Tính cấp thiết của luận án Vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa epoxy gia cường sợi thủy tinh đượcdùng phổ biến trong các lĩnh vực giao thông, điện tử, cơ khí, chế tạo máy, hóa chất…
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-HỒ NGỌC MINH
CHẾ TẠO, KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ HÌNH THÁI CẤU TRÚC CỦA VẬT LIỆU COMPOZIT TRÊN CƠ SỞ NHỰA EPOXY GIA CƯỜNG SỢI THỦY TINH E VÀ NANOSILICA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
HÀ NỘI – 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-Hồ Ngọc Minh
CHẾ TẠO, KHẢO SÁT TÍNH CHẤT VÀ HÌNH THÁI CẤU TRÚC CỦA VẬT LIỆU COMPOZIT TRÊN CƠ SỞ NHỰA EPOXY GIA CƯỜNG SỢI THỦY TINH E VÀ NANOSILICA
Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý
Mã số: 62.44.01.19
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hà Nội – 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn củaPGS TS Trần Thị Thanh Vân và GS TS Thái Hoàng Các số liệu, kết quả được trìnhbày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Hồ Ngọc Minh
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Thái Hoàng vàPGS TS Trần Thị Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, động viên và khích lệ trongsuốt thời gian, học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cám ơn cơ sở đào tạo Học viện Khoa họcCông nghệ/ Viện Hàn lâm Khoa học-Công nghệ Việt Nam và Viện Kỹ thuật nhiệtđới/ Viện Hàn lâm Khoa học-Công nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện tốt nhất chonghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Thủ trưởng Viện Hóa học-Vậtliệu/ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện chotôt trong suốt quá trình đào tạo
Nghiên cứu sinh xin gửi tới các thầy, cô, cơ quan, gia đình, bạn bè lòng biết
ơn sâu nặng về sự động viên, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn giúp nghiên cứu sinh hoànthành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HÌNH xi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT xiv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHỰA EPOXY, NANOCOMPOZIT VÀ VẬT LIỆU COMPOZIT TRÊN CƠ SỞ EPOXY/NANOSILICA/ SỢI THỦY TINH 3
1.1 Nhựa epoxy 3
1.2 Phân loại nhựa epoxy 4
1.2.1 Nhựa epoxy bisphenol A 4
1.2.2 Nhựa epoxy mạch thẳng 6
1.2.3 Nhựa epoxy chứa mạch vòng no 6
1.2.4 Nhựa nhiều nhóm epoxy 7
1.2.4.1 Nhựa polyglyxydylphenol-formandehyt 7
1.2.4.2 Nhựa polyglycydylxianurat 7
1.3 Chất đóng rắn cho nhựa epoxy 8
1.3.1 Đóng rắn nhựa epoxy bằng amin 8
1.3.2 Đóng rắn nhựa epoxy bằng axit cacboxylic 9
1.3.3 Đóng rắn nhựa epoxy bằng các anhydrit 10
1.3.4 Đóng rắn bằng hợp chất cơ titan 10
1.4 Một số lĩnh vực ứng dụng chính của nhựa epoxy 13
1.5 Nano silica và nano silica hữu cơ hóa 14
1.5.1 Nano silica 14
1.5.2 Biến tính hạt nanosilica 16
Trang 61.6 Vật liệu epoxy nanocompozit 22
1.6.1 Giới thiệu về vật liệu polyme nanocompozit 22
1.6.2 Vật liệu nanocompozit trên cơ sở nhựa epoxy 23
1.6.2.1 Vật liệu nanocompozit trên cơ sở nhựa epoxy và ống nano cacbon 23
1.6.2.2 Vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy và nano graphen 26
1.6.2.3 Vật liệu nanocompozit trên cơ sở nhựa epoxy và nanoclay 28
1.6.2.4 Vật liệu nanocompozit trên cơ sở nhựa epoxy và nanosilica 30
1.7 Vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy gia cường bằng sợi thủy tinh 33
1.8 Vật liệu polyme compozit trên cơ sở nền nhựa epoxy gia cường bằng sợi thủy tinh E và hạt nanosilica 35
CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM, CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 40
2.1 Nguyên liệu và hóa chất 40
2.2 Các phương pháp và thiết bị nghiên cứu 40
2.2.1 Xác định hiệu suất ghép của KR-12 lên nanosilica K200 40
2.2.2 Xác định kích thước hạt và thế zeta của nanosilica trước và sau biến tính 40
2.2.3 Xác định hàm lượng phần gel của các mẫu nhựa 41
2.2.4 Phương pháp xác định độ nhớt 41
2.2.5 Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) 41
2.2.6 Phương pháp kính hiển vi điện tử quét tán xạ trường (FE-SEM) 41
2.2.7 Phương pháp phân tích phổ tán xạ năng lượng tia X 42
2.2.8 Phương pháp phổ hồng ngoại 42
2.2.9 Phương pháp phân tích nhiệt 42
2.2.10 Phương pháp xác định tính chất cơ học động 42
2.2.11 Phương pháp xác định độ bền dai và năng lượng phá hủy của vật liệu 43
2.2.12 Phương pháp xác định độ bền uốn 44
2.2.13 Phương pháp xác định độ bền kéo đứt 44
Trang 72.2.15 Phương pháp xác định độ bền điện 44
2.2.16 Phương pháp xác định độ cứng Brinell và độ bền mài mòn 44
2.2.17 Phương pháp xác định độ bền liên kết sợi-nhựa 45
2.2.18 Phương pháp xác định độ bền dai phá hủy tách lớp của compozit 46
2.2.19 Phương pháp xác định góc tiếp xúc 46
2.3 Phương pháp chế tạo mẫu 46
2.3.1 Biến tính nanosilica 46
2.3.2 Chế tạo vật liệu nanocompozit trên cơ sở epoxy và m-nanosilica 47
2.3.3 Chế tạo mẫu nhựa epoxy và vật liệu nanocompozit đóng rắn bằng các chất đóng rắn khác nhau 47
2.3.3.1 Chế tạo mẫu epoxy YD-128 đóng rắn bằng TBuT ở điều kiện khác nhau 47
2.3.3.2 Chế tạo các tấm mẫu nhựa epoxy với các chất đóng rắn khác nhau 48 2.3.4 Chế tạo compozit epoxy/m-nanosilica/TBuT/sợi thủy tinh 48
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
3.1 Biến tính nanosilica 50
3.1.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất phản ứng 50
3.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian phản ứng 51
3.1.3 Độ bền nhiệt của nanosilica có và không biến tính 52
3.1.4 Phổ hồng ngoại của nanosilca và m-nanosilica 53
3.1.5 Phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX) 54
3.1.6 Phân bố kích thước hạt và thế zeta 55
3.1.7 Hình thái cấu trúc của nanosilica trước và sau biến tính 57
