nghiện được xem là nạn nhân, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngày 28 tháng 12 năm 1989, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, trong đó có việc tách riêng thành một điều về ma túy -Điều 96a
Điều 96a: tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy 1- Người nào sản xuât, tàng trữ, mua bán, vận chuyển các chất ma túy trái với qui định của nhà nước thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 5 đến 15 năm a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội
c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn
d) Tái phạm nguy hiểm
Trang 353- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Điều 203: Bộ luật hình sự ghi rõ tội tổ chức dùng chất ma túy
1) Người nào tổ chức dùng chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm
2) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 3 đến
10 năm
Hành vi phạm tội và hưởng xử lý theo điều 203 Bộ luật hình sự khoản 3 ghi rõ: "Đối với người phạm tội tổ chức dùng chất ma túy phải áp dụng hình phạt bổ sung, bắt buộc là phạt tiền từ 50.000đ đến 2.500.000đ và cần áp dụng hình phạt bổ sung là quản chế hoặc cấm
cư trú từ 1 đến 5 năm cũng như tịch thu một phần tài sản Đối với vật và tiền bạc của người phạm tội đã dùng vào việc thực hiện tội phạm thì phải tịch thu, sung quĩ nhà nước hoặc tiêu hủy"
Điều 96a được đặt lại chương các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia chứng tỏ Nhà nước ta xem các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy là rất nghiêm trọng Khung hình phạt cao nhất của tội danh này đã được nâng lên mức cao nhất: tử hình
Mặc dù điều 96a qui định rõ các hành vi sản xuât, tàng trữ, mua bán, vận chuyển các chất ma túy là hành vi phạm tội, nhưng danh mục các chất ma túy bao gồm những chất gì, cho đến nay nhà nước vẫn chưa xác định và ban hành Để hướng dẫn áp dụng điều 96a và điều 203 Bộ luật hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toa án nhân dân tối cao và Bộ nội
vụ đã thống nhất ban hành Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 31 tháng 8 năm 1996 Nội dung chủ yếu là đưa ra danh mục một số chất ma túy và liều lượng ma túy tương ứng với hình phạt (nếu ai có hành vi phạm tội)
Các chất ma túy nêu ở điều 96a và điều 203 Bộ luật hình sự bao gồm: quả cây thuốc phiện; lá, hoa quả, cây cần sa; lá cây côca và các chế phẩm từ các loại cây này như nhựa thuốc phiện (opium), nhựa tinh dầu cần sa (canabis) heroin, cocain ở dạng thô hoặc tinh chế; các loại thuốc tân dược gây nghiện như morphin, codein, pethidin doglargan, dolosan, amphetamin, methamphetamin, diazepan, xedusen, valium; các tiền chất như ephedrin, pseudoephedrin dùng để tổng hợp các chất ma túy
Trang 36Vấn đề khá quan trọng mà một số người dân còn chưa hiểu rõ là có chất ma túy hợp pháp hay không? Một số người cho rằng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ có chất gây nghiện
là ma túy hợp pháp, nhưng thực tế những thuốc tân dược này vẫn bị kiểm soát gắt gao và hình thức "kê toa" là hình thức kiểm soát Nếu như theo định nghĩa ma túy là chất gây nghiện thì trong thực tế có một số chất gây nghiện được bán tự do, hợp pháp như rượu, thuốc lá
Hiện nay, theo Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam-1999, các qui định về loại tội phạm liên quan đến ma túy dược thể hiện ở chương VIIA, ĐIỀU 185, qui định rõ: người trồng cây á phiện, cần sa người nghiện ma túy đều là vi phạm pháp luật chứ không chỉ là nạn nhân
Các cơ quan lập pháp của nhà nước ta đã chuẩn bị dự thảo Luật phòng chống và kiểm soát ma túy và làm các thủ tục để nhà nước ta tham gia các Công ước quốc tế về ma túy sắp tới đây, dự thảo này sẽ được trình để quốc hội thông qua Đó sẽ là Luật về ma túy đầu tiên ở nước ta làm cơ sở pháp lý để các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức kinh tế, xã hội và mọi công dân thực hiện và thi hành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống và kiểm soát ma túy, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh
3 Thái độ đối với người nghiện:
