Côthủkhoa “chân đất” Nhập trường đã được ít ngày nhưng côthủkhoa “chân đất” Phạm Thị Ngà (khoa Khoa học Quản lý, trường ĐH Khoa học Xã hội&Nhân văn Hà Nội) vẫn lo ngay ngáy . "Không biết em có thể đi hết quãng đường 4 năm học, dù trước ngày lên đường cả nhà đã động viên “dù phải nhịn ăn, mẹ và các anh con cũng phải lo cho con…” Vượt lên số phận Trúng tuyển vào khoaKhoa học quản lý với số điểm khá cao: 26,5/30, Phạm Thị Ngà (xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã trở thành thủkhoa (khối D) của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Hôm gặp Ngà lên nhập trường, tôi không nghĩ đây lại là một thủ khoa. Nhìn em chân chất, thật thà, da ngăm đen… Ngà như cô gái mới bước lên từ đồng ruộng. Cha bị nhiễm chất độc da cam rồi mất từ khi Ngà mới 8 tháng tuổi, từ đó mình mẹ phải gồng mình nuôi 5 đứa con thơ. Nhà nghèo, bố mất lại càng nghèo thêm. Cuộc sống của cả nhà dựa vào mấy sào ruộng mà mẹ “hai sương một nắng”. Anh trai cả của Ngà hết lớp 5 đã phải bỏ học dở dang, người anh thứ hai cũng chỉ theo đến lớp 9 vì không đủ điều kiện kinh tế để học cao hơn nữa, còn người anh thứ ba tốt nghiệp THPT phải bỏ học để làm việc kiếm tiền. Cả gia đình dồn hết tình yêu thương và niềm hy vọng vào cô em út vừa ngoan ngoãn, vừa học giỏi. Hiểu được sự hy sinh của cả gia đình nên em luôn tâm niệm sẽ cố hết mình trong học tập. Ngà tâm sự: “Em mơ ước trở thành một nhà quản lý nhân sự trong một doanh nghiệp lớn hoặc một dịch giả tiếng Nga”. Tin trúng tuyển thủkhoa theo lẽ thường sẽ là tin vui của tất cả mọi người trong gia đình. Thế nhưng, ngày đưa em lên Hà Nội nhập trường, bác Đoàn Thị Xây- mẹ Ngà vẫn canh cánh một nỗi lo lắng trong lòng. Phạm Thị Ngà Số tiền hơn 100.000đ/ tháng mẹ em tích góp được từ việc bán mớ rau, con gà và chút đóng góp nho nhỏ của ba người anh trai (đã có gia đình) liệu có đủ để giúp em “trụ” vững bốn năm đại học ở chốn Hà thành đắt đỏ. Nay nhập trường, Ngà thuê nhà ở Định Công cùng hai người bạn với giá 500.000đ/tháng. Tính cả tiền học phí, tiền điện, nước, ăn uống, chi tiêu dè xẻn ít nhất gia đình phải cấp cho em mỗi tháng ít cũng cả triệu đồng mới đủ chi tiêu. Đây là số tiền quá lớn so với tổng thu nhập của mẹ và các anh Ngà làm ra. Hiểu rõ khó khăn nhưng thương Ngà hiếu học, gia đình em vẫn quyết tâm để em theo đuổi ước mơ của mình. Dẫu biết rằng phía trước còn nhiều chông gai. Ngà “từ điển” Từng là “học trò cưng” của trường THCS xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, tốt nghiệp THCS loại giỏi, theo sự định hướng của thầy cô giáo, Ngà thi tuyển vào trường THPT Năng khiếu Trần Phú. Số điểm thi 15/20 đã giúp em trúng tuyển vào lớp 10 chuyên Nga của trường. Tiếp xúc với thứ ngoại ngữ mới mẻ này hoàn toàn là một điều thú vị đối với em. Chỉ trong ba năm THPT, sự cần cù, niềm đam mê và trí thông minh đã giúp em trau dồi cho mình vốn tiếng Nga phong phú đáng khâm phục. Cũng vì thế mà em được bạn bè đặt cho biệt danh là Ngà “từ điển Russian”. Năm nào, Ngà cũng là thành phần quan trọng của đội tuyển dự thi cấp thành phố môn học này. Không chỉ học giỏi tiếng Nga, em còn luôn là học sinh dẫn đầu lớp các môn học. Kết quả kỳ thi đại học vừa rồi một lần nữa chứng minh Ngà xứng đáng là niềm tự hào của gia đình và của trường THPT Năng khiếu Trần Phú với tổng điểm: 26,5 (Ngoại ngữ: 9,75; Văn: 8,0; Toán: 8,5). Mười hai năm học trước, vượt lên mọi khó khăn, Ngà đã vững tin tự khẳng định mình. Giờ đây, trở thành sinh viên đại học, nhiều thử thách mới lại đến với em, cả về quá trình trau dồi kiến thức, đời sống tinh thần và điều kiện kinh tế. Hy vọng rằng, sẽ có những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia giúp Ngà mạnh dạn bước tiếp những bước chân vững chắc trên con đường học vấn của mình. Theo TPO . Cô thủ khoa chân đất Nhập trường đã được ít ngày nhưng cô thủ khoa chân đất Phạm Thị Ngà (khoa Khoa học Quản lý, trường ĐH Khoa học Xã. Trúng tuyển vào khoa Khoa học quản lý với số điểm khá cao: 26,5/30, Phạm Thị Ngà (xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã trở thành thủ khoa (khối D)