3.2 Ảnh hưởng của m-nanosilica đến hệ m-nanosilica/epoxy chưa đóng rắn 58 3.2.1 Ảnh hưởng của m-nanosilica đến sự thay đổi trạng thái vật lý và độ nhớt của hệ epoxy/m-nanosilica 58
3.2.2 Ảnh hưởng của nanosilica đến nhiệt độ thủy tinh hóa và nhiệt chuyển pha (ΔCCp) của nhựa epoxy 60 3.3 Khảo sát phản ứng đóng rắn nhựa epoxy bằng tetrabutyl titanat (TBuT) 62
Trang 83.3.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của quá trình đóng rắn nhựa epoxy
YD-128 bằng TBuT 63
3.3.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đóng rắn 63
3.3.1.2 Ảnh hưởng của thời gian đóng rắn 64
3.3.1.3 Ảnh hưởng hàm lượng chất đóng rắn TBuT 65
3.3.2 Độ bền cơ học của nhựa epoxy với các chất đóng rắn khác nhau 66
3.3.3 Độ bền nhiệt của nhựa epoxy với các chất đóng rắn khác nhau 67
3.3.4 Độ bền điện của nhựa epoxy-YD128 đóng rắn bằng các hợp chất khác nhau 69
3.4 Ảnh hưởng của nanosilica đến động học và tính chất của hệ nhựa epoxy đóng rắn bằng TBuT 69
3.4.1 Ảnh hưởng của m-nanosilica đến nhiệt độ đóng rắn của hệ epoxy-TBuT 69
3.4.2 Phổ hồng ngoại của nhựa epoxy, epoxy/TBuT và nanocompozit epoxy/m-silica/TBuT 71
3.4.3 Năng lượng hoạt hóa và động học quá trình đóng rắn epoxy và epoxy/m-silica bằng TBuT 72
3.4.4 Hình thái cấu trúc của vật liệu nanocompozit 78
3.4.5 Độ bền nhiệt và độ bền oxy hóa nhiệt của vật liệu nanocompozit epoxy/m-nanosilica 79
3.4.6 Ảnh hưởng của m-nanosilica đến cấu trúc tinh thể của hệ epoxy/m-nanosilica Error! Bookmark not defined. 3.4.6.1 Độ bền kéo đứt, độ bền uốn của vật liệu nanocompozit epoxy/m-silica/TBuT: 82
3.4.6.2 Độ bền va đập của nanocompozit epoxy/m-nanosilica/TBuT: 84
3.4.6.3 Ảnh hưởng của hàm lượng nanosilica đến độ bền dai phá hủy của vật liệu nanocompozit epoxy/m-nanosilica/TBuT 85
3.4.6.4 Độ bền rão (Creep resitance)của vật liệu nanocompozit 87
3.4.7 Ảnh hưởng của hàm lượng m-nanosilica đến tính chất cơ học của nanocompozit epoxy/m-silica/TBuT 82 3.4.8 Ảnh hưởng của m-nanosilica đến độ bền mài mòn và độ cứng bề mặt
Trang 93.4.9 Nghiên cứu cơ chế dai hóa nhựa epoxy bằng m-nanosilica 89
3.4.9.1 Sự chuyển hướng vết nứt 90
3.4.9.2 Cơ chế ghim giữ vết nứt 91
3.4.9.3 Cơ chế biến dạng dẻo 93
3.4.9.4 Cơ chế mở rộng của lỗ trống 94
3.4.10 Ảnh hưởng của nanosilica đến tính chất cơ động lực của nanocompozit epoxy/m-nanosilica/TBuT 95
3.4.10.1 Sự biến đổi mô đun tích trữ phụ thuộc vào hàm lượng m-nanosilica 95 3.4.10.2 Sự biến đổi mô đun tổn hao của nhựa epoxy và vật liệu nanocompozit phụ thuộc vào hàm lượng m-nanosilica 97
3.4.10.3 Sự biến đổi tanδ phụ thuộc vào hàm lượng m-nanosilica 98
3.4.10.4 Ảnh hưởng của tần số 99
3.4.11 Ảnh hưởng của nanosilica lên khả năng chống cháy và cơ chế chống cháy của nanocompozit epoxy/m-nanosilica/TBuT 100
3.5 Chế tạo và khảo sát ảnh hưởng đặc trưng tính chất, hình thái cấu trúc của compozit epoxy/m-nanosilia/TBuT/sợi thủy tinh 104
3.5.1 Ảnh hưởng của nanosilica đến khả năng thấm ướt với sợi thủy tinh 104 3.5.2 Ảnh hưởng của nanosilica lên khả năng bám dính của nhựa epoy với sợi thủy tinh 105
3.5.3 Ảnh hưởng của nanosilica đến độ bền cơ học của vật liệu compozit 107 3.5.4 Ảnh hưởng của hàm lượng sợi gia cường đến độ bền cơ học của vật liệu compozit 108
3.5.4.1 Độ bền kéo đứt, bền uốn của vật liệu compozit epoxy/m-nanosilica/TBuT/ sợi thủy tinh 1088
3.5.4.2 Độ bền va đập của vật liệu compozit epoxy/m-nanosilica/TBuT/ sơi thủy tinh 109
3.5.4.3 Độ bền dai tách lớp của vật liệu compozit 110
3.5.4.4 Vi cấu trúc bề mặt phá hủy compozit 111
3.5.5 Sự phân bố của các hạt m-nanosilica trên bề mặt sợi thủy tinh 112
Trang 103.5.6 Ảnh hưởng của m-nanosilica đến tính chất cơ động lực của vật liệu
compozit epoxy/TBu/ vải thủy tinh 114
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Đặctrưng của một số loại nhựa Epoxy-dian 5
Bảng 1.2 Hệ chất đóng rắn titanium alkoxit-amin cho nhựa epoxy 12
Bảng 1.3 Một số hợp chất ghép TCA thông dụng hiện nay 40
Bảng 1.4 Khả năng gia cường của hạt độn biến tính TCA trong nền polyme 48 Bảng 1.5 Tính chất vật lí của các loại sợi thủy tinh khác nhau 39
Bảng 1.6 Các tính chất cơ học của các sợi thủy tinh khác nhau 39
Bảng 2.1 Chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa epoxy YD-128 40
Bảng 2.2 Các thông số kĩ thuật của tetrabutyltitanat 40
Bảng 2.3 Chỉ tiêu kĩ thuật nanosilica K200 40
Bảng 2.4 Thành phần nhựa epoxy và chất đóng rắn 48
Bảng 3.1 Thành phần nguyên tố trong nanosilica biến tính và không biến tính 55 Bảng 3.2 Độ nhớt của nhựa epoxy với hàm lượng nanosilica khác nhau 59
Bảng 3.3 Nhiệt độ phân hủy cực đại, hàm lượng cốc hóa và điện áp đánh thủng của nhựa epoxy với các chất đóng rắn khác nhau 68
Bảng 3.4 Các thông số nhiệt của phản ứng đóng rắn epoxy/TBuT 73
Bảng 3.5 Các thông số Ti ; Tp ; Tf phản ứng đóng rắn của hệ epoxy/ TBuT/ nanosilica biến tính và không biến tính ở các tốc độ gia nhiệt khác nhau 76
Bảng 3.6 Các giá trị Td10, Tmax1, Tmax2 và lượng tro còn lại của epoxy và nanocompozit trong các môi trường khác nhau 80
Bảng 3.7 Độ bền dai và năng lượng phá hủy của nhựa epoxy và nanocompozit epoxy/m-nanosilica/TBuT 86
Bảng 3.8 Thành phần nguyên tố lớp cốc hóa của nhựa epoxy và nanocompozit 102
Bảng 3.9 Độ nhớt động học và góc tiếp xúc của nhựa epoxy với hàm lượng m-nanosilica khác nhau trên nền thủy tinh 104
Bảng 3.10 Ảnh hưởng m-của nanosilica đến độ bền cơ học của compozit 107
Trang 12Bảng 3.11 Sự phụ thuộc độ bền cơ học của compozit
epoxy/m-nanosilica/TBuT/ vải thủy tinh vào hàm lượng vải thủy tinh 107
Bảng 3.12 Hằng số ảnh hưởng C của vật liệu compozit epoxy-nanosilica/vải
thủy tinh 115
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của nhựa epoxy 43
