một số vấn đề về viết SKKN

10 538 7
một số vấn đề về viết SKKN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS KIM HÒA Kim Hòa, ngày 27 tháng 7 năm 2009 -------------------------------- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN VÀI VẤN ĐỀ VỀ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM -------------------------- A. Sáng kiến kinh nghiệm là gì ? Sáng kiến là việc suy nghó ra cái mới, phương pháp làm việc mới, giải pháp mới để thực hiện trong hoạt động thực tiễn của con người . Kinh nghiệm là những gì con người tích lũy được qua thời gian hoạt động thực tiễn. Kinh nghiệm có thể là kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm không thành công nhưng sự tích lũy kinh nghiệm dù là thành công hay không thành công đều nhằm hướng tới sự thành công trong thời gian sắp tới . Trong ngành GD&ĐT, sáng kiến gắn liền với kinh nghiệm, sáng kiến kinh nghiệm không phải là vấn đề gì lớn lao lắm mà nó chỉ là những công việc đã làm trong giảng dạy đã đạt được hiệu quả cao được đúc kết lại cho người khác học tập và thực hiện. Đối với giáo viên có thể nghiên cứu về nâng cao chất lượng dạy và học, kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm sử dụng thiết bò dạy học, kinh nghiệm vận dụng SKKN của người khác … Các SKKN có tác dụng trực tiếp phục vụ cho việc cải tiến phương pháp dạy và học, phương pháp giáo dục học sinh … Để góp phần vào việc đào tạo con người mới đạt chất lượng tốt hơn qua mỗi năm học . B. Lựa chọn và đặt tên đề tài: I. Chọn đề tài: Người viết SKKN nên chọn đề tài ở những công việc mà mình công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Giáo viên có thể nghiên cứu về nâng cao hiệu quả dạy học một chương, một vài lý thuyết hoặc thực hành mà mình dạy có hiệu quả nhất. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc tăng cường giáo dục đạo đức học sinh; nghiên cứu về giải pháp hạ tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học … Tóm lại giáo viên chỉ nên chọn đề tài ở lónh vực mình đã trãi qua công tác và công tác đạt hiệu quả cao để viết thành những SKKN. Người viết không nên chỉ chọn và viết theo sở thích của mình, lại càng không nên tưởng tượng để viết thành một SKKN . II. Đặt tên đề tài: Đặt tên đề tài là giới hạn rõ phạm vi và nội dung nghiên cứu. Giới hạn có thể là một trường, một lớp, một tiết học … Chọn đề tài viết về kinh nghiệm giảng dạy một tiết, một bài thì việc xác đònh giới hạn nội dung nghiên cứu đã thể hiện ngay ở tên đề tài nhưng đòi hỏi người viết phải có bề dày giảng dạy 1 bài đó. Nếu không sẽ viết không sâu và không làm bậc nội dung lý thuyết hoặc cách giải hay ở các tiết bài tập để người khác học tập. III. Một số điểm cần lưu ý khi đặt tên đề tài : 1. Tên SKKN cần xác đònh rõ thời gian, không gian và giới hạn giải pháp: - Xác đònh không gian : trường nào ? ở đâu ? - Xác đònh thời gian : năm nào ? giai đoạn nào ? - Giới hạn giải pháp : một số giải pháp, một số biện pháp, những giải pháp chủ yếu … Ví dụ:“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học phần giải phương trình môn toán lớp 8 năm học 2008-2009”. 2. Lưu ý việc dùng từ ngữ chính xác: Khi viết tên SKKN, đôi khi người viết còn có những hạn chế về việc dùng từ ngữ. Dùng từ ngữ sai sẽ dẫn đến tên đề tài không phù hợp với nội dung của đề tài . 