Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm hiểu các motip nội dung (quan niệm, triết lý, văn hoá) được cài đặt trên các motip trang trí truyền thống, là những cơ sở khoa học của những motip hình thức, cũng như sự tiếp biến về văn hoá – mỹ thuật - kỹ thuật đối với các motip trang trí truyền thống của Kiến trúc phong cách Đông Dương tại Sài Gòn - TP. HCM
Trang 1-o0o -
Bùi Bá Nguyên Khanh
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRUYỀN THỐNG TRÊN KIẾN TRÚC PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG
Trang 2BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thanh Sơn
Phản biện 1: ……… Phản biện 2: ……… Phản biện 3: ………
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Vào lúc… giờ, ngày… tháng… năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong lãnh vực kiến trúc, từ thời thuộc Pháp, TP.HCM – lúc đó mang tên Sài Gòn - là nơi đầu tiên của đất nước tiếp nhận nhiều trường phái của phương Tây, bao gồm cả lĩnh vực nghệ thuật trang trí Những tiếp nhận này đã góp phần đáng kể trong việc hình thành nên diện mạo của kiến trúc và nghệ thuật của TP HCM ngày nay và trong đó có sự đóng góp của trang trí mỹ thuật trên Kiến trúc phong cách Đông Dương
Mặc dầu, việc nghiên cứu về đề tài này đã và đang rất được các nhà nghiên cứu từ những ngành liên quan quan tâm, song cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống đấ đủ, toàn diện và rõ ràng Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghệ thuật trang trí truyền thống trên kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn – TP.HCM” là một hướng nghiên cứu cần thiết để b sung cho những hiếm hu ết nà
2 Tổng quan về các hướng nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài
2.1 Các nghiên cứu liên quan đến luận án
Luận án tiến sĩ Kiến trúc: Hiện tượng cộng sinh văn hoá giữa
tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc Việt Nam (2000)
của KTS Lê Thanh Sơn, đã có sự khẳng định và gợi ý quan trọng cho các hướng nghiên cứu sau đó về kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật theo
xu hướng kết hợp (hiện tượng cộng sinh văn hóa) kiến trúc - nghệ
thuật phương Tây với kiến trúc - nghệ thuật truyền thống Việt Nam
Sách Kiến trúc Đông Dương của KTS Lê Minh Sơn đưa ra
nhiều dẫn chứng về quan điểm "điều chỉnh" đối với kiến trúc - nghệ thuật ở Việt Nam giai đoạn 1923 - 1942 của KTS E Hébrard
Một số luận văn thạc sĩ kiến trúc tại Đại học Kiến trúc TP
HCM, được thực hiện đồng hướng với những nghiên cứu kể trên như
Trang 4luận văn Những yếu tố bản địa trong kiến trúc Pháp tại Sài Gòn của KTS Nguyễn Văn Nguyên Luận văn Vấn đề hài hoà Đông Tây trong
kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam (2012) của KTS Trương Nhật
Quỳnh Luận văn Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM và vấn đề
hài hoà văn hoá Đông Tây (2007) của KTS Nguyễn Thanh Tân có tới
hơn 6 trang miêu tả khá chi tiết và rất tốt về những trang trí mỹ thuật của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM
2.2 Vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu của luận án
2.2.1 Vấn đề còn tồn tại
Hoàn thiện việc nghiên cứu nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn - TP.HCM bằng cách tập trung làm rõ:
- Tính hệ thống của các motip trang trí truyền thống;
- Các nội hàm triết học và ý nghĩa văn hoá của các motip trang trí truyền thống;
- Tính hệ thống của các giá trị của các motip trang trí truyền thống đạt được;
2.2.2 Hướng nghiên cứu của luận án
Nhận diện tính hệ thống của nghệ thuật trang trí truyền thống trên các công trình Kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn –
TP HCM với tất cả biểu hiện và các ý nghĩa văn hóa - triết học được cài đặt trong đó, với mục tiêu đánh giá giá trị của nghệ thuật trang trí trên Kiến trúc phong cách Đông Dương tại đâ và những đóng góp
mà nó mang lại cho mỹ thuật VN
3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
+ Nhận diện, thống kê, phân loại các motip hình thức của trang
trí truyền thống Việt Nam trên Kiến trúc phong cách Đông Dương tại Sài Gòn - TP HCM
Trang 5+ Tìm hiểu các motip nội dung (quan niệm, triết lý, văn hoá)
được cài đặt trên các motip trang trí truyền thống, là những cơ sở khoa học của những motip hình thức, cũng như sự tiếp biến về văn hoá – mỹ thuật - kỹ thuật đối với các motip trang trí truyền thống của Kiến trúc phong cách Đông Dương tại Sài Gòn - TP HCM
+ Đánh giá những giá trị mà nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương tại TP.HCM đã đóng góp cho lý luận, lịch sử kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các motip, kiểu cách trang trí và kèm theo đó là các quan niệm triết lý và văn hóa truyền thống đã chi phối sự hình thành nên các motip, kiểu cách trang trí trên năm công trình Kiến trúc phong cách Đông Dương ở TP HCM là: Đền thờ vua Hùng ở Q.1 (1926), Bảo tàng Lịch sử - TP HCM ở Q 1 (1926 - 1928), Trường PTTH Lê Hồng Phong ở Q.5 (1927), Nhà mồ Trương Vĩnh Ký ở Q 5 (1928), Chợ Bình Tây ở Q.6 (1928 - 1930) - với tư cách là những địa chỉ dung chứa các đối tượng nghiên cứu của luận án
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Thời gian nghiên cứu
Bắt đầu từ năm 1923, khi người Pháp tiến hành công việc quy hoạch xây dựng đô thị ở xứ Đông Dương thuộc Pháp, với người đứng đầu là KTS Ernest Hébrard - người chủ xướng của “xu hướng” Kiến trúc Phong cách Đông Dương, cho đến giai đoạn khoảng năm 1942
4.2.2 Không gian nghiên cứu
Kiến trúc Phong cách Đông Dương với nghệ thuật trang trí truyền thống toạ lạc chủ yếu trên địa bàn các quận 1, 5, 6
5 Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Trang 65.1 Giả thuyết nghiên cứu
- Nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương thông qua các thể loại hoa văn, hoạ tiết trang trí mỹ
thuật (motip hình thức) để gia tăng tính chất mỹ quan cho công trình,
vừa để truyền tải, cài đặt các quan niệm văn hoá - triết học c truyền
phương Đông (motip nội dung)
- Nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương chịu ảnh hưởng từ hai nền văn hoá - mỹ thuật: bản địa
và sự tiếp thu từ Trung Hoa (là chủ yếu), nhưng vì những lý do lịch
sử nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mỹ thuật Nguyễn
- Trên bình diện toàn cầu hóa, nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương là sự t ng hoà của văn hoá
và motip mỹ thuật trang trí Đông – Tây
- Sự hiện diện của nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương là một bằng chứng mạnh mẽ, biểu hiện cho tinh thần sáng tạo và đề cao văn hoá dân tộc
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Là các phương pháp NC H thông thường như: phương pháp
hảo sát điền dã; phương pháp thống kê, mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp liên ngành; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học
+ Nhận diện, đánh giá nghệ thuật trang trí truyền thống trên các công trình Kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn với các motip trang trí, các dạng thức bố cục, ý nghĩa và tượng trưng của văn hóa truyền thống được cài đặt trên đó
+ Khẳng định những giá trị đặc trưng của nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương tại Sài Gòn trên
Trang 7cả hai phương diện hình thức biểu thị và nội dung tư tưởng truyền đạt trên quan điểm hệ thống và toàn diện
+ Khẳng định những đóng góp của nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương tại Sài Gòn với mỹ thuật VN
+ Ý nghĩa thực tiễn
+ Nghiên cứu toàn diện về giá trị của nghệ thuật trang trí truyền thống tại các công trình Kiến trúc phong cách Đông Dương ở Sài Gòn, là một phần để xây dựng giáo trình chuyên ngành nghệ thuật trang trí kiến trúc và các đề tài liên quan đến lý luận và lịch sử mỹ thuật
+ Góp phần làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công việc bảo tồn, phục chế, phục dựng, trùng tu các chi tiết trang trí mỹ thuật truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương trên phạm vi cả nước
7 Kết quả dự kiến của luận án
- Nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc phong cách Đông Dương tại Sài Gòn với những mô tả, t ng kết đầy đủ, toàn diện nhất trong điều kiện nghiên cứu hiện tại Những đóng góp thực tiễn của nó đối với nên mỹ thuật Việt Nam đương đại
8 Cấu trúc của luận án: có ba phần chính và phụ lục
Phần Mở đầu (15 trang);
Phần Nội dung nghiên cứu: ba chương (105 trang) gồm:
+ Chương 1 T ng quan về nghệ thuật trang trí tru ền thống trên iến trúc Phong cách Đông Dương (32 trang);
+ Chương 2 Cơ sở hoa học nghiên cứu các nghệ thuật trang trí tru ền thống trên iến trúc Phong cách Đông Dương (37 trang); + Chương 3 Đánh giá nghệ thuật trang trí tru ền thống trên iến trúc phong cách Đông Dương ở TP Hồ Chí Minh (36 trang);
Trang 8Phần ết luận (04 trang);
Phụ lục gồm: giải thích từ ngữ, khái niệm được sử dụng; các
bảng thống kê; hình ảnh minh hoạ làm rõ nội dung luận án
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRUYỀN THỐNG TRÊN KIẾN TRÚC PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG 1.1 Sự xuất hiện của các motip nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương
Năm 1923, KTS E Hebrard đã đề xuất một cách thức thiết kế kiến trúc mới, phù hợp với các địa phương ở xứ Đông Dương, mà hiện nay được gọi là Kiến trúc phong cách Đông Dương và để gia tăng chất lượng nghệ thuật, các họa tiết, motip trang trí mỹ thuật truyền thống địa phương – đã được sử dụng trên phong cách kiến trúc mới này Với đặc điểm chung là: sử dụng những giải pháp kết cấu, cấu tạo của kiến trúc bản địa để khắc phục những bất lợi của thời tiết khí hậu, điều mà một hình mẫu kiến trúc phương Tây thuần túy tỏ ra
có những bất cập
1.2 Các hình thức nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương: Đó là 12 motip sau
1.2.1 Motip Tam đa (Phúc Lộc Thọ)
Được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là motip Thọ
1.2.2 Motip Tứ linh - Tứ quý - Tứ thời
Tứ linh: Hình tượng rồng phụng được thể hiện cách điệu như dây lá hoá rồng, trúc hoá rồng thì hình tượng đó lại chủ yếu mang tính nghệ thuật, ít có ý nghĩa của sự biểu lộ uy quyền, hoặc hàm ý
quý phái, thanh thoát, nhẹ nhàng
Tứ thời là sự ám chỉ thời gian luân chuyển không ngừng nghỉ, nên cách thức trình bày này mang ý nghĩa: sự tưởng nhớ “trước sau
Trang 9như một” trọn vẹn trong cả bốn mùa đối với công lao của những
người được tưởng niệm
1.2.3 Motip Ngũ hành
Sự biểu hiện của motip Ngũ hành trong nghệ thuật trang trí truyền thống nhìn chung khá đơn giản, mặc dù nội dung triết lý của khái niệm này thực sự khá phức tạp
1.2.4 Motip Bát bửu
Bát bửu là tám loại đồ quí theo đánh giá của người Trung Quốc xưa, đâ cũng là những quan niệm có nguồn gốc Trung Quốc, nhưng hiện chưa xác định thời điểm du nhập vào Việt Nam Tuy nhiên khi
du nhập vào Việt Nam thì phần lớn cách thức biểu đạt chỉ còn giữ lại những khái niệm, còn những hình thức diễn đạt thì hầu như đã được
"bản địa hóa", Việt hóa
1.2.5 Motip hình bát giác
Có nguồn gốc và là sự tượng trưng cho khái niệm Bát quái trong
Kinh Dịch
1.2.6 Motip Cửu cung
“Cửu cung” cho thấ sự nhất quán về quan niệm triết học trong
thiết ế cũng như sự hợp lý về ngu ên lý thị giác
1.2.7 Motip Chim thú
Chim: 4 loại phụng, hạc, trĩ, công thể hiện tại Đền thờ vua Hùng
vẽ trên các bức tranh tường nhiều màu Các bức tranh tường vẽ các loài chim quý với loại cây cặp đôi với chúng như: trúc - tước (chim công và cây trúc), phụng - ngô đồng, trĩ - mẫu đơn tùng sen - hạc
Long mã cổ đồ: Thời Nguyễn, long mã c đồ thường được trang
trí tại những công trình kiến trúc lớn hoặc công trình mang ý nghĩa Dịch học như cung điện, lăng tẩm cũng như đền miếu và thậm chí nhà riêng của quan chức Với kiểu tượng tròn chạm khắc hoặc phù
Trang 10điêu Lăng Trương Vĩnh Ký đã sử dụng đồ án này nhưng với một phong cách khá khác biệt
1.2.8 Motip Thực vật
Các loại cây cối, hoa lá được sử dụng để làm motip trang trí,
bao gồm: lá bồ đề, hoa chanh (hoa thị), hoa sen, búp sen, cây tùng,
cây ngô đồng, cây hoa mẫu đơn được chế tác bằng các phương
pháp đắp vữa, gỗ chạm, tr , vẽ tranh tường bằng màu Các loại dây
lá hoá rồng, dây lá hóa phụng, dây lá hoá chữ Thọ và motip cây tùng, cây ngô đồng, cây hoa mẫu đơn, cây tre cặp đôi
1.2.9 Cửa võng (bao lam)
Còn gọi là Y môn, nghĩa là: “áo của chiếc cửa” Với ý nghĩa đó,
nó thường được đặt ở vị trí giữa 2 cây cột của nơi thờ tự các vị thần, Phật trong đình, chùa… với chức năng như cửa vào của một không gian trang trọng nhất của căn nhà Cách đặt tên như vậy chứa đựng những nội dung văn hóa rất sâu sa, nhưng người Việt lại thường nôm
na hóa trong thực tế thành cửa võng, bao lam
1.2.10 Hoa văn hình học - hồi văn chữ Vạn (卍)
Hồi văn chữ Vạn không chỉ thuần túy là một dạng trang trí, nhưng khi kết hợp với những motip khác thì có thể khiến cho những
ý nghĩa văn hóa sâu xa
1.2.11 Motip chữ Hán
Làm tăng thêm vẻ Đông phương cho các công trình
1.3 Một số nhận định sơ bộ của giới nghiên cứu về các motip văn hóa truyền thống phương Đông trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương
1.3.1 Các nghiên cứu về mỹ thuật
Các nghiên cứu về mỹ thuật Trung Hoa, về mỹ thuật c Việt Nam cho thấy nguồn gốc Trung Quốc của nhiều đề tài trang trí mỹ
Trang 11thuật được du nhập vào Việt Nam và trở thành nét "truyền thống" Đồng thời một số trang trí mỹ thuật c thuần Việt như lá đề, hoa thị
(hoa chanh), hoa sen cũng hiện diện tại Kiến trúc phong cách Đông
Dương ở TP HCM Điều này chứng minh, trên Kiến trúc phong cách Đông Dương không chỉ có hoa văn, biểu tượng văn hoá có nguồn gốc Trung Quốc mà còn có sự kế thừa biểu tượng và hoa văn trang trí mỹ thuật truyền thống thuần Việt
1.3.2 Các nghiên cứu về văn hoá
Trong quá trình giao lưu văn hoá với Trung Hoa, nền văn hoá Việt Nam đã tiếp thu khá nhiều biểu tượng nghệ thuật từ nền văn hoá lâu đời này Cùng với các bộ tam đa, tứ linh, tứ quý, ngũ phúc mà chúng tôi đã giới thiệu bát tiên cũng là một biểu tượng có vai trò quan trọng trong văn hoá, tín ngưỡng và nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam Trong quá trình giao lưu đó, văn hoá Việt Nam đã thu nạp
và Việt hoá các yếu tố văn hoá Trung Hoa trở thành những biểu tượng truyền thống gần gũi của người Việt
1.3.3 Các chuyên khảo về văn hóa TP Hồ chí Minh
Chủ đề trang trí mỹ thuật của Việt Nam thường gặp trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương như: Tam đa, Tứ linh, tứ quý, Bát bửu những biểu tượng tuy có cùng tên gọi, cùng chứa đựng những hàm ý triết học, văn hoá, nhưng về hình thức biểu đạt lại khác với Trung Hoa Cho nên, những chủ đề, motip nói trên thực tế đã trở thành những yếu tố văn hoá chung của khu vực Đông Á
1.3.4 Các nghiên cứu về kiến trúc cổ Việt Nam
Đề tài và nội dung đồ án có tính chất phong kiến, tôn giáo thường là tứ linh, bát vật Ngoài tứ linh còn thêm cá, dơi, hạc, h và những động vật khác như voi, ngựa, chó…và hình người tiên nữ cưỡi phượng, vũ nữ và tấu nhạc…về thảo mộc, hoa quả có bát bảo: quả
Trang 12bầu, bút lông, quạt vả, ống tiêu, giỏ hoa, cây kiếm, cái khánh và phất trần…; bát quả: đào, lựu, mận, lê, phật thủ, nho, bầu và bí; tứ quý hoặc tứ thời như: mai (mùa Xuân), sen (mùa hạ), cúc (mùa Thu), trúc hoặc tùng (mùa Đông) Những hiện tượng thiên nhiên như mặt trời, mây, sông nước, ngọn lửa…hoặc tách riêng hoặc kết hợp như rồng với mây, cá với nước, long mã phụ đồ…trong sáng tạo nghệ thuật, những người thợ thủ công Việt Nam còn biết cách điệu, biến hình các
đề tài nói trên cùng với những chữ nho (tượng hình) dùng làm văn tự trong xã hội xưa được thể hiện theo lối viết Triện để sử dụng làm hoạ tiết trang trí kiến trúc hồi văn, như các chữ Phúc Lộc Thọ Hỷ…trong các công trình c và chữ vạn của Phật giáo…cùng với các hình ngọn
lửa, hoa văn cánh sen uốn lượn
1.3.5 Những ý kiến đáng chú ý khác
Những chủ đề của nghệ thuật trang trí trên Kiến trúc phong cách
Đông Dương đều là các đề tài trang trí của người Việt Nam, hoặc tiếp thu từ Trung Quốc, Ấn Độ nên chúng thuộc về nghệ thuật trang trí
truyền thống của người Việt
Và hầu hết các nhà nghiên cứu văn hoá, iến trúc và mỹ thuật… đều thống nhất rằng các motip trang trí trên iến trúc phong cách Đông Dương đã thuộc nghệ thuật trang trí tru ền thống Việt Nam
Quá trình nà được gọi là tiếp biến văn hóa (acculturation) hoặc bản địa hóa (vernacularize) Tức là, sự biến đ i của các ếu tố văn hóa
ngoại lai trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, học hỏi lẫn nhau
Tiểu kết
Sự thừa nhận tính chất của giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam - Trung Hoa với hệ quả tất yếu là ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đã được người Việt Nam tiếp thu, cải biến và đã từ rất lâu đời, chúng trở thành một bộ phận hữu cơ của văn hóa truyền thống Việt Nam
Trang 13Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC NGHỆ TRANG TRÍ TRUYỀN THỐNG TRÊN KIẾN TRÚC PHONG CÁCH
ĐÔNG DƯƠNG 2.1 Các quan niệm - triết lý trong văn hóa truyền thống phương Đông có ảnh hưởng trực tiếp đến các motip nghệ thuật trang trí truyền thống trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương
Các quan niệm - triết lý văn hóa như: Triết lý Âm – Dương,
Quan niệm Tam tài, Quan niệm Tứ tượng, Triết lý Ngũ hành, Quan niệm Bát quái, Quan niệm Cửu cung… có một vị trí vô cùng quan
trọng trong nền văn hóa Phương Đông và ở Việt Nam Những quan niệm - triết lý văn hóa nà chính là cơ sở hoa học then chốt để tìm hiểu những biểu hiện đã được vận dụng trong các công trình iến trúc phong cách Đông Dương ở Việt Nam nói chung và ở Sài Gòn nói riêng, với những biến tấu, sáng tạo rất điêu lu ện của những nghệ nhân Việt Nam
2.2 Các chủ đề (motip) văn hóa truyền thống phương Đông trên Kiến trúc Phong cách Đông Dương
2.2.1 Motip Tam đa Phúc Lộc Thọ
Tức ba cái nhiều: nhiều phúc tức nhiều may mắn, nhiều thọ tức
sống lâu, nhiều lộc tức có nhiều b ng lộc
2.2.2 Motip Tứ linh - Tứ quý- Tứ thời
Trong văn hóa c truyền phương Đông, đó là 4 con vật linh thiêng, có nhiều phép màu nhiệm: Rồng - Kỳ Lân - Rùa - Phượng hoàng (Long - Lân - Qui - Phụng) Đề tài tứ linh xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, có thể vào thời đầu Công Nguyên và phát triển mạnh từ thời Lý với huyền thoại “Thăng Long” Đề tài ảnh hưởng từ Trung Hoa, xuất hiện khoảng thế kỷ XVII (tại Việt Nam) Tứ thời thường