Hình 1.2 Phản ứng đóng rắn nhựa epoxy bằng tetrabutyl titanat 12
Hình 1.3 Vật liệu polyme compozit sử dụng trong thân, vỏ máy bay 14
Hình 1.4 Các liên kết bề mặt và sự kết tụ của silica 15
Hình 1.5 Hạt nanosilica và các dạng kết tụ của chúng 16
Hình 1.6 Sự phân tán các hạt nano silica sau khi biến tính bề mặt 17
Hình 1.7 Phản ứng biến tính bề mặt hạt nano bằng hợp chất silan 17
Hình 1.8 Tương tác của hợp chất ghép cơ titan với bề mặt hạt vô cơ 19
Hình 1.9 Công thức của chất ghép silan và TCA với số nhóm chức khác nhau 20 Hình 1.10 Ảnh SEM phân tán của nanobarititanat với các chất ghép khác nhau và mô hình tương tác của hạt với nền polyme 21
Hình 1.11 Tương tác của polyme và nền thủy tinh được hữu cơ hóa với các chất ghép khác nhau 22
Hình 1.12 Sơ đồ minh họa cách thức các tấm graphen có cấu trúc lục giác cuộn tròn lại để hình thành các ống nano cacbon với các hình dạng khác nhau (A: dạng ghế bàng – armchair, B: zigzac; C: dạng chiral) 24
Hình 1.13 Độ bền dai của nhựa epoxy compozit gia cường bằng CNT không hoạt hóa (a) và hoạt hóa (b) 26
Hình 1.14 Các dạng khác nhau của graphen; nó có thể được gói lại thành quả bóng bucky(0D), cuộn lại thành ống nano (1D) và chồng lại thành các mảng graphit (3D) 27
Hình 1.15 Độ bền dai và năng lượng phá hủy của nhựa epoxy nguyên chất, nhựa epoxy compozit với GPL và với m-GPL 28
Hình 1.16 Sự thay đổi của mô đun đàn hồi (a) và (b) độ bền kéo đứt của nhựa nanocay/epoxy nanocompozit khi thay đổi hàm lượng clay 30
Trang 14Hình 1.17 Mô đun Young (a), độ bền kéo đứt (b) của nhựa epoxy phụ thuộc
vào hàm lượng nanosilica 31
Hình 1.18 Bản đồ biểu diễn độ bền dai của nanocompozit theo hàm lượng hạt nano 33
Hình 1.19 Bản đồ biểu diễn độ bền uốn của vật liệu nanocompozit theo hàm lượng hạt nano 33
Hình 1.20 Bản đồ biểu diễn độ bền kéo đứt của vật liệu nanocompozit theo hàm lượng hạt nano 34
Hình 1.21 Sợi thủy tinh E dạng không dệt (a), tấm dệt (b) Sợi thủy tinh 35
Hình 1.22 Ảnh TEM của mẫu epoxy gia cường sợi thủy tinh, 4% hạt nanosilica (a) và 15% hạt nanosilica 36
Hình 2.1 Mẫu xác định độ bền dai phá hủy của nhựa nền 42
Hình 2.2 Mô hình xác định độ bền liên kết nhựa-sợi 46
Hình 2.3 Mẫu xác định độ bền dai tách lớp GIC 44
Hình 3.1 Phản ứng ghép KR-12 lên bề mặt hạt nanosilica 50
Hình 3.2 Sự phụ thuộc hiệu suất ghép vào hàm lượng KR-12 51
Hình 3.3 Sự phụ thuộc của hiệu suất ghép vào nhiệt độ phản ứng 51
Hình 3.4 Sự phụ thuộc của hiệu suất ghép vào thời gian phản ứng 52
Hình 3.5 Giản đồ phân tích nhiệt khối lượng của nanosilica biến tính và không biến tính với KR-12 53
Hình 3.6 Phổ hồng ngoại của nanosilica không biến tính (a), KR-12 (b), nanosilica biến tính KR-12 (c) 54
Hình 3.7 Phổ tán xạ năng lượng tia X của mẫu nano silica chưa biến tính (a) và biến tính (b) 55
Hình 3.8 Phân bố kích thước hạt của nanosilica trước khi biến tính (a) phân bố theo số (b) phân bố theo cường độ tán xạ laze 56
Hình 3.9 Phân bố kích thước hạt của nanosilica sau biến tính (a) phân bố theo số (b) phân bố theo cường độ tán xạ laze 56
Hình 3.10 Thế zeta của hệ nanosilica biến tính và không biến tính 57
Trang 15Hình 3.11 Ảnh TEM nanosilica chưa biến tính 57
Hình 3.12 Ảnh TEM của nanosilica sau khi biến tính 58
Hình 3.13 Mô hình sự phân tán của nanosilica biến tính và không biến tính
trong nhựa epoxy 60
Hình 3.14 Giản đồ DSC của nhựa epoxy và vật liệu compozit
epoxy/m-nanosilica 61
Hình 3.15 Sự phụ thuộc nhiệt độ thủy tinh hóa (Tg) và nhiệt chuyển pha ( Cp)
của nhựa epoxy YD-128 vào hàm lượng m-nanosilica 62
Hình 3.16 Ảnh hưởng của nhiệt độ đóng rắn đến nhiệt độ thủy tinh hóa, độ
bền và đập, độ bền uốn của hệ epoxy-TBuT 63
Hình 3.17 Ảnh hưởng thời gian đóng rắn đến độ bền cơ học, nhiệt độ thủy
tinh hóa của hệ epoxy-TBuT 645
Hình 3.18 Ảnh hưởng của hàm lượng chất đóng rắn đến độ bền cơ học và
nhiệt độ thủy tinh hóa của hệ epoxy-TBuT 46
Hình 3.19 Độ bền cơ học của nhựa epoxy YD-128 đóng rắn bằng TETA,
PEPA, mPDA, TbuT 67
Hình 3.20 Sự phụ thuộc tanδ và tổn hao khối lượng theo nhiệt độ của nhựa
epoxy YD-128 với các chất đóng rắn TETA,PEPA, mPDA, TBuT 68
Hình 3.21 Hàm lượng phần gel và độ bền cơ học của nhựa epoxy và vật liệu
compozit với 5% m-nanosilica 70
Hình 3.22 Phổ hồng ngoại của nhựa epoxy, epoxy/TBuT và nanocompozit
epoxy/5% m-nanosilica (EP-N5) 71
Hình 3.23 Phản ứng của TBuT với các nhóm chức trong nhựa epoxy 72
Hình 3.24 Giản đồ DSC của hệ epoxy/TBuT phụ thuộc vào tốc độ gia nhiệt
73
Hình 3.25 Giản đồ lgβ phụ thuộc vào 1/Tp trong quá trình đóng rắn hệ
epoxy/TBuT 74
Hình 3.26 Giản đồ phân tích nhiệt DSC của hệ epoxy/TBuT với nanosilica
biến tính (a) và không biến tính (b) với các tốc độ gia nhiệt khác nhau 75
Trang 16Hình 3.27 Đồ thị ln(β) phụ thuộc 1/Tp khi đóng rắn epoxy có và không có
nanosilica 77
Hình 3.28 Đồ thị ln(β/ 2) phụ thuộc 1/Tp khi đóng rắn epoxy sử dụng
nanosilica có và không biến tính 77
Hình 3.29 Ảnh TEM mẫu nanocompozit epoxy/m-nanoslica với hàm lượng
m-nanosilic khác nhau 79
Hình 3.30 Giản đồ TG của nhựa epoxy và nanocompozit epoxy/m-nanosilica
trong môi trường nitơ và không khí 81
Hình 3.31 Độ bền kéo đứt (a) và độ bền uốn (b) của mẫu nanocompozit
epoxy/m-nanosilica/TBuT với hàm lượng m-nanosilica khác nhau 82
Hình 3.32 Ảnh SEM bề mặt mẫu nhựa epoxy và nanocompozit (EP-N5) sau
khi phá hủy kéo 83
Hình 3.33 Ảnh hưởng hàm lượng m-nanosilica đến độ bền va đập của
nanocompozit epoxy/m-nanosilica/TBuT 84
Hình 3.34 KIC và GIC của nhựa epoxy phụ thuộc vào hàm lượng m-nanosilica
85
Hình 3.35 Ảnh SEM bề mặt phá hủy nhựa epoxy (a), vật liệu nanocompozit
với 3% (b), 5% (c) m-nanosilica sau thử nghiệm xác định độ bền dai 87