3. Cùng nghiên cứu một lónh vực với tác giả khác: - Cần trình bày rõ các đề tài, SKKN đã nghiên cứu về vấn đề tác giả đang viết . - Xác đònh rõ nội dung tác giả nghiên cứu không trùng với nội dung nghiên cứu của người khác . C. Phần viết SKKN : I. Viết phần lời nói đầu : lời nói đầu của SKKN tương tự như phần nhập đề của một bài tập làm văn. Gồm các phần sau đây: 1. Lý do chọn đề tài: Nội dung chính trong phần này là trả lời câu hỏi: tại sao tác giả chọn đề tài này mà không chọn đề tài khác ? đề tài này giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn giảng dạy, trong công tác ở trường ? a. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: - Cơ sở lý luận của một đề tài SKKN chính là những yêu cầu, mục tiêu được đặt ra trong các NQ của đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước . - Trong quá trình công tác và giảng dạy, người giáo viên luôn phấn đấu để đạt được những tiêu chí, những yêu cầu đã được nhà nước đề ra nhưng do điều kiện thực tế khách quan trong từng thời gian nhất đònh người giáo viên không đạt được các yêu cầu, các tiêu chí đã đề ra. Nhưng nếu tác giả vận dụng sáng tạo những phương pháp đã được quy đònh hay tìm ra những phương pháp mới để thực hiện (hợp pháp, hợp lý, hợp tình) thì sẽ đạt được kết quả tốt hơn, họ sẽ đạt các yêu cầu, tiêu chí đề ra. Đây chính là cơ sở thực tiễn của một SKKN . * Lý do chọn đề tài chính là sự mâu thuẩn giữa những yêu cầu, những tiêu chí cần đạt với từng điều kiện, hoàn cảnh, môi trường công tác của người 2 viết. Từ điều kiện, hoàn cảnh nơi công tác không giống như lý thuyết đã đề ra, giáo viên nghó ra cách khắc phục hoàn cảnh để đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. Đó chính là lý do chọn đề tài . b. Những điều cần tránh khi viết lý do chọn đề tài: * Lý luận quá dài dòng: Cái khó của người viết SKKN không biết bắt đầu từ đâu, sợ viết ít thì không nói được cội nguồn, lý luận vấn đề mình viết nên hay nhập đề từ xa, viết dài nhưng không lôgic, đang viết vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác làm cho lời nói đầu không liền mạch và trở nên dài dòng. Để khắc phục người viết cần tìm hiểu thêm về các NQ, các văn bản … của Đảng, của nhà nước. Đối với giáo viên dạy lớp nên bắt đầu từ mục tiêu của môn học ở lớp và khối mình phụ trách, Người viết cần lưu ý nếu đã đạt được yêu cầu dạy học từng môn hoặc phân môn ở từng lớp, từng khối … là đã góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục, có nghóa là đã góp phần đào tạo con người mới toàn diện, năng động, sáng tạo theo mục tiêu mà Đảng đã đề ra. * Nhầm lẫn nội dung của văn bản này sang nội dung văn bản khác: nên người viết cần nghiên cứu nội dung mình đề cập đến hoặc trích dẫn ở văn bản nào hoặc do ai nói, vào thời điểm nào, ở đâu để trích dẫn cho chính xác. * Trích dẫn không đầy đủ nội dung. 2. Lòch sử đề tài: Để viết được phần này người viết cần trả lời các câu hỏi sau đây: đề tài này có ai nghiên cứu chưa ? tác giả? Phạm vi đã được nghiên cứu ? cái mới mình viết ở chỗ nào? Nhằm giải quyết vấn đề gì? 3. Phạm vi đề tài: Để xác đònh được phạm vi đề tài hay còn gọi là giới hạn của đề tài cần phải trả lời được hai câu hỏi : - Nghiên cứu vấn đề gì? - Trong vấn đề đó thì nghiên cứu phần nào ? phần nào chưa nghiên cứu Tóm lại : Lời nói đầu của một SKKN gồm