1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hoạt động của một số Đảng Cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011

32 51 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mục đích chính của Luận án là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho các đảng cộng sản và kiến nghị một số biện pháp tăng cường phối hợp giữa Đảng CSVN với các đảng này.

HCVINCHNHTRQUCGIAHCHMINH MNHUYNSM HOạT ĐộNG CủA MộT Số ĐảNG CộNG SảN KHU VựC NAM Từ NăM 1991 ĐếN năM 2011 Chun ngành: Lịch sử Phong trào cộng sản,  cơng nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mã số: 62 22 0312 TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI ­ 2016 Cơng trình được hồn thành  tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phan Văn Rân                                                        2. PGS.TS Nguy ễn Viết Th ảo  Phản biện 1:   Phản biện 2:  Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,  họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh  Vào hồi……giờ…… ngày…….tháng ……  năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Trong số các nước thuộc địa khu vực Á­Phi­Mỹ Latinh, khu vực Nam Á (trước   đây gọi là Tiểu lục địa  Ấn Độ) là nơi phong trào cộng sản ra đời tương đối sớm,   rộng khắp và có truyền thống đấu tranh bất khuất. Từ khi hình thành vào đầu những   năm 1920, phong trào cộng sản tại Nam Á đã trở thành bộ phận mật thiết của phong  trào cộng sản quốc tế và có nhiều đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh chống  thực dân Anh, giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Nam Á cũng như  đấu  tranh vì lợi ích của người lao động, vì hồ bình, dân sinh, dân chủ  và mục tiêu  CNXH.  Sau khi phong trào cộng sản quốc tế lâm vào khủng hoảng do sự sụp đổ của  hệ  thống XHCN   Liên Xơ và Đơng Âu, các đảng cộng sản tại Nam Á mặc dù   cũng chịu tác động nặng nề  nhưng vẫn bền bỉ  đấu tranh đồng thời nhanh chóng   khắc phục tình trạng hoang mang, lúng túng ban đầu, tăng cường cơng tác tổ chức,   xây dựng đảng, đã trở  thành lực lượng quan trọng trên chính trường các nước.  Trong đó, một số  đảng tại  Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka còn vươn lên nắm quyền   hoặc tham gia chính phủ  liên minh. Đây là những kinh nghiệm q cho các đảng  cộng sản khác đang hoạt động tại những nước có chế  độ  chính trị  tương đồng.  Mặc dù vậy, nghiên cứu về phong trào cộng sản quốc tế tại Việt Nam cũng như  trên thế giới vẫn là mảng trống và chưa được nghiên cứu sâu Đối với Việt Nam cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam, các đảng cộng sản  tại Nam Á có tình cảm và mối quan hệ  rất đặc biệt thể  hiện qua sự   ủng hộ  to   lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ  cứu nước và  công cuộc Đổi mới  của  Việt Nam.  Đảng Cộng sản Việt Nam là thành viên trong phong trào cộng sản quốc tế.  Việc nghiên cứu cũng như củng cố, tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản,   bao gồm cả các đảng cộng sản tại Nam Á cần được quan tâm và coi trọng. Trong   giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ  đó càng trở nên đặc biệt quan trọng, nhằm trả lời   các câu hỏi câu hỏi liệu phong trào cộng sản quốc tế còn sức sống và động lực  phát triển khơng? thời đại ngày nay có còn là thời kỳ q độ từ  CNTB lên CNXH   hay khơng? và có thể rút ra những kinh nghiệm gì từ  hoạt động thực tiễn của các  đảng để đưa phong trào cộng sản quốc tế thốt  khỏi khủng hoảng?  Vì những lý do trên, việc nghiên cứu hoạt động của các đảng cộng sản tại  khu vực Nam Á từ sau năm 1991 nhằm đánh giá đúng thực trạng của các đảng tại   khu vực này, từ  đó rút ra những kinh nghiệm cần lưu ý trong hoạt động của các   đảng cộng sản cũng như  đưa ra giải pháp tăng cường sự  phối hợp giữa Đảng   Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trong khu vực là rất cần thiết hiện   nay. Do đó,  tác giả  lựa chọn đề  tài  “Hoạt động của một số  đảng cộng sản  khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011” làm Luận án Tiến sĩ chun ngành  Lịch sử phong trào cộng sản, cơng nhân quốc tế và giải phóng dân tộc 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích chính của Luận án là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của  các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ  năm 1991 đến năm 2011, từ  đó rút ra một  số  kinh nghiệm cho các  đảng cộng sản và  kiến nghị  một  số  biện pháp tăng   cường phối hợp giữa Đảng CSVN với các đảng này 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ­  Trình bày quan niệm về hoạt động của các đảng cộng sản ­ Nêu và phân tích các nhân tố  tác động đến hoạt động của các đảng cộng  sản khu vực Nam Á sau khi Liên  Xơ sụp đổ năm 1991 ­ Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á từ  năm 1991 đến năm 2011 ­ Rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động của các đảng cộng sản ­ Đưa ra một số  giải pháp chủ  yếu nhằm tăng cường   quan hệ  giữa Đảng  CSVN với các đảng cộng sản Nam Á 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là hoạt động của một số  đảng  cộng sản tại khu vực Nam Á.  