Hình 3.36 Độ rão và khả năng hồi phục tại 30 oC của nhựa epoxy và vật liệunanocompozit epoxy/m-nanosilica/TBuT với các mức ứng suất khác nhau 87
Hình 3.37 Độ cứng bề mặt (a) và độ bền mài mòn của nhựa epoxy và
nanocompzit epoxy/m-nanosilica/TbuT 89
Hình 3.38 Giá trị CTE trung bình (a) và Tg (b) của nhựa epoxy và
nanocompzit 89
Hình 3.39 Chênh lệch năng lượng phá hủy của nanocompozit
epoxy/m-nanosilica/TBuT so với nhựa epoxy 91
Hình 3.40 Sự phụ thuộc giữa độ mở vết nứt của nhựa epoxy vào hàm lượng
m-nanosilica 92
Trang 17Hình 3.41 Sự phụ thuộc vùng biến dạng dẻo của nanocompozit
epoxy/m-nanosilica/TBuT vào hàm lượng m-nanosilica (a) và tỷ số (K
IC/σc)2 94
Hình 3.42 Ảnh SEM bề mặt phá hủy mẫu và mô hình mở rộng lỗ trống theo
chiều tăng ứng suất của vật liệu nanocompozit 95
Hình 3.43 Sự biến đổi mô đun tích trữ theo nhiệt độ của nhựa epoxy và
Hình 3.50 Cơ chế cháy của vât liệu nanocompozit 102
Hình 3.51 Ảnh SEM bề mặt nhựa epoxy và nanocompozit sau khi phân hủy
nhiệt 103
Hình 3.52 Ảnh SEM giọt nhựa epoxy và phổ EDX bề mặt sợi thủy tinh sau
thử nghiệm kéo vi giọt 106
Hình 3.53 Đường cong ứng suất-biến dạng kéo của compozit
epoxy/m-nanosilica/vải thủy tinh 109
Hình 3.54 Ảnh hưởng của tỷ lệ vải thủy tinh đến độ bền dai tách lớp của
compozit 111
Hình 3.55 Bề mặt phá hủy mẫu compozit sau thử nghiệm độ bền dai tách lớp
(a-c) và độ bền kéo đứt (d,e) 112
Trang 18Hình 3.56 Ảnh SEM bề mặt sợi thủy tinh và compozit sau khi phân hủy nhiệt:
(a) sợi thủy tinh; (b), (c), (d), (e) (f) compozit có m-nanosilica với 70%, 60%, 50%, 40%, 30% sợi thủy tinh; (g) compozit có 60% sợi thủy tinh 114
Hình 3.57 Sự phụ thuộc của mô đun tích trữ của mẫu compozit với hàm
lượng vải thủy tinh khác nhau vào nhiệt độ 115
Hình 3.58 Sự phụ thuộc mô-đun tổn hao của mẫu compozit vào nhiệt độ 116 Hình 3.59 Sự phụ thuộc tanδ của mẫu compozit với hàm lượng sợi thủy tinh
khác nhau vào nhiệt độ 117
Trang 19DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
KIC Độ bền dai phá hủy, MPa.m1/2
δc Giới hạn đàn hồi kéo, MPa
E’ Mô đun tích trữ, MPa
E’’ Mô đun tổn hao, MPa
Ea Năng lượng hoạt hóa, kJ/mol
GIC Năng lượng phá hủy, kJ/m2
Td10 Nhiệt độ phân hủy tại đó mẫu mất 10% khối lượng, oC
Tg Nhiệt độ thủy tinh hóa, oC
Ti Nhiệt độ bắt đầu xảy ra phản ứng, oC
Ti Nhiệt độ kết thúc phản ứng, oC
Tmax Nhiệt độ phân hủy cực đại, oC
Tp Nhiệt độ phản ứng mạnh nhất, oC
ΔCCp Nhiệt chuyển pha, J/g.K
Tanδ Tan tổn hao cơ học
ry Vùng biến dạng dẻo trước đỉnh vết nứt, µm
2 Các chữ viết tắt
APTS Aminopropyl trimethoxysilan
APTS-GO Graphen oxit hoạt hóa bằng aminopropyl trimethoxysilan
Trang 20Phổ tán xạ năng lượng tia XGraphen oxit hoạt hóa bằng glycidoxypropyl trimethoxysilanGraphen oxit
Hệ số dãn nở nhiệtHiển vi điện tử truyền quaPhân tích nhiệt khối lượngPhân tích cơ nhiệt
Trang 21Độ bền kéo đứt cực đạiVải/nhựa
Vinyltriethoxysilan
Phổ nhiễu xạ tia X góc rộng
Trang 22MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa epoxy gia cường sợi thủy tinh đượcdùng phổ biến trong các lĩnh vực giao thông, điện tử, cơ khí, chế tạo máy, hóa chất…Tuy nhiên, nhược điểm, hạn chế ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng của loại vật liệucompozit này là tính giòn, chịu va đập kém Do đó, nghiên cứu nâng cao độ dai/daihóa cho nhựa epoxy là rất cần thiết Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên các giảipháp cho vấn đề này, chủ yếu tập trung vào 2 phương pháp là sử dụng chất hóa dẻocho pha nền epoxy và lựa chọn chất đóng rắn thích hợp Ở nước ta, những năm gầnđây, nghiên cứu chế tạo phụ gia kích thước nano (nanoclay, nanosilica, nano TiO2,ống nano cacbon…) để nâng cao độ bền cơ học, độ bền nhiệt, độ bền dai, khả năngkìm hãm cháy của nhựa epoxy và các chất tạo màng khác đã được các nhà khoa họctiến hành tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm nghiên cứuvật liệu polyme - Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ ChíMinh, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự… Một số phụ gia kích thước nano đãđược ứng dụng để chế tạo vật liệu compozit nền epoxy làm các sản phẩm phục vụcác ngành công nghiệp Trong số các phụ gia nano, nanosilica là một trong nhữngphụ gia được ứng dụng phổ biến nhất cho polyme, cao su, nhựa vì dễ kiếm, dễ sửdụng, tương đối rẻ… [1,2] Để tăng khả năng trộn lẫn nanosilica với nhựa epoxy, cầnbiến tính nanosilica bằng các tác nhân hữu cơ
Chất đóng rắn phổ biến trong chế tạo vật liệu polyme compozit là các amin,anhydrit Gần đây, sử dụng các hợp chất cơ nguyên tố đóng rắn nhựa epoxy chophép tạo ra sản phẩm có độ bền cơ học cao, bám dính tốt với sợi thủy tinh nênthích hợp cho chế tạo vật liệu compozit tiên tiến, có chất lượng cao Trong số cáchợp chất cơ nguyên tố là chất đóng rắn nhựa epoxy, hợp chất cơ titan có tác dụnglàm giảm độ nhớt của hệ, đặc biệt thích hợp cho công nghệ quấn, đồng thời nângcao khả năng bám dính của epoxy với bề mặt kim loại Hệ nhựa epoxy đóng rắnbằng hợp chất cơ titan có thể làm việc lâu dài ở nhiệt độ cao trong môi trường khắcnghiệt Các lĩnh vực ứng dụng chính của loại sản phẩm này là các chi tiết kỹ thuậtđiện cao cấp, lvòm che radar, chóp tên lửa… Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozittrên cơ sở epoxy/vải thủy tinh kết hợp nanosilica biến tính hữu cơ sử dụng chấtđóng rắn cơ titan còn rất mới, hứa hẹn tạo ra hệ vật liệu tiềm năng có tính năng cơ,
Trang 23lý, nhiệt, điện tốt, kết hợp được các ưu điểm của phụ gia nanosilica và chất đóng
rắn cơ titan Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn và tiến hành đề tài luận án " Chế tạo, khảo sát tính chất và hình thái cấu trúc của vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy gia cường sợi thủy tinh E và nanosilica”.