các phần: lý do chọn đề tài, lòch sử đề tài và giới hạn đề tài. Ba phần này có thể viết thành các đề mục riêng hoặc có thể viết liền một mạch và có chuyển ý một cách lôgic, sao cho người đọc hiểu vì sao mình viết vấn đề này, vấn đề này có ai viết chưa? Nếu có người viết rồi thì đề tài mình viết mới ở điểm nào? Phạm vi nghiên cứu đến đâu? II. Viết phần thực trạng đề tài: Phần thực trạng đề tài là phần nêu lên số liệu, tình hình trước khi thực hiện những giải pháp mới. Đó là tình hình làm cho giáo viên thấy cần phải nghiên cứu tìm ra giải pháp để khắc phục tình hình nhằm đạt được những yêu cầu, hiệu quả cao trong giảng dạy. Phần này cấu tạo bởi hai phần chính: nêu lên tình hình và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình đó . 3 1. Nghiên cứu tình hình: Để có thể nêu được tình hình, người viết không thể ngồi nghó ra mà viết được mà phải khảo sát tình hình. Thông thường người ta dùng mấy cách sau : a. Quan sát thực tế: Đối với loại đề tài “những giải pháp khắc phục… của học sinh” người viết phải nắm được những lỗi, những hạn chế của học sinh qua một thời gian nhất đònh thì mới có thể đề ra những giải pháp. Có những hạn chế của học sinh được lưu giữ lại trong sổ điểm danh, trong các bài kiểm tra… nhưng cũng có những hạn chế của học sinh không được lưu giữ như học sinh chưa lễ phép khi nói chuyện với thầy cô, thái độ không tốt với bạn bè, không trung thực … nên người viết phải ghi chép lại trong một thời gian ít nhất một năm học. Người viết không chỉ ghi chép tình hình của lớp mình mà còn theo dõi ghi chép và so sánh với các lớp khác hoặc trường khác. Phạm vi so sánh càng rộng thì việc khái quát tình hình càng có giá trò cao. Việc quan sát phải đảm bảo tính khách quan, sao cho các đối tượng được quan sát không hay biết thì việc quan sát mới đạt yêu cầu. b. Nghiên cứu từ các tài liệu lưu trữ: Tài liệu nghiên cứu cho một đề tài SKKN khá phong phú, tùy theo đề tài mà có thể sử dụng : - Sổ điểm : phân tích chất lượng học tập - Sổ điểm danh : biết về chuyên cần, duy trì sỉ số - Sổ sinh hoạt lớp, sổ trực ĐCĐ, tỉ lệ HS vi phạm … 2. Trình bày thực trạng tình hình: Thông thường người viết trình bày số liệu khảo sát thực trạng theo dạng bảng biểu rồi từ đó phân tích tình hình, chỉ ra nguyên nhân. 3. Những hạn chế thường gặp khi viết phần thực trạng tình hình: a. Không có số liệu hoặc số liệu chưa đủ thuyết minh làm rõ thực trạng theo đề tài đã đề ra: Ví dụ : nghiên cứu về chất lượng phần hình học của học sinh không thể lấy cả môn toán làm kết quả trước đó. b. Chỉ nêu tình hình chung của đòa phương, không nêu rõ nguyên nhân chủ quan: - Chỉ nêu nguyên nhân tình hình một cách chung chung - Chỉ đỗ lỗi cho nguyên nhân khách quan mà không thấy được hạn chế chủ quan của mình nên tác giả phải xem lại phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục của mình còn hạn chế ở điểm nào dẫn đến tình hình nêu trên, phát hiện ra nhược điểm của phương pháp mình vận dụng để đề ra một phương pháp mới phù hợp trình độ và đạt hiệu quả hơn . c. Đỗ lỗi cho người dạy trước, cho người quản lý trước: 4 Khi viết thực trạng cần phải khảo sát kỹ và phân tích một cách khoa học, không nên chỉ nhìn một chiều, không thấy hoàn cảnh, điều kiện khách quan và đỗ lỗi hoàn toàn cho người đi trước gây nên những kết quả chưa