Bên cạnh đó, Luận án cũng đề  cập và xem xét tình hình thế  giới, khu vực   Nam Á và phong trào cộng sản quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh và quan hệ giữa   Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản tại Nam Á.  3.2 Phạm vi nghiên cứu ­  Về  đối tượng nghiên cứu: Năm đảng cộng sản tại 4 nước Nam Á: Đảng  Cộng sản Ấn Độ, Đảng Cộng sản Ấn Độ  Mác­xít, Đảng Cộng sản Nepal Mác­xít  Lê­nin­nít Thống nhất, Đảng Cộng sản Sri Lanka và Đảng Cộng sản Bangladesh.  ­ Về  khơng gian: Khu vực Nam Á, trong đó tập trung chủ  yếu vào 4 nước   (Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Bangladesh) có các đảng cộng sản hoạt động ­ Về thời gian: Từ năm 1991­2011.  4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ  sở lý luận của Luận án: Quan điểm của chủ  nghĩa Mác­Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và  Nhà nước Việt Nam; các chủ trương, chính sách nêu trong cương lĩnh, văn kiện,  nghị quyết của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011.  4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện theo cách tiếp cận chun ngành lịch sử  phong trào  cộng sản, cơng nhân quốc tế và giải phóng dân tộc và dựa trên  quan điểm duy vật  biện chứng và duy vật lịch sử.  Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử­logic, kết hợp với   các phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học xã hội và nhân văn như: phương   pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thu thập xử lý   tài liệu, tư liệu   5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ­ Về  mặt khoa học: Trên cơ  sở  phân tích tồn diện và có hệ  thống những  hoạt động chủ  yếu của các đảng cộng sản tiêu biểu ở  Nam Á từ  năm 1991 đến   năm 2011, đặc biệt luận giải những thành tựu, hạn chế  cũng như  nguyên nhân   của những thành tựu, hạn chế  đó, Luận án khẳng định các đảng cộng sản tại  Nam Á tuy chưa hồn tồn thốt khỏi khủng hoảng nhưng vẫn còn sức sống và  triển vọng phát triển, thể  hiện   việc các đảng đã vượt qua giai đoạn khó khăn  nhất và đang từng bước phục hồi, thậm chí có những bước tiến mới. Qua đó, kết   nghiên cứu của Luận án sẽ  góp phần làm sáng tỏ  đánh giá, nhận định của   Đảng Cộng sản Việt Nam rằng sau khi Liên Xơ và Đơng Âu sụp đổ, phong trào   cộng sản còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những bước hồi phục.  ­ Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những thành cơng, thất bại trong hoạt động  của các đảng cộng sản tại Nam Á, Luận án rút ra một số kinh nghiệm cần lưu ý   đối với các đảng cộng sản khác trong q trình hoạt động thực tiễn. Đồng thời,   sau khi phân tích những kết quả  đạt được và hạn chế  trong quan hệ giữa Đảng   CSVN với các đảng cộng sản tại Nam Á đến năm 2011, Luận án đưa ra một số  giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Đảng CSVN với các đảng   cộng sản Nam Á trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu của Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong cơng tác   nghiên cứu và giảng dạy về  phong trào cộng sản và quan hệ  quốc tế  liên quan  đến khu vực Nam Á tại các cơ  quan, trung tâm nghiên cứu, học viện và nhà   trường 6. Kết cấu của luận án Ngồi phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham   khảo và phụ lục,  Luận án được kết cấu thành 04 chương Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến Đề  tài  tập trung  vào ba nhóm, chiếm đa số là các cơng trình về nghiên cứu chung về khu vực Nam   Á và phong trào cộng sản quốc tế:  Thứ  nhất,  nghiên cứu chung về  khu vực  Nam  Á, bao gồm các đề  tài  nghiên cứu của các Bộ/Ban, sách tham khảo của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây  Nam Á và tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam  như  Đề  tài cấp Bộ  của Bộ Ngoại giao (2002), Quan hệ Ấn Độ­Pakistan và tác động đến an ninh khu   vực Nam Á; Đề  tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2003),  Quan hệ giữa Việt Nam   với các nước Nam Á từ  năm 1945 đến năm 2003; Đề  tài cấp Bộ  của Ban Đối  ngoại Trung  ương (2006), Chính sách Hướng Đơng của  Ấn Độ  trong giai đoạn   mới; Bộ Ngoại giao (2011), Ấn Độ và quan hệ Việt Nam ­ Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà  Nội;  Đỗ  Đức  Định (1999), “50   năm kinh tế   Ấn  Độ”,  Nxb Thế  giới, Hà Nội;  Ngân hàng Thế giới (2010), Kinh tế Nam Á năm 2010: Tiến lên, Hướng Đơng; J.S  Uberoi (2011),  Ấn  Độ  mãi mãi huy hồng,  Nxb Media Transasia India Limited  (bản dịch của Nhà xuất bản Thế giới); Thơng tấn xã Việt Nam (2006), “ Ấn Độ  và vấn đề an ninh châu Á”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 29/6; Thơng tấn xã  Việt Nam (2006), “Ấn Độ, cường quốc đang lên”, Tài liệu tham khảo, (3)   Thứ hai, trong nghiên cứu, đánh