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Chế tạo được vật liệu compozit trên cơ sở epoxy gia cường vải thủy tinh kếthợp nanosilica biến tính hữu cơ sử dụng chất đóng rắn cơ titan có độ bền cơ họccao, bền nhiệt, có khả năng kìm hãm cháy
Cải thiện được độ dai của nhựa epoxy bằng kết hợp các chất gia cường nhưnanosilica biến tính hữu cơ và vải thủy tinh với điều kiện chế tạo và tỷ lệ thành phầnhợp lý
3 Các nội dung nghiên cứu chính của luận án
Nghiên cứu biến tính bề mặt hạt nanosilica bằng hợp chất ghép cơ titan
KR-12 để nâng cao khả năng phân tán của chúng trong nền nhựa epoxy
Nghiên cứu phản ứng đóng rắn nhựa epoxy YD-128 bằng tetrabutyl titanat
và các tính chất của sản phẩm sau hóa rắn
Chế tạo, khảo sát các đặc trưng, tính chất, hình thái cấu trúc của hệ nhựaepoxy và nanocompozit epoxy/nanosilica biến tính hữu cơ (m-nanosilica) đóng rắnbằng tetrabutyl titanat
Chế tạo, khảo sát các đặc trưng, tính chất, hình thái cấu trúc của vật liệucompozit epoxy/m-nanosilica/tetrabutyl titanat gia cường sợi thủy tinh
4 Đóng góp mới của luận án
Đã biến tính thành công bề mặt hạt nanosilica K200 bằng chất ghép cơ titanKR-12 với hiệu suất ghép cao Hạt nanosilica sau biến tính hữu cơ có khả năng phântán tốt vào nền nhựa epoxy
Đã nghiên cứu phản ứng
titannat và làm rõ các ưu điểm của
amin thông thường
đóng rắn nhựa epoxy YD-128 bằng tetrabutlchất đóng rắn đóng rắn này so với các hợp chất
Đã giải thích được hiệu quả tích cực của nanosilica biến tính KR-12 nanosilica) đến tính chất cơ học, tính chất cơ học động, độ dai, khả năng dai hóa, cơchế dai hóa của vật liệu compozit nền epoxy gia cường vải thủy tinh và đóng rắnbằng tetrabutyltitanat
(m-2
Trang 24CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHỰA EPOXY, NANOCOMPOZIT VÀ VẬT LIỆU COMPOZIT TRÊN CƠ SỞ EPOXY/NANOSILICA/ SỢI THỦY TINH 1.1 Nhựa epoxy
Nhựa epoxy có các tính năng vượt trội so với các loại nhựa khác như: khảnăng bám dính tuyệt vời lên nhiều loại vật liệu khác nhau, đóng rắn trong khoảngnhiệt độ rộng không cần áp lực hoặc áp lực thấp, độ co ngót nhỏ, sau khi đóng rắn cótính chất cơ học cao, bền vững dưới tác động của dung môi và dung dịch kiềm, hằng
số điện môi thấp, cách điện tốt, đồng thời trong phân tử có các nhóm chức hoạt động(nhóm hydroxyl, epoxy) nên dễ dàng biến tính hóa học nâng cao các tính chất mongmuốn Do vậy, nhựa epoxy được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: keo dán,sơn phủ, xây dựng, điện tử, compozit,… và đứng đầu trong các loại nhựa kỹ thuật.Nhu cầu về nhựa epoxy luôn ở mức cao trên thị trường nhựa nhiệt rắn toàn cầu vàluôn có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo
Đến nay, những vấn đề nghiên cứu và ứng dụng của epoxy đã phát triển mạnh mẽ vàtrở thành một lĩnh vực quan trọng trong ngành vật liệu polyme Trên thế giới cónhiều hãng sản xuất nhựa epoxy với các tên thương mại khác nhau [1-7]: -DowChemical: DER; D.E.N: Tactix; Quatrex (Nhựa epoxy có độ tinh khiết cao)
- Shell: Epon (Mỹ): Epikote; Epnol; Eponex (nhựa epoxy bis phenol A hydro hóa)
- Ciba-Geigy: Aradite; Aracast; Yuka sel: Epikoto; Mitsui Petrochemical: Epomic
Các thuật ngữ epoxy, epoxy resin, epoxide đều dùng để chỉ hợp chất có chứanhóm oxiran hay vòng epoxy trong phân tử với công thức tổng quát như sau:
Trong nhựa có thể chứa một hay nhiều nhóm epoxy, số lượng nhóm epoxyđược gọi là số nhóm chức của phân tử, vị trí nhóm này không cố định, có thể ởtrong mạch, cuối mạch hoặc trên các cấu trúc vòng tùy thuộc vào từng loại nhựakhác nhau Công thức chung cho nhựa epoxy thường gồm mạch polyete với hai đầu
là nhóm epoxy và một nhóm hydroxyl bậc 2 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chấtcủa nhựa được trình bày trên hình 1.1
Trang 25Nhóm chức hoạt tính Nhóm chịu nhiệt Nhóm chức hoạt tính
Nhóm chịu hóa chất
Hình 1.1 Mối liên hệ giữa cấu trúc và tính chất của nhựa epoxy [1]
Các nghiên cứu về nhựa epoxy cho thấy tương quan tính năng và cấu trúc
của nhựa với các nhận xét như sau [1]:
• Nhóm epoxy trong phân tử và nhóm hydroxyl bậc hai trên mạch là những nhóm
chức hoạt tính quyết định tới quá trình đóng rắn của nhựa epoxy
• Khả năng kết dính vượt trội của nhựa epoxy phần lớn được quyết định bởi các
nhóm hydroxyl bậc 2 phân bố trong mạng lưới khi nhựa đóng rắn
• Cấu trúc vòng thơm giúp hệ nhựa có khả năng chịu nhiệt, bền hóa chất
• Liên kết ete giúp nhựa epoxy có khả năng chịu hóa chất và mềm dẻo
• Nhựa epoxy có thể tồn tại ở dạng lỏng hoặc rắn tùy thuộc vào cấu trúc hóa học
và trọng lượng phân tử
• Tính năng của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào quá trình đóng rắn và tác nhân
đóng rắn Tốc độ quá trình đóng rắn cũng có thể chậm hay rất nhanh, ở nhiệt độ
thường hay nhiệt độ cao
• Quá trình đóng rắn không có sản phẩm phụ, nên không cần áp lực hoặc chỉ cần
áp lực rất thấp, các kết cấu từ nhựa epoxy có độ co ngót nhỏ
1.2 Phân loại nhựa epoxy
1.2.1 Nhựa epoxy bisphenol A
Nhựa epoxy bisphenol A được tạo thành từ phản ứng ngưng tụ giữa
epiclohidrin và diphenylol propan (bis phenol A), không phụ thuộc vào trọng lượng
phân tử, mỗi phân tử nhựa có chứa không quá hai nhóm chức epoxy Công thức
tổng quát của nhựa epoxy bisphenol A như sau:
4