tốt. Việc làm này không đảm bảo được cả tính khoa học và đạo đức. d. Phân tích nguyên nhân một cách đơn giản hoặc không phân tích nguyên nhân: Yêu cầu bắt buộc là sau khi nêu lên thực trạng tình hình, số liệu, người viết phải phân tích cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Mới thấy được hướng khắc phục, mới có thể đưa ra cách giải quyết vấn đề phù hợp với tình hình . Tóm lại: Viết phần thực trạng tình hình của một SKKN yêu cầu phải nêu được tình hình và chỉ rõ nguyên nhân phát sinh tình hình để có cơ sở đề ra giải pháp khắc phục. III. Viết phần các giải pháp: 1. Yêu cầu của một giải pháp trong SKKN : SKKNmột đề tài khoa học. Vì vậy, một giải pháp được nêu trong SKKN phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn. Một giải pháp được nêu trong SKKN không phải được hình thành từ sự tưởng tượng mà nó chính là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn giảng dạy hoặc quản lý của người giáo viên. Nhưng không phải cứ gặp khó khăn, trở ngại trong thực tiễn rồi nghó ra một cách làm tùy tiện là có SKKN. Một việc làm, một giải pháp trở thành SKKN khi người hoạt động thực tiễn nắm vững lý luận, nắm vững chủ trương chính sách, nắm vững nguyên lý, nguyên tắc quản lý, nguyên tắc giáo dục, phương pháp dạy học … Trên cơ sở nắm vững lý luận, người viết SKKN đã nghó ra cách làm mới hơn, để đạt hiệu quả tốt hơn thì đó mới là giải pháp trong SKKN . Một SKKN không phải đòi hỏi những giải pháp được trình bày đều phải mới nhưng yêu cầu trong tổng số giải pháp trình bày của một SKKN thì giải pháp mới là nguyên nhân chính mang lại kết quả cao hơn so với khi vận dụng các phương pháp giải pháp cũ. Tóm lại: yêu cầu của một giải pháp trong SKKN là: giải pháp đã được thực hiện phải có điểm mới so với phương pháp cũ nhưng đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn. Giải pháp phải trình bày sao cho thành những quy trình để người khác có thể thực hiện được. 2. Trình tự chọn lọc, sắp xếp công việc đã làm thành những giải pháp: Bước 1: Ghi chép lại những công việc đã làm Tác giả chỉ cần ghi chép lại tất cả những công việc mình đã làm theo yêu cầu của đề tài đặt ra ở tên đề tài mình đã chọn (không cần phải theo trình tự thời gian). 5 Ví dụ: đề tài:“ Một số kinh nghiệm duy trì sỉ số học sinh” có thể nêu những việc làm sau : - Giúp đỡ học sinh khó khăn về vật chất - Động viên tinh thần HS. - Tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi. - Phối hợp với GVBM, TPT, tham mưu các lãnh đạo. - Phối hợp PHHS . - Tham mưu cấp ủy, chính quyền để động viên khen thưởng … Bước 2: Sắp xếp lại những việc đã thực hiện thành một đề cương các giải pháp . Không phải tất cả những vấn đề được liệt kê đều được đưa vào SKKN hoặc đưa vào một cách tùy tiện mà cần phải chọn lọc, sắp xếp thành những nhóm vấn đề. Mỗi nhóm có liên quan nhau nhằm giải quyết một công việc nào đó trong toàn bộ tiến trình giảng dạy, giáo dục, quản lý của người viết SKKN. Mỗi nhóm vấn đề sẽ thành một giải pháp trong tổng thể các giải pháp của một SKKN. Tác giả phải đặt ra giải pháp nào trước, giải pháp nào sau để các giải pháp này trở thành một giải pháp lớn tạo ra một năng suất mới, hiệu quả và chất lượng mới. Phải có sự chọn lọc, sắp xếp trong từng nhóm vấn đề sao cho trở thành một thể thống nhất để giải quyết được vấn đề bức xúc đã đặt ra ở lời nói đầu của SKKN . 