- Gia đình, đoàn thể, bạn bè không nên xa lánh người nghiện, phải thương yêu và hết lòng chạy chữa cho họ, không được che dấu người nghiện, sớm kịp thời phát hiện người nghiện, kiên quyết chữa trị cai nghiện ngay sẽ đạt hiệu quả cao Trong thời gian cai nghiện nên thăm hỏi, xóa di những mặc cảm cũ, tạo lòng tin vào việc lập lại cuộc đời
- Sau khi cai nghiện về, gia định, địa phương tiếp tục gần gũi, động viên, theo dõi giúp đỡ họ công ăn, việc làm để sinh sống bình thường, lành mạnh
- Đối với người không chịu cai nghiện, tái nghiện nhiều lần ta không coi là nạn nhân của tệ nạn xã hội mà là tội phạm phải xử lý theo pháp luật
4 Những chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy ở các trường học từ 1996 - 2000:
Trang 374.1 Phòng chống tệ nạn ma túy là một công việc khó khăn, phức tạp Gần đây tệ nạn
ma túy có chiều hướng lan mạnh vào các trường học Vì vậy phải tiếp tục đẩy mạnh giáo dục phòng chống ma túy, góp phần tích cực thực hiện kế hoạch tổng thể phòng chống và kiểm soát ma túy đã được chính phủ phê duyệt năm 1995, cụ thể là:
4.1.1Tiếp tục làm cho cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên các trường học quán triệt mục tiêu cơ bản của kế hoạch này cũng như của giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy Riêng đối với giáo viên, bên cạnh việc nâng cao nhận thức về giáo dục phòng chống ma túy, cần bồi dưỡng năng lực giáo dục phòng chống ma túy trong nội khóa và ngoại khóa
4.1.2 Xây dựng một chương trình giảng dạy thường xuyên với chủ đề phòng chống tệ nạn ma túy để sử dụng trong nội khóa qua một số môn học và hoạt động ngoại khóa ở các trường học
4.1.3 Tiến hành thí điểm giáo dục phòng chống ma túy ở một số trường học thuộc các vùng có cây thuốc phiện và ở một số thành phố lớn, sau đó mở rộng từng bước việc giáo dục phòng chống ma túy ra tất cả các trường học trong cả nước
4.1.4 Tiến hành điều tra cơ bản về tình hình nghiện ma túy trong trường học, trên sơ
sở đó phát động phong trào phát hiện, tố giác tội phạm có liên quan đến ma túy; kết hợp với việc làm trong sạch môi trường trong trường và xung quanh các trường học, khu tập thể, ký túc xá
4.2 Giáo dục phòng chống ma túy ở trường học được tiến hành qua con đường sau: 4.2.1 Thông qua việc tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào một số môn học Đó là những luôn có nội dung liên quan nhiều đến nội dung giáo dục phòng chống ma túy như các môn Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục sức khỏe, Tiếng Việt ở tiểu học; các môn Sinh, Giáo dục công dân, Kỹ thuật nông nghiệp, Văn ở trung học cơ sở và trung học phổ thông Hình thức này có tác dụng nâng cao sự hiểu biết của học sinh về những vấn đề có liên quan đến ma túy, từ đó là cơ sở cho việc hình thành thái độ và chi phối hành động
4.2.2 Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường và ngoài trường như: điều tra tình hình hút thuốc phiện và thuốc lá, xem và tổ
Trang 38chức triển lãm, nghe nói chuyện về ma túy, tham gia các phong trào chống tệ nạn xã hội Kinh nghiệm đã tiến hành trong thời gian qua cho thấy: việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, nhất là các hoạt động cùng với nhân dân có tác dụng to lớn trong việc hình thành, củng
cố thái độ và hành động đúng đắn của người học
4.2.3 Thông qua việc dạy học một giáo trình riêng về những vấn đề cơ bản của ma túy, về chính sách phòng chống ma túy của Đảng và Nhà nước Giáo trình này có tác động khắc sâu những hiểu biết về ma túy, củng cố nhận thức và tạo điều kiện để làm nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến cho đông đảo nhân dân Hình thức này chủ yếu áp dụng cho sinh viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề và trong khu vực giáo dục thường xuyên
4.3 Nội dung tích hợp giáo dục phòng chống ma túy ở các môn học được trình bày trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên học về giáo dục phòng chống ma túy Nhìn chung có 3 mức
độ tích hợp như sau:
4.3.1 Liên hệ đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của việc giáo dục phòng chống