Trang 26Tùy thuộc vào tỷ lệ đương lượng phản ứng ban đầu giữa epiclohidrin và bisphenol A, thời gian phản ứng, nhiệt độ, nồng độ NaOH sử dụng, nhựa epoxy thuđược sẽ có khối lượng phân tử khác nhau Đặc trưng của một số loại epoxy dian
được liệt kê ở bảng 1.1 [3-5]
Bảng 1.1 Đặc trưng của một sốloại nhựa epoxy bisphenol A [3-5]
Trọng lượng phân
Hàm lượng
nhóm epoxy, %g/mol
• Nhựa epoxy bisphenol F (DGBE F)
Khi thay thế bis phenol A bằng bis phenol F ta được nhựa epoxy bis phenol
F với công thức như sau:
Trang 275
Trang 28tốt hơn Nhựa epoxy bisphenol F có độ nhớt từ 3000÷8000 cps thấp hơn so với nhựaepoxy bisphenol A DGEB F thường được trộn cùng DGEB A để giảm giá thành vàcho sản phẩm nhựa có độ nhớt vừa phải, dễ thi công Tên thương mại của một sốepoxy loại này là GY281, GY308, PY306, EPALLOY 8230…
1.2.2 Nhựa epoxy mạch thẳng
Nhựa epoxy loại này được chia thành 2 loại, glycidyl epoxy và epoxy vòng
no Glycidyl epoxy được tạo thành từ phản ứng của epiclohidrin với các alcol béohoặc polyol tạo thành glycidyl ete, hoặc với axit cacboxylic béo tạo thành glycidyleste, phản ứng được xúc tác bởi BF3 hoặc axit như sau:
1.2.3 Nhựa epoxy chứa mạch vòng no
Nhựa này được chế tạo bằng phương pháp epoxy hóa nối đôi trong vòng,nhựa epoxy vòng no có độ nhớt thấp ở nhiệt độ phòng, khả năng bám dính cao, tínhnăng nhiệt, điện tốt Một ưu điểm nữa của nhựa epoxy mạch vòng no là hoàn toànkhông chứa ion clo do không sử dụng epiclohidrin làm nguyên liệu đầu, chính vìvậy nó thường được sử dụng trong lĩnh vực điện tử Tuy nhiên, hoạt tính của nhựa ởnhiệt độ phòng tương đối thấp so với các loại epoxy khác, nên cần đóng rắn ở nhiệt
độ cao hơn hoặc sử dụng xúc tác đóng rắn Một số loại epoxy mạch vòng no phổbiến như sau: [3]
3,4 epoxy xyclohexcylmetyl-3’,4’ epoxy xyclohexan cacboxylat (YП-632, CY179)
1,6 bis(metylen-3,4 epoxy xyclohexyl) hexadicacboxylat (YП -639)
2-(3,4 epoxy xyclohexyl)-4-(2-oxy-4,5 epoxy pentyl)-dioxan-1,3 (YП -629)
Trang 291.2.4 Nhựa nhiều nhóm epoxy
Là các loại epoxy trong đó mỗi phân tử chứa từ hai nhóm epoxy trở lên, đượctạo ra trên cơ sở của axit xyanuric, nhựa phenolfomandehyt dạng novolac và resol,polybutadien phân tử lượng thấp và các hợp chất đa chức khác [8]
1.2.4.1 Nhựa polyglyxydylphenol-formandehyt
Được tạo thành từ phản ứng của nhựa phenolfomandehyt dạng novolac hoặcresol với epiclohidrin trong môi trường kiềm ở nhiệt độ trong khoảng 70÷100 oC.Tùy thuộc vào điều kiện phản ứng, tỷ lệ nhóm chức hydroxyl trong nhân phenol,nhóm metylol, có thể thu được các kiểu nhựa khác nhau, nhựa epoxy phenolic dạngnovolac có cấu tạo như sau [4,5,8]
Sản phẩm đóng rắn của nhựa epoxy-phenolfomandehyt kết hợp được các ưuđiểm của cả nhựa epoxy và phenolic như:
• Nâng cao độ bền axit, bazơ và dung môi
• Duy trì được độ bền cơ học cả ở nhiệt độ cao và điều kiện ẩm ướt
• Độ co ngót rất thấp
• Nâng cao khả năng kết dính với chất nền ở nhiệt độ cao
• Có khả năng tương hợp tốt với nhiều loại chất độn
Một số epoxy loại này gồm: ЭH-6, EPALLOY 8250, EPALLOY8330, DER
Trang 30Khi dư epiclohidrin, phản ứng tiếp tục tạo thành nhựa polyglycydylxianurat.
Nhựa epoxy loại này được sử dụng làm keo dán, chất nền cho chế tạo vật liệucompozit với độ bền nhiệt cao, tính năng điện vượt trội so với các loại epoxy khác,một số mác nhựa phổ biến tại Nga là ЭЦ, ЭЦД, AЦ-30, … [3,8]
1.3 Chất đóng rắn cho nhựa epoxy
Sau khi tác dụng với chất đóng rắn, nhựa epoxy chuyển sang trạng thái khôngnóng chảy, không hoà tan, có cấu trúc mạng lưới không gian ba chiều Các chấtđóng rắn phản ứng với các nhóm epoxy và các nhóm hydroxyl trong nhựa epoxy Vìchất đóng rắn tham gia vào cấu trúc mạng lưới của polyme nên đóng rắn là phươngpháp quan trọng để biến tính vật liệu polyme
1.3.1 Đóng rắn nhựa epoxy bằng amin
Các amin bậc 1 và bậc 2 phản ứng khá nhanh với vòng epoxy ở nhiệt độphòng và cả nhiệt độ thấp tạo thành cấu trúc mạng lưới không gian ba chiều Sảnphẩm có độ bền nước, bền dung môi tốt, nhưng độ bền nhiệt chỉ ở mức trung bình
từ 70 oC đến 110 oC Các amin này cũng có thể đóng rắn epoxy ở nhiệt độ cao chomật độ khâu mạng lớn hơn và tính năng cơ học, khả năng bền nhiệt, chịu hóa chấttốt hơn
Nhóm amin bậc 1 có hoạt tính cao hơn nhóm amin bậc 2, các nghiên cứu 10] đã chỉ ra ở điểm gel hóa khi đóng rắn nhựa epoxy, có khoảng 65% nhóm epoxy
[9-đã chuyển hóa, nhóm amin bậc một tham gia phản ứng khoảng 95%, trong khi đónhóm amin bậc 2 phản ứng là 28% Phản ứng khâu mạch của các amin bậc 1 cho tapolyme mạch thẳng, còn các nhóm amin bậc 2 tạo các liên kết ngang Nhóm aminbậc 3 đóng vai trò là xúc tác cho quá trình đóng rắn
Những amin thơm phổ biến nhất dùng để đóng rắn nhựa epoxy gồm phenylendiamin, diaminodiphenylmetan, diaminodiphenylsufon… với công thứccấu tạo như sau
Trang 31Phản ứng tiếp tục với các nhóm epoxy và amin bậc 1, bậc 2, tạo mạng lướikhông gian ba chiều.
1.3.2 Đóng rắn nhựa epoxy bằng axit cacboxylic
Các axit cacboxylic đa chức cũng được sử dụng làm chất đóng rắn cho nhựaepoxy Phản ứng khâu mạch được thực hiện thông qua phản ứng este hóa giữa nhómcacboxyl và nhóm epoxy hay nhóm hiđroxyl trong nhựa epoxy Quá trình phản ứngdiễn ra như sau:
9
Trang 32So với các chất đóng rắn amin, các chất đóng rắn axit có mức độ tỏa nhiệtthấp hơn Nhựa sau khi đóng rắn có nhiệt độ biến dạng cao hơn, tính chất cơ học,cách điện và bền hóa học tốt hơn Tuy nhiên, độ bền với kiềm kém hơn so vớitrường hợp đóng rắn bằng amin.