3. Cách trình bày các giải pháp: a. Cách trình bày một giải pháp: Để trình bày một giải pháp, người viết SKKN có thể suy nghó và trả lời các câu hỏi sau đây để viết : - Vì sao phải làm như vậy ? - Trình tự, cách làm như thế nào ? - Làm theo quy trình, phương pháp mới đạt hiệu quả gì mới hơn so với phương pháp cũ, cách làm cũ ? Khi viết một SKKN không phải ai cũng trả lời theo trình tự ba câu nói trên, nhưng từ 3 câu hỏi đó, người viết SKKN nghiên cứu viết như thế nào để người đọc thấy giải pháp được trình bày đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và có hiệu quả thiết thực, giúp ích cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục, giảng dạy và quảng lý. Có nhiều cách để trình bày một giải pháp : * Cách 1: Trình bày những việc làm rồi giải thích Cách này chỉ ra được lý do, vì sao thực hiện như vậy ; chỉ ra được hiệu quả, lợi ích của giải pháp và cách thức, quy trình của giải pháp nhưng còn hạn chế là chưa chỉ ra cơ sở lý luận của giải pháp, đảm bảo tính thực tiễn nhưng tính khái quát cao. * Cách 2: Nêu lý do, trình bày cách làm, cho ví dụ, giải thích 6 Cách này vềsở giống như cách thứ nhất nhưng có ưu điểm hơn ở chỗ chỉ ra những khiếm khuyết trong thực tiễn nên cơ sở đề ra giải pháp có sức thuyết phục hơn . Có thêm ví dụ càng làm rõ hơn yêu cầu bức xúc cần có giải pháp và hiệu quả của giải pháp. Mỗi giải pháp chỉ nêu chọn một đến hai ví dụ để chỉ rõ cách làm và khái quát thành quy trình, phương pháp mới là đủ * Cách 3: Nêu nguyên tắc, cách làm cũ và sự vận dụng sáng tạo mới do tình hình thực tế đặt ra . Trình bày theo cách này chứng tỏ người viết nắm rõ lý luận, nguyên lý, nguyên tắc nhưng do tình hình thực tế bức xúc đòi hỏi phải có sự sáng tạo mới đạt yêu cầu. Trình bày theo cách này đòi hỏi phải nắm rõ lý luận, chỉ ra những khó khăn trong thực tiễn, minh họa cách làm và chỉ hiệu quả thì giải pháp mới có tính thuyết phục. b. Trình bày các giải pháp thành một hệ thống giải pháp: Để trình bày các giải pháp thành một hệ thống giải pháp một cách hoàn chỉnh, trở thành một giải pháp chung tạo nên cách làm mới để có chất lượng mới, hiệu quả mới, người ta thường trình bày một trong ba cách sau : Cách 1: Trình bày các giải pháp theo trình tự thời gian Theo cách này thì việc nào làm trước thì trình bày trước, việc nào sau thì trình bày sau. Các giải pháp nhỏ trở thành một khâu, một bước thực hiện trong tổng thể các giải pháp theo trình tự thời gian. Cách 2: Trình bày theo tầm quan trọng của các giải pháp Trình bày theo cách này vẫn phải đảm bảo tính hệ thống của tổng thể các giải pháp để trở thành một giải pháp hoàn chỉnh và chỉ ra cách thức, quy trình mà người khác có thể học tập cách làm mới và thực hành, vận dụng vào đơn vò khác, lớp khác được. Theo cách này, người ta thường trình bày sau : * Những giải pháp chủ yếu : 1. 2. * Những giải pháp hỗ trợ : 1. 