1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí Công ty Beer Lào

26 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 526,34 KB

Nội dung

Đề tài vận dụng những lý luận và phương pháp phân tích khoa học để nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Beer Lào, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Beer Lào góp phần phục vụ công tác quản lý Công ty hiệu quả hơn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

-

SOUKDAVAN SIVILAY

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TẠI CÔNG TY BEER LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng – Năm 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

N PGS.TS Đ à N c Phi Anh

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Phúc Nguyên

Phản biện 2: PGS.TS Lê Đức Toàn

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế Toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại

học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 2 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải

có hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ cho việc điều hành, quản lý và ra các quyết định sản xuất kinh doanh

Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị, một tổ chức ngày càng giữ vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của các đơn vị và có ý nghĩa quan trọng cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin tuỳ theo mục đích khác nhau

Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của thông tin cung cấp, kế toán được chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị Thông tin

kế toán tài chính chủ yếu cung cấp cho các đối tượng bên ngoài đơn

vị sử dụng để ra các quyết định hữu ích tuỳ từng đối tượng, còn thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các nhà quản trị nội bộ đơn vị để ra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Kế toán quản trị mới được phát triển trong giai đoạn gần đây nhưng đã thực sự trở thành một công cụ khoa học giúp nhà quản trị trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị

Ở Lào, kế toán quản trị còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp mới chỉ có hệ thống kế toán tài chính hoàn chỉnh, còn hệ thống kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản lý và ra quyết định hầu như chưa có Đồng thời, việc triển khai ứng dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vào hoạt động quản lý chưa được quan tâm đúng mức Hơn nữa, về mặt luật pháp, Nhà nước ta mới chỉ ban hành những văn bản pháp quy, chế độ hướng dẫn về hệ thống kế toán tài

Trang 4

chính áp dụng bắt buộc cho các doanh nghiệp, còn kế toán quản trị mới chỉ được đề cập và vận dụng không bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong thời gian gần đây

Mặc dù vậy, kế toán quản trị vẫn được coi là một hoạt động thiết yếu trong một tổ chức để giúp lãnh đạo xem xét, đánh giá các hoạt động của tổ chức nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất

Hơn nữa, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh việc quản lý tốt chi phí luôn được doanh nghiệp quan tâm và đặt lên hàng đầu Kiểm soát và quản lý tốt chi phí là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, hiệu quả nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là rất cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương trường

Công ty cổ Beer Lào với lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính

là sản xuất Beer trong những năm gần đây đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ lớn trong nước cũng như các hãng nước ngoài Đặc biệt bắt đầu từ năm 2015, Nhà nước Lào áp dụng chính sách tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên 50% không phân biệt bia chai, bia lon, bia hơi Do vậy, nếu không kịp thời đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp chắc chắn Công ty sẽ khó tồn tại trong môi trường này Từ đó, vấn đề trước mắt cần đặt ra cho Công ty là phải kiểm soát để tiết kiệm được chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh Trong thời gian gần đây Công ty đã bước đầu tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí mà tập trung vào công tác xây dựng định mức, lập kế hoạch chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và phân tích chi phí Tuy nhiên, trên thực tế từ phương hướng xây dựng đến tổ chức

Trang 5

thực hiện thì việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các nội dung này vẫn chưa được tổ chức khoa học và quan tâm đúng mức, còn mang nặng nội dung của kế toán tài chính (chủ yếu là lập các báo cáo tài chính), chưa thực sự là công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị xem xét, phân tích làm cơ sở ra các quyết định Điều này

có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng và hiệu quả các quyết định quản trị và là một trong các nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của Công

ty còn hạn chế

Vì vậy, hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí, phân tích biến động chi phí giữa thực tế và dự toán nhằm tăng cường kiểm soát chi phí cũng như phân tích thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh tại Công ty Beer Lào là vấn đề hết sức cấp thiết giúp cho nhà quản trị đưa ra được các quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Xuất phát từ tính cấp thiết trên, tác giả

chọn nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí Công ty Beer Lào”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đề tài vận dụng những lý luận và phương pháp phân tích khoa học để nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Beer Lào, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Beer Lào góp phần phục vụ công tác

quản lý Công ty hiệu quả hơn

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán quản trị chi phí tại

Công ty Beer Lào

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 6

Phạm vi không gian: Luận văn tập trung vào nghiên cứu

những nội dung kế toán quản trị chi phí của hoạt động chính là sản xuất kinh doanh sản phẩm Bia tại Công ty

Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu từ 2015-2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp để khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Beer Lào, cụ thể:

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thập các thông tin liên quan đến công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty

- Phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn được dùng để phân tích sự biến động chi phí sản xuất tại Công ty

5 Tổng quan nghiên cứu của đề tài

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở Công

ty Beer Lào

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Công tác kế toán quản trị chi phí ở Công ty Beer Lào

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG

DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị chi phí

“Kế toán quản trị chi phí là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí của doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng quản trị chi phí trong quá trình kinh doanh”

1.1.2 Bản chất của kế toán quản trị chi phí

Bản chất của kế toán quản trị chi phí có thể được hiểu rõ hơn khi xem xét các khái niệm có liên quan:

Chi phí

Theo từ điển Tiếng việt, Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể Nói một cách khác, chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh

tế như , giao dịch, nhằm mua được các loại hàng hoá, dịch vụ cần thiết cho quá trình kinh doanh

Theo Hội đồng chuẩn mực quốc tế (IASC): “Chi phí là các yếu

tố làm giảm các lợi ích kinh tế trong niên độ kế toán dưới hình thức xuất đi hay giảm giá trị Tài sản hay làm phát sinh các khoản nợ, kết quả là làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu mà không do việc phân phối nguồn vốn cho các bên chủ sở hữu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - Chuẩn mực số 01 “chuẩn mực chung”: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh

tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn

Trang 8

chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ

sở hữu Theo định nghĩa này, chi phí được nhìn nhận dưới góc độ của đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính, chủ yếu là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

1.1.3 Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh ngiệp

Kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin để nhà quản lý kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch thông qua các báo cáo đánh giá, đặc biệt là giúp ích cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động Việc cung cấp thông tin về chi phí của các hoạt động một cách chi tiết và thường xuyên sẽ giúp ích cho các nhà quản lý rất nhiều trong kiểm soát và hoàn thiện quá trình đầu tư sản xuất công trình vì những thông tin này giúp các nhà quản

lý phát hiện các hoạt động tốn kém quá nhiều chi phí, từ đó thiết kế lại quá trình sản xuất, kinh doanh, loại bỏ hoạt động tốn kém chi phí hoặc có những cải tiến, đổi mới làm cho hoạt động đó có hiệu quả hơn, tốn kém ít chi phí hơn

1.2 NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Phân loại chi phí

* Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế

Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ chi phí về các loại nguyên

vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị sản xuất cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm

- Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương (tiền công) và

các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính trên tiền lương

Trang 9

của công nhân , công nhân điều khiển máy thi công và nhân viên quản lý ở các bộ phận, tổ, đội thi công

- Chi phí khấu hao TSCĐ: là số tiền trích khấu hao TSCĐ

dùng cho hoạt động trong doanh nghiệp , bao gồm khấu hao máy thi công và các TSCĐ khác sử dụng cho hoạt động và phục vụ ở các tổ, đội, bộ phận thi công

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền mà doanh

nghiệp phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài sử dụng vào quá trình của doanh nghiệp

- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các khoản chi phí khác

phát sinh trong quá trình ngoài các chi phí nói trên và được thanh toán bằng tiền

* Phân loại CPSX theo mục đích, công dụng kinh tế

Theo cách phân loại này, căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí, mục đích sử dụng của chi phí, nơi phát sinh và nơi chịu chi phí

để sắp xếp những chi phí có cùng công dụng vào một khoản mục Trong doanh nghiệp , CPSX được chia thành các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại

vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo) cần thiết sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền lương, tiền

công, các khoản phụ cấp có tính chất thường xuyên (phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm) của công nhân trực tiếp

- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng xe,

máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động công trình bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữ lớn, sửa chữa thường xuyên máy thi công, chi phí nhiên liệu và động lực dùng cho máy thi

Trang 10

công và các chi phí khác như chi phí di chuyển, tháo lắp máy thi công

- Chi phí chung: là các chi phí trực tiếp khác ngoài các khoản

chi phí trên phát sinh ở tổ, đội, công trường sản xuất bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhântrực tiếp, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của tổ, đội và các chi phí khác liên quan tới hoạt động của tổ, đội

* Phân loại CPSX theo đối tượng chịu chi phí

* Phân loại CPSX theo hình thái chi phí

1.2.2 Dự toán chi phí trong doanh nghiệp

a Định mức chi phí sản xuất

b Dự toán chi phí sản xuất

Khái niệm, vai trò của dự toán chi phí sản xuất

Dự toán là các kế hoạch chi tiết mô tả việc huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định

b) Các dự toán bộ phận trong dự toán chi phí sản xuất

- Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp được lập dựa trên cơ sở dự toán sản lượng sản xuất và định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Dự toán chi Dự toán lượng Định mức tiêu

phí NVL = sản phẩm x hao NVL trực x Đơn giá VL trực tiếp sản xuất tiếp

- Dự toán nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí

nhân công trực tiếp Dự toán Định mức

Trang 11

Dự toán lượng = lượng SP x thời gian LĐ/SP x Đơn giá VL

Định mức thời

- Dự toán chi phí sản xuất chung

Dự toán chi phí sản xuất chung bao gồm dự toán biến phí sản xuất chung và dự toán định phí sản xuất chung

Dự toán biến phí sản xuất chung:

- Trường hợp biến phí sản xuất chung được xây dựng theo từng yếu tố chi phí (chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp ) theo mỗi đơn vị hoạt động thì quá trình lập dự toán biến phí sản xuất chung được thực hiện tương tự như dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán Dự toán Dự toán

biến phí = sản phẩm x Đơn vị biến phí

SX chung Sản xuất Sản xuất chung

Dự toán định phí sản xuất chung:

Đối với các yếu tố định phí sản xuất chung bắt buộc, căn cứ vào định phí sản xuất chung hàng năm chia đều cho 4 quý để xác định định phí SXC hàng quý Đối với các yếu tố định phí sản xuất chung tuỳ ý, căn cứ vào hành động nhà quản trị xác định thời điểm

chi tiêu để tính vào chi phí cho kỳ dự toán thích hợp

Dự toán Định phí Tỷ lệ (%) tăng (giảm) sản xuất = Sản xuất chung x định phí sản xuất chung

chung thực tế kỳ trước theo dự kiến Căn cứ vào dự toán biến phí và dự toán định phí sản xuất chung tổng hợp thành dự toán chi phí sản xuất chung:

Trang 12

Dự toán sản Dự toán Dự toán chi phí = biến phí + định phí

sản xuất chung sản xuất chung sản xuất chung

- Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp:

Dự toán Dự toán Tỷ lệ

biến phí quản = biến phí x biến phí

lý doanh nghiệp trực tiếp quản lý doanh nghiệp

Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp:

Dự toán Dự toán Dự toán

chi phí = biến phí + định phí

quản lý DN quản lý DN quản lý DN

1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá sản phẩm

a Tính giá thành sản phẩm sản xuất giá thành theo phương pháp toàn bộ

Phương pháp tính giá toàn bộ là phương pháp mà tất cả các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) đều được tính vào giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành Cơ sở tính các chi phí này vào giá thành được chuẩn mực kế toán quốc tế

về hàng tồn kho và cả chuẩn mực kế toán Việt Nam chấp nhận như là

Trang 13

một nguyên tắc khi xác định giá gốc của thành phẩm ở doanh nghiệp sản xuất

Phương pháp tính giá thành toàn bộ gồm hai hệ thống tính giá thành sản phẩm là hệ thống tính giá thành theo công việc (áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng) và hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất (áp dụng ở những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất hàng loạt, các sản phẩm giống nhau cả về đặc tính, quá trình sản xuất và chi phí sản xuất)

b.Tính giá thành sản phẩm sản xuất giá thành theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp chi phí trực tiếp sẽ có ích hơn trong việc đánh giá hoạt động của nhà quản lý vì lợi nhuận báo cáo theo phương pháp này phản ánh đúng đắn hơn thực chất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phương pháp này được sử dụng nhiều trong kế toán quản trị như: định giá bán sản phẩm, lập dự toán linh hoạt, lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, ứng dụng trong phân tích mối quan

hệ C-V-P

1.2.4 Phân tích, kiểm soát chi phí

* Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phân tích thành biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu và biến động giá

* Phân tích biến động chi phí phí nhân công trực tiếp

Biến động chi phí nhân công trực tiếp là chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nhân công dự

Ngày đăng: 18/01/2020, 00:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w