Phản ứng của axit cacboxylic với nhóm epoxy không có xúc tác thường xảy
ra khá chậm kể cả khi tăng nhiệt độ Tùy theo yêu cầu về các tính chất của sảnphẩm, chu trình đóng rắn có thể kéo dài 16 - 32 giờ ở 120 -150 oC Để giảm nhiệt
độ và thời gian đóng rắn thường dùng các amin bậc ba để xúc tác cho phản ứng nhưbenzyl dimetylamin (BDA) và 2,4,6 tri-dimetylaminometyl phenol (TDMAMP) cótên thương mại là DMP-30
1.3.3 Đóng rắn nhựa epoxy bằng các anhydrit
Các anhydrit của axit cacboxylic được ứng dụng làm chất đóng rắn nhựaepoxy rộng rãi như: anhydrit maleic, anhydrit phtalic, dianhydrit piromelitic…
Đóng rắn nhựa epoxy bằng anhydrit axit đa chức có những ưu điểm nổi trộihơn so với phương pháp đóng rắn bằng các hợp chất amin như: không độc, độ nhớtthấp, thời gian sống dài, chịu nhiệt độ cao, nhiệt phản ứng tỏa ra ít hơn, ít co ngót,sản phẩm đóng rắn chịu axit tốt Tuy nhiên, sản phẩm đóng rắn chịu kiềm kém, khóthi công với những chi tiết lớn và khá đắt về mặt kinh tế khi phải tiến hành đóng rắn
ở nhiệt độ cao
Thông thường các phản ứng khâu mạch nhựa epoxy bằng anhydrit xảy ra ởnhiệt độ không dưới 120 oC và để phản ứng xảy ra triệt để cần một khoảng thời gian đủdài Do đó, thúc đẩy phản ứng khâu mạch nhựa epoxy bằng anhydrit xảy ra nhanh ởnhiệt độ thấp hơn luôn thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu để làm tăngkhả năng ứng dụng vật liệu epoxy trong các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn
Người ta thường sử dụng bazơ Lewis như amin bậc 4, imidazol hay muốiamoni làm xúc tác cho phản ứng khâu mạch nhựa epoxy bằng anhydrit Quá trìnhphản ứng khi có mặt xúc tác xảy ra nhanh hơn và ở nhiệt độ thấp hơn Thôngthường lượng xúc tác sử dụng trong khoảng 0,5÷3%
1.3.4 Đóng rắn bằng hợp chất cơ titan [11,12]
Phản ứng đóng rắn nhựa epoxy bằng hợp chất cơ titanat có thể xảy ra theohai cơ chế, do tương tác của nhóm butoxyl trong TBuT với nhóm hydorxyl tự do
Trang 33của nhựa và kết hợp trực tiếp với các nhóm epoxy Cơ chế phản ứng với nhómepoxy như hình 1.2 Nếu lượng alkoxit titan nhỏ hơn lượng yêu cầu để đóng rắnhoàn toàn thì thu được nhựa epoxy titanat dạng nhiệt dẻo Nhựa này có thể tham giaquá trình đóng rắn tiếp theo với các tác nhân đóng rắn thông thường khác như cáchợp chất amin, các anhydrit hữu cơ… Nhựa được đóng rắn hoàn toàn bằng các hợpchất cơ titan có độ cứng cao, bền hóa chất tốt và đặc biệt là tính năng điện môi cực
kỳ tốt Kết quả tương tự có thể thu được khi titanium alkoxit được trộn hợp trướcvới các hợp chất amin, rồi sử dụng hỗn hợp này làm chất đóng rắn cho nhựa epoxy.Tác dụng giảm hằng số điện môi được giải thích do phản ứng hoàn toàn của cácnhóm -OH trong mạng lưới epoxy đóng rắn Một ưu điểm lớn của các chất đóng rắn
cơ titan là có độ nhớt thấp nên khi kết hợp cùng nhựa epoxy sẽ họat động như mộtchất pha loãng rất thích hợp cho công nghệ quấn khi chế tạo polyme compozit
Phản ứng đóng rắn bởi các hợp chất cơ titan có tên thương mại TYZOR,tetrapropyl titanat (TPT), TYZORT, tetra n-butyltitanat (TnBT) (có thể dùng mộtmình hoặc dùng cùng với piperidin) hoặc TYZOR TE [11]
11
Trang 34Hình 1.2 Phản ứng đóng rắn nhựa epoxy bằng tetrabutyl titanat [11]
Các sáng chế gần đây của công ty Continental Can, đã cho thấy phản ứngpolyme hóa của nhựa epoxy bisphenol A có sử dụng hydroxyl, axit cacboxylic vàtitanium alkoxit Việc sử dụng các loại hợp chất cơ titan giúp cho nhựa bám dính tốttrên bề mặt kim loại ngay cả trong điều kiện hơi nước quá nhiệt trong quá trình chếbiến thực phẩm Ứng dụng vô cùng quan trọng khác của nhựa epoxy này dùng đểphủ cho các linh kiện điện tử phục vụ cho ngành điện
Lợi ích của việc sử dụng titan alkoxit làm chất đóng rắn nhựa epoxy với xúctác amin giúp tăng thời gian gia công cũng như giảm hằng số điện môi của vật liệuđược thể hiện trong bảng 1.2 Nhựa epoxy gốc có dạng lỏng với đương lượng epoxykhoảng 182-194 có thời gian đóng rắn trong 24 giờ ở nhiệt độ 160oC
Các loại nhựa khác cũng được xử lý bằng hợp titanat bao gồm: silicon,polyeste, phenolic, polyurethan, polyamit và acrylic Hỗn hợp (C4H9O)4Ti và(C4H9O)3B là một hệ đóng rắn nhanh, thích hợp cho lớp phủ kim loại [12]
Bảng 1.2 Hệ chất đóng rắn titanium alkoxit-amin cho nhựa epoxy [12]
Thành Thời gian thi Tổn hao điện môi ở 1592 Hz
Trang 3512
Trang 361.4 Một số lĩnh vực ứng dụng chính của nhựa epoxy
* Sơn phủ bảo vệ
Theo báo cáo về thị trường tiêu thụ nhựa epoxy toàn cầu [7] cho thấy, lĩnhvực sử dụng nhựa epoxy lớn nhất là lĩnh vực sơn phủ và vật liệu compozit với sảnlượng đến năm 2020 có thể đạt đến 9,96 tỷ đô la
Các thùng chứa bằng kim loại và bể bê tông được sơn phủ bằng sơn epoxyvới mục đích chống ăn mòn, được sử dụng để chứa hóa chất, chất thải trong côngnghiệp Hệ sơn giàu kẽm từ epoxy - nhựa than đá được dùng nhiều trong côngnghiệp đóng tàu biển Sơn epoxy dạng bột được sử dụng trang trí dụng cụ nhà bếp,buồng tắm, sơn ô tô, xe đạp…
Trong công nghiệp hàng không vũ trụ, vật liệu compozit từ epoxy với cácloại sợi gia cường (cacbon, aramid, bo, graphit…) ngày càng được phát triển mạnh
Do những ưu điểm vượt trội như độ bền cơ học cao, chịu mỏi tốt, nhẹ hơn khá nhiều
so với kim loại có thể chế tạo đơn chiếc với các dạng hình học từ đơn giản cho đếnrất phức tạp
Hiện nay, công nghệ quấn ống gia cường sợi thủy tinh được phát triển rấtmạnh mẽ Công ty FPI (Future Pipe Industries), trụ sở tại Dubai có mạng lưới cungcấp hệ thống đường ống lắp đặt nổi và chìm trên toàn cầu Với trên 300 chủng loạisản phẩm khác nhau, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng như: đường ốngcung cấp nước sạch, nước thải công nghiệp, ống dẫn dầu, dẫn khí ngoài khơi và trênđất liền
Trang 37Phần đuôi thẳng Đuôi hình nón Dầm sàn khoang trên
Động cơ đẩy
Hộp cánh trung tâm
Vách ngăn áp lực phía sau
Hình 1.3 Vật liệu polyme compozit sử dụng trong thân, vỏ máy bay A380 [8]
1.5.1 Nano silica
Silic đioxit còn được gọi là silica, với cấu trúc mạng lưới không gian 3 chiều
trong đó mỗi nguyên tử oxi nằm ở các đỉnh còn Si nằm ở tâm của tứ diện đều Silica
tinh thể có ba dạng thù hình chính là: thạch anh, triđimit và cristobalit Mỗi dạng thù
hình này lại chia thành hai dạng: dạng α chỉ bền ở nhiệt độ thấp và dạng β bền ở
nhiệt độ cao Ngoài ba dạng thù hình chính trên, silic đioxit còn tồn tại ở một số
dạng phụ khác: dạng ẩn tích, vô định hình Dưới đây là sơ đồ biến đổi dạng tinh thể
của silic đioxit [13]:
Tất cả những dạng tinh thể này đều bao gồm những nhóm tứ diện SiO4 nối với
nhau qua những nguyên tử O chung Trong tứ diện SiO4, nguyên tử Si nằm ở tâm
của hình tứ diện, liên kết cộng hóa trị với bốn nguyên tử O nằm ở đỉnh của hình tứ
diện Mỗi nguyên tử O lại liên kết với hai nguyên tử Si nằm ở hai tứ diện khác nhau
Góc liên kết O-Si-O là 109o, độ dài liên kết Si-O là 1,61Ao Tính trung bình trên một
nguyên tử Si có hai nguyên tử O và công thức kinh nghiệm của phân tử silic đioxit là
SiO2
14
Trang 38Cấu trúc của nanosilica là một mạng lưới 3 chiều với các nhóm silanol (Si-OH)
và siloxan (Si-O-Si) tồn tại trên bề mặt nanosilica Do sự có mặt của các nhóm nàynên các hạt silica có khả năng hút nước ngay ở nhiệt độ phòng và dễ dàng kết tụ Bềmặt silica được đặc trưng bởi 3 dạng silanol: silanol đơn (a), silanol liên kết hydrovới nhóm bên cạnh (b) và silanol ghép đôi (c) được mô tả bới hình 1.4 Các nhómsilanol trên bề mặt hạt silica liền kề nhau tập hợp lại bằng liên kết hydro và dẫn đếnhình thành một khối Liên kết này làm cho các hạt silica kết tụ với nhau (Hình 1.4)ngay cả khi được trộn hợp mạnh trong pha nền polyme
Hình 1.4 Các liên kết bề mặt và sự kết tụ của silica [13]
Silica có thể tồn tại ở nhiều dạng, mỗi dạng thể hiện tính chất vật lý và hóa họckhác nhau Silica kị nước nếu bề mặt của nó chỉ có các nhóm siloxan (-Si-O-Si) vàtrở nên ưa nước khi bề mặt có các nhóm silanol (Si-OH) Sự có mặt của 2 nhóm nàyảnh hưởng đến tính chất của bề mặt silica và ứng dụng của nó
Silica kị nước có thể được chuyển thành silica ưa nước bằng phản ứng thủyphân hóa nhóm siloxan thành silanol Ngược lại, silica ưa nước có thể chuyển thànhsilica kị nước bằng phản ứng đề hydroxyl hóa hoặc đun nóng ở nhiệt độ >300oC.Các hạt silica ghép đôi với nhau nhờ liên kết hydro của các nhóm silanol đểtạo thành dạng kết tụ bậc 1, sau đó chúng tiếp tục liên kết với nhau bền chặt hơn tạothành dạng kết tụ bậc 2 Khuynh hướng kết tụ của các phần tử silica có thể đượcminh họa như hình 1.5:
Các hạt silica ban đầu Dạng kết tụ bậc 1 Dạng kết tụ bậc 2
Hình 1.5 Hạt nanosilica và các dạng kết tụ của chúng [13]
Trang 391.5.2 Biến tính hạt nanosilica
Do kích thước nhỏ nên các hạt nanosilica có năng lượng tự do lớn, trên bềmặt chứa các nhóm như siloxan (Si-O-Si) và silanol (Si-OH), chính những nhómnày làm cho các hạt nanosilica có xu hướng kết tụ tạo thành các hạt có kích thướclớn hơn Sự kết tụ làm tăng kích thước hạt, giảm diện tích bề mặt riêng và độ phâncực bề mặt của nanosilica, dẫn đến chúng hoạt động như một hạt micron với khảnăng gia cường thấp trong chế tạo vật liệu compozit Do đó, việc biến tính bề mặtcủa chúng là rất cần thiết Các hạt nanosilica có thể được biến tính hóa học thôngqua việc hữu cơ hóa bề mặt hạt hoặc biến tính vật lý bằng cách nghiền hay xử lýsiêu âm Quá trình nghiền hay xử lý siêu âm đòi hỏi tiêu tốn năng lượng lớn, khótriển khai ứng dụng vào qui mô công nghiệp Trong khi đó, biến tính hóa học bề mặtbằng các chất liên kết hoặc tác nhân ghép khá đơn giản, dễ thực hiện hơn, có thể ápdụng với qui mô lớn Vì vậy, giải pháp biến tính hóa học bề mặt nanosilica luônđược ưu tiên sử dụng
* Biến tính nanosilica bằng chất ghép silan
Khái niệm tác nhân liên kết silan được đưa ra bởi Plueddemann và các cộng
sự từ nhứng năm 1962 Sau công bố quan trọng này, các nghiên cứu biến tính bềmặt hạt vô cơ bằng chất liên kết silan để nâng cao khả năng phân tán của chúng vàopolyme, được nhân rộng [13] Đến nay, đã có rất nhiều công trình công bố việc biếntính bề mặt hạt nano bằng các hợp chất ghép silan Trong phân tử của chúng cóphần dễ thủy phân tạo ra các nhóm silanol hoạt tính có thể tương tác với nhóm Si-
OH trên bề mặt nanosilica, hình thành liên kết cộng hóa trị Công thức tổng quát củacác chất ghép silan là YSiX3, trong đó X là nhóm chức dễ thủy phân, Y là phầnnhóm chức có khả năng tham gia liên kết với polyme nền, có thể là epoxy, amino,ankyl hay mecapto Kết quả quá trình biến tính silica bằng silan hữu cơ làm tăngkhả năng phân tán, giảm kết tụ, giảm kích thước và tăng diện tích bề mặt riêng củacác hạt silica (hình 1.6)
Hình 1.6 Sự phân tán các hạt nano silica sau khi biến tính bề mặt [13]
16
Trang 40Thủy phân
Momo và di
Tự ngưng tụ
Hình 1.7 Phản ứng biến tính bề mặt hạt nano bằng hợp chất silan [14]
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Wu và cộng sự đã biến tính hạt nano
silica bằng 3-mercaptopropyl trimethoxysilan theo hình 1.7 Khi chưa biến tính bề
mặt hạt silica được bao phủ bởi các nhóm -OH, trong khi đó bề mặt được biến tính
bởi silan được bao quanh bởi các phân tử 3-mecaptopropyl trimethoxysilan Các hạt
nanosilica sau biến tính có khả năng phân tán tốt hơn trong môi trường dung môi
hữu cơ và nhựa nền so với các hạt không biến tính [14]
Thái Hoàng và các cộng sự [15] đã biến tính bề mặt nanosilica bằng
3-aminopropyltrietoxy silan (APTES) thu được kết quả khả quan, đã xác định được
hàm lượng APTES thích hợp dùng cho phản ứng biến tính là 13,68 % khối lượng so
với nanosilica, hiệu suất ghép thu được đạt 3,5%, năm 2015 tác giả sử dụng
vinyltriethoxysilane (VTES) với hàm lượng 1-3% để biến tính nâng cao khả năng
cộng sự đã biến tính nanosilica bằng phenyl trietoxysilan để làm phụ gia cho lớp
phủ chống ăn mòn trên cơ sở nhựa epoxy thu được kết quả tốt, màng sơn có khả
năng bảo vệ thép tốt với 3% nanosilica biến tính
* Biến tính nanosilica bằng chất ghép titanat (TCA)