giá chung về phong trào cộng sản quốc tế  của một số  nhà nghiên cứu của Ban Đối ngoại Trung  ương Đảng và Học viện  Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh như Báo cáo kết quả tổng kết thực tiễn Ban Đối  ngoại Trung ương (2004) “Tình hình phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế,   phong trào hòa bình, dân chủ  trên thế  giới”,  Nguyễn Thị  Quế  (2005), “Phong   trào cộng sản  ở một số nước liên minh Châu Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh” ,  Nxb Chính trị  quốc gia, Hà Nội,  Viện Quan hệ Quốc tế  (2005),  Lịch sử  phong   trào cộng sản và cơng nhân quốc tế, Nxb Lý luận Chính trị, Nguyễn Hồng Giáp  chủ biên (2006), Sự phối hợp hoạt động của các Đảng cộng sản và cánh tả trên    giới hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, Đề  tài cấp Bộ  do Nguyễn  Mạnh Hùng chủ  nhiệm (2012),  “Sự  tham gia của Đảng ta tại các diễn đàn đa   phương chính đảng: Thực trạng và phương hướng trong thời gian tới”   mã số  KHBĐ(2011)­27,   PGS.TS   Nguyễn   Hoàng   Giáp     PGS.TS   Nguyễn   Thị   Quế  (đồng chủ  biên) (2014),  Phong trào cộng sản quốc tế  hiện nay và triển vọng ,  Nxb Chính trị  quốc gia, Hà Nội, Nguyễn Hồng Giáp ­ Nguyễn Thị  Quế (2004),  “Phong trào cộng sản   các nước tư  bản phát triển trước các vấn đề  lý luận   chính trị đặt ra trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh”,  Tạp chí Lý luận chính trị, số  11/2004; Vũ Văn Hồ (2006), “Diễn đàn Aten: hình thức hoạt động chung của   phong trào cộng sản, cơng nhân quốc tế  hiện nay”,  Tạp chí Cộng sản, số  108,  2006; Nguyễn Hồng Giáp ­ Nguyễn Thị Quế (2007), “Phong trào cộng sản quốc   tế  trong giai đoạn hiện nay”,   Tạp chí Cộng sản, số  11/2007; Thái Văn Long  (2007), “Phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hố”,  Tạp chí Cộng sản, số  10/2007; Nguyễn Mạnh Hùng (2006), “Tình hình phong  trào cộng sản và cơng nhân quốc tế  ngày nay”,  Tạp chí Lý luận chính trị, số  7/2006 14 Trước hết, các đảng chú trọng phân tích, đánh giá ngun nhân và rút bài  học kinh nghiệm từ  những  chấn động tại Liên Xơ và Đơng Âu để  tìm ra  con  đường đấu tranh mới phù hợp với thực tiễn của đất nước, đồng thời đẩy mạnh   đấu tranh phê bình, tự phê bình trong nội bộ Đảng Thứ hai, các đảng ngày càng quan tâm đồn kết với các lực lượng cộng sản,   cánh tả  trong nước nhằm tạo ra một tập hợp lực lượng mạnh cạnh tranh trên  chính trường.   Thứ ba, các đảng cộng sản Nam Á duy trì các hoạt động đấu tranh trong và   ngồi nghị trường cũng như giữ mối liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế. Trong  hoạt động đấu tranh ngồi nghị  trường,   đảng tổ  chức nhiều cuộc đấu tranh  nhằm bảo vệ  nền dân chủ, quyền dân sinh và tiến bộ  xã hội.  Trong hoạt động  đấu tranh nghị trường, dù thế và lực hạn chế nhưng các đảng vẫn nỗ lực tham gia   các cuộc bầu cử tại trung ương và địa phương và  bước đầu đã đạt được một số  kết quả tích cực.  Trong việc duy trì liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế, do tình hình các  đảng khó khăn và điều kiện tài chính eo hẹp, nên sự phối hợp hoạt động  của các  đảng cộng sản Nam Á giai đoạn này còn hạn chế và chưa phong phú, chủ  yếu   trao đổi đồn song phương, tổ chức m ột s ố h ội th ảo đa phươ ng và tổ chức các  hoạt động bày tỏ  tình đồn kết quốc tế   với  Trung Quốc, Việt Nam, Cuba,   Triều Tiên, Palestine…  3.1.2. Đánh giá kết quả hoạt động 3.1.2.1. Thành tựu: Trước hết, các đảng đã tìm ra ngun nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm   từ sự kiện trên, xác định con đường đấu tranh mới phù hợp với thực tiễn của đất  nước. Trong đó, tiếp tục khẳng định niềm tin vào chủ  nghĩa Mác­Lê­nin và con  đường đi lên CNXH; cho rằng thời đại ngày nay vẫn trong giai đoạn quá độ  lên  CNXH, nhưng con đường đi lên CNXH sẽ  lâu dài, phức tạp và phải trải qua   15 nhiều giai đoạn; thừa nhận mỗi đảng phải vận dụng sáng tạo Chủ  nghĩa Mác­ Lê­nin để xây dựng mơ hình CNXH phù hợp với hồn cảnh và điều kiện cụ thể  tại mỗi nước.  Thứ  hai, các đảng nhận thức ngày càng rõ tầm quan trọng của việc xây  dựng mặt trận thống nhất của các đảng cộng sản và cánh tả, đồng thời linh hoạt  hơn trong tập hợp lực lượng.  Thứ  ba, trên cơ  sở  đó, các đảng đã củng cố  lực lượng, tiếp tục các hoạt  động đấu tranh nghị  trường và ngồi nghị  trường, khơi phục quan hệ  với các   đảng cộng sản trên thế  giới đồng thời có những đóng góp nhất định đối với   phong trào cộng sản quốc tế.  3.1.2.2. Hạn chế:  Tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng khơng thể khơng thừa nhận   rằng giai đoạn này là giai đoạn khó khăn, nhiều thử  thách nhất đối với các đảng  cộng sản tại Nam Á. Hoạt động của các đảng chủ yếu chủ yếu nhằm cầm cự và  củng cố lực lượng. Vì vậy, dù đã nỗ  lực hết sức nhưng hoạt động của các đảng   vẫn còn nhiều hạn chế.  