Đế Minh vì thế đã cho Đế Nghi thay mình, cai trị ở phương Bắc, còn Lộc Tục thì được phong làm Kinh Dương Vương, cai quản vùng phía Nam, gọi là nước Xích Quỷ.. Kinh Dương Vương có tài xuố
Trang 1Cuộc kì ngộ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ
Nay xin theo Hồng Bàng thị truyện (Truyện họ Hồng Bàng) trong Lĩnh Nam chích quái, giới thiệu cuộc kì ngộ giữa Lạc
Long Quân với Âu Cơ như sau :
“Cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi Đế Minh nhân đi tuần thú phương Nam, tới miền Ngũ Lĩnh; gặp con gái bà Vụ Tiên, đem lòng yêu thích rồi cưới về, sinh ra Lộc Tục Lộc Tục dung mạo đoan chính, tuổi nhỏ đã thông minh, nhanh nhẹn Đế Minh lấy đó làm sự lạ, bèn truyền ngôi cho, nhưng Lộc Tục cố nhường cho anh là
Đế Nghi chớ quyết không dám nhận Đế Minh vì thế đã cho Đế Nghi thay mình, cai trị ở phương Bắc, còn Lộc Tục thì được phong làm Kinh Dương Vương, cai quản vùng phía Nam, gọi là nước Xích Quỷ
Kinh Dương Vương có tài xuống thủy phủ, nhân đó, lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm Sùng Lãm tức Lạc Long Quân, sau thay cha trị nước, còn Kinh Dương Vương không rõ đi đâu
Lạc Long Quân chỉ cho dân cách cày cấy, dạy cho dân cách ăn mặc Nước nhà từ đó mới có thứ tự vua tôi trên dưới, có luân thường của cha con, vợ chồng Lắm lúc Lạc Long Quân trở về thủy phủ mà trăm họ vẫn được yên vui Hễ dân có việc, cứ gọi Lạc Long Quân rằng:
- Bố ơi, sao không về cứu chúng con
Thế là Lạc Long Quân liền trở về ngay (Người Việt gọi phụ là cha hoặc bố, gọi quân là vua như vậy) Sự oai linh cảm
ứng của Lạc Long Quân, không ai có thể lường được
Sau, Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai Nhân thấy phương Bắc bình yên vô sự, nhớ chuyện ông mình là Đế Minh đi tuần thú phương Nam mà gặp được tiên nữ, Đế Lai bèn sai kẻ bề tôi thân cận là Xuy Vưu thay mình giữ nước, rồi đi tuần
du xuống nước Xích Quỷ ở phương Nam Đến nơi, Đế Lai thấy Lạc Long Quân đã về thủy phủ, trong nước kể như vô chủ, bèn cho con gái yêu của mình là Âu Cơ cùng những kẻ theo hầu ở lại nơi hành tại, còn mình thì đi chu du khắp thiên
hạ, trải xem hết mọi thắng cảnh, thấy đủ hoa thơm cỏ lạ, chim hay, thú hiếm, sừng tê, ngà voi hoặc đồi mồi, bạc vàng, châu báu hoặc trầm hương, quế… cùng mọi thứ sơn hào hải vị Nhân thấy khí hậu bốn mùa mát mẻ, không nóng cũng không lạnh, Đế Lai lòng những yêu thích mà quên cả chuyện trở về Nhân dân nước Nam khổ vì sự phiền nhiễu, không còn được yên lành như trước, ngày đêm mong ngóng Lạc Long Quân trở về, bèn cùng nhau cất tiếng gọi rằng:
- Bố ơi, bố ở đâu, hãy mau về cứu chúng con
(Lạc) Long Quân bỗng chốc trở về, thấy Âu Cơ đang ngồi một mình, dung mạo tuyệt đẹp, lòng những yêu thích, bèn hoá phép, biến thành một chàng trai hình dáng xinh đẹp, tả hữu và trước sau có rất đông kẻ hầu người hạ, tiếng nhạc vang đến tận nơi hành tại mà Âu Cơ đang ngồi Âu Cơ thấy (Lạc) Long Quân, lòng cũng xiêu xiêu (Lạc) Long Quân bèn đón (Âu Cơ) về Long Trang
Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, bèn sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ, nhưng (Lạc) Long Quân có phép thần, biến hoá trăm hình ngàn vẻ, đủ yêu tinh ma quỷ, rồng, rắn, hổ, voi khiến cho kẻ đi tìm sợ hãi, không dám sục sạo Đế Lai vì thế phải về phương Bắc”
LỜI BÀN:
Không thể nói khác hơn, rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã có một cuộc kì ngộ Người từ phương xa, theo cha
đi chu du khắp cõi, tình cờ dừng bước ở đất Xích Quỷ Người làm vua một phương, được dân thương mà gọi là
bố Xứ sở chẳng cùng, tuổi tác cách biệt, thế mà vừa gặp đã rung động về nhau Lạ thay!
Trang 2Xét về thế thứ, Lạc Long Quân và Đế Lai là anh em con chú con bác với nhau Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, tức
là lấy con gái của anh con nhà bác vậy Có người nhân đó mà nghiêm phê rằng, luân thường đạo lí đảo điên, mối họa cho thiên hạ thật khó mà lường được Song, lấy khuôn mẫu đạo đức hiện thời để xét đoán hành vi của thiên cổ, trong chỗ ngỡ như đúng, cái sai đã chất chứa sẵn rồi
Đọc sách đâu phải chỉ đọc chữ trong sách Ngàn xưa vẫn thế, nỗi tâm sự cần kí thác, thường hay nằm ở giữa những dòng chữ hoặc ở sau những dòng chữ đó thôi Sử cũ vẫn nhấn mạnh mối thâm tình của các nhóm thuộc Bách Việt Chừng như chuyện này muốn tỏ rằng vốn dĩ, tất cả đều chung máu mủ ruột rà Ngẫm mà xem!
(Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo Dục)