ma túy khi dạy một vấn đề của nội dung một môn học nào đó Mức độ này được áp dụng nhiều và ở tất cả các môn học
4.3.2 Lồng ghép một vài đơn vị tri thức về giáo dục phòng chống ma túy vào nội dung của một bài học thích hợp của một môn học
4.3.3 Cấu trúc lại nội dung bài học, đưa thêm đơn vị kiến thức về giáo dục phòng chống ma túy vào bài học; đơn vị kiến thức này trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học
Trong khi tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào một số môn học cần chú ý đến những điểm sau:
+ Cần vừa bảo đảm những nội dung cơ bản của giáo dục phòng chống ma túy phù hợp với bài học, vừa bảo đảm đặc trưng, tính hệ thống của các đơn vị kiến thức của bài học;
+ Tiến hành một cách tự nhiên, không gò bó
5 Vấn đề tổ chức thực hiện giáo dục phòng chống ma túy ở trường trung học phổ thống và sư phạm:
Trang 395.1 Việc tổ chức thực hiên giáo dục phòng chống ma túy ở trường phổ thông trung học
Với học sinh trung học phổ thông ở lứa tuổi đầu thanh niên, việc giáo dục về những vấn đề bức xúc, có quan hệ đến tương lai của đất nươc là rất quan trọng Kinh nghiệm những năm gần đây cho thấy: khi thế hệ trẻ ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông chưa được giáo dục đủ để tự mình có những quyết định đúng đắn về thái độ và hành vi trước những vấn đề xã hội nói chung, thì dễ suy nghĩ và hành dộng một cách bột phát, thiếu chín chắn Vì vậy, giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh phổ thông cần được tiến hành nhằm đạt những yêu cầu sau đây:
5.1.1 Làm cho học sinh hiểu rõ bản chất của ma túy, tác hại của việc sử dụng ma túy cùng những nguyên tắc và giáo dục phòng chống ma túy
5.1.2 Trên cơ sở đó hình thành và củng cố ở học sinh tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn trước những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến ma túy
5.1.3 Từ đó xây dựng lối sống lành mạnh, cam kết tham gia giáo dục phòng chống ma túy và tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng tham gia giáo dục phòng chống ma túy
Giáo dục phòng chống ma túy ở trường trung học phổ thông có những đặc điểm sau đây cần chú ý:
- Nội dung các môn học ở trung học phổ thông có liên quan trực tiếp đến các vấn đề
ma túy (Sinh, Giáo dục công dân, Kỹ thuật nông nghiệp) chứa đựng các thông tin có độ sâu
về khoa học Khi tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma túy vào nội dung môn học, cần bảo đảm giữ vững tính khách quan, khoa học của nội dung môn học, đồng thời gắn nó với cách giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tiễn
- Nhà trường cần tổ chức những hoạt động thực tiễn (như điều tra tình hình ma túy ở địa phương; tuyên truyền và phổ biến những vấn đề ma túy cho nhân dân; sáng tác và biểu diễn những bài thơ, mẩu chuyện, kịch, bài hát; tranh luận về các vấn đề có liên quan đến ma túy )
5.2 Thực hiên giáo dục phòng chống ma túy ở trường sư phạm:
Trang 40Giáo dục phòng chống ma túy ở trường sư phạm có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì trường sư phạm là nơi đào tạo nên những người được Nhà nước và nhân dân giao cho trọng trách tổ chức và hướng dẫn quá trình hình thành nhân cách của học sinh Giáo dục phòng chống ma túy ở trường sư phạm vừa có tác động đến người giáo sinh đương học sư phạm, lại tích cực chuẩn bị tác động đến chất lượng giáo dục phòng chống ma túy ở trường phổ thông
Mục đích của giáo dục phòng chống ma túy ở trường sư phạm là:
5.2.1 Làm cho giáo sinh có những hiểu biết cần thiết về các chất ma túy, tình hình tệ nạn ma túy ở nước ta, tác hại về nhiều mặt của ma túy đối với bản thân, gia đình, cộng đồng
xã hội và đất nước
5.2.2 Từ đó làm cho giáo sinh có thái độ, hành vi đúng đắn đối với việc lựa chọn một cuộc sống lành mạnh, phê phán những người xung quanh trong việc sử dụng, chuyên chở, buôn bán, tàng trữ ma túy
5.2.3 Làm cho giáo sinh có ý thức và nắm được nội dung, phương pháp giáo dục phòng chống ma túy sẽ thực hiện ở trường phổ thông sau khi tốt nghiệp sư phạm, để tuyên truyền giải thích vận động nhân dân thực hiện chính sách phòng chống và kiểm soát ma túy của Nhà nước