2. … Cách 3: Trình bày giải pháp loại : “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học một tiết hoặc một bài” (GV trường THCS Kim Hòa thường trình bày cách này). Khi viết SKKN loại này, thường thấy người viết trình bày toàn bộ giáo án, ghi tóm tắt lại tất cả những việc mà tác giả đã thực hiện nhưng không chỉ ra giải pháp mới và cũng không lý giải cái mới đem lại hiệu quả dạy học ra sao. Viết giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả một tiết dạy và học tương đối khó vì nó đòi hỏi người dạy phải nắm vững vò trí của tiết dạy trong 7 chương, trong mối quan hệ với các bài khác trong năm học, mối quan hệ của bài với cả chương trình toàn cấp. Có làm được như vậy, tác giả mới nắm được yêu cầu kiến thức, kỷ năng đến mức độ nào và tư tưởng đến đâu. Nếu không xác đònh được những vấn đề này thì có thể người dạy sẽ đi xa vượt quá yêu cầu của tiết dạy hoặc dạy học không giải quyết được các yêu cầu kiến thức, kỷ năng và tư tưởng. Hơn nữa, với phạm vi hẹp chỉ một bài, một tiết thì đòi hỏi người viết phải hiểu khá sâu về bài dạy thì mới có thể chỉ ra cách mới để đạt hiệu quả hơn cho người khác học. Để trình bày một giải pháp loại này, tác giả phải thấy được những hạn chế của phương pháp dạy và học bài này, tiết này theo phương pháp truyền thống. Đồng thời, phải nắm được cơ sở lý luận của cách làm mới, trình bày cách làm mới và chỉ ra hiệu quả của cách làm mới. Như vậy, một SKKN loại này không đòi hỏi các bước lên lớp đều phải nêu lên được cách làm mới và đòi hỏi tác giả phải trình bày nổi bật những việc làm mới có tác dụng nâng cao hiệu quả tiết dạy. Việc nâng cao chất lượng một tiết dạy không chỉ có một cách làm mới, không chỉ thực hiện đổi mới cách làm ở nội dung này mà còn có thể có cách làm mới ở nội dung khác. Vấn đề là người viết phải nghiên cứu chỉ rõ, đi sâu vào nội dung nào, phần nào để từ đó khái quát công việc đã làm góp phần bổ sung vào lý luận và đóng góp vào phương pháp dạy và học để người khác có thể học tập và thực hiện, mang lại hiệu quả, chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn. 4. Những hạn chế phổ biến khi viết phần giải pháp: a. Trình bày dưới dạng liệt kê công việc đã làm. Viết giải pháp dưới dạng kể lại công việc đã làm có ưu điểm là người đọc biết tác giả làm việc nào trước, việc nào sau và có thể hình dung được những công việc mà tác giả đã thực hiện nhưng có hạn chế là : - Chưa nêu rõ cơ sở lý luận của việc làm mà tác giả đã thực hiện. - Không đúc kết thành những quy trình, công thức cho người khác thực hiện. - Chưa chỉ ra hoặc ít chỉ ra hiệu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của những việc đã làm. b. Trình bày giải pháp một cách lược: Trường hợp này cũng nêu lên những công việc mà tác giả đã thực hiện nhưng chỉ là những việc đơn giản, riêng lẻ, không có sự kết hợp các việc đã làm để chỉ ra cách làm mới. Vì vậy, các giải pháp gần như không nâng lên khái quát thành lý luận được. Những giải pháp trình bày dưới dạng này thường độ dài chỉ trên dưới 10 dòng nên thường không đảm bảo cả nội dung và hình thức. c. Trình bày minh họa một giáo án của một tiết dạy hoặc một bày: 8 Trình bày theo cách này, thông thường các tác giả nêu lên một số vấn đề về lý luận, về nguyên tắc, phương pháp giảng dạy hoặc vò trí, yêu cầu của một bài, tóm tắt cách làm và sau cùng là minh họa bằng một giáo án. Viết một giải pháp theo cách này thường có những điểm hạn chế sau: - Phần đầu, trước khi minh họa bằng một giáo án thường chưa nêu lên được cơ sở lý luận, chưa chỉ ra được cách làm mới mà thông thường là cá bước chuẩn bò của GV, của HS phần thực hiện trên lớp … - Minh họa bằng một giáo án hoàn chỉnh khi lên lớp có điều kiện chỉ ra điểm hay, điểm