Trước hết, mặc dù các đảng đã nhận thức phải tự  xây dựng con đường và   mơ hình XHCN  phù hợp với hồn cảnh và điều kiện riêng của mỗi đảng, mỗi   nước nhưng mơ hình cụ thể và biện pháp, sách lược triển khai vẫn trong q trình  mò mẫm tìm tòi.  Thứ hai, vấn đề mở rộng ảnh hưởng của  của các đảng, nhất là trong những  năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX rất khó khăn; cán cân lực lượng vẫn bất lợi so  với các chính đảng khác trên chính trường và vị thế trong Quốc hội các nước thấp  do số ghế ít.  Thứ ba, nội bộ phong trào cộng sản mỗi nước vẫn bất đồng, chia rẽ.  16 Thứ  tư, cũng giống như  nhiều đảng cộng sản khác trên thế  giới, do tình  hình khó khăn và phải tập trung vào nội bộ, sự phối hợp hoạt động của các đảng   cộng sản tại Nam Á với phong trào cộng sản quốc tế vẫn còn khiêm tốn.  Ngun nhân cơ bản của những hạn chế trên là tác động nặng nề  từ  sự  khủng hoảng phong trào cộng sản quốc tế, nghiêm trọng nhất làm mất định  hướng và niềm tin, tiếp theo đó là mất chỗ dựa về vật chất của những đảng này;   kết hợp với những yếu kém mang tính kinh niên, chưa thể  khắc phục được của  bản thân các đảng cộng sản Nam Á như  sự chia rẽ trong nội bộ phong trào, chủ  nghĩa cục bộ, địa phương và những tồn tại, yếu kém trong cơng tác xây dựng   đảng    3.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 3.2.1. Nội dung hoạt động của các đảng Thứ nhất, nhờ những kết quả tích cực từ giai đoạn những năm 1990, cũng  như trong bối cảnh phục hồi chung của phong trào cộng sản quốc tế, t rong thập  niên đầu thế  kỷ  XXI,   đảng đặc  biệt  chú  trọng   hoạt động đấu tranh nghị  trường, đồng thời kết hợp đấu tranh ngồi nghị  trường   nhằm  tạo ra sự  thay thế  chính quyền tư sản, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động vì hòa bình, dân chủ,  dân sinh và tiến bộ xã hội.  Hai đảng cộng sản Ấn Độ (CPI và CPI­M) điều chỉnh sách lược trong vấn  đề  liên minh với Đảng Quốc Đại, phối hợp chặt chẽ  và  hợp tác thực chất với  nhau, tiến hành nhiều chiến dịch và các cuộc vận động quần chúng. Đảng CPN­ UML tại Nepal tái thống nhất, lãnh đạo phong trào quần chúng lật đổ  chế  độ  qn chủ lập hiến, thúc đẩy soạn thảo hiến pháp. Đảng CPSL tại Sri Lanka tiếp  tục  tăng cường thống nhất các đảng cộng sản, cánh tả, thực hiện sách lược  liên  minh với Đảng Tự do Sri Lanka nhằm lật đổ Đảng Dân tộc Thống nhất khỏi vị trí  cầm quyền, đồng thời tham gia tìm giải pháp cho vấn đề người Tamil nhằm chấm  17 dứt nội chiến  Đảng Cộng sản Bangladesh dùng đấu tranh ngồi nghị  trường  nhằm tạo ra sự chuyển hố dân chủ về xã hội.  Thứ hai, các đảng cộng sản mở rộng quan hệ và tăng cường phối hợp hoạt  động trong phong trào cộng sản quốc tế, nhất là tham gia ngày càng nhiều vào các  cơ chế đa phương của các đảng cộng sản, cánh tả và chính đảng khác trên thế giới    Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và cơng nhân, Hội nghị các chính đảng  châu Á (ICAPP), tổ chức hội thảo quốc tế ("Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI"  của Đảng CPN­UML), cử/đón đồn dự đại hội   Thứ ba, các đảng tiếp tục các hoạt động củng cố, xây dựng Đảng mạnh về  chính trị­tư tưởng, tổ chức và vận động quần chúng.  3.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động 3.2.2.1. Thành tựu Thứ  nhất, hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á trong thập niên   đầu thế  kỷ  XXI đã đạt được những kết quả  to lớn, thậm chí mang tính lịch sử  trong việc giành phiếu bầu của cử  tri, thu hút sự  tham gia đơng đảo của quần   chúng nhân dân trong các chiến dịch và gia tăng lực lượng. Đặc biệt, Mặt trận   cánh tả  tại  Ấn Độ  giành nhiều số  ghế  Quốc hội và nắm quyền tại nhiều bang   nhất trong lịch sử; Đảng CPN­UML là đảng cộng sản duy nhất tại khu vực Nam   Á nhiều lần lên nắm quyền.  Thứ hai, nội bộ phong trào cộng sản các nước, nhất là Ấn Độ và Nepal trở  nên đoàn kết và phối hợp hiệu quả.  Thứ  ba,  đóng góp trong vi ệc ph ục h ồi ho ạt động của phong trào cộng  sản quốc tế  thơng qua những thành quả  trong ho ạt động đấ u tranh của mỗi   đảng và sự   ủng hộ  và tích cực tham gia các cơ  chế, diễn đàn đa phươ ng của   phong trào cộng sản khu v ực và quốc tế.  Nguyên nhân của những thành tựu trên:  18 Về  khách quan: do cùng chung xu hướng phục hồi hoạt động của phong  trào cộng sản quốc tế và được truyền cảm hứng từ thành tựu phát triển kinh tế­ xã hội của các nước XHCN, nhất là Trung Quốc, Việt Nam.  Về chủ quan, nền tảng chính trị vững vàng hơn từ kết quả hoạt động của   giai đoạn trước; sách lược đúng đắn trong một số  giai đoạn; sự  đồn kết trong  nội bộ phong trào; và đóng góp tích cực của cá nhân lãnh đạo một số đảng 3.2.2.2. Hạn chế  Thứ  nhất, dù đã có những bướ c phục h ồi m ạnh m ẽ, nh ưng k ết qu ả  hoạt động của các đảng vẫn bấp bênh và thiếu vững chắc.  Thứ hai, sự phối hợp hoạt động giữa các đảng cộng sản và cánh tả tuy chặt  chẽ hơn nhưng chưa ổn định. Trong nước, việc thiết lập một mặt trận thống nhất   tại mỗi nước khó triển khai do khơng giải quyết được những bất đồng, mâu thuẫn  trong nội bộ  phong trào cộng sản, cánh tả.    Ở  cấp độ  khu vực,   các đảng vẫn  chưa thành lập được một cơ  chế  phối hợp  ổn định, chủ  yếu thơng qua cơ  chế  trao đổi thơng tin và gặp gỡ song phương Ngun nhân: Về  khách quan: Tình hình thế  giới và khu vực có những  diễn biến phức tạp, trong đó sự can dự mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực góp phần  tăng cường sự cấu kết giữa lực lượng đế quốc phản động với giai cấp tư sản và  các lực lượng tơn giáo cực đoan nhằm thu hẹp và xóa bỏ   ảnh hưởng của các  đảng cộng sản, cánh tả.  Về  chủ  quan:  Nhiều đảng còn lại vẫn lúng túng trong việc lựa chọn   biện pháp đấu tranh phù hợp, thiếu thống nhất trong đánh giá về  m ột số vấn  đề quan trọng, nhất là về tình hình nội trị, bản chất, xu hướng chính trị của các lực  lượng chính trị trong nước. Ngồi ra, một số yếu kém, khuyết điểm kinh niên vẫn  tiếp tục tồn tại.  Nhận xét, đánh giá chung:  19 Trong 2 thập niên hoạt động từ sau hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ và  Đơng Âu tan rã, xét về  tổng th ể, các đảng tuy chưa hồn tồn ra khỏi khủng  hoảng sau sự  s ụp đổ  củ a chế  độ  XHCN   Liên Xô, Đông Âu như ng đã vượ t   qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trong q trình phục hồi.  Một số thành tựu cơ bản mà các đả ng đạ t đượ c là:  Thứ  nhất,  đã rút ra những kinh nghiệm từ  sự sụp đổ  hệ  thống XHCN  ở  Liên Xơ và Đơng Âu, điều chỉnh chiến lược và tích cực tìm con đường đấu tranh   mới phù hợp với thực tiễn của đất nước;  Thứ  hai,  củng cố  lực lượng và từng bước phục hồi hoạt động trong đấu  tranh nghị trường lẫn ngồi nghị trường;  Thứ  ba,  nỗ  lực hạn chế  bất đồng, tăng cường phối hợp hoạt động giữa  các đảng cộng sản, cơng nhân và cánh tả trong nước nhằm tạo mặt trận dân tộc  thống nhất;  Thứ tư, ln nêu cao tinh thần quốc tế vơ sản, ủng hộ cơng cuộc bảo vệ độc  lập Ngun nhân: i) tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết, kiên cường và trung  thành với lý tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác­Lê nin ; ii) sự tơi luyện qua nhiều  giai đoạn khó khăn, gian khổ; iii) sự lựa chọn sách lược và biện pháp đấu tranh đúng  đắn và phù hợp trong một số giai đoạn nhất định.  Tuy vậy,  q trình phục hồi của các đảng gập ghềnh và khơng đồng  đều cũng như còn nhiều thách thức ở phía trướ c  Nổi bật trong số đó là:  Thứ nhất, vẫn lúng túng trong việc tìm ra hình thức, phương pháp cách mạng  phù hợp với thực tiễn mới;  Thứ hai, cơng tác xây dựng Đảng trên các lĩnh vực còn yếu kém, đặc biệt  về chính trị, tư tưởng, tổ chức;  20 Thứ  ba, sự  phối hợp hoạt động giữa các đảng trong phong trào cộng sản  trong nước còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả và vẫn bị chia rẽ, bất đồng;  Thứ  tư,  trong đấu tranh nghị  trường,    và lực của hầu hết các đảng  tuy đã được cải thiện nhưng còn yếu;  Thứ năm, quan hệ đối ngoại chưa đa dạng cả về nội dung và hình thức Ngun nhân: Về  khách quan: i) Tác động bất lợi từ    sụp đổ  của mơ  hình XHCN ở Liên Xơ và Đơng Âu; ii) u cầu và thách thức mới từ đặc điểm, xu  thế mới của tình hình thế giới; iii) sự phức tạp của tình hình chính trị­an ninh khu  vực Nam Á; iv) sự chống phá của các thế  lực tư  sản phản động, chủ  nghĩa cực  đoan tơn giáo, cộng đồng; v) sự phân tán, yếu kém của giai cấp cơng nhân ở hầu  hết các nước Nam Á.  Về chủ quan: i) chưa thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của tình hình   thế giới; ii) chưa khắc phục được những yếu kém, khuyết điểm trong hoạt động   từ  giai đoạn trước; iii)  thiếu ngọn cờ  lãnh đạo trong bản thân phong trào cộng   sản mỗi nước cũng như ở cả khu vực ; iv) phải tập trung đối phó với tình hình ở  nước mình kết hợp với khó khăn về điều kiện tài chính, cơ sở vật chất Triển vọng c ủa các đảng phụ  thuộc vào q trình đổ i mới cả  về  lý  luận, đườ ng lối chính trị, tổ  chức lẫn n ội dung, hình thứ c đấ u tranh và phối  hợp hoạt động phong trào cộng sản, cơng nhân, cánh tả trong nướ c, trong khu   vực và trên thế giới.   Chương 4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC  ĐẢNG CỘNG SẢN NAM Á VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ  GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN NAM  Á 4.1. Một số kinh nghiệm 21 4.1.1. Củng cố đoàn kết, thống nhất trong đảng và trong phong trào cộng  sản mỗi nước 4.1.2. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh  4.1.3. Đề  ra đường lối đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng;   đổi mới nội dung và kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức đấu tranh 4.1.4. Phát huy sức mạnh tổng hợp từ  quần chúng nhân dân và các lực   lượng chính trị­xã hội 4.1.5. Tăng cường phối hợp hoạt động trong phong trào cộng sản, cơng   nhân quốc tế, đồng thời mở  rộng quan hệ  với các chính đảng tiến bộ, có  ảnh   hưởng và tích cực tham gia các diễn đàn đa phương chính đảng trong khu vực và   trên thế giới 4.2. Một số  giải pháp tăng cường quan hệ  giữa Đảng Cộng sản Việt   Nam với các đảng cộng sản Nam Á thời gian tới 4.2.1. Thực trạng quan hệ Giai đoạn trước năm 1991:  Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN) và  các đảng cộng sản Nam Á có mối quan hệ truyền thống, lâu đời.  Người đặt nền  móng và vun đắp mối quan hệ giữa Đảng CSVN với phong trào cộng sản Nam Á là   Chủ  tịch Hồ  Chí Minh khi có các cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với lãnh đạo Đảng  Cộng sản  Ấn Độ  và Đảng Cộng sản Sri Lanka vào năm 1946  Trong các cuộc  kháng chiến của nhân dân Việt Nam, các đảng cộng sản Nam Á có nhiều hành   động thiết thực thể  hiện sự   ủng hộ, đồn kết mạnh mẽ  đối với cuộc kháng   chiến chống Pháp và Mỹ  của nhân dân và Đảng CSVN. Khi Việt Nam gặp khó  khăn do vừa bị  bao vây, cấm vận lại vừa phải tiến hành hai cuộc kháng chiến   bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc và Tây Nam, các đảng cộng sản Nam Á vẫn   là những người bạn ln sát cánh  ủng hộ  Việt Nam. Từ  cuối những năm 1970  22 đến cuối những năm 1980, Đảng CSVN lần lượt thiết lập  quan hệ chính thức với  các đảng cộng sản Nam Á và trao đổi đồn song phương Giai đoạn từ  1991 đến năm 1999:  Trong bối cảnh phong trào cộng sản  quốc tế lâm vào khủng hoảng sau sự sụp đổ  của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu,   các đảng cộng sản Nam Á tập trung củng cố nội bộ và Đảng CSVN đang nỗ lực   phá thế  bao vây cấm vận, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động  hợp tác giữa hai bên chưa phong phú, chủ yếu nhằm duy trì và giữ cầu quan hệ.  Giai đoạn thập niên đầu thế kỷ XXI:  Trong bối cảnh cơng cuộc đổi mới và  hội nhập quốc tế của Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, giúp nâng cao  thế, lực cũng như uy tín trên trường quốc tế; về phía các đảng cộng sản tại Nam   Á vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, từng bước hồi phục hoạt động, quan hệ  giữa hai bên bước sang một thời kỳ mới cả về hình thức cũng như nội dung của  mối quan hệ. Các hình thức hợp tác chính: mời/cử  đồn và gửi điện mừng đại  hội và các sự  kiện quan trọng của mỗi Đảng; trao đổi đồn song phương; phối   hợp tại các diễn đàn đa phương chính đảng. Nội dung trao đổi phong phú hơn, từ  việc trao đổi đánh giá về  thực trạng phong trào cộng sản, tình hình mỗi nước,   khu vực, thế giới đến  các vấn đề xây dựng đảng, những vấn đề  lý luận về con  đường đi lên CNXH.  4.2.2. Đánh giá kết quả hợp tác Hai bên ln duy trì tình đồn kết, hữu nghị, thắm tình đồng chí anh em,   qua đó khơng chỉ góp phần củng cố phong trào cộng sản quốc tế mà còn đem lại   lợi ích thiết thực cho mỗi bên. Tuy nhiên, quan hệ còn mang tính hình thức, chưa   thực chất và nhận thức chưa đầy đủ về cơng cuộc cách mạng của mỗi bên.  Ngun nhân của những hạn chế này trước hết cũng là hạn chế, khó khăn  chung trong quan hệ giữa các đảng cộng sản trên thế giới do phong trào cộng sản  quốc tế vẫn chưa thốt khỏi khủng hoảng, thiếu ngọn cờ lãnh đạo để tập hợp, hỗ  trợ và đề ra đường lối đấu tranh thống nhất. Thứ  hai, do khó khăn tài chính. Thứ  23 ba, sự khác biệt về vị thế trên chính trường và chế độ chính trị của mỗi nước thu  hẹp khơng gian cho nội dung trao đổi.  4.2.3. Một số giải pháp tăng cường quan hệ Thứ  nhất, nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của việc tăng cường  quan hệ, đó là nhằm: đảm bảo lợi ích quốc gia­dân tộc; bảo vệ lợi ích giai cấp;  đảm bảo lợi ích chung của nhân loại;  giữ  gìn truyền thống thủy chung, “uống  nước nhớ nguồn” của Đảng CSVN trong quan hệ với anh em, bạn bè quốc tế Thứ  hai, nắm vững mục đích và u cầu trong tăng cường quan hệ:   Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, bảo đảm lợi ích dân tộc chân  chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ  nghĩa u nước với chủ  nghĩa quốc tế  trong  sáng của giai cấp cơng nhân và dựa trên các ngun tắc độc lập, tự  chủ, bình  đẳng, tơn trọng lẫn nhau, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau và cùng  nhau thúc đẩy hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác, phát triển và tiến bộ  xã hội Thứ ba, đa dạng các hình thức quan hệ và phối hợp  như  trao đổi đồn,  có các hình thức hỗ  trợ  thích hợp, thườ ng xun tiếp xúc và phối hợp quan   điểm, hoạt động Thứ  tư, làm phong phú hơn nội dung hợp tác: Tập trung trao đổi thơng  tin về  tình hình Đảng và tình hình mỗi nước; chia sẻ  kinh nghiệm xây dựng   đảng; trao đổi lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH cũng như những vấn đề mới   nổi lên trong đời sống chính trị khu vực và quốc tế; thảo luận các biện pháp thúc  đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước Nam Á   Thứ năm, phát huy tính đặc thù trong quan hệ với từng đảng KẾT LUẬN 24 Sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế  giới có những chuyển biến hết sức   nhanh chóng, phức tạp, đan xen lẫn nhau và tiềm  ẩn nhiều yếu tố  khó lường,  đáng chú ý là sự  phát triển mạnh mẽ  của cuộc cách mạng khoa học và cơng   nghệ, kinh tế tri thức và q trình tồn cầu hóa; cục diện thế giới ngày càng định  hình theo hướng đa cực; hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển   là xu thế lớn, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tơn   giáo, chạy đua vũ trang, khủng bố  còn xảy ra   nhiều nơi, với tính chất phức  tạp ngày càng tăng; các vấn đề  tồn cầu trở  nên nghiêm trọng và cấp bách,  ảnh   hưởng đến vận mệnh lồi người, đòi hỏi sự hợp tác để giải quyết của tất cả các   quốc gia, dân tộc. Chủ  nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thối trào, chủ  nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, tuy nhiên thời đại ngày nay vẫn đang trong   thời kỳ  quá độ  từ  chủ  nghĩa tư  bản lên chủ  nghĩa xã hội. Tại Nam Á, tình hình  tuy về  cơ  bản vẫn giữ được ổn định và phát triển tương đối nhưng tranh giành  quyền lực nội bộ, bạo lực, xung đột sắc tộc, tơn giáo, khủng bố có liên quan đến   Hồi giáo cực đoan vẫn tiếp tục xảy ra tại nhiều nước, cạnh tranh  ảnh hưởng   giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ  và Trung Quốc rất gay gắt, kinh tế khu vực  kém phát triển, tình trạng nghèo đói, mù chữ, tăng dân số  vẫn rất nghiêm trọng.  Những đặc điểm mới của tình hình thế  giới, khu vực và phong trào cộng   sản quốc tế  đã tác động mạnh mẽ  đến các đảng cộng sản Nam Á theo cả  hai   hướng tích cực và tiêu cực, nhưng trong đó mặt tiêu cực, thách thức nổi trội hơn   Điều này thể hiện qua sự lúng túng và mất định hướng về đường lối, quan điểm,  bị  tan rã và phân liệt, sụt giảm Đảng viên và thu hẹp cơ  sở  hoạt động. Sau khi  đánh giá về biến động này và tìm cách hạn chế những chấn động do sự kiện này   gây ra, củng cố nội bộ như tiến hành đại hội, đẩy mạnh đấu tranh nội bộ, tự phê   bình, xác định ngun nhân tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa Đơng Âu, rút ra  bài học kinh nghiệm, xác định con đường đấu tranh mới phù hợp với thực tiễn  của đất nước, đến những năm đầu thế kỷ XXI, các đảng đã khắc phục tình trạng   hoang mang, lúng túng ban đầu, dần phục hồi và bắt đầu tập trung vào củng cố,   25 xây dựng Đảng mạnh về  chính trị­tư  tưởng, tổ  chức và vận động quần chúng;   chú trọng vào các cuộc bầu cử thơng qua các hoạt động cụ  thể  như  nghiên cứu   soạn thảo cương lĩnh tranh cử phù hợp, phân tích các lực lượng chính trị  để  lập  liên minh tranh cử, và vận động tranh cử  nhằm giành lá phiếu của cử  tri; đẩy   mạnh các cuộc đấu tranh bảo vệ  quyền lợi của nhân dân lao động vì hòa bình,   dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội; tăng cường phối hợp với các đảng cộng sản,  cơng nhân, cánh tả, dân chủ  tiến bộ  trong nước nhằm xây dựng một mặt trận  thống nhất, tạo ra sự thay thế chính quyền tư sản; mở rộng hoạt động đối ngoại,  tăng cường phối hợp hoạt động, thể hiện tình đồn kết và chủ  nghĩa quốc tế vơ  sản với các đảng anh em trong khu vực và trên thế giới; đồng thời đấu tranh, tố  cáo âm mưu và hoạt động của đế quốc Mỹ và tư bản tài chính quốc tế.  26 Qua q trình hoạt động, các đảng cộng sản tại Nam Á đã đạt được một  số  kết quả  tích cực trong hoạt động, đó là từ  bài học sụp đổ  của Liên Xơ và   Đơng Âu, các đảng đã tự  xác định con đường đấu tranh mới phù hợp với thực   tiễn của đất nước; từng bước củng cố  lực lượng và mở  rộng  ảnh hưởng; tích  cực đấu tranh bảo vệ  quyền dân sinh, dân chủ, chống chính sách phản dân chủ  và nhân dân của các chính quyền tư sản; bước đầu phối hợp lực lượng, đồn kết  các đảng cộng sản, cánh tả trong nước nhằm tạo mặt trận thống nhất trong đấu  tranh và tranh cử.  Tuy nhiên, mặc dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất sau sự sụp đổ của   Liên Xơ và tiếp tục phục hồi và có những bước phát triển mới, nhưng các đảng  cộng sản tại Nam Á vẫn chưa hồn tồn ra khỏi khủng hoảng. Hoạt động của  các Đảng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập;  ảnh hưởng và vị  trí của các đảng   trên chính trường nhỏ  yếu và tương quan so sánh lực lượng còn bất lợi với các  chính đảng tư  sản khác; cơng tác lý luận chính trị  còn hạn chế; nội bộ  một số  đảng xảy ra tình trạng mất đồn kết, bè phái, cục bộ; sự  phối hợp hành động  giữa các đảng cộng sản còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả.  Từ những thành tựu và hạn chế trong hoạt động của các đảng có thể thấy   trong vấn đề  xây dựng đảng và tổ  chức hoạt động của các đảng cộng sản cần   chú ý đồn kết, thống nhất trong đảng và trong phong trào cộng sản mỗi nước;   xây dựng Đảng cộng sản trong sạch, vững mạnh; đề ra đường lối đúng đắn, phù  hợp với từng giai đoạn cách mạng; đổi mới nội dung và kết hợp đa dạng, linh   hoạt các hình thức đấu tranh; phát huy sức mạnh tổng hợp từ quần chúng nhân   dân và các lực lượng chính trị­xã hội; tăng cường phối hợp hoạt  động trong   phong trào cộng sản, cơng nhân quốc tế, đồng thời mở  rộng quan hệ  với các  chính đảng tiến bộ, có  ảnh hưởng và tích cực tham gia các diễn đàn đa phương   chính đảng trong khu vực và trên thế giới Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cộng sản Nam Á ln duy trì quan  hệ hợp tác truyền thống, đồn kết và hữu nghị. Điều này dựa trên tinh thần đồn  27 kết quốc tế tốt đẹp của những người cộng sản cũng như  sự chia sẻ, cảm thơng   của những người cùng chung hồn cảnh. Mặc dù trong phong trào cộng sản quốc   tế lâm vào thối trào, quan hệ giữa các đảng cộng sản trên thế giới và khu vực có  nhiều biến đổi về  hình thức, nội dung, nhưng Đảng CSVN củng cố  và khơng   ngừng tăng cường quan hệ  với các đảng cộng sản tại Nam Á. Hai bên thường   xun cử đồn, gửi điện mừng đại hội và các sự kiện quan trọng của mỗi Đảng,  trao đổi đồn thăm song phương, tiếp xúc, gặp gỡ, trao tài liệu, ấn phẩm và phối   hợp tốt tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Qua các cuộc tiếp xúc, trao đổi, mỗi  bên đã mở  rộng nhận thức về  tình hình mỗi đảng, mỗi nước, về  thời đại, tình   hình thế giới, khu vực; hiểu sâu và làm rõ những vấn đề  lý luận mới đặt ra trên  con đường đi lên CNXH; tích lũy kinh nghiệm trong xây dựng Đảng, phát triển   lực lượng, quản lý xã hội, phát triển kinh tế, từ  đó củng cố  thêm niềm tin vào  CN Mác­Lênin, CNXH và góp phần tích cực vào việc từng bước phục hồi phong   trào cộng sản, cơng nhân quốc tế.  Trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên sâu rộng như hiện nay và góp phần  thúc đẩy sự phục hồi của phong trào cộng sản quốc tế, việc mở rộng, tăng cường  quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cộng sản tại Nam Á càng trở  nên cấp thiết. Theo đó, cần đa dạng hóa các hình thức quan hệ cũng như nội dung  trao đổi. Bên cạnh các hoạt động trao đổi đồn như hiện nay có thể mở rộng sang  các hình thức hội thảo chun đề, hội thảo lý luận. Nội dung trao đổi cần chú trọng  trao đổi kinh nghiệm xây dựng đảng, các vấn đề  lý luận và thực tiễn xây dựng   CNXH cũng như những vấn đề mới nổi lên trong đời sống chính trị khu vực và quốc  tế./ 28 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đà CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Mẫn Huyền Sâm (2011), “Quan hệ giữa Đảng ta với một số đảng cầm quyền  khu vực Đơng Nam Á: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Đối ngoại, số  7(22), (7/2011), tr.46­50 Mẫn Huyền Sâm (2012), “Thực hiện chủ trương của Đảng ta về mở rộng quan  hệ với các đảng cầm quyền”, Tạp chí Cộng sản, số 833 (3/2012), tr.95­ 100 Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Tổ chức Thống nhất Dân tộc Mã­lai”, Tạp chí   Đối ngoại, số 28 (1+2/2012), tr.91­95 Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Hành động Nhân dân Xinh­ga­po”, Tạp chí Đối   ngoại, số 29 (3/2012), tr.48­51 Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Đồn kết và Phát triển Liên bang Mi­an­ma với   tiến trình dân chủ”, Tạp chí Đối ngoại, số 30 (4/2012), tr.46­49 Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Vì người Thái”,  Tạp chí Đối ngoại, số  31  (5/2012), tr.46­49 Mẫn Huyền Sâm (2012), “Đảng Tự  do Phi­líp­pin”, Tạp chí Đối ngoại (số  33  (7/2012), 38­41 Mẫn Huyền Sâm (2015), “Đảng Cộng sản Nê­pan Mác­xít Lê­nin­nít Thống  nhất”, Tạp chí Đối ngoại, số 5/2015 (67), tr.50­54   Mẫn Huyền Sâm (2015), “Vài nét về  Đảng Cộng sản Băng­la­đét”,  Tạp chí   Đối ngoại, số 6/2015 (68), tr.50­54 10 Mẫn Huyền Sâm (2015), “Vài nét về  Đảng Cộng sản Xri Lan­ca”,  Tạp chí   Đối ngoại, số 7/2015 (69), tr.52­55 11 Mẫn Huyền Sâm (2015), “Phong trào cộng sản Nam Á từ  sau Chiến tranh lạnh   đến nay”, Tạp chí Cộng sản, số 873 (7/2015), tr.107­111 12 Mẫn Huyền Sâm (2015), “Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực   Nam Á”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 8/2015, tr.100­104.  13 Mẫn Huyền Sâm (2015), “Vài nét về  Đảng Cộng sản  Ấn  Độ”,  Tạp chí  Đối   ngoại, số 8/2015 (70), tr.51­55 14 Mẫn Huyền Sâm (2015), “Vài nét về  Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác­xít)”, Tạp   chí Đối ngoại, số 9/2015 (71), tr.52­55.  ...  yếu tác động đến hoạt động của các đảng   cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến 2011 ­ Phân tích và đánh giá nội dung hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á,   thơng qua hoạt động cụ thể của 5 đảng cộng sản tiêu biểu, gồm Đảng Cộng sản ... Mục đích chính của Luận án là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011, từ  đó rút ra một số  kinh nghiệm cho các đảng cộng sản và  kiến nghị một số  biện pháp tăng...  tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á sau khi Liên  Xơ sụp đổ năm 1991 ­ Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011 3 ­ Rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động của các đảng cộng sản

Ngày đăng: 17/01/2020, 18:08

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN