Mục đích nghiên cứu về mặt lý thuyết: Trả lời rõ câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các NHTM?” và “Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của NHTM?”.
Trang 1Trường đại học kinh tế quốc dân
♦
NGUYễN THị BíCH VƯợNG
CH T LƯ NG TH M Đ NH TÀI CHÍNH
D ÁN Đ U TƯ TRONG HO T Đ NG CHO VAY
T I CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M I VI T NAM (L Y TH C T T NGÂN HÀNG THƯƠNG M I
C PH N CễNG THƯƠNG VI T NAM)
Trang 2Trường đại học kinh tế quốc dân
♦
NGUYễN THị BíCH VƯợNG
CH T LƯ NG TH M Đ NH TÀI CHÍNH
D ÁN Đ U TƯ TRONG HO T Đ NG CHO VAY
T I CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG M I VI T NAM (L Y TH C T T NGÂN HÀNG THƯƠNG M I
C PH N CễNG THƯƠNG VI T NAM)
: Tài chớnh - Ngõn hàng
62340201
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng
2 PGS.TS Lờ Đức Lữ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu đ ộc lập của bản thân với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên tạp chí, không trùng với bất kỳ công trình nào khác
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới Giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng và PGS.TS Lê Đức Lữ đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án
Tác giả cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đặc biệt Viện Ngân hàng - Tài chính và Viện đào tạo sau đại học đã hỗ trợ trong việc tìm kiếm tài liệu cũng như góp ý cho Tác giả sửa chữa Luận án
Xin trân trọng cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo và các cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các dữ liệu, thông tin phục vụ cho Luận án
Cuối cùng, Tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ cho Tác giả có thêm động lực phấn đấu để hoàn thành Luận án này
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG 10
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.1 Nghiên cứu về dự án đầu tư 10
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 10
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư 10
1.2 Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 11
1.2.2 Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 11
1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại 13
1.3.1 Thẩm định dự án đầu tư 13
1.3.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 24
1.4 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại 38
1.4.1 Khái niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 38
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 39
1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 44
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 50
2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 50
2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại
Trang 6cổ phần Công thương Việt Nam 50
2.1.2 Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 63
2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 66
2.2.1 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 66
2.2.2 Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 73
2.2.3 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 74
2.2.4 So sánh thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với các NHTM khác qua một số chỉ tiêu định lượng 77 2.2.5.Thẩm định dự án cụ thể tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 81
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI 86
CHÂT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 86
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 86
3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 86
3.2 Quy trình nghiên cứu 87
3.2.1 Nghiên cứu thử nghiệm 87
3.2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu chính thức 91
3.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 112
3.3.1 Những kết quả đạt được 112
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 116
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI 128 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 128
4.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 128
4.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020 128 4.1.2 Định hướng về hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương
Trang 7mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020 129
4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 130
4.2.1 Giải pháp về Cán bộ thẩm định 131
4.2.2 Giải pháp về Nguồn thông tin 135
4.2.3 Giải pháp về Phương pháp thẩm định 137
4.2.4 Giải pháp về Quy trình thẩm định 142
4.2.5 Giải pháp về Tổ chức công tác thẩm định 151
4.2.6 Giải pháp về Chỉ tiêu thẩm định 152
4.2.7 Giải pháp về Nội dung thẩm định 153
4.2.8 Giải pháp kỹ thuật thẩm định 155
4.2.9 Các giải pháp khác 156
4.3 Một số kiến nghị 157
4.3.1 Đối với Chính Phủ 157
4.3.2 Đối với các Bộ ngành liên quan 158
4.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước 159
4.3.4 Đối với các chủ đầu tư 160
4.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 161
KẾT LUẬN 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn VN
NHĐT&PT Ngân hàng đầu tư và phát triền
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tóm tắt quy trình thẩm định dự án tư 19
Bảng 2.1 Các chỉ số tài chính cơ bản 63
Bảng 2.2 Tỷ lệ dự án triển khai thành công giai đoạn 2010 – 2014 74
Bảng 2.3 Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu giai đoạn 2010 – 2014 75
Bảng 2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2014 75
Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2014 76
Bảng 3.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của dữ liệu 93
Bảng 3.2 Kết quả phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập 96
Bảng 3.3 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc 97
Bảng 3.4 Kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cán bộ thẩm định 98
Bảng 3.5 Kết quả phân tích đánh giá về nguồn thông tin dự án 99
Bảng 3.6 Kết quả phân tích đánh giá về tổ chức công tác thẩm định 100
Bảng 3.7 Kết quả phân tích đánh giá về quy trình thẩm định 100
Bảng 3.8 Kết quả phân tích đánh giá về chỉ tiêu thẩm định 101
Bảng 3.9 Kết quả phân tích đánh giá về phương pháp thẩm định 101
Bảng 3.10 Kết quả phân tích đánh giá về phương tiện thẩm định 102
Bảng 3.11 Kết quả phân tích đánh giá về chất lượng công tác thẩm định 102
Bảng 3.12 Kết quả phân tích tương quan 103
Bảng 3.13 Kết quả phân tích hồi quy 104
Bảng 3.14 Kết quả phân tích phương sai giữa hai nhóm giới tính 106
Bảng 3.15 Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm kinh nghiệm 107
Bảng 3.16 Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm trình độ 108
Bảng 4.1 Định hướng các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2020 128
Bảng 4.2 Nội dung của bảng thu nhập và chi phí 145
Bảng 4.3 Bảng tính sản lượng và doanh thu 146
Bảng 4.4 Bảng tính chi phí hoạt động 147
Bảng 4.5 Bảng tính khấu hao TSCĐ 147
Bảng 4.6 Bảng tính lãi vay 148
Bảng 4.7 Báo cáo kết quả kinh doanh 150
Bảng 4.8 Bảng cân đối trả nợ 150
Trang 10BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay của 4 Ngân hàng lựa chọn 78
nghiên cứu 78
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ dự án phải điều chỉnh lại của 4 Ngân hàng lựa chọn 79
nghiên cứu 79
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu 80
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu 81 Biểu đồ 3.1 Thông tin đối tượng khảo sát 92
Biểu đồ 3.2 Phân phối chuẩn 105
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư vay vốn 20
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án tại các Ngân hàng thương mại 22
Sơ đồ 2.1 Mô hình quản trị của Vietinbank 52
Sơ đồ 2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng 66
Sơ đồ 3.1 Mô hình nghiên cứu 86
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua cũng như hiện nay hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm dịnh tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đang nổi lên trở thành một chủ đề thời sự nóng hổi, thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, kể
cả các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và chủ các doanh nghiệp, trên diễn đàn Quốc hội, các hội thảo khoa học, trên các phương tiện thông tin đại chúng
Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, hàng loạt dự án đầu tư mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng lại để thời gian dài chưa triển khai được phải gia hạn giấy phép, phải điều chỉnh thu hẹp quy mô dự án hay là dự án triển khai còn dở dang chưa hoàn tất theo đúng kế hoạch Nguyên nhân hàng đầu của tình trạng đó là năng lực tài chính của nhà đầu tư không đảm bảo, các Ngân hàng tài trợ vốn không thực hiện đúng quy định của thẩm định dự án hay không thu xếp được vốn Tình trạng đó không những làm thất thoát vốn cho các Ngân hàng mà còn gây lãng phí lớn cho nền kinh tế
Trong lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp trong nước cũng xảy ra tình trạng tương tự Hàng loạt dự án của các nhà đầu tư trong nước đăng ký đầu tư vào đảo Phú Quốc, thủ đô Hà Nội…, ở nhiều địa phương khác cũng bị rút giấy phép, thay đổi chủ đầu tư, thu hồi đất, do không đảm bảo năng lực tài chính của dự án
Trong lĩnh vực đầu tư của Nhà nước, hàng loạt dự án có nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn phát hành trái phiếu Chính phủ phải kéo dài thời gian do không đảm bảo về vốn, phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư, vốn phát sinh ngoài dự án quá lớn, có nguyên nhân hàng đầu do công tác thẩm định tài chính dự
án không tốt, không đáng giá đầy đủ những chi phí phát sinh, dự báo những diễn biến kinh tế vĩ mô làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính dự án, Điển hình là các
dự án giao thông, dự án xây dựng nhà máy điện, dự án xây dựng bệnh viện, trường học, Tòa nhà Trung tâm của Đại học Kinh tế quốc dân là một ví dụ điển hình
Trong lĩnh vực cho vay vốn của các Ngân hàng thương mại, tình trạng nợ xấu, nợ phát sinh, đặc biệt nợ khê đọng đang ngày càng lớn về quy mô, tăng cao về giá trị và tỷ trọng Chỉ riêng đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thôi, nếu như cuối năm 2012 nợ xấu dừng ở con số 2204 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 1,46% thì đến hết năm 2014 đã tăng lên gấp đôi 4905 tỷ đồng lên 2,95% Một trong số các nguyên nhân quan trọng hàng đầu của tình trạng đó là chất lượng thẩm định tài
Trang 12chính dự án đầu tư trước khi quyết định cho vay Một số ví dụ cụ thể đó là hàng loạt
dự án đầu tư của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam được các NHTM cho vay, đầu tư, đến nay dẫn đến tình trạng không biết bao giờ mới thu hồi được nợ thì trách nhiệm hay vai trò thẩm định tài chính dự án ở đâu để xẩy ra tình trạng đó Trước thực tế đó, tác giả đã nghiên cứu vấn đề “Chất lượng thẩm định tài
chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”
cho luận án của mình
2 Mục đích nghiên cứu
2.1 Về mặt lý thuyết
Trả lời rõ câu hỏi: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các NHTM? ” và “Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của NHTM?”
2.2 Về mặt thực tiễn
- Trả lời câu hỏi vai trò thẩm định tài chính dự án đối với tình trạng chất lượng tín dụng thời gian qua tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng như thế nào? Nguyên nhân thuộc về chất lượng cán bộ, thuộc về quy trình thẩm định, thuộc về tổ chức thẩm định hay thuộc
về nguyên nhân nào khác?
- Trách nhiệm thẩm định tài chính dự án của cơ quan chủ quản, cơ quan phê duyệt dự án, chủ dự án với trách nhiệm của NHTM là người cho vay như thế nào?
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là chất lượng thẩm định về mặt tài chính các dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM bị chi phối bởi các nhân tố như: năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định, thông tin phục vụ cho việc thẩm định, chi phí và thời gian thẩm định, quy trình và phương pháp thẩm định, phương tiện thẩm định
4 Phạm vi nghiên cứu
*Về thời gian:
- Số liệu sơ cấp: được thu thập vào 2 năm 2013 và 2014 thông qua các phiếu điều tra được gửi đến từng chi nhánh Ngân hàng
- Số liệu thứ cấp: được thu thập cho giai đoạn từ 2000 – 2014 đối với những
dự án đã hết thời hạn vay
Trang 13*Về không gian:
- Vì Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam là NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa có quy mô lớn nhất về nhiều mặt, lớn hơn cả Ngân hàng đầu
tư & phát triển (BIDV) và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB), có số lượng khách hàng doanh nghiệp nói chung và số lượng dự án vay vốn cần thẩm định lớn nhất trong toàn bộ các NHTM Việt Nam Các dự án thẩm định tài chính vay vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đa dạng trên nhiều lĩnh vực, trải rộng trên địa bàn cả nước, do đó, tác giả chọn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có tính đại diện, tính phổ cập cho các NHTM Việt Nam
- Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam với 1 Sở giao dịch,
149 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch được bố trí rộng khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, nhưng ở đây tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng đã cho vay trong giai đoạn 2000 – 2014 và những dự án này đã hết thời hạn cho vay Và một cuộc điều tra khảo sát sẽ được tiến hành trực tiếp trong 2 năm
2013 và 2014 với hơn 50 lãnh đạo của các chi nhánh Ngân hàng và hơn 200 cán bộ thẩm định tại các chi nhánh Ngân hàng trên toàn quốc
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê … Nghiên cứu được tiến hành thông qua ba giai đoạn chính:
- (1) Năm 2014 tiến hành thu thập điển hình bốn dự án đầu tư thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong giai đoạn từ năm
2000 - 2014 mà NHTMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định xong, duyệt cho vay và trong bốn dự án này có 3 dự án là đã hết thời hạn vay mà Vietinbank đã thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, một dự án đang trong giai đoạn giải ngân để làm rõ thực trạng về quy trình, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức công tác thẩm định
tại Vietinbank trong thời gian từ 2000 – 2014 (Tác giả sẽ thu thập đủ các bộ hồ sơ
mà Vietinbank đã thẩm định)
- (2) Năm 2013 và 2014 thực hiện nghiên cứu định tính thông qua các cuộc điều tra, khảo sát dựa vào bảng hỏi tập trung vào hai đối tượng chính phục vụ cho nghiên cứu là các cán bộ trực tiếp thực hiện công việc thẩm định dự án đầu tư và các lãnh đạo tại các chi nhánh Ngân hàng Cuộc khảo sát được tiến hành trên toàn quốc Dự kiến sẽ khảo sát dựa trên hơn 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP Công
thương đã thẩm định xong, duyệt cho vay và đã hết thời hạn cho vay (Tác giả chỉ
thu thập tên của dự án và một số dữ liệu phù hợp với thang đo của biến độc lập)