Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát nguồn truyện dân gian Khmer Nam bộ tập trung đi sâu vào truyện dân gian Khmer ở Nam bộ. Từ đó, luận văn xây dựng diện mạo của truyện dân gian Khmer một cách có hệ thống từ cách phân loại đến hệ thống cốt truyện, môtíp và chỉ ra đặc điểm của truyện dân gian Khmer.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN THỊ NHƯ UYÊN
KHẢO SÁT NGUỒN TRUYỆN DÂN GIAN
KHMER NAM BỘ
Chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học
Thành Phố Hồ Chí Minh – 2006
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài – mục tiêu nghiên cứu
Với dân số khoảng một triệu người, dân tộc Khmer là bộ phận tộc người chiếm một tỉ lệ khá lớn trong cơ cấu dân cư ở Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng Xét về mặt lịch sử, qua quá trình cộng cư với các dân tộc khác, tuy có tiếp thu những yếu tố văn hóa của những dân tộc anh em, chủ yếu là người Việt, họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa đã định hình từ rất sớm của mình mà trong đó kho tàng truyện cổ góp vai trò quan trọng tạo nên sắc thái văn hóa riêng biệt của tộc người
Điều đáng chú ý nữa là từ nhiều thế kỷ qua, Phật giáo Tiểu thừa đã trở thành tập quán ăn sâu trong đời sống tinh thần và là điểm tựa về mặt tâm linh của người Khmer Nói đến văn hóa Khmer cũng có nghĩa là nói đến văn hóa Phật giáo Đời sống xã hội và văn hóa của người Khmer thấm nhuần tinh thần Phật giáo nên việc nghiên cứu văn học dân gian
Khmer nói chung hay truyện dân gian Khmer nói riêng buộc phải lưu ý đến lớp văn hóa Phật giáo Bởi vì xét cho cùng, bản sắc cá tính của truyện dân gian Khmer được hình thành
từ những yếu tố văn hóa đó mà ra Tuy nhiên dù sao thì văn học dân gian vẫn có quy luật phát triển riêng, nên tìm hiểu đặc trưng văn hóa trong phạm vi này không thể không đi từ cấu trúc loại hình của nó
Vì những lý do trên, chúng tôi xác định mục tiêu của luận văn là khảo sát nét đặc thù,
tiêu biểu về: thể loại, nội dung qua kiểu truyện, mẫu đề, nhân vật … quen thuộc của truyện
dân gian Khmer Nam Bộ trong một môi trường không gian văn hóa cụ thể để tìm hiểu mối quan hệ ảnh hưởng giữa truyện dân gian đối với văn hóa Khmer Nam Bộ
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hầu như các công trình nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ từ trước đến nay đã giúp cho chúng tôi một cái nhìn tổng quan về các khía cạnh xã hội học có liên quan đến những vấn đề: dân số, địa bàn cư trú, nguồn gốc văn hóa tộc người, giao lưu văn hóa, tín ngưỡng –
Trang 3tôn giáo, tiếng nói, chữ viết … Trong đó, các tác giả ít nhiều cũng điểm qua một số thể loại
văn học dân gian Nhưng xét cho cùng, các công trình khoa học đó chỉ dừng lại mức độ nhận xét sơ bộ các loại hình văn hóa, đặt vấn đề gợi mở là chính Riêng về vấn đề khảo sát tất cả các truyện dân gian dưới góc độ lý thuyết thể loại, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu Như vậy, hướng đi của đề tài đòi hỏi phải khảo sát lại tất cả các công trình nghiên cứu trước đó, từ các lĩnh vực văn hóa đến loại hình truyện dân gian Khmer , có liên quan
Để tiện theo dõi, chúng tôi tạm phân chia nguồn tư liệu thành 3 nhóm và có khái quát, nhận định như sau:
2.1 Nhóm tư liệu dân tộc học
Các công trình dạng này được viết theo hình thức địa chí cho nên chỉ tập trung miêu tả nét đặc thù của Nam Bộ về địa lý, thiên nhiên, các tiểu vùng, thành phần tộc người… Quá trình hình thành lịch sử, sự phân bố dân cư, sự tích hợp giữa các truyền thống tín ngưỡng, tập tục lâu đời, kho tàng văn học dân gian làm nên một vùng văn hóa Nam Bộ Vùng văn hóa đó thống nhất trong cái chung của quốc gia - dân tộc và đa dạng bởi cái riêng của tộc người Từ văn hóa vùng đó ta thấy sự tham gia của các yếu tố và đặc điểm của văn hóa địa phương và tộc người
Riêng về tộc người Khmer, các tài liệu đã cung cấp những kiến thức về địa lý môi sinh, lược sử hình thành cộng đồng, loại hình cư trú … và đời sống tinh thần, truyền thống văn hóa của họ Tại Nam Bộ, việc tụ cư của người Khmer được Nguyễn Khắc Cảnh, trong bài viết “Sự hình thành cộng đồng người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” [66, tr 218], tái hiện đầy đủ hành trình các cuộc di dân từ thời phát triển rực rỡ đến lúc khủng hoảng của đế chế Angkor (thế kỷX XV) Qua đó, ta có cơ sở để xác định nguồn gốc của những câu chuyện truyền miệng có liên quan đến sự kiện di dân này Thí dụ: Tại sao gọi là chùa Vua (ở Mỹ Xuyên – Sóc Trăng), Sóc thuyền vỡ (ở Mỹ Tú – Sóc Trăng), địa danh Bạc Liêu…?
Trang 4Trong số các công trình trên, đặc biệt chú ý là công trình Người Khmer Cửu Long của
tập thể tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan
Thị Yến Tuyết [71] Công trình này có 4 chương trong đó chương 3 là chương “Văn học và
nghệ thuật của người Khmer tỉnh Cửu Long” Đây là chương cần thiết cho việc khảo sát nhưng vì yêu cầu chính có tính chất định hướng cho nội dung của tập sách là nêu bật truyền thống đoàn kết Việt – Khmer nên chương này ít nhiều chỉ đề cập đến truyện kể dân gian Khmer với quá trình phát triển lâu dài góp phần tạo nên bản sắc thẩm mỹ riêng của tộc người Nhìn chung, công trình này cho ta thấy thiết chế xã hội Khmer truyền thống được xác lập từ tập quán văn hóa dân tộc cộng với định chế Phật giáo Tiểu thừa Cạnh đó, đối với người Khmer, hấp dẫn hơn cả là khối văn vần (Kâmnap = vần và thơ) Nó ngự ngay trong lòng cuộc sống Khmer và là hình thức thể hiện của rất nhiều thể loại văn nói có liên quan đến các trường hợp cảm xúc hay ứng xử khác nhau trong sinh hoạt hằng ngày của người dân Sự “rộng đường” như vậy đã làm cho tỉ lệ văn vần (tục ngữ, ca dao, dân ca…) chiếm số lượng nhiều và được xem xét, phân tích kỹ lưỡng trong chương 3 hơn là lý giải các vấn đề liên quan đến cấu tạo thể loại của các tác phẩm văn xuôi dân gian như mục đích mà luận văn đặt ra Cho nên với chúng tôi, chương này chủ yếu là tiền đề, cơ sở lý luận giúp chúng tôi tiến hành khảo sát đề tài
2.2 Nhóm tư liệu điều tra xã hội học
Nhóm tư liệu này khá dồi dào, không chỉ miêu tả các biểu hiện văn hóa – xã hội mà còn đi sâu tìm hiểu bản sắc văn hóa – xã hội của tộc người Khmer; để rồi từ đó ta có thể thấy yếu tố bền vững suốt tiến trình lịch sử của đồng bào người Khmer… Đặc biệt, về sự ảnh hưởng của tôn giáo trong phong tục tập quán của người Khmer, hai tác giả Thạch Voi – Hoàng Túc đã nhấn mạnh: “Tổ chức xã hội của người Khmer là một tổ chức xã hội Phật giáo Tiểu thừa Mỗi ấp đều có một ngôi chùa, tất cả dân trong ấp đều chịu sự điều khiển của nhà chùa Do đó, phong tục tập quán đã liên quan đến tôn giáo và ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật” [74, tr 85] Tiếc rằng bộ phận tư liệu này chưa quan tâm
Trang 5đúng mức vai trò truyện dân gian trong đời sống tinh thần, tôn giáo của người Khmer mà việc tìm hiểu cuộc sống của tộc người Khmer được xây dựng, hoàn thiện theo tinh thần Phật giáo cũng là một cơ sở khoa học giúp ta đánh giá nguồn truyện dân gian một cách khách quan
2.3 Nhóm tư liệu văn học dân gian
2.3.1 Các công trình sưu tầm truyện dân gian Việt Nam nói chung
Từ nửa đầu thế kỷ XX có một số công trình đề cập đến truyện dân gian Khmer, nhưng
phải đến Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi [4], người ta mới bắt đầu
quan tâm văn học dân gian Khmer như là đối tượng nghiên cứu trực tiếp Về sau có thêm
một số công trình như Truyện dân gian Việt Nam (NXB Giáo Dục) [77], Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam do Lữ Huy Nguyên và Đặng Văn Lung biên soạn [47], Truyện kể dân gian Nam Bộ của Nguyễn Hữu Hiếu [19], Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ của Nguyễn Văn
Hầu [17] Các công trình sưu tầm – biên soạn trên nhằm giới thiệu một vùng văn học dân gian quan trọng của nước ta: Nam Bộ Hầu hết các công trình này đều tập trung đề cập đến
hai hệ thống thể loại lớn: tự sự và trữ tình Trong số đó phải kể đến Chuyện kể địa danh của
Vũ Ngọc Khánh [27] vì nó gợi cho chúng tôi một số kiến thức về loại hình truyện địa danh Đó là những truyện có giá trị nhất định để có thể từ đó mà sắp xếp lại một số truyện địa danh theo đúng thể loại hơn
Có thể dễ dàng thấy rằng các tư liệu trên đây đã thực sự chú ý đến bộ phận tự sự dân gian Khmer như truyền thuyết lịch sử, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn Vè, tục ngữ và câu đố thuộc nhóm thể loại văn vần tự sự cũng hiện diện Cách nhìn này đã bắt đầu chú ý cơ cấu chung về mặt thể loại và chúng tôi cho rằng ít nhiều cách nhìn này cũng gợi lên được đôi điều về cá tính của loại hình tự sự dân gian
2.3.2 Nhóm các công trình sưu tầm về truyện dân gian Khmer Nam Bộ
Như đã nêu trên, có một số công trình đã đề cập đến lĩnh vực hẹp – truyện dân gian
và trong số đó, những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài mà chúng tôi quan tâm là Thơ
Trang 6Mênh Chây, Chàng Cuội, Chàng Cu do Lan Đình sưu tầm [11], Trạng Đông Nam Á của
Trương Sĩ Hùng, Nguyễn Đức Hiền, Đào Văn Tiến [23] Song đáng chú ý hơn cả là các tập
Truyện dân gian Khmer Nam Bộ [60], Truyện cổ Khmer Nam Bộ [58], Truyện dân gian Khmer [59] do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm và biên soạn Có thể nói đây là các công trình có
giá trị khoa học, đề cập trực tiếp đến từng thể loại truyện dân gian Khmer Nam Bộ
Tuy nhiên, như đã nói trên, căn cứ vào các nguồn tư liệu, việc nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về nguồn truyện của tộc người này thì chưa có công trình nào thực hiện Ngay cả Lê Trung Vũ trong “Mấy ý kiến về văn học dân gian Khmer Nam Bộ” (Tạp chí Văn Nghệ dân gian 8 -1978) đã chỉ ra bối cảnh của nền văn hóa truyền thống tạo điều kiện cho nguồn văn học dân gian biểu hiện sức mạnh “bằng tính đa dạng và sự có mặt đầy đủ thể loại” nhưng sau khi liệt kê ra các thể loại, tác giả chỉ đi sâu vào phân tích, trình bày sự phát triển về thể tài, đề tài của dân ca Khmer Đối với nguồn truyện dân gian thì tác giả chỉ tìm hiểu về các dạng tồn tại vật chất của văn bản (trên lá thốt nốt, trên mặt gối, trong nghệ thuật tạo hình), hình thức diễn xướng (trong lao động, nghi lễ…) Trong lúc đó thi pháp thể loại lại không được chú trọng nghiên cứu
Theo chúng tôi, đáng lưu ý hơn cả là bài “Vài nét về truyện cổ Khmer Nam Bộ” của Huỳnh Ngọc Trảng đăng trong Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh số 165 (20.03.1981) Ở đây, tác giả chú trọng cách phân loại và đã phân biệt rất cụ thể các loại truyện: truyện về khai thiên lập địa(1), truyện ma quỉ hoang đường(2) ; truyện về tôn giáo thì có tiên thoại(3), tôn giáo thoại(4), tiểu sử các Bồ tát, Phật Thích Ca(5) … Bài viết này, thực sự đã đặt ra hướng tiếp cận truyện dân gian Khmer
3 Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở khảo sát nguồn tư liệu nêu trên, luận văn tập trung đi sâu vào truyện dân gian Khmer ở Nam Bộ Chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu của luận văn là: xây dựng
Trang 7diện mạo của truyện dân gian Khmer một cách có hệ thống từ cách phân loại đến hệ thống cốt truyện, môtíp và chỉ ra các đặc điểm của truyện dân gian Khmer
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
-
-
- Khảo sát toàn bộ các truyện dân gian được chọn lọc từ các nguồn tư liệu; so sánh – đối
chiếu giữa các tư liệu để tìm xem quá trình vận động của thể loại tác phẩm Việc đối chiếu
so sánh giữa các thể loại là nhằm để tìm hạt nhân chi phối các đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật của nó
- Phân loại theo các hệ thống: thể loại, đề tài, kiểu truyện, … để tìm xem cơ cấu của nó
trên các cấp độ khác nhau
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Trước hết, luận văn tập trung khảo sát các hệ thống thể loại truyện dân gian Khmer Do đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến nguồn tài liệu về truyện dân gian Khmer được công bố từ trước đến nay từ nguồn trung ương đến nguồn ở địa phương Với những truyện sưu tầm, tuyển chọn và dịch trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ khảo sát và đối chiếu với tư liệu sẵn có Song đối với người Khmer, bởi các hình thức văn vần được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cho nên khi xác định đối tượng nghiên cứu là
nguồn truyện dân gian, chúng tôi chủ yếu khai thác các văn bản truyện mà chưa có điều
kiện so sánh, tham khảo thêm hình thức diễn đạt của nó bằng văn vần
4.2 Chúng tôi chọn khu vực nghiên cứu là địa bàn cư trú của người Khmer ở miền Tây Nam Bộ và để tìm điểm tham chiếu cụ thể từ một địa bàn tiêu biểu cho không gian văn hóa của người Khmer Nam Bộ nên với địa bàn rộng lớn này chúng tôi tập trung đi sâu vào một điểm _ tỉnh Trà Vinh Tỉnh lỵ này là một vùng tụ cư lớn và ổn định khá sớm của người Khmer Nam Bộ, khá đặc trưng về mặt văn hóa so với các cộng đồng Khmer ở địa bàn khác
Chú thích: Người Khmer gọi là
(1): rương a-sti-tiếp (2): rương pơ-ro-đích (3): rương tê-vôk-tha (4): rương pa-pặc-căm (5): rương sấc-sa-na
Trang 8Như vậy, trên thực tế, đề tài này chỉ đi sâu khảo sát truyện dân gian của một địa bàn cư dân Khmer tiêu biểu Chúng tôi cho rằng có thể từ đấy hình dung thêm được những tổ chức, cơ cấu văn hóa đồng dạng chung của người Khmer ở Nam Bộ
4.3 Về các bản dịch, chúng tôi tôn trọng những tên riêng tiếng Khmer (ở đầu đề cũng như trong nội dung truyện) và chấp nhận những bản dịch có vài chỗ “thoát nghĩa” do có nhiều từ cổ không thể chuyển ngữ được trong quá trình dịch thuật
Các Phật thoại, tích truyện về Đức Phật hay có liên quan đến đạo Phật, ít nhiều mang
ý nghĩa hoằng giáo cũng sẽ được lưu ý trong quá trình khảo sát
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp điều tra xã hội học khách quan
Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã thực hiện những chuyến điền dã, thực địa Chúng tôi tập trung khai thác khía cạnh sở trường của các đối tượng như: dân thường, cư sĩ, trí thức … người Khmer bằng cách phỏng vấn, quan sát, tham dự
Ngoài nguồn truyện dân gian Khmer được lưu giữ qua văn bản viết, chúng tôi cố gắng tìm hiểu thêm mặt biểu hiện sinh động của truyện dân gian trong sinh hoạt Với phương pháp này, chúng tôi có thể bổ sung, tham khảo thêm một số tư liệu mới, một số quan điểm khác để có thể thuận tiện cho việc nhận xét, đánh giá
5.2 Phương pháp thống kê – phân loại
Có nhiều hệ thống tiếp cận Ở đây, chúng tôi chọn phương pháp khảo sát theo đề tài, kiểu truyện để tìm hiểu đặc thù của truyện dân gian Khmer
5.3 Phương pháp so sánh
Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành so sánh truyện dân gian Khmer Nam Bộ với truyện Campuchia và truyện người Việt để tìm những tương đồng và dị biệt trong sáng tác dân gian Đồng thời, chúng tôi cũng tham chiếu thêm những nét đặc trưng và phổ biến về văn hóa Phật giáo trong các nền văn hóa của cộng đồng văn hóa Đông Nam Á để trên cơ sở ấy có thể thấy rõ thêm đặc thù văn học dân gian tộc người Khmer ở Nam Bộ
Trang 96 Đóng góp mới của luận văn
Kế thừa có chọn lọc những công trình của những người đi trước, cùng quá trình khảo sát thực địa vùng dân tộc Khmer Trà Vinh, chúng tôi mong có được một số đóng góp như sau:
- Trên cơ sở những tư liệu sưu tầm được, có thể bổ sung, đính chính và nhất là xác định nguồn gốc của một số truyện dân gian Khmer mà ở các tài liệu trước chưa được rõ ràng Luận văn hy vọng sẽ góp thêm nguồn tư liệu mới, giúp cho việc nghiên cứu văn học dân gian Khmer theo phương pháp tích hợp các ngành khoa học nhân văn
- Giới thiệu một số biểu hiện văn hóa thể hiện qua các nguồn truyện của tộc người Khmer Nam Bộ
- Bước đầu xác lập nét đặc thù của nguồn truyện Khmer ở Nam Bộ so với nguồn truyện cổ của các dân tộc anh em khác trên địa bàn cư trú phía Nam
7 Kết cấu của luận văn
Theo nhiệm vụ đặt ra, ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương tập trung vào các vấn đề sau:
- Chương 1: Một số đặc điểm về văn hóa của người Khmer Nam Bộ
- Chương 2: Tình hình tư liệu
- Chương 3: Khảo sát nguồn truyện dân gian Khmer Nam Bộ
Trang 10CHƯƠNG 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER
NAM BỘ
Từ xưa, các dân tộc Việt, Hoa, Chàm, Khmer đã cùng cư trú bên nhau, khai thác đất đai, xây dựng cộng đồng … và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc mình trên vùng đất Nam Bộ Đây là vùng đất có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng được xem là đầu cầu, cửa ngõ của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, của lục địa và hải đảo nên rất sớm trở thành địa bàn sinh tụ của các tộc người này trong lịch sử
Chúng ta biết rằng bên cạnh khối cộng đồng người Việt đông đảo, đến cư trú muộn ở các vùng Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tri Tôn, đồng bào Khmer vốn được xem là cư dân bản địa sinh tụ từ lâu đời Người Khmer quần tụ trong các phum – sóc được thiết lập trên các giồng đất cao, bao quanh các ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa giữa những hàng cây sao cao vút Tộc người này đã có một bề dày lịch sử văn hóa, tổ chức xã hội và chữ viết Pali lâu đời, ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Ấn Độ Từ thế giới quan còn mang đậm màu sắc Phật giáo Tiểu thừa vàø tư duy lưỡng nguyên, người Khmer đã tạo nên một truyền thống văn hóa phong phú Những kiến trúc đền chùa nguy nga thể hiện các môtip Reahu, tượng tròn, tượng 4 mặt, chim thần, rắn thần, các dạng thức phù điêu của người Khmer mang cá tính và phong cách riêng Ngoài ra, người Khmer còn sáng tạo ra nhiều loại hình ca vũ, điệu hát, kịch múa, kịch hát độc đáo Tất cả các dạng thức văn hóa trên vẫn còn hiện tồn đến ngày nay như một bằng chứng sống động
Trong số văn hóa vật thể và phi vật thể đó, đáng lưu ý là các văn bản cổ trên lá thốt nốt còn tàng trữ ở các chùa Khmer và việc lưu truyền hệ thống truyện dân gian nổi tiếng như hệ truyện Thmênh-Chây, hệ truyện châm biếm xoay quanh nhân vật Alêu, nhân vật Thỏ… Chúng mãi mãi được lưu giữ trong tâm thức của những người con Khmer dù ở bất cứ nơi đâu
Trang 111.1 Một số đặc điểm về văn hóa của người Khmer Nam Bộ
Văn hóa là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, môi trường Đó là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra Trong phạm vi tiết này, chúng tôi xin phép phác qua một số nét đại cương về văn hóa truyền thống của tộc người Khmer Nam Bộ Đầu tiên là văn hóa vật chất, những việc ăn, ở, tổ chức cư trú … Sau đó, chúng tôi sẽ giới thiệu về đời sống văn hóa tinh thần với vai trò độc tôn của tôn giáo Theo chúng tôi, tất cả những biểu hiện này tác động rất lớn vào sự hình thành bản sắc truyện dân gian
1.1.1 Đặc điểm văn hóa vật chất của người Khmer Nam Bộ
Về sự hình thành cộng đồng người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, theo Nguyễn Khắc Cảnh, từ thế kỷ X trở đi, những người dân Khmer nghèo ở Campuchia khi tìm cách trốn chạy sự bóc lột hà khắc và nạn lao dịch nặng nề của giai cấp phong kiến thuộc đế chế Angkor đã di cư về vùng châu thổ sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) [66, tr.218] Tại đây, họ chiếm cứ những giồng cát lớn – do biển rút dần mà nổi lên để sinh sống Đến cuối thế kỷ
XV đầu thế kỷ XVI đã hình thành 3 vùng dân cư của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Vùng Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau
Những vùng cư trú với những giồng cát nổi như thế đã xuất hiện trong thần thoại
Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài Nó phản ánh nét đặc thù của truyện thần thoại về việc giải
thích thời khai thiên lập địa của người Khmer và lưu lại dấu ấn về không gian sinh tồn của họ
Người Khmer có tập quán cư trú tập trung theo mối quan hệ dòng họ và gia đình Họ
ở trong những ngôi nhà nền đất mái lá Kiểu nhà này có hai loại: loại nhỏ chỉ có 2 mái: mái trước ngắn, mái sau dài; loại lớn có 2 mái chính, 2 mái phụ Việc bài trí trong nhà thể hiện
Trang 12rõ tính cách dân tộc và đặc điểm kinh tế xã hội của người Khmer: nhà trên có chức năng tín ngưỡng và giao tiếp với bên ngoài, nhà kho chứa dụng cụ canh tác, hai bên là nơi ngủ của đàn ông và phía sau là buồng của phụ nữ Về mặt này ta thấy có những tương đồng với người Việt Sau này, với các cấu trúc nhà hiện đại, việc bài trí vẫn không thay đổi nhiều
Cách phục sức của tộc người này mang sắc thái cư dân nông nghiệp vừa phù hợp với phong tục, tập quán lâu đời vừa gần với người Việt trong sinh hoạt Đàn ông mặc quần cộc, áo bà ba đen (hay ở trần) và quần âu, áo sơ-mi Phụ nữ thì mặc bộ bà ba đen, búi tóc hay quấn khăn rằn Ngày nay, bên cạnh trang phục truyền thống, nam nữ thanh niên còn mặc âu phục (sơ-mi và quần tây) như quần áo của thanh niên Việt Trang phục truyền thống thuần
túy chỉ còn xuất hiện dịp lễ hội hay trên sân khấu Zukê và ở những người lớn tuổi như áo srây (áo dài cổ truyền) màu đen mặc với quần đen và chiếc khăn trắng quấn cổ Sà rông
thảng hoặc vẫn thấy xuất hiện trong phum sóc
Lương thực chính là gạo vì một điều dễ hiểu: người Khmer là cư dân nông nghiệp chủ yếu trồng lúa nước Từ gạo họ chế biến thành cơm, cháo, xôi và xay thành bột làm bánh Cơ cấu bữa ăn hằng ngày là cơm – rau – cá – tép – thịt – mắm Trong đó không thể không nói
đến món ăn đặc trưng dân tộc Khmer là: mắm prahóc (còn gọi là bồ hóc) và bún nước lèo
Mắm prahóc là loại mắm ngon mà người Khmer rất ưa chuộng, được làm bằng cá linh, tép và cơm nguội Tất cả trộn với nước muối và được nén chặt trong một cái khạp đậy kín đem phơi nắng từ 3 tháng trở lên Mắm này càng giữ lâu càng ăn ngon Nó dùng để nêm trong các món canh, nhất là nêm vào nước lèo của món bún nước lèo
Với kỹ thuật làm rất khéo tay, người Khmer có thể chế biến hàng chục loại bánh từ
các nguyên liệu như: bột gạo, bột nếp, đậu, đường, dừa… thành bánh tét (chrut), bánh dừa (xòm), bánh ú tro (kropong)… Một món cũng rất quen thuộc với người Khmer, là cốm dẹp Đó là vật phẩm dùng để cúng trong lễ Thvai Pres khe (lễ cúng trăng), một trong những lễ
hội truyền thống của người Khmer Ngoài mục đích và ý nghĩa là thể hiện tấm lòng biết ơn của con người đối với hiện tượng tự nhiên sau mỗi vụ mùa, theo truyền thuyết, lễ cúng trăng
Trang 13của đồng bào Khmer xuất phát từ câu truyện Sự tích hình thỏ trên mặt trăng, một sự tích kể
về tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca
Nếu phương tiện vận chuyển cổ truyền trên bộ của người Khmer là xe bò thì họ vận chuyển trên thuỷ bằng xuồng ba lá, ghe tam bản Và nếu cốm dẹp là món không thể thiếu
trong lễ Ok ombok thì ghe ngo cũng không thể thiếu trong ngày vui này Lễ đua ghe ngo
mang màu sắc Phật giáo Có câu chuyện kể rằng ngày xưa các vị sư đi khất thực gặp mưa gió, nước nổi mênh mông không về kịp giờ ngọ, đồng bào trong phum đua nhau ngã cây đóng bè để đưa các vị về với quan niệm ai làm việc thiện, nhất là giúp các vị sư vượt khó khăn, sẽ thành người có phước
Người Khmer ở Nam Bộ với người Khmer ở Campuchia là những nhóm tộc người có chung nguồn gốc Do những biến động lịch sử từ nhiều thế kỷ trước mà việc phân bố người Khmer rãi ra từ Campuchia đến vùng Nam Bộ nước ta Người Khmer vốn thật thà, chất phác, có khiếu thẩm mỹ, có một quá trình lịch sử oanh liệt kéo dài từ thời văn hóa Óc Eo đến thời đại Angkor … Họ say mê ca múa nhạc, đặc biệt là kịch múa cổ điển Họ có tiếng
nói chung là tiếng Khmer nhưng do sống tách biệt lâu dài với người Khmer đồng tộc ở
Campuchia và quá trình cộng cư lâu đời với người Việt nên người Khmer Nam Bộ, còn gọi
là Khmer Krom hay Khmer Dưới (để phân biệt với Khmer Kandal hay Khmer Giữa là người
Khmer ở Campuchia) có những đặc điểm riêng và trong tâm lý cảm nhận có nét khác biệt với người Khmer Campuchia
1.1.2 Đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer Nam Bộ
1.1.2.1 Phong tục, tập quán
Hình thái cư trú của người Khmer ở Nam Bộ là phum, sóc Đây chính là một tổ chức
xã hội truyền thống của họ ở vùng nông thôn mà Nguyễn Khắc Cảnh trong công trình
nghiên cứu Phum Sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long [2] đã trình bày rất rõ Từ tổ chức
cộng cư truyền thống này, ta có thể hiểu thêm các quan hệ huyết thống, hôn nhân, gia đình,
cơ sở kinh tế và sự phân hóa xã hội, các nghi lễ sinh hoạt cộng đồng của cư dân Khmer
Trang 14Trong phạm vi đề tài, chúng tôi xin nói một cách ngắn gọn về hình thức công xã nông thôn (mang dấu vết công xã gia tộc) này như sau: đó là những đơn vị cư trú và xã hội tự quản truyền thống bám sát theo một khu đất trồng trọt nhất định, chúng không phải là những đơn
vị hành chính Đứng đầu phum là Mêphum (6) Nhân vật quan trọng, được người dân công
nhận và kính trọng trong phum là A-Cha, người trở về nhà sau khi tu lâu năm ở chùa, rất
thạo kinh kệ, am hiểu các nghi thức thờ cúng Họ làm trung gian giữa tín đồ và thần thánh, giữa sư sãi và dân cư trong khu vực
Giúp đỡ nhau là tập quán của người Khmer qua những công việc như: làm nhà, cày cấy, gặt hái, cưới xin, tang lễ … Họ thể hiện sự mến khách, dù thân hay sơ, với cách đối đãi tử tế, chu đáo Phong tục tốt đẹp, mà ngày nay còn lưu ở vài nơi, là việc dựng một ngôi nhà khách ở bìa làng để khách lỡ đường có chỗ trú qua đêm và các nhà người Khmer ở ven đường cái thường đặt một thùng nước để người qua lại uống khi khát Cách chào hỏi cũng rất đặc thù, giống người Thái và người Lào, người Khmer ít khi bắt tay mà chắp hai tay trước ngực để chào Trông rất lịch sự và chân tình!
Quan hệ xã hội thì thế, còn trong gia đình? Một gia đình thường có bố mẹ và con chưa đến tuổi thành hôn Con trai hay con gái đều được quý như nhau, không có tình trạng trọng nam khinh nữ cho nên phân công lao động cũng bình đẳng giữa hai vợ chồng như gặt lúa, cấy lúa, dọn dẹp, lấy nước
Đối với dân tộc Khmer, các lễ hội và phong tục tập quán thường gắn kết vào nhau, gắn với sinh hoạt hàng ngày, với tín ngưỡng dân gian, với nghi thức của Bà la môn giáo và của Phật giáo Tiểu thừa Chúng tôi có thể liệt kê ra đây một số lễ hội truyền thống của
đồng bào Khmer Nam Bộ: Bund Chôl Chhnam thmây (Lễ Vào năm mới), Bund Sen đôn ta (Lễ Cúng ông bà), Bund Thvai pră khe (Lễ Cúng trăng), Bund Kom San Sróc (Lễ Cầu an), Pithi A pea pi pea (Lễ cưới), Bund Sop (Lễ tang)…Phần lớn nghi thức tôn giáo trong các lễ
hội đã được dân tộc hóa Gọi là “dân tộc hóa”, bởi vì ngoài yếu tố tín ngưỡng dân gian, các lễ hội còn thể hiện sắc thái dân tộc, sự gắn bó với cuộc sống, sản xuất, sinh hoạt gia đình và
(6) Mê có nghĩa là mẹ, trưởng
Trang 15cộng đồng Thí dụ như lễ Vào năm mới (Tết của người Khmer) được cử hành ở chùa trong 3 ngày Ngày thứ nhất có lễ rước Maha Sâng Kran (7) với việc mọi người đi vòng quanh chính
điện 3 vòng là theo một huyền thoại Phật giáo Thômabal và Kabil Maha Prum (còn gọi là Thần bốn mặt) Vào ngày thứ nhì, sau lễ dâng cơm cho sư sãi, tín đồ theo hướng dẫn của
Acha đã đắp những núi cát chung quanh đền thờ Phật Tập tục này cũng theo một sự tích đã lâu đời và đồng bào Khmer vẫn giữ cho đến ngày nay Lễ tắm tượng Phật, tắm cho sư sãi cao niên và ông bà cha mẹ rồi đọc kinh cầu siêu cho người đã chết … diễn ra vào ngày thứ
chức Lễ Dâng bông (những cây bông có gắn tiền do bà con trong phum sóc đóng góp)
Lễ hội của đồng bào Khmer còn nhằm góp phần giáo dục cho con người hướng thiện, hiếu thảo trong gia đình, đoàn kết trong phum sóc và trong xã hội, vui vẻ trong cuộc sống Việc giữ gìn, bảo tồn những lễ hội truyền thống phù hợp với nhận thức khoa học của thời đại giúp họ mạnh dạn xóa bỏ những nghi thức lạc hậu, tốn kém
Lễ cưới và lễ tang của người Khmer cũng có nhiều nét rất đặc thù Sau tang lễ tại nhà, người chết được đem đến chùa thiêu xác thành tro và để tro vào lọ sành, đặt ở ngay
trong những tháp ở quanh chùa, gọi là Stupa Lễ cưới thì phức tạp hơn, kéo dài đến 3 ngày
Âm nhạc được coi là một nghi thức bắt buộc của đám cưới với khoảng 130 bài nhạc cưới Chi tiết: vào buổi chiều ngày thứ 3, khi cô dâu vào phòng riêng của mình, chú rể cầm dải khăn quàng của vợ đi đằng sau cũng gắn liền với truyền thuyết: vua Preah Thông (Ấn Độ) yêu công chúa Neak (Khmer), con của rắn thần Na-ga Công chúa muốn đưa Preah Thông
Trang 16giới thiệu với vua cha, Preah Thông phải bám vào dải khăn của công chúa để xuống được dưới lòng đất Bản nhạc cưới Preah Thông có mặt cũng từ tục lệ này
Tổ chức xã hội của người Khmer là một tổ chức xã hội Phật giáo “Theo tục lệ bất cứ người con trai nào cũng phải vào chùa tu một thời gian, ít nhất là một tháng, hoặc tu đến suốt đời Việc tu học ở chùa giỏi hay dở, lâu hay mau có quan hệ đến phẩm giá và địa vị xã hội của người ấy Người không vào chùa sẽ bị mọi người khinh thường; ngược lại, người tu lâu thì được trọng vọng, kính nể” (8) Việc đi tu là một tập tục, một sắc thái văn hóa lâu đời Trước hết, tu là để trả ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ, sau là để hấp thụ kinh sách Phật giáo, văn chương, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục của dân tộc Tu cũng là một điều kiện để chàng trai lọt vào mắt xanh của một cô gái Khmer!
Thử tưởng tượng xem: qua hàng dừa và vườn cây xanh mượt, nhô lên một nóc chùa
tháp màu sắc rực rỡ và kiến trúc thanh thoát “Kon-lênh-na-mean Khmer, mean-Wuat” (Nơi nào có người Khmer, nơi đó có chùa) Người Khmer xem ngôi chùa là nơi
Kon-lênh-nưng-thiêng liêng nhất và dành phần lớn của cải cúng vào việc xây dựng và trùng tu ngôi chùa nơi họ sinh sống Ngôi chùa vốn trở thành trung tâm giáo dục của tất cả cộng đồng Khmer ở các phum, sóc Một hiện tượng rất phổ biến là nhà cửa của nhiều gia đình ở các phum, sóc Khmer tuy vẫn còn đơn sơ, tạm bợ nhưng ở giữa lại mọc lên một ngôi chùa khang trang, lộng lẫy Chánh điện để thờ Phật và tiến hành các nghi lễ tôn giáo Xung quanh chùa là sân để tổ chức lễ hội, văn nghệ, thể thao, có hội trường để hội họp, tịnh xá, thư viện, trường học Tất cả cho thấy về mặt cấu trúc, bố trí, tổ chức, chùa Khmer là một tổng thể hài hòa
phù hợp với sinh hoạt cả đạo và đời Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của Phật
giáo Tiểu thừa đối với người Khmer, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: ngôi chùa chi phối mạnh mẽ đời sống của nhân dân và tạo nên những đường nét cơ bản trong nền văn hóa của người Khmer
Theo đạo Phật, người Khmer chỉ cúng bái ở chùa Ngày giỗ, ngày Tết họ đều đến chùa cúng Cúng ở nhà thì họ có một bàn thờ nhỏ với mái che đặt trên một cây cột ở sân
(8) Huỳnh Ngọc Trảng, Tìm hiểu nội dung giáo dục của nhà chùa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
Trang 17trước nhà Đó là bàn thờ neakta (thổ thần), vị thần giữ đất có nhiệm vụ trông nom sức khoẻ và hạnh phúc cho gia chủ Thờ Neakta là tín ngưỡng thờ đá mà biểu tượng để thờ là những viên đá hoa cương được đặt trang trọng giữa bệ thờ
Tóm lại, nói đến văn hóa người Khmer là nói đến ngôi chùa Phum, sóc cũng chính là
đơn vị cư dân của chùa Ngôi chùa làm trọn 2 chức năng: đạo và đời, tâm linh và trần thế
trong đời sống của người Khmer
1.1.2.2 Ngôn ngữ – văn học Tiếng Khmer là tiếng nói phổ thông của người Khmer, dù là Khmer đồng hóa hay Khmer Thượng Nó được dùng rộng rãi trong ngữ hệ Môn – Khmer và có quan hệ nguồn gốc với nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Chàm, tiếng Miến, tiếng Ấn Độ Chữ viết Khmer ra đời rất sớm, từ thế kỷ XII Những bia ký còn lại cho thấy rõ điều đó Tới nay, hệ thống chữ viết Khmer đã cải tiến dần dần, cả về hình dáng lẫn qui tắc chính tả thể hiện rõ trình độ văn minh lâu đời, có vai trò to lớn đối với sự phát triển văn hóa Khmer, được nhân dân gìn giữ qua nhiều thăng trầm của lịch sử tộc người Trong ngôn ngữ Khmer, có
những từ bản địa và những từ vay mượn của tiếng Sancrit và Pali (9) Tiếng Khmer có những
từ gần giống tiếng Việt như: côn (con), chau (cháu), mê (mẹ), chơng (chân), đay (tay), ao
(áo)… Hiện tượng này có thể do quá trình giao lưu với người Việt nên bị Việt hóa chăng? Ngoài ra, nhờ có chữ viết, di sản văn học lâu đời của người Khmer (chủ yếu là Kinh Phật, truyện cổ tích) được lưu giữ bằng cách viết trên bia đá, trên da nai, trên lá thốt nốt và trên giấy súc Nó đã làm nên niềm tự hào dân tộc cho người Khmer
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy văn hóa Khmer lắng lại trong hình thái văn học khá đậm nét Văn học viết Khmer không nhiều nhưng văn học truyền miệng rất đa dạng Trong văn học dân gian Khmer, truyện cổ phong phú và hấp dẫn vô cùng Nội dung của truyện dân gian Khmer ví như một bức tranh khá sinh động, minh họa cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần của nhân dân, mặt khác nó là tấm gương phản ánh khá trung thực những
(9): Sancrit và Pali là những dạng chữ cổ vùng Nam Ấn
Trang 18mâu thuẫn giai cấp, những quan hệ xã hội của dân tộc Khmer Đồng thời nó cũng là tiếng nói của tình yêu nam nữ trong sáng, tình người mộc mạc, chân thật, đẹp đẽ của nhân dân
Sự tồn tại của truyện dân gian Khmer cũng mang những tính chất chung như các nền văn học dân gian của các dân tộc khác Đó là sự lưu truyền bằng miệng trong quần chúng mà chủ yếu là các Acha, Mêphum, người già, sư sãi … Mặt khác, nguồn truyện còn được lưu truyền dưới hình thức là những Phật thoại của các nghi lễ, tín ngưỡng Một điều đáng chú ý là kho truyện được ghi chép lại bằng chữ Khmer trên lá thốt nốt Những thư tịch này thường được lưu giữ ở các chùa chiền Khmer Chính nhờ những hình thức lưu truyền ấy mà truyện dân gian Khmer cho đến ngày nay vẫn còn phong phú Ngoài sự phong phú về nội dung, nó còn rất đa dạng về các thể loại Mảng tự sự dân gian này của dân tộc Khmer bao gồm đầy đủ các thể loại truyện: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười Như các dân tộc khác, mỗi khúc sông, ngọn núi, mỗi hiện tượng thiên nhiên hay sự
vật đều có sự tích (Bãi Xàu; Mưa-Gió-Mặt trời-Mặt trăng, Ao Bà Om, …) Đặc biệt, truyện về quan tòa Thỏ của người Khmer rất nổi tiếng Thỏ trở thành một quan tòa thông minh,
sáng suốt, xử kiện cho cả người, bênh vực kẻ yếu, chống lại kẻ mạnh như hổ, cá sấu Được biết, ở Campuchia, dấu hiệu của các tòa án ngày xưa đều dùng biểu tượng con thỏ
Người ta nhận thấy người Khmer có một cái “gu” tự nhiên, mang dấu ấn rõ ràng, bay bướm trong thơ ca và những cuộc đối thoại phóng tác rất nhạy bén, tài tình Không những
thế, họ còn thừa hưởng tính hài hước, châm biếm sâu cay của Thmênh Chây (tương tự nhân
vật Trạng Quỳnh của Việt Nam và Xiêng Miêng của Lào) Những mẩu chuyện về Thmênh Chây rất nhiều, mỗi thời lại thêm thắt vài chi tiết làm cho nhân vật này sống mãi trong truyện kể dân gian Khmer và dường như cũng góp phần tạo nên tính cách Khmer đậm nét
1.1.2.3 Các loại hình nghệ thuật dân gian khác Nhờ lịch sử giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ, Chăm Bà la môn, Việt, Hoa … với bối cảnh tương đồng Phật giáo Tiểu thừa Đông Nam Á, kho tàng văn hóa dân gian của người Khmer Nam Bộ rất phong phú và đặc sắc, bao chứa nhiều nét riêng Ngoài những
Trang 19truyện kể, phong tục tập quán còn phải kể đến những điệu múa Zukê, sân khấu Rôbam, những làn điệu dân ca dân vũ, những nhạc cụ điển hình (như: dàn nhạc Pân-piệt, Mơ-ho-ri, điệu hát A-giay, điệu múa Apsara, Rom-vông…) Đến các ngôi chùa Khmer ta mới thấy hết sự hoàn chỉnh và tinh vi của nghệ thuật tạo hình mà tiêu biểu là tháp Bayyon – trên đỉnh là
tượng Phật 4 mặt, mỗi mặt có một nụ cười khác nhau – được các nhà Đông phương học
người Pháp gọi là nụ cười Bayyon Nó thể hiện kết quả lao động sáng tạo của những trí tuệ
có óc thẩm mỹ cao, tài tình
1.2 Sự hòa đồng của sắc thái văn hóa Khmer với các nền văn hóa khác
Dân tộc Khmer, với những khía cạnh văn hóa độc đáo, đã làm nên một kiểu văn hóa tộc người tiêu biểu Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi đề cập đến một trong những vấn đề có liên quan đến văn hóa tộc người Khmer – vấn đề giao lưu văn hóa
Bởi vì giao lưu văn hóa có thể xảy ra trong một khu vực rộng lớn giữa các quốc gia, các chủng tộc… nên ở đây chúng tôi bàn đến sự vay mượn, giao thoa của văn hóa Khmer Nam Bộ với văn hóa Ấn Độ, nói cách khác, là sự hiện diện của văn hóa Ấn Độ, qua người Khmer, ở Nam Bộ
Tư liệu khảo cổ – lịch sử cho thấy ngay từ đầu Công nguyên, văn hóa Ấn Độ đã xâm nhập vào vùng đồng bằng sông Cửu Long thông qua Bà la môn giáo và Phật giáo Nhờ sự
sàng lọc của tính cách Khmer, nó không chiếm lĩnh mà còn bị bản địa hóa mà truyền thuyết
nói về cuộc hôn nhân giữa vương công Ấn Độ Preah Thông và công chúa rắn Khmer Neang Neak là dẫn chứng(10) Đó là truyền thuyết khởi nguyên cho nền văn hóa Khmer hiện nay Phật giáo Tiểu thừa đã thay thế Bà la môn giáo – với thế giới quan phức tạp và hệ thống đẳng cấp chặt chẽ – nhờ sự gần gũi, dễ cảm thông, chấp nhận dung hòa với những yếu tố văn hóa bản địa và tập quán địa phương (như sự hiện diện của lá phướn cá sấu – tàn dư của Tôtem giáo-hay miếu Neakta Watt… trong chùa) Đạo Phật Tiểu thừa đã khác xa với đạo Phật chính thống ở Ấn Độ và thành tôn giáo chủ đạo của người Khmer Nam Bộ từ thế kỷ XIII
Trang 20Ở một mức độ hẹp hơn, giao lưu văn hóa cũng có thể xảy ra ở những vùng trong một quốc gia nhất là khi có những điều kiện nhất định Đối với việc giao lưu văn hóa của tộc người Khmer ở Nam Bộ, chúng tôi đề cập đến môi trường hay khung cảnh địa lý nơi người Khmer cư trú là vùng đồng bằng sông Cửu Long và xem đây là điều kiện quan trọng tác động một cách sâu sắc đến quá trình giao lưu văn hóa tộc người
Đầu tiên là sự giao lưu về sinh hoạt kinh tế và văn hóa vật chất Với hình thái kinh tế
nông nghiệp lúa nước, người Khmer tìm ra hàng trăm giống lúa cổ truyền chịu phèn mặn còn người Việt thì đào kênh, xẻ mương, tháo cạn đầm lầy, người Hoa buôn bán, trao đổi, làm nghề thủ công và người Chăm thì dệt lụa, dệt vải…
Chệc bán đậu hũ cùng tương Con Mên bán rế, bán đường cà om
(Vè Thất Sơn)
Sự giao lưu còn đi vào phong tục tập quán và văn hóa tinh thần của các tộc người như
loại hình nhà sàn, tập tục mai táng, việc ăn 2 cái Tết lớn (Tết Nguyên Đán và Tết Chôl Chnam Thmây) của 3 tộc người…
Quan trọng nhất là hiện tượng song ngữ và tam ngữ trong cư dân Nam Bộ Người
Khmer, Hoa, Việt nghe – nói được tiếng của nhau và chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia một cách tự nhiên Lì xì, thèo lèo, tài công… (tiếng Hoa), cà ràn, cà ròn, xà quầng, mình ên… (tiếng Khmer) đã là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt Điều đó thể hiện mối giao hòa, quan niệm làm giàu cho vốn từ của mình qua cách vay mượn vốn từ của dân tộc anh em
Sự giao lưu về tôn giáo tín ngưỡng giữa các tộc người cũng rất rõ nét Người Khmer
không chỉ thờ cúng ông bà ở chùa như trước đây mà cũng như người Việt, người Hoa, họ lập bàn thờ ở nhà Bàn thờ Phật được người Khmer đặt ngay giữa nhà theo lối người Hoa chứ không nhất thiết quay về hướng mặt trời mọc như xưa kia Họ có tín ngưỡng Arak cũng như người Việt có tục cúng thầy pháp, người Hoa có tục thờ Bà mẹ Sanh… Ta vẫn thường thấy
(10): Preah Thông – Neang Neak được xem là truyền thuyết lập quốc của dân tộc Khmer
Trang 21Chùa của người Việt, người Khmer, Miếu của người Hoa và nhà thờ Thiên chúa giáo xen kẽ nhau ở những vùng dân cư ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu… Nhìn chung, mặc dù có những khác biệt tôn giáo nhưng không có sự phân chia, trái lại đều hội nhập trong tính cộng đồng bền vững và truyền thống khoan dung tôn giáo của các dân tộc
Điều thú vị cũng được tìm thấy nữa là sự giao lưu trên lĩnh vực văn hóa dân gian giữa
các tộc người Trên sân khấu Zukê, ngoài các tuồng tích rút từ anh hùng ca Ấn Độ
Ramayana, người Khmer dựng cả những tuồng tích từ truyện cổ của người Việt như Tấm Cám, Thạch Sanh chém chằn… và các tích “tuồng Tiều” của người Hoa như Phàn Lê Huê, Tiết Đinh San, Tam Tạng thỉnh kinh, Trụ Vương mê Đắc Kỷ…
Văn học dân gian của các dân tộc ở Nam Bộ đã đi vào đời sống tinh thần của nhau khá rõ nét Những Đơn Hùng Tín, Tiết Nhơn Quí… của người Hoa trở thành chuẩn mực trong hành động của nhân dân Nam Bộ với niềm say mê, thán phục Sự gần gũi như thế
không chỉ về hình tượng mà cả về đề tài và nội dung Người Khmer có cổ tích: Chau Sanh – Chau Thông, Niêng Mô-nô-rắc Mê-đa, Sốp-bơ-sách, Cây khế… thì người Việt cũng có Thạch Sanh – Lý Thông, Tấm Cám, Trần Minh khố chuối, Cây khế… Đồng bào Nam Bộ, có nơi, gọi Thmênh Chây trong truyện cười Khmer là Trạng Quỳnh Khmer Những điều này cho thấy
đó là kết quả của sự giao thoa, đồng cảm, tư duy sâu sắc
- “Riêng đối với người Khmer, phum, sóc là một địa vực, đồng thời là một không gian văn hóa thiêng liêng, có khả năng cố kết con người và có tác dụng kiểm tra xã hội – đạo
Trang 22đức thật hồn nhiên”(11) Quả vậy, phum, sóc có vai trò trong xây dựng cơ sở vật chất và tinh
thần vùng đồng bào Khmer, là cơ sở để xây dựng văn hóa phù hợp với đặc trưng và tâm tính người Khmer
- Trong mối giao lưu, tiếp biến văn hóa, nhất là sự hòa đồng văn hóa Việt – Khmer chắc chắn có ít nhiều tác động đến quá trình hình thành, vận động các thể loại truyện dân gian
(11) Nhiều tác giả – Đồng bằng sông Cửu Long – nghiên cứu và phát triển – NXB KHXH, Hà Nội,
1995,tr.175
Trang 23CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TƯ LIỆU
Từ lâu đã có những công trình của các tác giả trong – ngoài nước sưu tầm, biên soạn
truyện dân gian Khmer Chúng tôi dựa vào tài liệu được sưu tầm ở các giai đoạn khác nhau
rồi tiến hành so sánh với các bản dịch trực tiếp trong tài liệu tiếng Khmer và một số truyện
kể ghi nhận được từ những chuyến điền dã để xác lập một hệ thống tư liệu đầy đủ nhất làm
đối tượng khảo sát Chúng tôi ý thức rằng đây là khâu quan trọng giúp cho việc khảo sát,
đánh giá khách quan, đúng bản chất đối tượng
Với quan điểm đó, bằng cách thống kê và miêu tả trạng thái các công trình có được,
chúng tôi xin trình bày cụ thể tình hình tư liệu mà chúng tôi sử dụng trong quá trình khảo sát
đề tài
Trên cơ sở thực tế của số tư liệu hiện có, chúng tôi phân chia theo 3 mảng như sau:
2.1 Nhóm tư liệu tác phẩm
Gồm các công trình sưu tầm truyện dân gian có liên quan như: Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam [4], Truyện cổ Đông Nam Á -Campuchia [7], Truyền thuyết về truyện kể
Khmer [9], Truyện cổ dân gian Ấn Độ [13], Truyện kể dân gian Nam Bộ [19], Thần
thoại Việt Nam [21], Thần thoại Đông Nam Á [22 ], Truyện cổ Cao Miên [25 ], Chuyện
kể địa danh [27] , Truyền thuyết Việt Nam [29], Truyện cổ Campuchia [32], Truyện cổ
tích các nước vùng Châu Á [52], Truyện cổ Khmer Nam Bộ [58], Truyện dân gian
Khmer [59], Truyện dân gian Khmer Nam Bộ [60], Riêm-kê – Tình sử nàng Xê-Đa
[61], Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long [76],
[72], Truyện dân gian Việt Nam [77], Truyện Trạng Đông Nam Á: Thmênh Chây,
Trang 24Xiêng Miêng, Trạng Quỳnh [78], Tuyển tập truyện cổ tích các dân tộc ở Việt Nam [79], Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam [80]
2.1.1 Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập) [4]
- Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
- Đặc điểm: Công trình nghiên cứu đồ sộ này được công bố lần lượt trong vòng 25 năm, từ 1958 đến 1982 Đây là một chuyên đề về truyện cổ tích Việt Nam Trình bày dưới dạng tinh kết, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã chọn lọc và sắp xếp những vốn liếng cổ tích do người Việt chắt chiu, sáng tạo, gom góp từ nhiều đời
* Mục đích của công trình là giới thiệu và tìm hiểu truyện cổ tích Việt Nam trong tư
cách một sự tiếp cận hệ thống
* Công trình thể hiện công phu sưu tầm, nghiên cứu kỹ lưỡng, có hệ thống và có cơ sở khoa học của tác giả
* Phần luận giải, theo tác giả, truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam có 3 loại (thần kỳ, thế sự, lịch sử), 4 đặc điểm (yếu tố tưởng tượng; chất liệu đời sống xã hội Việt cổ; phê phán hiện thực, vai trò của phụ nữ và ước mơ hôn nhân tự do)
* Ngoài việc sưu tập 201 cốt truyện cổ tích của người Kinh, tác giả còn thu thập thêm rất nhiều cốt truyện của các dân tộc ít người ở Việt Nam để đưa vào phần khảo dị Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng các truyện mà theo tác giả là của người Khmer
Khi đưa những khảo dị (trong đó có những khảo dị của người Khmer) vào công trình, tác giả có ý đồ muốn tìm nguồn gốc của truyện cổ tích Việt Nam Nếu nguồn gốc ngoại lai là những dị bản có liên quan đến những truyện cổ tích, những huyền thoại của Trung Quốc và nhất là của Aán Độ thì việc thu hút tinh hoa kho truyện của dân tộc anh em nhất là của
người Khmer Nam Bộ có các truyện Nàng Can Tóc và nàng Song Ang Cát, truyện về những
công cuộc đào vét, xây đắp trong đó có chi tiết dùng mẹo để chiến thắng đối phương, truyện về chủ đề con thỏ ranh mãnh… Việc nhận thức lại quá khứ, nguồn gốc và sự hòa hợp dân tộc
Trang 25của truyện cổ tích trong công trình này đã giúp chúng tôi có cơ hội tận thu một số truyện dân gian Khmer Nam Bộ Cụ thể như sau:
1 Giải thích về nguồn gốc sự vật có truyện: Thần Xi va tạo ra loài muỗi, Vì sao khỉ đỏ đít
2 Giải thích sự tích đất nước địa danh: một câu chuyện kể đến tình tiết xây tháp thi và dùng mẹo để chiến thắng đối phương (không ghi tựa đề)
3 Nguồn gốc các câu ví:
Người ăn trộm và 4 cô gái, Vua Dao để giải thích câu: “Con vợ khôn lấy thằng chồng
dại”
Thơ-mênh-Chây hay lừa người: giải thích kiểu câu thành ngữ “Nói dối như Cuội”
4 Người thông minh, tài trí và sức khỏe hơn người có Chau Sanh – Chau Thông, Thầy bói với 2 ông bà già, Chàng Cơm Cháy
5 Phân xử: Nhà sư hoàn tục và 3 cô gái, Cô gái đẹp và 3 chàng trai, Người ăn trộm và 4 cô gái, Thỏ làm quan tòa lừa ma
6 Những truyện thần tiên, ma quỷ, phù phép: Truyện Ra-ma-ya-na, Hai con vật nhiệm màu
7 Đền ơn trả oán: Sóc lành – Sóc ác (hay Sự tích cây cỏ may), Nàng Can tóc và nàng Song Ang Cát
8 Truyện vui tươi, dí dỏm: Mưu đàn bà, Thơ Mênh-Chây
2.1.2 Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long [63]
- Tác giả: Đây là công trình sưu tầm – biên soạn tập thể của Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Cần Thơ
- Đặc điểm:
* Công trình tập hợp những tác phẩm văn học dân gian được sưu tầm ở đồng bằng sông Cửu Long Thuộc các dạng văn xuôi thì có truyền thuyết lịch sử, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn; văn vần thì có vè, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca
Trang 26* Điều kiện địa lý – là nơi cộng cư của nhiều dân tộc như Việt, Hoa, Khmer, Chăm – đã tạo nên một “không gian văn hóa” giao lưu giữa các tộc người nhưng công trình chỉ giới thiệu văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long của người Việt mà không giới thiệu văn học dân gian của người Khmer, Hoa, Chăm Sở dĩ chúng tôi cho rằng có 13/98 truyện trong công trình (gồm 2 truyện về địa danh, 7 truyện loài vật, 3 truyện liên quan đến lịch sử văn hóa, 1 truyện sinh hoạt) là của người Khmer là do cách ghi chú thích địa danh xuất xứ ở mỗi
truyện (Thí dụ: Sự tích ao Bà Om (Lương Hòa-Châu Thành-Trà Vinh), Chàng Sếu (Thị xã Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh)… và cũng là những truyện mà chúng tôi nghe kể trong thời gian
điền dã cũng như đọc được ở các công trình chuyên khảo khác
* Công trình có trình bày các bước tiến hành biên soạn của nhóm tác giả và điểm qua những tác phẩm sưu tầm, khảo cứu có giá trị văn học dân gian Nam Bộ
2.1.3 Truyện cổ Khmer Nam Bộ [58], Truyện dân gian Khmer [59], Truyện dân gian Khmer Nam Bộ [60]
- Tác giả: Tập truyện đầu [58] do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm và được biên soạn bởi Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Liệu, Văn Đình Huy
Hai tập truyện sau [59] [60] do Huỳnh Ngọc Trảng sưu tầm và biên soạn
- Đặc điểm:
* - Tập truyện đầu có lời giới thiệu của Ban Văn học -Viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh Đây là bài viết giới thiệu khái quát về sinh hoạt và đời sống của người Khmer Công trình có giá trị như một kho tàng truyện cổ Khmer Nam Bộ, cụ thể là những truyện được sưu tầm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ
- Công trình có 43 truyện dài và ngắn, 29 khảo dị
- Các tác phẩm là những truyện khá tiêu biểu, có chủ đề rõ ràng, có ý nghĩa xã hội sâu sắc
- Các tác phẩm được tuyển chọn và xếp theo loại thể (thần thoại, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn)
Trang 27* - Hai tập truyện sau có lời giới thiệu của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng Bài viết có tính lý luận về đặc điểm thể loại truyện dân gian Khmer đồng thời có những gợi ý cụ thể cho chúng tôi trong việc khai thác đề tài Qua đó có thể thấy thể loại, kiểu truyện, motif đã thể hiện mô hình thẩm mỹ đồng dạng giữa truyện dân gian Khmer và truyện dân gian người Việt …
- Gần như toàn bộ kho tàng truyện dân gian Khmer đã được tập hợp ở hai công trình này (có cả khảo dị) Đây là nguồn tư liệu được nhiều người nghiên cứu tin cậy, trích dẫn
- Các tác phẩm xếp theo thể loại và mỗi tác phẩm đều có ghi xuất xứ
2.1.4 Thơ Mênh Chây – Chàng Cuội – Chàng Cu [11], Trạng Đông Nam Á [23]
- Tác giả: Tập truyện đầu do Lan Đình sưu tầm, tập truyện sau của Trương Sĩ Hùng, Nguyễn Đức Hiền, Đào Văn Tiến
* Các truyện không ghi xuất xứ, ở mức độ ghi chép, sưu tầm
2.1.5 Chuyện kể địa danh [27]
- Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
- Đặc điểm:
Trang 28* Tập sách gồm những truyện địa danh gắn liền với thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, dã sử, giai thoại
* Tác giả thu thập (cả dị bản) và sắp xếp lại một số truyện địa danh đã có sẵn lâu nay, trong những truyện cổ tích, những tập địa phương chí, mẩu truyện rải rác trên các báo Căn cứ vào những chú giải của tác giả, chúng tôi thấy có các truyện dân gian sau đây là của dân
tộc Khmer: Núi Bà Đen (1 khảo dị), Ao Bà Om, Bãi Xàu (2 dị bản), Núi Bà đội om
2.1.6 Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (tập 1,2,3) [80], Huyền thoại miệt vườn [54], Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long [76], Truyện kể dân gian Nam Bộ [19]
- Tác giả: [80] do nhóm tác giả thuộc Viện Văn học tuyển chọn, [54] của Nguyễn Phương Thảo, [76] là công trình tập thể của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ, [19] của Nguyễn Hữu Hiếu
- Đặc điểm:
* Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam được cấu tạo thành 5 tập, 7 quyển Các truyện sắp xếp, phân loại theo những tiêu chí nhất quán của từng loại thể Trong mỗi loại, các truyện lại được xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C… của tên truyện Tập I (Thần thoại – Truyền thuyết), tập II (Cổ tích), tập III (Truyện cười, truyện Trạng, truyện ngụ ngôn) là những tập có liên quan đến đề tài Tuyển tập đáp ứng nhu cầu sử dụng và tra cứu văn học dân gian Ở mỗi tập truyện có bảng danh mục tài liệu tuyển chọn
Có 35 truyện dân gian Khmer ( không tính khảo dị) được tuyển chọn và đưa vào công trình Trong đó có 11 truyện thuộc thể loại thần thoại (với 3 khảo dị), 12 truyện thuộc thể
loại cổ tích, thể loại truyện cười có một hệ truyện là: Thơ Mênh Chây (gồm 5 truyện) và 11
truyện ngụ ngôn Khi tiến hành thống kê, chúng tôi phát hiện trong quá trình biên soạn và
tuyển chọn, các tác giả đã xếp hệ truyện Thơ-Mênh-Chây vào cả hai thể loại: truyện cổ tích
(tựa đề là “Men Chây Prạt”) và truyện cười (tựa đề là “Thơ Mênh Chây”) Đơn giản, chúng
Trang 29tôi xem Thơ Mênh Chây thuộc thể loại truyện cười như truyền thống và bởi nội dung mà nó
- Truyện kể về đời sống con người
- Truyện kể về đời sống của các loài vật
Công trình, trong đó có 16 truyện dân gian Khmer, cho thấy trong quá trình sưu tầm, chọn lọc và biên soạn, tác giả chú ý thích đáng đến các loại thể: thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn Các tác phẩm truyện dân gian Khmer không phải là hay nhất nhưng rất tiêu biểu
* Truyện dân gian đồng bằng sông Cửu Long
- Đây là công trình khoa học được tập thể giảng viên và sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ thực hiện trong nhiều năm trên địa bàn nhiều xã, huyện, thị xã các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Công trình giúp ích cho công việc nghiên cứu, tìm hiểu, giảng dạy văn học dân gian
- Công trình có dạng tổng hợp về tư liệu văn học dân gian ở đồng bằng sông Cửu Long, được sắp xếp thành 4 phần: Thần thoại – truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn
- Tác giả có chú ý nguồn gốc của tư liệu bằng cách ghi địa điểm nơi cung cấp Căn cứ vào yếu tố này, chúng tôi thống kê được 31 truyện dân gian Khmer Nam Bộ thuộc các thể loại Trong số đó, ngoài những truyện quen thuộc mà chúng tôi đã đọc được, có 1 số truyện
như: Trời, Người đẹp khoai lang, Cứu vật vật trả ơn – Cứu nhơn nhơn trả oán và nhiều nhất là các truyện thuộc thể loại truyện cười như Thiếu, Ăn ốc đổ vỏ, Hay quên … là những truyện
không thấy có ở những công trình chuyên khảo khác
Trang 30- Công trình hệ thống hóa toàn bộ tư liệu đã sưu tầm theo các thể loại và chủ đề của nó
* Truyện kể dân gian Nam Bộ
- Tác giả sưu tầm và biên soạn tương đối tập trung và có hệ thống
- Công trình có 95 tác phẩm, gồm những truyện tích dân gian Nam Bộ về các danh nhân, sĩ phu yêu nước, địa danh ở Nam Kỳ Lục tỉnh, về tình nghĩa, về tinh thần chống áp bức, sự đoàn kết tương thân tương ái Trong đó có 13 truyện kể Khmer (với 10 khảo dị)
* Trong các công trình , các tác giả sắp xếp tư liệu ở mỗi thể loại theo tiểu loại (có tính tương đối) hoặc thời kỳ mà tác phẩm phản ánh Có tác phẩm có cả phần tiểu dẫn
2.1.7 Chúng tôi đã thực hiện khảo sát hệ thống truyện dân gian của các nước trong khu vực để tham chiếu thêm cho các truyện Khmer Nam Bộ qua các tài liệu sau: Truyện cổ Đông Nam Á – Campuchia [7], Truyện cổ Campuchia [32], Thần thoại Đông Nam Á [22], Thần thoại Việt Nam [21], Truyện cổ tích các nước vùng Châu Á [52], Truyện cổ Cao Miên (tập 2) [25], Truyền thuyết và chuyện kể Khmer [9], Truyện tiền thân Đức Phật [3]
- Tác giả: [7] của Ngô Văn Doanh, [32] do Nguyễn Kim Liên sưu tầm, biên soạn, [21] và [22] của Trương Sĩ Hùng, [52] của Trịnh Quyết, [25] của Lê Hương, [9] do Khing Học
Dy tuyển dịch tiếng Pháp và Trịnh Thu Hồng dịch tiếng Việt, [3] do Thích Minh Châu, Trần Tuấn Mẫn, Trần Phương Lan dịch
- Đặc điểm:
* 5 tập truyện đầu, như tên gọi, là những công trình sưu tầm các truyện cổ của các nước
ở khu vực Châu Á hay vùng Đông Nam Á với đầy đủ các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười Riêng công trình Thần thoại Đông Nam Á, có 4 truyện dân gian Khmer được xếp vào loại thần thoại Ngoài ra, ở một số công trình, cách phân loại có khác nhau: kiểu truyện giải thích hiện tượng tự nhiên ở Trung Quốc xếp vào loại cổ tích, kiểu truyện thỏ chạy thi với ốc sên ở Indonesia xem là truyện cổ tích [52], các truyện cổ
Trang 31Campuchia thì hầu như trùng khít với truyện dân gian Khmer Nam Bộ trong sự sắp xếp về thể loại, nội dung, … chỉ có khác về tựa đề ở một số truyện Các công trình tập hợp khá hệ thống những tác phẩm tiêu biểu của các thể loại văn học dân gian
* Thần thoại Việt Nam là công trình viết về thể loại truyện thần thoại ở Việt Nam Tác giả, từ thực tế nghiên cứu lịch sử các tộc người, cho rằng truyện thần thoại Việt Nam là truyện phản ánh một thực tế về tiến trình hình thành quốc gia đa dân tộc và vốn thần thoại Việt Nam, nhờ vậy, mà đa dạng, phong phú hơn Trong công trình, tác giả đã sử dụng và có cắt sửa một số tác phẩm của các tác giả khác cho phù hợp yêu cầu Có 4 truyện thần thoại của dân tộc Khmer được đưa vào đây
* Công trình Truyện cổ Cao Miên (tập 2)
Tác giả đã sắp xếp công trình này theo các loại:
- Truyện gốc Phật giáo
- Truyện dân gian
- Truyện các loài thú
* Truyền thuyết và chuyện kể Khmer gồm những truyện dạng truyền thuyết địa danh giải thích nguồn gốc các chùa tháp, đền đài lộng lẫy ở Campuchia một cách thú vị Nó cũng là những chuyện kể về cảnh quan thiên nhiên, về đời sống sinh hoạt, về cỏ cây, muông thú đặc trưng vùng Biển hồ
* Chuyện tiền thân Đức Phật là những mẩu truyện cổ tích Ấn Độ thuộc nền văn học dân gian liên hệ đến đạo Phật Các câu chuyện đầy màu sắc dân gian, giới thiệu mọi nhân vật từ chim thú đến thần tiên
2.1.8 Các truyện sưu tầm trong thời gian điền dã, thực địa tại Trà Vinh
Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi đã trực tiếp đi khảo sát và sưu tầm, xử lý thêm một số tài liệu có liên quan Ngoài tập truyện dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Khmer [70](mà sau này chúng tôi tiếp tục nhờ dịch ra tiếng Việt có tựa đề là “Những lời khuyên dành cho phụ nữ”), qua phỏng vấn, tham dự, chúng tôi đã ghi lại một cách trung thực,
Trang 32nguyên vẹn và xem đó là một nguồn (dị bản) để đưa vào phụ lục tham khảo rất nhiều truyện, mà trong đó, đáng chú ý là các truyện: Reahu bắt trăng, Sấm sét, Sói-Nai-Quạ, Thú và chim chọn vua, Chó lại hoàn chó, Sự tích cây bắp vế nàng [PL]
Chúng tôi lưu ý những truyện trên bởi vì ở những truyện khác khi nghe kể chúng tôi nhận thấy nội dung giống y hệt như trong văn bản mà chúng tôi đã có (truyện Thmênh Chây, truyện về Thỏ…) còn những truyện trên lại có một số chi tiết “phái sinh” so với truyện trong văn bản Theo chúng tôi, sự xê dịch, vận chuyển, mất ổn định đó làm nên một
đặc trưng khá rõ của truyện dân gian: tính thay đổi Khi khảo sát truyện dân gian, chúng tôi
nghĩ rằng đặc trưng này không thể bỏ qua
- Đối tượng mà chúng tôi tiếp cận đã tỏ ra rất “tâm đắc” với “tác phẩm” mà mình kể
Họ lồng cả suy nghĩ, phán đoán của mình vào nội dung câu truyện Thí dụ với truyện “Sự tích ao Bà Om”, anh nông dân Kiên Sô Pha kể “Nhờ đoàn kết mà đội nữ đã thắng đội nam”,
nghệ nhân Kiên Klưm biết nhiều truyện về nhân vật Thỏ và kết luận:
- Thỏ tượng trưng cho sự tinh ranh
- Voi tượng trưng cho sự khôn khéo
- Khỉ tượng trưng cho sự phản bội
Có phải chăng chính những điều này làm nên những dị bản của tác phẩm trong khi tác phẩm vẫn giữ nguyên tư tưởng căn bản, cảm xúc chủ đạo kể cả tình tiết, nhân vật chính – phụ?
Tập truyện Những lời khuyên dành cho phụ nữ (nguyên bản do Viện Phật học Pnôm
Pênh xuất bản năm 1994) nói trên gồm các truyện thuộc thể loại ngụ ngôn Đây là những bài học luân lí, những bài học về cách xử thế và nhiều khi là những cách đấu tranh trước áp bức, bất công Những truyện này có tính triết lý cao và đậm màu sắc Phật giáo qua ý niệm nhắn gởi sâu sắc tiềm tàng bên trong
Nhìn chung, các công trình [2.1.] đã liệt kê, sơ bộ đánh giá tình hình truyện dân gian Khmer Nam Bộ theo suốt chiều dài lịch sử Các công trình cũng đã giới thiệu hầu hết những
Trang 33truyện tiêu biểu của văn học dân gian Khmer Nam Bộ và cho thấy sự phong phú của kho tàng truyện dân gian của tộc người này
Ngoài ra, chúng tôi cũng đã thực hiện các chuyến điền dã, thực địa để trực tiếp sưu tầm, khảo sát, xác minh, đối chiếu các nguồn tư liệu hiện hữu với các công trình trước đó [PL]
Bên cạnh thành tựu của những người đi trước, cùng với kết quả sưu tầm, điền dã nói trên, chúng tôi còn tham khảo thêm những công trình khác của các học giả nước ngoài để có
thể đối chiếu, so sánh mà chúng tôi thấy gần gũi nhất là: Truyền thuyết và chuyện kể Khmer (Contes et légendes du pays Khmer) - truyện song ngữ Pháp – Việt do Khing Hoc Dy tuyển dịch từ tiếng Pháp, Trịnh Thu Hồng dịch ra tiếng Việt [9].Với việc sưu tầm văn bản truyện
dân gian Khmer như vậy, cho đến nay, chúng tôi có được khoảng 100 đơn vị tác phẩm (kể cả dị bản) của các thể loại Các tác giả ngoài việc sưu tầm, biên soạn đã thực hiện nghiên cứu theo các hướng:
- Tìm nét tương đồng trong truyện dân gian Khmer và Việt Nam
- Nhận xét giá trị nội dung - nghệ thuật và ảnh hưởng của truyện dân gian Khmer trong hội họa, điêu khắc
2.2 Nhóm tư liệu nghiên cứu văn học
Gồm các công trình nghiên cứu, bài viết về thể loại văn xuôi dân gian, về đặc trưng văn học và thi pháp văn học dân gian như: Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn [12], Diện mạo văn hóa dân gian Nam Bộ [17], 40 truyện Trạng Quỳnh [18], Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam [47], Thần thoại – Truyền thuyết – Truyện cổ tích [48], Văn hóa dân gian [51], Phê bình, bình luận văn học – văn học dân gian Việt Nam [53], Tiến trình văn nghệ miền Nam [55], Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ [74], Ngụ ngôn cổ điển phương Đông [63], Văn học Ấn Độ [60], Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ [80], Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long [81]…
Trang 34* Các công trình [63], [80], [81] … cho thấy kho tàng văn học dân gian Khmer phong
phú về đề tài (thiên nhiên - địa lý, đời sống xã hội - kinh tế, văn hóa - nghệ thuật, lịch sử), về thể loại (thơ ca, thần thoại, cổ tích, tục ngữ, câu đố, ca hát, sân khấu …)
* Về công trình Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn [12], các tác giả nêu 3 vấn đề bổ ích cho công việc khảo sát đề tài như:
- Mục đích, tác dụng của việc sưu tầm và biên soạn văn học dân gian cổ truyền
- Nội dung sưu tầm: những loại thể, đề tài, tài liệu, sự kiện có liên quan đến văn học dân gian
- Phương pháp sưu tầm, chỉnh lý, phân loại và biên soạn văn học dân gian
* Các công trình [17], [47], [53]… là các công trình thể hiện tâm huyết, thể hiện công phu tìm tòi, biên soạn trong nhiều năm của các tác giả Các bộ sách, phần nào, đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển của văn học dân gian Nam Bộ qua các thời kỳ lịch sử cho nên qua đó giúp ta hình dung được diện mạo của truyện dân gian Khmer Các vấn đề đều được minh họa bằng những dẫn chứng tiêu biểu
* Các công trình [48], [55], [18], [51]… giúp người đọc hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn, hình
dung rõ hơn tính không ổn định của truyện dân gian Việc tích lũy thêm sự tích mới qua thời
gian, sự biến hóa hay được điểm tô thêm cho phù hợp yêu cầu và cảnh ngộ khi truyền lan theo không gian của truyện dân gian … là lộ trình mà các tác giả của các công trình đã có công vạch ra trong quá trình thẩm định, nghiên cứu các thể loại văn vần dân gian vùng này
* Không phải là công trình tuyển chọn nhưng chúng tôi cũng tìm thấy 5 truyện dân gian và 2 Phật thoại trong công trình Tìm hiểu vốn văn hóa dân gian Khmer Nam Bộ [74]
* Các tư liệu (2.2.) chọn lọc những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học hoặc chuyên gia về thành tựu của cả giai đoạn, các thể loại cũng như tác phẩm văn học dân gian
Ở góc độ của đề tài, chúng tôi thấy rằng các tác giả nghiên cứu kỹ hệ thống truyện dân gian đã có của các dân tộc ít người Từ đó, các tác giả tuyển chọn các truyện tiêu biểu, dựa theo tài liệu đã công bố của các tác giả khác để làm dẫn chứng cho việc suy ra vốn truyện thần
Trang 35thoại, nhận dạng truyền thuyết, phân biệt truyền thuyết và thần thoại, sự giao thoa giữa truyền thuyết và thần thoại, phân biệt truyền thuyết và cổ tích, sự giao thoa giữa cổ tích và truyền thuyết, đặc điểm – ý nghĩa của truyện cổ tích, phân biệt cổ tích với lịch sử và tiểu thuyết … Các công trình này có giá trị như những giáo trình giảng dạy trong nhà trường chứ không thuần túy là công trình sưu tầm văn học dân gian
2.3 Nhóm tư liệu văn hóa – xã hội
Đây là nhóm tư liệu về phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của người Nam Bộ nói chung và người Khmer nói riêng Phạm vi khảo cứu rộng nên nguồn tư liệu này rất phong phú Sức đọc có hạn, chúng tôi chỉ đến được với một số công trình sau: Phum Sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long [2], Truyện kể về phong tục truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam [1], Văn hóa Đông Nam Á [6], Người Việt gốc Miên [24], Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam Á [31], Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long [35], Mấy đặc điểm văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long [69], Văn hóa Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á [66], Người Khmer Cửu Long [71], Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ [74], Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam [56] …
- Các công trình có dạng sưu khảo này nhằm nghiên cứu văn hóa - xã hội Việt Nam trên góc độ vùng (với sắc thái địa phương) và tộc người Cụ thể là nghiên cứu về các mặt: triết học, tôn giáo, mê tín dị đoan, ngôn ngữ - văn tự - học hành - khoa cử, văn học, nghệ thuật - mỹ nghệ, khoa học kỹ thuật, quan hệ, phong tục …
- Về tộc người, các tác giả bằng phương pháp điền dã, nghiên cứu để lựa chọn mô hình văn hóa - xã hội thích hợp với đặc trưng của tộc người Lựa chọn rồi miêu tả để làm
nổi lên vấn đề thống nhất trong đa dạng của văn hóa - xã hội của nước ta (vấn đề cái chung và cái riêng), vấn đề quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa - xã hội tộc người (vấn đề cái cũ, cái mới) Tất cả nhằm đạt được mục đích nhận diện
văn hóa - xã hội tộc người
Trang 36- Các công trình giới thiệu, diễn giải nguồn gốc, hình thức tổ chức những lễ hội dân gian, quá trình định canh định cư … Qua đó, các tác giả phân tích sâu sắc đời sống tinh thần, tâm lý, tính cách con người Nam Bộ nói chung và người Khmer nói riêng
- Kết quả của những công trình sưu khảo này là cơ sở khoa học để các tác giả chứng minh rằng nghệ thuật biểu diễn và tạo hình của người Khmer lấy nguồn cảm hứng đề tài từ kho truyện dân gian Sự đa dạng và phong phú của kho truyện này cũng nhờ sự mang theo và quá trình hội nhập với các dân tộc anh em cùng chung sống để trở thành một dân tộc ít người ở quốc gia Đại Việt của đồng bào Khmer
Ở dạng bài báo, bài viết hay in thành sách … các tư liệu đều có giá trị chuyên sâu nhất định, tính chính xác, khoa học được chú trọng giúp ích cho việc thực hiện mục đích của luận văn là xây dựng diện mạo của truyện dân gian Khmer một cách có hệ thống Do đó việc khai thác các tài liệu trên có cơ sở cụ thể như sau:
* Thuận lợi lớn nhất là sự phong phú, nhiều chủng loại về văn học dân gian được xuất bản trong nhiều năm qua Đó là những chỗ dựa tin cậy về mặt khoa học và là một điều kiện tốt để thực hiện việc khảo sát
* Hầu hết truyện dân gian đều tồn tại qua văn bản viết và đã được công bố rộng rãi Có những công trình mang tính chất tổng kết thành quả sưu tầm, biên soạn, phác họa khá rõ diện mạo văn học dân gian Khmer
* Các truyện sưu tầm trong quá trình điền dã có ảnh hưởng ít nhiều văn phong cá nhân của người kể hay dịch lại Khi tiến hành sưu tầm tại vùng Trà Vinh, nơi người Khmer sống tập trung đông và ổn định nhất, chúng tôi đã gặp gỡ và nghe các nghệ nhân, người dân (nhiều độ tuổi), Acha, sư sãi … kể lại các truyện để từ đó trực tiếp đối chiếu, so sánh mà xác định lại tính trung thực của tư liệu Nhờ vậy, chúng tôi đã tìm thấy trong cách kể và các văn bản do các tác giả ghi lại có những sai khác và độ chênh nhất định Những điểm này đã được chúng tôi ghi nhận và xem như là một vấn đề đặt ra cùng tham khảo Xin dẫn ra đây một số thí dụ:
Trang 37Truyện nghe kể được (12)
Reahu bắt trăng [PL]
Reahu và mặt trăng là anh em
Hai anh em làm ăn xa, ít gặp
Khi gặp nhau Reahu mừng rỡ, ôm lấy
anh và nuốt
Nuốt bên nào nhả ra bên đó thì năm đó
Còn nhiều tình tiết khác quanh nhân vật Reahu
Nàng Mêkhala [PL]
- Ông trời có viên ngọc Không biết cho ai, ông
bảo anh em Mêkhala thi nhau hứng sương đầy
chén
- Mêkhala hái từng chiếc lá còn đọng những
giọt sương hứng vào chén
- Người anh được cho chiếc búa đuổi theo để
đoạt lại viên ngọc, hễ gặp
Sự tích sấm sét
- Đạo sĩ biến chén sương mai thành viên ngọc
quý Ma-nô-ha-ra
- Mêkhala lựa vỏ cây xốp thấm những giọt
sương rồi vắt vào chén
- Thầy dặn khi cầm búa đánh phải nhắm mắt và vì nhắm mắt nên đánh không trúng Thế là trận
(12) Theo lời kể của anh Kiên Sô Pha – Hòa Lợi – Châu Thành – Trà Vinh
Mêkhala thì đánh vào làm tóe ra
tia sáng => hiện tượng sét
chiến cứ kéo dài mãi => sấm sét, chớp giật
Trang 38Lễ cúng trăng [PL]
Giải thích hình thức mọi người há miệng
để người khác đút cốm dẹp trong lễ cúng
trăng Đó là sự tái hiện hình ảnh Thỏ hi sinh
nhảy từ
trên núi xuống để rơi vào miệng chằn
Sự tích hình Thỏ trên mặt trăng
Tôn vinh con vật đã biết quên mình vì người khác
* Bên cạnh các tác phẩm được sắp xếp ở góc độ thể loại cũng có tác phẩm sắp xếp theo nội dung
Về cách phân loại theo hệ thống thể loại, chúng tôi thấy có 3 tác giả với 3 cách chia như sau:
Rương
a-sti-tiếp
gốc xuất nguyên
* Rương Têvada:
truyện về tiên thánh
*Rương rao:
truyện cổ
*Rương sat bak
nhân vật là chim (ngụ ngôn)
Trang 39- Truyện cổ còn gọi là
Rương-ni-tiên (truyện kể) hay Rương bì đom (truyện
đời xưa)
- Truyền thuyết, gồm:
+ Rương phu mi sấc
(truyện địa lý)
+ Rương prô-va-tê-sấc
(truyện lịch sử)
- Cổ tích
Phật thoại
Ngụ ngôn (bài học ở đời)
(có thêm Rương Sat bac sây: truyện muông thú)
Truyện dân gian thần kỳ
Truyện về tội ác
Truyện ngụ ngôn
Thần thoại
- Cổ tích - thần thoại
- Truyện kể về thú vật và người
Truyện cổ về tội lỗi (có ma quỷ, có thần tiên)
- Rương
- Rương
Cách dịch các thuật ngữ đã thể hiện rõ quan điểm của các tác giả trong phân loại truyện dân gian Khmer Nếu Huỳnh Ngọc Trảng và Đinh Văn Liên có sự thống nhất nhau
thì Châu Ôn, ngoài việc xác định Rương borăn là loại truyện thần thoại, các khái niệm khác
rất mơ hồ:
Thí dụ:
+ Truyện cổ về tội lỗi là sao?
Trang 40+ Truyện về thú vật và người sao không gọi chung là cổ tích mà lại tách riêng một loại khác với loại cổ tích?
+ Truyện có nhân vật là chim thì không đủ để gọi là truyện ngụ ngôn
+ Tác giả xếp truyện Thần bốn mặt Maha Prum và Hoàng tử Thoma-bal vào thể loại thần thoại là không ổn bởi vì thần thoại giải thích những sự kiện tự nhiên với tư duy hồn nhiên còn truyện này giải thích sự việc mang tính xã hội (sự thắng thế của Phật giáo trước Bàlamôn giáo trong xã hội Khmer), đó là tư duy tư biện Câu truyện không nằm trong sáng
tác dân gian cũng không phải là Phật thoại Chúng tôi cho rằng nó có dạng sự tích, kiểu sự tích suy nguyên lễ hội của dân tộc Khmer
- Phần khảo dị tạo điều kiện giúp chúng tôi có một sự tận thu các nguồn tư liệu hữu ích và có một tập hợp về các cốt truyện, các hiện tượng, nhân vật, các motif tương đương rút
ra từ các truyện Việc đối sánh, nhờ đó, thêm cụ thể và chân xác
- Công trình Chuyện kể địa danh thỏa mãn nhu cầu tri thức, nhu cầu mỹ cảm, khẳng
định lòng tự hào về địa phương của dân bản địa Đồng thời, nó có giá trị nhất định đối với đề tài: cảm quan thần thoại của dân gian qua sự tưởng tượng để giải thích các hiện tượng khai thiên lập địa, sự hình thành nên những công trình thiên nhiên, sông, núi, ao, hồ…
- Qua công trình Chuyện tiền thân Đức Phật ta có thể hy vọng tìm được sự liên hệ
giữa các truyện cổ tích Khmer với các mẩu chuyện Jataka này để làm phong phú thêm dòng văn học dân gian
- Những thành tựu nghiên cứu sẽ giúp người đọc cảm thụ đúng và sâu hơn những sáng tạo nghệ thuật của dân gian
* Từ các nhóm tư liệu trên, chúng tôi đã tiến hành các bước sau:
- Tập hợp các tác phẩm có được từ các công trình của các nhà sưu tầm và tài liệu thu được từ những chuyến điền dã, thực địa
- Biên tập các tác phẩm sưu tầm được (từ việc nhờ dịch và ghi chép) để có những văn bản rõ nghĩa và đối chiếu giữa các tác tác phẩm với tác phẩm sưu tầm, ghi chép được