1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tai lieu Quyen tre em

35 674 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 493,5 KB

Nội dung

MC dẫn chương trình Như chúng ta biết: Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để nâng cao trách nhiệm của gia đình, cơ quan Nhà nước, nhà trường, tổ chức xã hội và công dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhằm bồi dưỡng các em trở thành công dân tốt của đất nước theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Hôm nay Trường THCS Phan Đình Phùng tiến hành tổ chức truyền thông công tác chăm lo quyền lợi trẻ em. Qua buổi sinh họat này Giúp học sinh biết các em có những quyền gì? Thực tế cuộc sống ở nơi này, nơi khác quyền của trẻ em bị xâm phạm như thế nào? Qua những tình huống, những câu hỏi của người dẫn chương trình, các em sẽ nhận biết Trẻ em bị phân biệt đối xử như thế nào…. Đó là lý do của buổi truyền thông hôm nay. Trước tiên, MC xác định vị trí đứng của các khối lớp: …………………………… A. QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ HỌAT ĐỘNG 1: Khởi động: Trò chơi “ Kiến cắn, ong đốt, đau bụng” Cách chơi: - Học sinh đứng tại chỗ - Chia thành cac đơn vị lớp. GVCN và lớp trưởng theo dõi HS làm sai. - (Thấy Tướng) làm mẫu : kiến cắn thì gãi đầu gối, ong đốt gãi đầu, đau bụng thì xoa bụng - Giáo viên vừa hô vừa làm động tác, học sinh chỉ làm theo lời giáo viên nói chứ không làm theo giáo viên làm. - Tập hợp lại một số em làm sai làm sai có thể bị phạt một hoạt động vui nào đó. HỌAT ĐỘNG 2: BƯỚC 1: - Mỗi lớp cử 5 em , với 2 cái bảng con. - Phát 2 tranh vẽ cho từng lớp. Các em quan sát tranh và nhận xét những nội dung thể hiện trong tranh và trả lởi câu hỏi: - Em nhìn thấy gì trong tranh? Theo em các trẻ em này cần được giúp đỡ như thế nào? Vì sao? - Theo em, những nhóm trẻ nào đang sống trong hoàn cảnh đặc biệc khó khăn cần được bảo vệ? - Từng lớp ghi lại ý kiến của nhóm mình vào tấm bảng con Bước 2: Từng lớp nói cho cả trường nghe ý kiến của lớp mình. MC có thể đọc các ý kiến trên bảng theo từng nhóm vấn đề. Bước 3: MC tổng hợp ý kiến các em và trình bày về Quyền được bảo vệ của trẻ em. Có 4 nhóm quyền : Nhóm quyền được sống còn Nhóm quyền được Bảo vệ Nhóm quyền được phát triển Nhóm quyền được tham gia HỌAT ĐỘNG 3: Mục tiêu: Học sinh hiểu và biết được những tình huống cụ thể mà trẻ em có thể gặp phải và cách thức giúp đỡ các em vượt qua được tình huống đó. Cách tiến hành: Bước 1: MC đọc câu hỏi tình huống : - Câu 1: Một em trai đánh giầy bị thanh niên lớn hơn rủ rê bán ma tuý để kiếm lời nhiều hơn.(Trẻ em làm trái pháp luật) - Câu 2: Những em gái phải đi làm thuê trong nhà hàng và thường xuyên bị chủ nhà bóc lột quá sức. (Trẻ em bị bóc lột lao động) - Câu 3: Trong một gia đình nghèo cô em gái ở nhà lao động giúp cha mẹ kiếm tiền cho anh trai đi học (Trẻ em bị phân biệt đối xử) - Câu 4: Hai em gái ở nhà quê lên thành phố bị bọn xấu rủ rê đi làm ở quán ăn nhưng thực chất là định lừa bán sang Trung QUốc. (Trẻ em bị xâm hại tình dục) - Câu 5: Trong bệnh viên, một người mẹ trẻ bỏ đứa con mới đẻ lại để chạy trốn trách nhiệm (Trẻ em bị bỏ rơi hoặc bị buôn bán) - Câu 6: Trong một gia đình có bốn đứa con, 3 đứa được đi học tiểu học, riêng một em bé bị tật nói lắp không đượng ai để ý, không được tới trường. (Trẻ em bị tàn tật) Bước 2: Sau khi nghe xong từng câu hỏi, MC đưa ra câu hỏi cho cả lớp: - Hãy nêu ý nghĩa của các tình huống? Tình huống đó có liên quan đến nhóm trẻ nào và các em cần được bảo vệ ra sao? - Giáo viên ghi ý kiến lên bảng và sắp xếp theo các ý sau: - Giáo viên giới thiệu các điều khoản có liên quan đến Quyền được bảo vệ của trẻ. Gọi một vài em đọc to cho cả lớp nghe các điều khoản. Điều 2 Không phân biệt đối xử Điều 7 Quyền có tên và quốc tịch Điều 10 Quyền được đoàn tụ với gia đình Điều 11 Không được buôn bán trẻ em bất hợp pháp và Quyền được trở về Điều 16 Quyền riêng tư Điều 19 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng và bị bỏ rơi Điều 20 Bảo vệ trẻ em trong gia đình Điều 21 Nhận lảm con nuôi Điều 22 Trẻ em tị nạn Điều 25 Kiểm tra định kỳ trẻ em được giám hộ Điều 32 Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động Điều 33 Chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý Điều 34 Quyền chống bóc lột về mặt tình dục Điều 35 Quyền được bảo vệ và chống lại việc buôn bán và bắt cóc trẻ em Điều 36 Quyền được bảo vệ và chống lại các hình thức bóc lột khác Điều 37 Quyền được bảo vệ và chống lại việc tra tấn và tước đoạt tự do Điều 38 Bảo vệ trẻ em trong các xung đột trẻ em Điều 39 Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc, phục hồi Điều 40 Toà án vị thành niên B. QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN HỌAT ĐỘNG 1: Khởi động: trò chơi (10 phút) Cách chơi: ………………………………………………………………………………………………… . ………………………………………………………………………………………………… . ………………………………………………………………………………………………… . ………………………………………………………………………………………………… . ………………………………………………………………………………………………… . HỌAT ĐỘNG 2: Giáo viên liệt kê các nhóm trẻ em mà các nhóm vừa nêu lên bảng, tổng hợp ý kiến trình bày của các em. • Trẻ sơ sinh • Trẻ lang thang • Trẻ phải lao động sớm • Trẻ mồ côi • Trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV • …. • Trẻ em trong chiến tranh • Trẻ em các dân tộc thiểu số • Trẻ em bị khuyết tật • Trẻ em tị nạn • Trẻ em bị bỏ rơi Các giải pháp mà xã hội và các tổ chức từ thiện khác nhau dành cho các nhóm trẻ bị thiệt thòi có thể là gì? : Yêu cầu các lớp ghi vào bảng con những ý sau: - Cung cấp lương thực, nhường cơm sẻ áo cho các bạn gặp khó khăn - Chương trình tiêm phòng - Cung cấp nơi tạm trú cho trẻ - … - Giúp trẻ được đòan tụ với gia đình - Chăm sóc y tế - Cải thiện môi trường - Giáo dục, dạy nghề - MC kết luận : Kết luận: Trẻ em là những người còn rất non nớt, về thể xác và tinh thần các em cẩn sự giúp đỡ của người lớn để được an toàn. Các em dễ bị rủ rê vào những việc làm trái với pháp luật, dễ bị lợi dụng sức lao động và lạm dụng tình dục, dễ bị bỏ rơi…. Chính vì thế trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, có nhiều điều khoản để bảo vệ trẻ em - Giáo viên giới thiệu các điều khoản có liên quan đến Quyền được sống còn của trẻ. Gọi một vài em đọc to cho cả lớp nghe các điều khoản. PHỤ LỤC 1: NHỮNG ĐIỀU KHỎAN CỦA CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM Điều 2 Không phân biệt đối xử Điều 4 Thực hiện các Quyền trẻ em Điều 5 Trách nhiệm của bố mẹ đối với trẻ em Điều 6 Quyền được sống và phát triển Điều 7 Quyền có tên và quốc tịch Điều 8 Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình Điều 9 Quyền được sống cùng cha me Điều 18 Quyền được gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng Điều 19 Quyền được bào vệ để không bị lạm dụng Điều 21 Quyền của trẻ em không gia đình Điều 22 Quyền dành cho trẻ em tị nạn Điều 23 Quyền của trẻ em khuyết tật Điều 24 Quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế Điều 26 Quyền được hưởng an tòan xã hội Điều 27 Quyền được có mực sống thỏa đáng Điều 28 Quyền được giáo dục Điều 29 Quyền được giáo dục về các giá trị Điều 30 Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ Điều 31 Quyền được vui chơi giải trí Điều 32 Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế Điều 33 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy Điều 34 Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục Điều 35 Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc Điều 36 Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác Điều 37 Quyền được tự do và không bị hành hạ về thể xác Điều 38 Quyền được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang Điều 39 Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc phục hồi Điều40 Quyền được áp dụng những quy định pháp luật dành riêng với vị thành niên C. QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN PHÁT TRIỂN: - Điều 17: Quyền được thông tin - Điều 28, 29: Quyền được giáo dục - Điều 31 : Quyền vui chơi giải trí - Điều 31 : Quyền tham gia vào các họat động văn hóa - Điều 14 Quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng - Điều 5, 6, 13, 14, 15 : Quyền được phát triển nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý) - Điều 24 : Quyền phát triển sức khỏe và thể lực - Điều 12, 13 : Quyền được lắng nghe PHỤ LỤC NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN TỚI SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ, BÓC LỘT, CÁC TÌNH HUỐNG KHỦNG HOẢNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP Điều 2 Không phân biệt đối xử Điều 7 Quyền có tên và quốc tịch Điều 10 Quyền được đoàn tụ với gia đình Điều 11 Không được buôn bán trẻ em bất hợp pháp và Quyền được trở về Điều 16 Quyền riêng tư Điều 19 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng và bị bỏ rơi Điều 20 Bảo vệ trẻ em trong gia đình Điều 21 Nhận lảm con nuôi Điều 22 Trẻ em tị nạn Điều 25 Kiểm tra định kỳ trẻ em được giám hộ Điều 32 Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động Điều 33 Chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý Điều 34 Quyền chống bóc lột về mặt tình dục Điều 35 Quyền được bảo vệ và chống lại việc buôn bán và bắt cóc trẻ em Điều 36 Quyền được bảo vệ và chống lại các hình thức bóc lột khác Điều 37 Quyền được bảo vệ và chống lại việc tra tấn và tước đoạt tự do Điều 38 Bảo vệ trẻ em trong các xung đột trẻ em Điều 39 Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc, phục hồi Điều 40 Toà án vị thành niên ------------------------------------------------------------------------------------------- QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM III. HỌAT ĐỘNG . Khởi động : Trò chơi “Gieo hạt” . GV cho học sinh đứng thành vòng tròn, hướng dẫn các em làm theo + Gieo hạt: cúi hai tay, chạm xuống đất + Nảy mầm: đứng thẳng người, giơ hai tay lên cao + Một nụ : giơ một cánh tay phải, các ngón tay chụm lại + Hai nụ : giơ cánh tay trái, các ngón tay chụm lại + Một hoa : giơ cánh tay phải, xòe bàn tay. + Hai hoa : giơ cánh tay trái, xòe bàn tay. + Gió thổi, cây lay : giơ cả hai cánh tay và lắc tòan thân sang trái, sang phải + Mùi hương thơm ngát : Để hai tay trước ngực đưa vòng qua đầu, và hất hai tay sang hai bên. * Họat động 1: trẻ em cần gì để phát triển? Cách tiến hành: Bước 1: Mời các lớp vẽ một cây trên bảng con, dựa vào trò chơi khởi động nêu câu hỏi: + Muốn cây phát triển tốt cần có những yếu tố gì? + GV ghi những ý kiến trả lời lên bảng vào các nhánh của cây: Nước, phân, chăm sóc, đất tốt…. Bước 2: Liên hệ tới sự phát triển thể lực của trẻ em + Vật chất: mặc, ăn, ở, chăm sóc y tế… + Tinh thần: học, vui chơi, tín ngưỡng, tôn giáo, có tên, có gia đình…. Giáo viên chốt lại các lại các yếu tố mà học sinh vừa nêu và đưa ra định nghĩa về Quyền được phát triển trong Công ước. Kêt luận: Các Quyền được phát triển bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức) nhằm giúp các em học hỏi, có tri thức và những kỹ năng cần thiết. các em cần có và có Quyền được biết các thông tin về các vấn đề của trẻ em, đồng thời có Quyền có một mức sống và sự chăm sóc đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí lực và xã hội của trẻ. * Họat động 2: Vẽ tranh Mục tiêu: thể hiện được các hình ảnh về Quyền được phát triển của trẻ em bằng các hình vẽ. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên treo hoặc dán tờ giấy lớn có ghi các điều khỏan đặc biệt liên quan đến Quyền được phát triển của trẻ em lên bảng hoặc lên tường, yêu cầu một vài học sinh đọc to các điều khỏan đó. Bước 2: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm (5-6 em /nhóm) - Yêu cầu các nhóm vẽ thể hiện các biểu tượng có liên quan đến Quyền được phát triển của trẻ em Ví dụ: Một người vẽ hình ảnh về giáo dục, một người khác vẽ hình ảnh vui chơi giải trí, người khác vẽ hình ảnh về thông tin, người khác … Bước 3: Dán tất cả các tranh lên tường để các nhóm quan sát và bình luận theo cách đổi chéo các nhóm. - Sau khi nghe bình luận các nhóm lắng nghe xem nhóm bạn bình luận tranh có đúng ý thể hiện của nhóm mình không và có thể bổ sung. Bước 4: Giáo viên gọi một số em đọc phụ lục 3 các điều khỏan trong công ước có liên quan đến Quyền phát triển. * Họat động 3: Vai trò và trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc thực hiện Quyền phát triển của trẻ em Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ rằng gia đình, nhà trường, xã hội có vai trò và trách nhiệm đối với việc thực hiện Quyền được phát triển của trẻ em. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (5-6 em/lớp) Bước 2: Phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập tình huống (Phụ lục 2) + Các nhóm thảo luận các tình huống đã được ghi trong phiếu bài tập của nhóm mình và phân công sắm vai thể hiện tình huống đó. + Sau khi nhóm thể hiện, yêu cầu học sinh thảo luận nêu ý nghĩa của tình huống. Tình huống đó đã vi phạm điều khỏan nào trong công ước Quyền trẻ em. Bước 3: Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau; 1) Theo em, những điều khỏan nào trong công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà ở Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ? Vì sao? Cho ví dụ cụ thể. 2) Chúng ta những học sinh cần phải làm gì để thực hiện Quyền được phát triển của chính mình? - Từng nhóm lần lượt trình bày ý kiến thảo luận Bước 4: Giáo viên chốt lại ý kiến thảo luận của mỗi nhóm, nhấn mạnh các ý: Các em cần cho người lớn biết nhu cầu được học tập, được cung cấp thông tin, được vui chơi giải trí lành mạnh. Việc chủ động tìm kiếm thông tin, nhờ sự giúp đỡ nói lên những quan tâm lo ngại của các em cũng sẽ góp phần làm cho Quyền được phát triển được thực hiện. Bước 5: Giáo viên sử dụng hình ảnh cây phát triển (Phụ lục 3) - Yêu cầu 1 học sinh đọc to các Quyền được thể hiện trên cây phát triển - Yêu cầu 1 vài học sinh khác nhắc lại. Lưu ý: Giáo viên nhắc học sinh nhớ Quyền được phát triển của trẻ em có liên quan mật thiết đến Quyền sống còn, Quyền được bảo vệ. Các tình huống sắm vai đã đề cập đến tất cả các Quyền này THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN 1. Nội dung Quyền được phát triển a- Quyền được thông tin Điều 17 trong công ước Quyền trẻ em có nêu: Nhà nước phải đảm bảo cho trẻ em được tiếp xúc với những thông tin và tài liệu có xuất xứ từ các nguồn khác nhau, phải khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng truyền bá thông tin có ích lợi về mặt xã hội và văn hóa đối với trẻ em, nhà nước phải có những biện pháp bảo vệ trẻ em chống lại những tài liệu nguy hiểm. Như vậy trẻ emQuyền được thông tin một cách đầy đủ, giúp cho trẻ em phát triển tri thức, có thêm hiểu biết xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, các em cần được cung cấp thông tin để hiểu rõ về sự thay đổi của bản thân ở tuổi dậy thì, các vấn đề xã hội đang tác động đến sức khỏe và sự phát triển của các em. b – Quyền được giáo dục Điều 28, 29 có nêu mọi trẻ em đều có Quyền được học tập. nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo giáo dục tiểu học là bắt buột và miễn phí. Nhà trường tôn trọng các Quyền và nhân phẩm của trẻ em. Giáo dục phải nhằm phát triển nhân cách, tài năng, tinh thần và thể chất ở mức độ cao nhất. Chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống tốt đẹp sau này, giáo dục trẻ biết kính trọng cha mẹ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng văn hóa và giá trị của người khác. c- Quyền được vui chơi giải trí và tham gia các họat độn văn hóa Điều 31 có nêu, trẻ emQuyền vui chơi, giải trí và tham gia vào các họat động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí lành mạnh giúp cho các em phát triển về tinh thần và thể chất d- Quyền được tự do tín ngưỡng Điều 14 có nêu nhà nước phải tôn trọng Quyền của trẻ em được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo theo sự hướng dẫn thích hợp của cha mẹ. e – Quyền được phát triển về nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý) Các điều 5,6,13,14,15,56 có nêu nhà nước tôn trọng các Quyền và trách nhiệm của cha mẹ, gia đình hướng dẫn trẻ phát triển năng lực của các em. Mọi trẻ emQuyền được sống, nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của trẻ. Trẻ emQuyền tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. Trẻ emQuyền kết bạn, giao lưu với trẻ em khác và tham gia các họat động tập thể, gia nhập hoặc lập hội. g – Quyền phát triển sức khỏe và thể lực Điều 24 có nêu trẻ emQuyền được hưởng tình trạng sức khỏe cao nhất, được chăm sóc y tế, đảm bảo cho tất cả mọi trẻ em được hưởng những dịch vụ được chăm sóc sức khỏe. - Quyền được lắng nghe. Điều 12, 13 có nêu ý kiến của trẻ, phải được xem xét trong mọi vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng đến trẻ em. * Định nghĩa về Quyền được phát triển Các Quyền được phát triển bao gồm tất cả các hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức) và Quyền có một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội 2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện Quyền phát triển của trẻ em. Thực hiện Quyền phát triển của trẻ em nhằm phát triển tòan diện nhân cách của trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, gia đình có trách nhiệm đảm bảo Quyền được nuôi dưỡng và được có mức sống đầy đủ tạo điều kiện cho trẻ phát triển đầy đủ tốt về mặt thể lực, tình cảm đạo đức. Nhà trường có trách nhiệm giáo dục hòan thiện nhân cách phát triển trí tuệ, văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí. Xã hội có trách nhiệm đảm bảo cho trẻ Quyền chăm sóc y tế, Quyền có họ tên khai sinh, quốc tịch, Quyền tự do tham gia các tổ chức đòan thể, Quyền thu nhận thông tin, tự do tính ngưỡng. - Giáo viên cần phải + Tôn trọng nhân cách trẻ em + Tạo điều kiện cho trẻ được họat động vui chơi giải trí tham gia các họat động văn hóa nghệ thuật + Cung cấp cho trẻ những thông tin có ích và ngăn chặn những thông tin có thể có hại đến tư tưởng tình cảm của trẻ em + Tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội bày tỏ ý kiến, tôn trọng và giải quyết các ý kiến của trẻ em + Lắng nghe ý kiến của các em + Trao đổi tuyên truyền với các bậc phụ huynh và cộng đồng thực hiện Quyền phát triển của trẻ em V. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN PHÁT TRIỂN: - Điều 17: Quyền được thông tin - Điều 28, 29: Quyền được giáo dục - Điều 31 : Quyền vui chơi giải trí - Điều 31 : Quyền tham gia vào các họat động văn hóa - Điều 14 Quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng - Điều 5, 6, 13, 14, 15 : Quyền được phát triển nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý) - Điều 24 : Quyền phát triển sức khỏe và thể lực - Điều 12, 13 : Quyền được lắng nghe PHỤ LỤC 2 1. Lan là học sinh lớp 5, em học giỏi được cô giáo và các bạn yêu quý, nhưng vì nhà nghèo, bó nghiện rượu, mẹ phải tần tảo nuôi 5 chị em Lan. Bố của Lan bắt em phải nghỉ học để ở nhà giúp mẹ. Lan cố gắng thuyết phục nhưng không được Lan rất buồn và mong ước được đến trường. 2. Ngọc là cô gái có giọng hát hay và hay hát. Ngọc được cô giáo và các bạn giới thiệu tham gia vào đội văn nghệ của trường chuẩn bị cho ngày 20/11. Khi các bạn đến rủ Ngọc đi tập văn nghệ, Ngọc xin phép bố mẹ nhưng bố nhất định không cho đi, Ngọc đã trốn đi và bị bố đánh trước mặt bạn bè của Ngọc. 3. Tuấn là một học trò thông minh, được nhiều bạn bè yêu quý nên bạn bè rất hay gọi điện cho Tuấn. Bố mẹ Tuấn cho rằng các bạn có thể sẽ rủ Tuấn đi chơi nên thường quản lý bằng cách nghe trộm điện thọai. Một hôm Phương gọi điện mời Tuấn đến nhà chơi. Tuấn xin phép bố mẹ, nhưng chưa kịp nói lý do thì bố mẹ đã không cho đi. Tuấn tỏ ra bực tức khi biết bố mẹ thường xuyên nghe trộm điện thọai của mình. 4. Bố mẹ Đức đã ly hôn, bố đã đi lấy vợ và mẹ củng đi lấy chống, còn em ở nhà với bà. Vì bà quá già yếu, không nuôi được em, nên gửi cho người bác ruột nuôi dưỡng. Em đã bị ngược đãi. Cả nhà sai khiến mọi việc em không có thời gian học bài. Đức học ngày một kém đi vì kém đi vì mệt mỏi và buồn tủi, em đã bỏ nhà đi lang thang. PHỤ LỤC 3 CÂY PHÁT TRIỂN [...]... tham gia của trẻ em Cách tiến hành: Bước 1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: Mỗi nhóm trẻ nhận một số tranh (trộn lẫn từ hai bộ tranh về sự tham gia của trẻ - trẻ em với trẻ emtrẻ em với người lớn) Học sinh xem tranh và thảo luận các câu hỏi sau dây: - Các trẻ em trong tranh đang làm gì? - Em có suy nghĩ gì về các em trong tranh? Liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày của các em - Khi trẻ em bày tỏ suy nghĩ,... trẻ em Sự tham gia của trẻ em vừa là một trong các nguyên tắc làm nền tảng của Công ước Quyền trẻ em, vừa là quyền cơ bản của trẻ - Trẻ em cần được khuyến khích để tự bộc lộ quan điểm riêng của các em Điều đó giúp ter3 em trau dồi năng lực diễn đạt, trình bày ý kiến với mọi người Thông qua ý kiến tự bộc lộ của trẻ em, người lớn hiểu biết hơn về chúng, uốn nắn đề các em phát triển Ý kiến của trẻ em cũng... rằng em nên thi đại học Mỏ-địa chất Em sẽ bàn với bố mẹ sớm về điều này vì bố mẹ sẽ cho em những lời khuyên và sự hỗ trợ Bố mẹ em không bao giờ bắt em phải làm theo điều họ muốn mà họ luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để em cân nhắc và quyết định Tình huống 4: Lễ vào hè năm nay của chúng em sẽ tổ chức ở công viên Lê Nin Uỷ ban DS-GĐTE Quận và Quận Đoàn đã quyết định tổ chức thi cắm trại cho chúng em. .. dục trẻ em Điều 4 Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng tực hiện Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em, đều bị nghiêm trị CHƯƠNG II: CÁC QUYỀN CƠ BẢN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM Điều 5 1 Trẻ emquyền được khai sinh và có quốc tịch 2 Trẻ em không rõ cha, mẽ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình Điều 6 1 Trẻ em có... trẻ em ? + Những gì các em đang xem trong tranh có diễn ra trong thực tế cuộc sống không? Hãy nêu các ví dụ Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp Bước 4: Giáo viên liệt kê các nhóm trẻ em mà các nhóm vừa nêu lên bảng, tổng hợp ý kiến trình bày của các emTrẻ sơ sinh • Trẻ lang thang • • • • • • • • • • Trẻ phải lao động sớm Trẻ mồ côi Trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV … Trẻ em. .. vui vì chúng em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau Cô vẫn theo dõi "dự án" của chúng em để sẵn sàng giúp đỡ về kỹ thuật Tình huống 2: Hội chữ thập đỏ quận 8 khởi xướng và xin được tài trợ cho trẻ em của quận một dự án giáo dục kỹ năng sống Trẻ em của quận đã được mời tham gia vào tất cả các khâu vạch kế hoạch và thực hiện Không những quan điểm của các em được quan tâm xem xét mà bản thân các em cũng được... nhóm Quyền của trẻ em “ Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản về công ước quốc tế Quyền trẻ em đã được học ở Chương trình giáo dục công dân Các thực hiện: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những gì các em đã biết về Quyền trẻ em Các em có thể cho biết ý kiến dựa trên bài đã được học hoặc từ những gì các em biết được qua báo chí, bạn bè hay gia đình về Quyền trẻ em Bước 2: Ghi lên... phải quan tâm chăm sóc bảo vệ Việc trẻ em tham gia vào công việc chung kể cả những việc có liên quan đến chính các em còn xa lạ với nhiều người Vì vậy dẫn đến việc người lớn coi thương, xem nhẹ, bỏ qua ý kiến của trẻ em, áp đặt, bắt buộc trẻ em tuân theo suy nghĩ và cách giải quyết của mình Trẻ em thụ động trước những quyết định của người lớn Cách đối xử với trẻ em như vậy làm trẻ thiếu tự tin, không... - Lớp 6 QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM I MỤC ĐÍCH Giúp học sinh: Hiểu được các Quyền được sống còn của trẻ em là một trong các nhóm Quyền cơ bản được ghi nhận trong công ươớ quốc tế về Quyền trẻ em Chỉ ra những tình huống đe doạ sự sống còn của trẻ em Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến Quyền sống còn của trẻ em Nâng cao ý thức thực hiện Quyền sống còn của trẻ em II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Bảng... của trẻ em tuỳ thuộc vào vai trò của trẻ vá vai trò của người lớn trong từng công việc cụ thể: + Mức độ thấp lá trẻ em được giao nhiệm vụ, được thông báo được hỏi ý kiến + mức độ cao là trẻ em được tổ chức, điều khiển, người lớn giữ vai trò người hướng dẫn giúp đỡ khi trẻ em yêu cầu Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại các tranh vẽ về sự tham gia của nhóm trẻ và xác định mức độ tham gia Các em cũng có . bởi đại dịch HIV • …. • Trẻ em trong chiến tranh • Trẻ em các dân tộc thiểu số • Trẻ em bị khuyết tật • Trẻ em tị nạn • Trẻ em bị bỏ rơi Các giải pháp mà. em. Bước 2: Học sinh xem tranh và thảo luận: + Hãy tìm những hình vẽ trong tranh có liên quan đến Quyền sống còn của trẻ em ? + Những gì các em đang xem

Ngày đăng: 18/09/2013, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w