mới trong cách thực hiện và hiệu quả của nó. Trình bày như vậy làm cho lý luận và thực tiễn tách rời và không làm nổi bật điểm mới, cách làm mới, giải pháp mới chưa được đúc kết thành những quy trình đáng nhớ cho người khác học tập . Để khắc phục hạn chế nêu trên, người viết SKKN không nên đưa minh họa bằng một gián án mà nên lựa chọn những việc làm nhằm giải quyết được những nội dung làm cho HS dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hành để minh họa. Từ đó, phân tích cơ sở lý luận và hiệu quả của giải pháp mà tác giả đã thực hiện. Tóm lại : cách trình bày giải pháp của một SKKN không có một khuôn mẫu nhất đònh nhưng yêu cầu phải trình bày sao để người đọc hiểu được lý do nào để thực hiện giải pháp đó. Giải pháp được thực hiện như thế nào? Hiệu quả mới của giải pháp mới là gì ? phải trình bày sao cho trong những điều kiện phổ biến thì người khác có thể vận dụng được và đạt hiệu quả . IV. Phần viết kết quả: Có nhiều cách trình bày phần kết quả chuyển biến của đối tượng nhưng người viết chú ý cần diễn đạt bằng lời, phân tích chỉ rõ sự chuyển biến của đối tượng và có số liệu để chỉ rõ sự chuyển biến của đối tượng. Các số liệu phải đảm bảo đúng kết quả của việc thực hiện các giải pháp trong đề tài SKKN . V. Viết phần kết luận: 1. Tóm lược giải pháp: Đây là phần quan trọng nhất trong phần kết luận vì nó giúp cho người đọc SKKN hình dung được những việc làm chủ yếu mà người viết đã làm để giải quyết những vấn đề khó khăn từ thực tế công tác. Phần này cần viết ngắn gọn nhưng nêu được những công việc chủ yếu đã làm và làm như thế nào để người khác có thể học tập được. 2. Phạm vi áp dụng: Phần phạm vi áp dụng phải chỉ rõ giới hạn của việc nghiên cứu và khả năng vận dụng ở phạm vi nào thì SKKN có hiệu quả. 3. Phần kiến nghò: Là phần ghi những ý kiến, nguyện vọng của người viết đề nghò cấp trên có biện pháp, tạo điều kiện cho việc thực hiện SKKN có hiệu quả hơn 9 hoặc cải thiện điều kiện công tác, đời sống để những người công tác cùng lónh vực chuyên môn với tác giả giảng dạy hoặc làm công tác quản lý có hiệu quả hơn. ( không nhất thiết SKKN nào cũng có phần kiến nghò) Tóm lại : Phần kết luận của một SKKN phải viết thành một thể hoàn chỉnh, ngắn gọn, tóm lược giải pháp, phạm vi áp dụng đề tài và những kiến nghò có liên quan đến việc thực hiện đề tài. ĐÁNH GIÁ MỘT SKKN TIÊU CHUẨN TIÊU CHÍ ĐIỂM SÁNG TẠO - Biết chọn đề tài nghiên cứu mới - Nêu được giải pháp mới, sáng tạo - Có hướng đề xuất nghiên cứu mới 10 10 10 HIỆU QUẢ - Kết quả cao, đáng tin 30 KHOA HỌC - Biết chọn phương pháp tích hợp để nghiên cứu lý luận và thực nghiệm - Toàn tập SKKN đạt sự logic, dễ hiểu 10 10 KHẢ THI - SKKN dễ áp dụng đối với nhiều người, ở nhiều nơi 10 HÌNH THỨC - Đúng quy đònh 10 TỔNG CỘNG 100 Xếp loại mức điểm Tốt: 85 – 100 Kha:ù 70 – 84 Đạt: 50 – 69 Không đạt: Dưới 50 NGƯỜI BÁO CÁO HUỲNH THỊ THU VÂN 10 . được cội nguồn, lý luận vấn đề mình viết nên hay nhập đề từ xa, viết dài nhưng không lôgic, đang viết vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác làm cho lời nói. sao mình viết vấn đề này, vấn đề này có ai viết chưa? Nếu có người viết rồi thì đề tài mình viết mới ở điểm nào? Phạm vi nghiên cứu đến đâu? II. Viết phần

Ngày đăng: 18/09/2013, 06:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan