Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt về các đặc điểm kết học và dụng học của các PTRĐ được sử dụng trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh; với hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển cách sử dụng PTRĐ trong VBKHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh cho người Việt.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ T ị T an Hươn
HÀ NỘI - 2018
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đíc và n iệm vụ nghiên cứu 3
2.1 Mục đíc n iên cứu 3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 4
4 P ươn p áp n iên cứu 5
5 Nhữn đón óp mới của luận án 8
6 Cấu trúc của luận án 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 11
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án 20
1.2.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến rào đón 20
1.2.2 Nghiên cứu phương tiện rào đón trên bình diện kết học 46
1.2.3 Nghiên cứu phương tiện rào đón trên bình diện dụng học 47
1.2.4 Thể loại văn bản và văn bản khoa học 61
1.3 P ươn p áp so sán đối chiếu 65
CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM KẾT HỌC CỦA PHƯƠNG TIỆN RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 72
2.1 Các p ươn tiện rào đón là từ ngữ tron các văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh 72
2.1.1 Phương tiện rào đón là danh từ 72
2.1.2 Phương tiện rào đón là đại từ 78
2.1.3 Phương tiện rào đón là lượng từ 82
Trang 42.1.4 Phương tiện rào đón là tính từ 84 2.1.5 Phương tiện rào đón là trạng từ 90 2.1.6 Phương tiện rào đón là động từ 98
2.2 Các p ươn tiện rào đón là mện đề và câu tron các văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh 110
2.2.1 Phương tiện rào đón là cụm từ 110 2.2.2 Phương tiện rào đón là mệnh đề và cấu trúc câu 113
2.3 Nhữn tươn đồng và khác biệt về đặc điểm kết học của các p ươn tiện rào đón tron văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh 117
2.3.1 Những điểm tương đồng 118 2.3.2 Những điểm khác biệt 119
CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC CỦA PHƯƠNG TIỆN RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG ANH 122 3.1 Ứng dụng khung lý thuyết của Hyland (1996) và Yu (2009) để phân tích PTRĐ tron VBKHXHTV và VBKHXHTA 123
3.1.1 Rào đón chú trọng nội dung trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt
và tiếng Anh 124 3.1.1.1 Rào đón chú trọng tính chính xác của thông tin 125 3.1.1.2 Rào đón chú trọng tác giả 131 3.1.2 Rào đón chú trọng độc giả trong các văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh 135
3.3 Ứng dụn k un đán iá để p ân tíc PTRĐ tron VBKHXHTV và
VBKHXHTA 139
3.3.1 Phạm trù thang độ thể hiện qua thành phần rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh 139 3.3.2 Phạm trù thỏa hiệp thể hiện qua thành phần rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh 146
Trang 53.3.3 Hiện thực hóa mở rộng bằng các thành phần rào đón trong các văn bản
khoa học xã hội tiếng Anh 151
3.4 Nhữn tươn đồng và khác biệt về đặc điểm dụng học của p ươn tiện rào đón tron văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh 153
3.4.1 Những điểm tương đồng 153
3.4.2 Những điểm khác biệt 154
3.5 Nhữn tươn đồng và khác biệt về đặc điểm dụng học của các p ươn tiện rào đón tron văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh 154
3.5.1 Những điểm tương đồng 154
3.5.2 Những điểm khác biệt 155
Tiểu kết 157
KẾT LUẬN 158
Trang 6DANH ỤC C C CHỮ C I VIẾT TẮT
SFL (Systemic Functional Linguistics): Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
PTRĐ: Phương tiện rào đón
KĐG: Khung đánh giá
VBKH: Văn bản khoa học
VBKHXHTA: Văn bản khoa học xã hội tiếng Anh
VBKHXHTV: Văn bản khoa học xã hội tiếng Việt
NNHSSĐ: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Trang 7DANH ỤC C C BẢNG
2.1 Mục đích nghiên cứu 3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1 Ứng dụng khung lý thuyết của Hyland (1996) và Yu (2009) để phân tích PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 123
3.2 Ứng dụng khung đánh giá để phân tích PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA139 TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
4.1 Tài liệu tiếng Việt 160
4.2 Tài liệu tiếng Anh 165
Bảng 1.1: Tóm tắt các hướng phát triển chính của khái niệm rào đón 27
Bảng 1.2: Tóm tắt các hướng phân loại rào đón theo từ vựng, chiến lược và chức năng 35
Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm danh từ là PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 72
Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện của các nhóm danh từ là PTRĐ trong VBKHXHTA và VBKHXHTV 74
Bảng 2.3: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm đại từ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 79
Bảng 2.4: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm lượng từ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 82
Bảng 2.5: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm tính từ tình thái trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 84
Bảng 2.6: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của các nhóm tính từ là PTRĐ trong VBKHXHTA và VBKHXHTV 86
Bảng 2.7: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm trạng từ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 90
Bảng 2.8: Tần suất xuất hiện của các nhóm trạng từ là PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 91
Bảng 2.9: Tần suất xuất hiện của các trạng từ chỉ mức độ xuất hiện nhiều trong các VBKHXHTV 92
Trang 8Bảng 2.10: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của động từ tình thái trong VBKHXHTV
và VBKHXHTA 99 Bảng 2.11: Tần suất xuất hiện của các động từ tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTA 99 Bảng 2.12: Tần suất xuất hiện của các động từ tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTV 104 Bảng 2.13: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các động từ thực mang nghĩa tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTA và VBKHXHTV 107 Bảng 2.14: Tần suất xuất hiện của một số động từ thực mang nghĩa tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTV 109 Bảng 2.15: Tần suất xuất hiện của nhóm cụm từ là PTRĐ trong VBKHXHTA và VBKHXHTV 110 Bảng 2.16: Tần suất xuất hiện của PTRĐ là mệnh đề và cấu trúc câu trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 113 Bảng 2.17: Tần suất xuất hiện của các PTRĐ là mệnh đề và cấu trúc câu trong VBKHXHTA và VBKHXHTV 116 Bảng 2.18: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các đơn vị từ vựng, phi từ vựng là PTRĐ trong VBNKXHTA và VBKHXHTV 117 Bảng 3.1: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc các phương tiện rào đón thực hiện các chức năng trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 123 Bảng 3.2 Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các PTRĐ hiện thực hóa Thang độ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 140 Bảng 3.3: Tần suất xuất hiện của của các PTRĐ hiện thực hóa phạm trù thang độ trong VBKHXTV và VBKHXHTA 141 Bảng 3.4: Tần suất xuất hiện của của các PTRĐ hiện thực hóa qualification (số lượng) trong các VBKHXHTA 145 Bảng 3.5: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các PTRĐ hiện thực hóa tuyến dị ngữ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA 146 Bảng 3.6: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các PTRĐ hiện thực hóa tuyến dị ngữ trong VBKHXHTA 148
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trước đây người ta luôn cho rằng, để tạo tính chính xác cho văn bản, văn phong khoa học chỉ sử dụng ngôn ngữ khách quan, không ngôi và loại bỏ các yếu tố mang quan điểm cá nhân Tuy nhiên, sau này, các nhà khoa học đã khẳng định trong các văn bản khoa học (VBKH) luôn có mối quan hệ giao tiếp giữa tác giả và người đọc, đặc biệt là luôn tồn tại những quan điểm, suy nghĩ của cá nhân tác giả Theo Stubbs: “Tất cả các câu đều chuyển tải một quan điểm” [178,1] Như vậy, để một VBKH trở nên hiệu quả, chuyên nghiệp đồng thời dễ dàng được người đọc tiếp nhận cần có hai yếu tố: yếu tố thứ nhất là những số liệu chính xác, lập luận chặt chẽ; thứ hai là những yếu tố tương tác giúp bổ sung thông tin trong văn bản và dự báo quan điểm của tác giả cho người đọc Thành phần góp phần tích cực cho yếu tố thứ hai này chính là phương tiện rào đón (PTRĐ) Theo điểm của Crismore và Farnsworth “…việc sử dụng rào đón trong quan nghiên cứu khoa học chứng tỏ sự chuyên nghiệp của tác giả, đánh dấu sự thận trọng của họ khi làm khoa học và viết về khoa học” [100, 121] Vậy lí do vì sao sự xuất hiện của rào đón lại chứng tỏ được sự chuyên nghiệp của tác giả?
Đầu tiên, PTRĐ giúp các nhà khoa học trình bày các kiến thức, thông tin một cách đầy đủ, chính xác và khách quan nhất đồng thời vẫn thể hiện được thái
độ thận trọng và khiêm tốn của mình Chính vì lẽ đó, thay vì tuyệt đối hoá các diễn đạt, ví dụ: “A dẫn đến/ làm cho/ gây nên…” các tác giả có xu hướng lựa chọn cách thay thế: “A có thể dẫn đến/ làm cho/ gây nên ”
Lý do thứ hai tác động đến việc sử dụng PTRĐ của các nhà khoa học chính là mong muốn bảo vệ thể diện khi lường trước được khả năng có những ý kiến trái chiều xung quanh các tuyên bố khoa học của mình Khi đó, PTRĐ sẽ giúp các tác giả tránh được trách nhiệm cá nhân đối với các tuyên bố khoa học, hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra đối với các cam kết phát ngôn; đồng thời góp
Trang 10Một nguyên nhân nữa là nhờ có mối quan hệ chặt chẽ với các chiến lược bảo vệ phát ngôn, PTRĐ sẽ giúp giảm lực ngôn trung của phát ngôn, góp phần xây dựng mối quan hệ giữa người viết và người đọc; qua đó góp phần giải quyết nhu cầu tôn trọng và hợp tác trong việc thuyết phục và đạt được sự đồng thuận của người đọc
Như vậy, việc sử dụng PTRĐ trong VBKH chứng tỏ thái độ khiêm tốn, nhu cầu làm hài lòng sự kì vọng của cộng đồng về thông tin và kiến thức cung cấp trong VBKH của tác giả; nhờ vậy góp phần củng cố vị thế của mình cũng như góp phần xây dựng mối quan hệ giữa người viết – người đọc
Mặt khác, từ những năm 1980, khi lần đầu tiên được tác giả M.A.K Halliday giới thiệu, khái niệm Ngữ học chức năng hệ thống (Systemic Functional Linguistics - SFL) đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Đây là lý thuyết được tác giả Halliday phát triển dựa trên các thành tựu của ngôn ngữ học châu u như Saussure, Hjelmslev, Firth và Malinowski và các nhà ngôn ngữ thuộc trường phái Praha Trong đó, SFL xây dựng một hệ thống nền để phân tích ngôn ngữ dựa trên chức năng thực tiễn, đại diện và chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Trong tiếng Việt, cũng đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm vấn đề này như Cao Xuân Hạo [32], Nguyễn Văn Hiệp [41], Hoàng Văn Vân [69], Nguyễn Thị Quy [60]…
Việc áp dụng SFL vào nghiên cứu ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh ngày càng được các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ đặc biệt quan tâm và đạt được những kết quả đáng ghi nhận đối với sự phát triển ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học ứng dụng nói riêng Tuy nhiên lĩnh vực đi sâu vào nghiên cứu PTRĐ dưới quan điểm SFL, cụ thể hơn ở đây là dựa trên siêu chức na ng liên nhân của SFL qua la ng kính của Khung đánh giá (Appraisal Framework - AF)
để có cái nhìn r hơn về PTRĐ trong VBKH tiếng Việt và tiếng Anh … chưa được quan tâm thoả đáng; đặc biệt trong thời điểm nhu cầu của xã hội, của người học nhất là trong xu thế hội nhập ở lĩnh vực khoa học ngày càng tăng và đòi hỏi cao
Trang 11Nghiên cứu về đối chiếu PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội (VBKHXH) tiếng Việt và tiếng Anh dưới góc nhìn của SFL là một đề tài mới mang tính cần thiết Chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm được một cái nhìn toàn diện và sâu hơn về vấn đề, để làm sáng tỏ hơn vai trò, bản chất của rào đón
Đề tài của chúng tôi là "Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh” nhưng ở nghiên cứu này, chúng tôi xin giới hạn đối tượng nghiên cứu của luận án là PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội (VBKHXH) tiếng Việt và tiếng Anh bởi lẽ do hạn chế về dung lượng cũng như thời lượng thực hiện nghiên cứu Đồng thời, theo một khảo sát nhanh, chúng tôi rút ra được nhận xét rằng trong lĩnh vực khoa học xã hội có diễn ra sự trao đổi
tư tưởng, mang tính chủ quan của người viết – người đọc nhiều hơn khi so với các văn bản khoa học tự nhiên
2 Mục đíc và n iệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt về các đặc điểm kết học và dụng học của các PTRĐ được sử dụng trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh; với hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển cách sử dụng PTRĐ trong VBKHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh cho người Việt
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về PTRĐ trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh
- Xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu PTRĐ trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ kết học và dụng học
- Miêu tả và đối chiếu các PTRĐ trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh từ
Trang 123 Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt (VBKHXHTV) và văn bản khoa học xã hội tiếng Anh (VBKHXHTA) Do VBKHXH có phạm vi rất rộng nên chúng tôi giới hạn phạm
vi khảo sát là các bài báo thuộc ngành xã hội học và được đăng trên hai tạp chí:
Sociology được xuất bản bởi Hiệp hội Xã hội học Anh quốc (British Sociological Association) và Xã hội học của Viện khoa học xã hội Việt Nam
Sở dĩ chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài báo thuộc ngành xã hội học vì đây là một ngành khoa học cơ bản nghiên cứu các phương diện của xã hội loài người (cấu trúc xã hội, các quy tắc chính trị, pháp lý…), tôn giáo, hành vi, cũng như sự biến đổi xã hội theo thời gian, sự giống và khác nhau giữa các nhóm xã hội cụ thể cũng như xã hội nói chung… Đồng thời đây cũng là một ngành khoa học xã hội liên ngành quan trọng; có độ phủ lớn, có
sự bao quát và giao cắt với các ngành khoa học xã hội khác như chính trị, kinh
kì vọng nhận được những sự tương tác từ phía người đọc
Mặt khác, việc lựa chọn hai tạp chí Sociology được xuất bản bởi Hiệp hội Xã hội học Anh quốc (British Sociological Association) và Xã hội học
của Viện khoa học xã hội Việt Nam là bởi đây là những tạp chí uy tín hàng đầu của hai nước, có hàm lượng khoa học cao và được cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi
Cụ thể ngữ liệu khảo sát bao gồm 55 VBKHXHTA trích xuất của các số liên tục từ năm 2014 đến 2017 (xấp xỉ 406.783 chữ) trong tạp chí Sociology và
Trang 1371 VBKHXHTV của các số liên tục từ năm 2012 – 2016 (xấp xỉ 407.838 chữ) trong tạp chí Xã hội học Những bài báo được lựa chọn đều tuân thủ nguyên tắc
có hình thức, cấu trúc giống nhau, gồm 3 phần chính: Mở đầu, Nội dung (có
phần tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu) và Kết luận Lí do chúng tôi chọn 71 VBKHXHTV trong khi chỉ có
55 VBKHXHTA vì các VBKHXHTV thường ngắn hơn các VBKHXHTA, điều quan trọng là hai khối ngữ liệu có độ dài tương đương (đều xấp xỉ 407.000 từ)
4 P ƣơn p áp n iên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chính
sau đây:
- Phương pháp phân tích văn bản: đây là phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này để nhận diện các biểu thức rào đón, tìm hiểu ngữ nghĩa và chức năng của chúng
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng khi miêu tả các đặc điểm kết học, nghĩa học và dụng học của các PTRĐ trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng nhằm chỉ ra các tương đồng và khác biệt về các đặc điểm kết học và dụng học của PTRĐ trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA
- Thủ pháp thống kê - phân loại: Sau khi thu thập được dữ liệu, chúng tôi tiến hành thống kê các câu có chứa PTRĐ trên các ngữ liệu nghiên cứu Sau đó chúng tôi phân loại dữ liệu thành các nhóm đối tượng phù hợp với từng mục nội dung nghiên cứu Mọi nhận định, đánh giá định tính đều được củng cố bởi các kết quả thống kê định lượng
Những phương pháp, thủ pháp trên được sử dụng phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện đề tài nhằm tiến hành một cách có khoa học và
Trang 144.2 Các bước tiến hành phân tích dữ liệu
Mục đích chính của nghiên cứu này là đối chiếu các PTRĐ trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA về mặt kết học, nghĩa học và dụng học để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt Trước khi tiến hành đối chiếu, cần nhận diện và phân loại các thành tố ngôn ngữ đóng vai trò là PTRĐ trong hai loại văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh
Để đạt được các mục đích trên, việc phân tích và tổng hợp dữ liệu sẽ được trải qua các bước như sau:
Theo đó, bước đầu tiên là nhận diện và phân loại PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA Ở bước này, để thực hiện được mục đích tìm kiếm các PTRĐ tự động bằng phần mềm, chúng tôi tiến hành xây dựng một bảng tổng hợp danh sách các PTRĐ có thể xuất hiện trong các VBKH dựa trên những nguồn tham khảo khác nhau từ những nghiên cứu trước đây và nhập danh sách đó vào phần mềm Concordance - WordSmith Tools 5.0 Sau đó, chúng tôi bắt đầu tìm kiếm và khảo sát tần suất xuất hiện của các thành tố đóng vai trò PTRĐ theo các nhóm dựa trên bảng phân loại PTRĐ đã được lựa chọn và xây dựng Sở dĩ chúng tôi sử dụng phần mềm Concordance - WordSmith Tools 5.0
vì phần mềm này bên cạnh tính năng đếm tần suất xuất hiện của một đối tượng nghiên cứu còn cho phép trích xuất cả văn cảnh xuất hiện của thành tố là PTRĐ trong văn bản Khi trích xuất được câu/ đoạn đó trong văn bản, chúng tôi sẽ tiến hành sàng lọc để xác định xem đây có phải là PTRĐ hay không và phân loại
Trang 15chính xác được thành tố này thuộc nhóm nào để thực hiện tiếp được các bước nghiên cứu, đánh giá đặc điểm kết học và dụng học tiếp về sau
Dưới đây là hình ảnh thể hiện quá trình nhận diện PTRĐ trong văn cảnh của phần mềm Concordance - WordSmith Tools 5.0 Bản tổng hợp các từ là PTRĐ trong văn cảnh chi tiết này thực sự rất hiệu quả cho quá trình phân tích tiếp theo của chúng tôi
Nhận diện PTRĐ tron văn cảnh sử dụng phần mềm Concordance - WordSmith Tools 5.0
Bước tiếp theo là thống kê và đánh giá Ở đây, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích định lượng để khảo sát tần suất xuất hiện của các PTRĐ khác nhau xuất hiện trong mỗi loại văn bản và tiếp tục tiến hành xác định phần trăm,
tỷ lệ của mỗi loại PTRĐ để từ đó đưa ra những kết luận cho nghiên cứu
Để đo độ đậm đặc của mỗi PTRĐ, chúng tôi sử dụng công thức của Hyland (1998) như sau:
R = Tần suất PTRĐ X 1000
Tổng số chữ
Ở bước thứ ba tiếp theo, sau khi tất cả các PTRĐ đã được nhận diện và phân loại theo từng nhóm cụ thể trong từng văn cảnh, chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm nghĩa học theo khung đánh giá của tác giả Martin & White [161]
Trang 16thuộc lý thuyết chức năng hệ thống (SFL) và đặc điểm dụng học theo hai cách tiếp cận: mô hình đa dạng của Hyland [140] về chức năng PTRĐ và mô hình chiến lược rào đón của Yu [192]
5 Nhữn đón óp mới của luận án
Luận án có những đóng góp chính sau đây:
6 Nhữn đón óp về mặt khoa học của luận án
Trước hết, luận án có thể coi là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam
về đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và văn bản khoa học xã hội tiếng Anh
Nghiên cứu đã xây dựng được tổng quan tình hình nghiên cứu về phương tiện rào đón; xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu thực hiện miêu tả và đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ kết học và dụng học Từ đó, chúng tôi đưa ra một số nhận định đối chiếu sự tương đồng và khác biệt về các đặc điểm kết học và dụng học của các phương tiện rào được sử dụng trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 17Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển cách sử dụng phương tiện rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và đặc biệt trở thành tài liệu hữu ích cho các tác giả Việt Nam có thể tham khảo khi tham gia viết bài đăng trên các tạp chí nước ngoài
Những nghiên cứu trên đây cũng chỉ là những nghiên cứu ban đầu, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới luận án này sẽ tiếp tục được nghiên cứu mở rộng
và sâu hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận án được cấu trúc thành ba chương
C ươn 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Chương này gồm hai phần chính Phần thứ nhất nêu tổng quan tình hình
nghiên cứu các phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh Phần thứ hai trình bày một số cơ sở lí thuyết tạo nền tảng cho việc triển khai các nội dung nghiên cứu, bao gồm một số vấn đề lý luận liên quan đến rào đón, ngôn ngữ học chức năng và lý thuyết đánh giá, thể loại văn bản và văn bản khoa học, phương pháp so sánh đối chiếu
C ươn 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM KẾT HỌC CỦA PHƯƠNG TIỆN RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Chương này trình bày kết quả miêu tả và đối chiếu các đặc điểm kết học của phương tiện rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh Các phương tiện rào đón được phân thành ba loại chính:
- PTRĐ là từ
- PTRĐ là cụm từ
- PTRĐ là mệnh đề và cấu trúc câu
Trang 18C ươn 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC CỦA PHƯƠNG TIỆN RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Chương này trình bày kết quả miêu tả và đối chiếu các đặc điểm dụng học của các PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh
Dựa vào sự kết hợp của bộ khung lý thuyết của tác giả Hyland (1998) và Yu (2004) PTRĐ được xem xét và phân tích để làm rõ chức năng dụng học Ngoài
ra trong chương này, dựa vào khung lý thuyết của đánh giá, các PTRĐ được xem xét ở phạm trù thái độ, phạm trù thang độ và phạm trù thỏa hiệp để làm sáng r hơn chức năng dụng học của PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA
Trang 19CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Anh
Trong nhiều năm gần đây, PTRĐ trở thành một chủ đề thu hút được nhiều quan tâm của các nhà ngôn ngữ học dưới nhiều góc độ khác nhau Lịch sử hình thành và phát triển của PTRĐ ở cấp độ vĩ mô theo tóm tắt của Yu [192] gồm các hướng nghiên cứu chính như sau: ngữ dụng học và dụng học xã hội
Ở mảng ngôn ngữ học các nghiên cứu của Lakoff [147], Fraser [117] Brown & Levision [87] đã đi sâu vào nghiên cứu Rào đón hiệu chỉnh cho từ hoặc cụm từ trong nội dung mệnh đề/ phát ngôn
Ở mảng ngữ dụng học, các nghiên cứu của Hübler [136], Skelton [175], Vande Kopple [184], Hyland [137], Markkanen, R, Steffensen, M S., & Crismore,
A [152], tập trung vào xem xét việc Rào đón hiệu chỉnh giá trị sự thật của mệnh
đề và thái độ của người viết đối với nội dung phát ngôn
Ở mảng dụng học xã hội, Meyers [163], Salager – Meyer [172], Hyland [140], Clemen [96], Markkanen, R., & Schröder, H [153] đã nghiên cứu mối quan
hệ liên nhân và các mối quan hệ xã hội giữa tác giả và người đọc
Theo tư liệu nghiên cứu, điểm qua các công trình nghiên cứu về rào đón trên thế giới, có thể phân thành hai hướng chính: nghiên cứu rào đón trong hội thoại tự nhiên và nghiên cứu rào đón trong các văn bản/ ngôn bản mang tính khoa học
Ở nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu vào phân tích các nghiên cứu dựa trên ngữ liệu là VBKH Theo đó, các nghiên cứu về rào đón liên quan đến văn bản khoa học viết thường được phân nhóm theo ngữ liệu nghiên cứu Tiêu biểu có thể kể đến một số nghiên cứu trong các thể loại văn bản ở các lĩnh
Trang 20[112]; Hyland [140], [141]), y học (Salager-Meyer [171], [172], [173]; Smith [75]; ElMalik & Nesi [109]; Martin-Martin [162]), di truyền phân tử (Myers [163]), khoa học báo chí (Zuck & Zuck [194], Elena Yury Bashanova [108]), khoa học môi trường (Bonyadi, A., Gholami, J., & Nasiri, S [84]), văn phong chính trị (Clark R & R Ivanic [95]), các văn bản nhân quyền trong ngôn ngữ học ứng dụng và các bài báo về phương pháp giảng dạy tiếng Anh (Ignacio and Diana [142]; Salager-Meyer, F [173]; Hu & Cao [134], Abdollahzadeh [74])…
Adams-Tác giả Hyland, K [137] thực hiện nghiên cứu về PTRĐ trong VBKH viết và đưa ra được những tổng hợp hệ thống về PTRĐ tuy nhiên nghiên cứu này của tác giả mới dừng lại ở việc khảo sát ngữ liệu gồm những văn bản tiếng Anh là sách giáo khoa, bài báo khoa học, luận văn/ luận án từ mười bộ môn khoa học tự nhiên: vật lý, năng lượng hạt nhân, khoa học máy tính, cơ khí, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật hóa học; để từ đó đưa ra nhận xét cho việc sử dụng PTRĐ trong VBKH tự nhiên
Các nghiên cứu nhắm đến đối tượng đơn vị ngôn ngữ cụ thể như động từ khiếm khuyết (Hanania, E., & Akhtar, K [131]; Butler [89]), các biểu thức ước lượng chỉ số lượng (imprecise numeric expressions) (Dubois [105]; Channell [92]), PTRĐ trong sách giáo khoa (Myers [163]; Holmes [132]; Hyland [137])
Các nghiên cứu thực hiện trên một phần của VBKH như nghiên cứu của Bruce, I (2008) Nghiên cứu này khảo sát các cấu trúc tri nhận nhưng mới dừng lại ở việc khảo cứu trong phần Phương pháp của các VBKH
Trong một nhánh nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã tập trung phân loại, đếm tần suất xuất hiện và làm rõ chức năng của PTRĐ trong sự so sánh đối chiếu các VBKH ở những ngôn ngữ khác nhau
Đầu tiên có thể kể đến nghiên cứu so sánh việc sử dụng PTRĐ trong 12 VBKH tiếng Anh và 12 VBKH của tiếng Ba Tư của tác giả Falahati [115] Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng tần suất xuất hiện của PTRĐ trong
Trang 21các VBKH tiếng Anh cao hơn 61.3% khi so với các VBKH tiếng Ba Tư Bên cạnh đó, tác giả Atai, M R., & Sadr, L [78] cũng thực hiện nghiên cứu dựa trên
108 VBKH ngôn ngữ ứng dụng của các tác giả người Anh và người Iran Theo
đó, tác giả tập trung nghiên cứu chiến lược ngôn ngữ được các tác giả của mỗi ngôn ngữ sử dụng để thực hiện mục đích rào đón Người Iran bản ngữ sử dụng rất ít chiến lược rào đón để hiện thực mục đích mập mờ bất định và các từ bộc lộ các mức độ cam kết vào giá trị sự thật của mệnh đề phát ngôn
Năm 2007, tác giả Abdollahzadeh, E [74] tập trung nghiên cứu việc sử dụng thành tố siêu diễn ngôn này trong 52 bài xã luận của tiếng Anh và tiếng Ba
Tư (26 bài của mỗi ngôn ngữ) Kết quả cho thấy, các biên tập viên tiếng Anh sử dụng khá nhiều các từ thể hiện các mức độ chắc chắn và các từ nhận xét, phê bình Trong khi đó, số lượng các từ chỉ mức độ chắc chắn được các biên tập viên tiếng Ba Tư lại nhiều hơn đáng kể Tác giả cũng đưa ra lý giải của kết quả này là
do những ảnh hướng của xu hướng văn hóa của cộng đồng trong nỗ lực đưa ra những lời thuyết phục của hai ngôn ngữ
Jalilifar (2011) khảo sát tần suất xuất hiện của PTRĐ và trợ từ (booster) trong phần Thảo luận của 90 bài báo Ngôn ngữ học ứng dụng và Tâm lý học của
ba nhóm tác giả: tác giả người Anh, tác giả người Iran viết tiếng Anh và nhóm tác giả người Iran viết tiếng Ba Tư (tiếng Batư là một phương ngữ của người Iran) Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể về tần suất xuất hiện, loại và chức năng của các PTRĐ này trong các văn bản Tác giả Jalilifar kết luận rằng, sự khác nhau này có thể xuất phát từ việc thiếu nhận thức về các quy tắc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh học thuật của các tác giả Iran và thiếu bộ khung hướng dẫn chuẩn
về quy tắc sử dụng ngôn ngữ học xã hội của các nhà nghiên cứu người Iran
Tác giả Kreutz [146] so sánh việc sử dụng PTRĐ trong các văn bản viết tiếng Anh và tiếng Đức và rút ra nhận xét rằng, trong các VBKH tiếng Anh, vị trí của tác giả được nhận định r ràng hơn khi so với các văn bản tiếng Đức
Trang 22nhiều cấu trúc rào đón chú trọng độc giả hơn (sử dụng nhiều các cấu trúc dùng đại từ we/ us để đồng sở chỉ cả người đọc lẫn người viết, qua đó xây dựng được tính thống nhất giữa người viết và độc giả của mình) Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, PTRĐ thực hiện những mục đích ngôn ngữ khác nhau trong tiếng Anh và tiếng Đức VBKH tiếng Anh thiên về chú trọng người đọc, đề cao sự hợp tác và giảm thiểu những tranh luận Trái lại, văn phong tiếng Đức lại thiên về chú trọng người viết bằng việc đưa ra nhiều lời khẳng định khẳng định từ phía chủ quan tác giả và tạo khoảng cách giữa người viết – người đọc Theo tác giả Kreutz, trong khi các VBKH tiếng Đức tập trung thể hiện quan điểm, trình bày kiến thức (Wissensdarstellung) và dấu ấn tác giả trong lĩnh vực thì mục đích chính của các văn bản tiếng Anh lại thúc đẩy tính hiệu quả của các giao tiếp giữa các học giả Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong cấu trúc tương tác giữa tác giả và người đọc cần lưu ý: các VBKH tiếng Đức có khuynh hướng tách rời tác giả khỏi chủ đề để nhấn mạnh các tuyên bố tác giả đưa ra Người đọc được cho là bị thuyết phục đơn thuần bởi các số liệu, dữ kiện khách quan (vì một luận cứ chỉ đòi hỏi sự tham gia của tác giả nếu nội dung thiếu tính thuyết phục) Ngược lại, các tác giả tiếng Anh trên thực tế lại cố gắng mở rộng sự tương tác giữa người đọc và người viết với mục đích tạo điều kiện cho việc trao đổi giữa người đọc và tác giả về chủ đề, từ đó đó thúc đẩy thảo luận thêm
Luukka, M & R Markkanen [153] trong nghiên cứu “Phi cá nhân hóa như một dạng thức của PTRĐ” đã rút ra kết luận rằng: có rất ít sự khác biệt giữa hai loại văn bản tiếng Anh và tiếng Phần Lan; sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại văn bản này là ở chỗ, văn phong trong các VBKH tiếng Anh thiên về cá thể hóa
cá nhân tác giả hơn (ví dụ: các văn bản này có chứa nhiều tham chiếu về bản thân tác giả)
Xuất hiện trong nghiên cứu của Vassileva [189], ba loại văn bản của hai ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Bungari được đưa ra để so sánh: văn bản được viết bởi các tác giả tiếng Anh, văn bản tiếng Anh được viết bởi các tác giả Bulgaria,
Trang 23văn bản tiếng Bulgaria của các tác giả Bulgaria Kết quả nghiên cho thấy PTRĐ
có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các văn bản được viết bởi các tác giả người Anh, ít nhất trong các văn bản tiếng Anh được viết bởi tác giả người Bulgaria
Tác giả Yang [194] khi tiến hành khảo sát tần suất xuất hiện của PTRĐ trong các VBKH ngành khoa học vật chất của tiếng Anh và Trung Quốc đã rút
ra nhận xét rằng: các tác giả người Trung Quốc có xu hướng trình bày vấn đề trực tiếp vì kết quả nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện vượt trội của các thành phần ước lượng, mặt khác, tần suất xuất hiện của thành phần che chắn lại thấp hơn hẳn
Tác giả Winardi [193] cũng tiến hành khảo cứu và so sánh dạng thức, tần suất xuất hiện của PTRĐ trong các văn bản ngôn ngữ tiếng Anh (được viết bởi các tác giả Mỹ) và tiếng Trung Quốc Nghiên cứu của ông chỉ ra sự khác biệt khá rõ giữa hai loại văn bản: trong khi các tác giả người Mỹ sử dụng nhiều các PTRĐ là các cụm tính từ, cụm trạng từ, mệnh đề danh ngữ, mệnh đề giới thiệu hơn các tác giả Trung Quốc Mặt khác, các tác giả Trung Quốc lại sử dụng nhiều các động từ khiếm khuyết, động từ tình thái và các PTRĐ ước lượng hơn
Một nghiên cứu so sánh đối chiếu liên ngôn ngữ khác về PTRĐ có thể kể đến là nghiên cứu của tác giả Winardi [193], Hu, G & Cao, F.[135] Trong nghiên cứu đó, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu 649 bản tóm tắt khoa học các bài báo tiếng Anh và tiếng Trung Quốc và rút ra kết quả là lượng PTRĐ được các tác giả khoa học sử dụng trong tiếng Anh nhiều hơn hẳn khi so sánh với các văn bản cùng loại trong tiếng Trung Quốc
Tác giả Tatis và Rowland tiến hành so sánh việc sử dụng ngôn ngữ mơ hồ trong diễn ngôn toán học của tiếng Hy Lạp và tiếng Anh Trong nghiên cứu này, hai nhà khoa học đã đưa ra nhận xét rằng mặc dù trong cả hai ngôn ngữ các tác giả đều muốn sử dụng ngôn ngữ mơ hồ để bảo vệ thể diện cho người nghe, nhưng các tác giả người Hy Lạp lại có xu hướng muốn “đe dọa thể diện người
Trang 24Trong nghiên cứu được thực hiện năm 2007, tác giả Duenas [107] đã khảo sát tần suất xuất hiện và phân tích chức năng của PTRĐ trong VBKH tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha để từ đó đưa ra những nhận định so sánh, đối chiếu Một nghiên cứu khác cũng lựa chọn tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha được thực hiện bởi tác giả Martín-Martín P. [164] Nghiên cứu này cũng tập trung làm khảo sát tần suất xuất hiện và chức năng của chiến lược rào đón được sử dụng trong VBKH thể loại tâm lý, y học lâm sàng Tác giả đã đưa ra kết luận rằng, dù có những điểm tương đồng trong việc phân bố PTRĐ ở các phần của bài báo và những chiến lược bất định giống nhau được sử dụng trong cả hai loại văn bản, nhưng trong VBKH tâm lý, y học lâm sàng của Anh lại chứa nhiều PTRĐ bảo
vệ thể diện tác giả hơn Tác giả cũng nhận định nguyên nhân của điều này không phải do yếu tố quốc gia mà do quy tắc văn phạm làm ảnh hưởng phong cách viết ở mỗi ngôn ngữ
Một nghiên cứu được tác giả ElMalik, A.T & Nesi, H. [109] thực hiện dựa trên việc khảo sát 20 bài báo y học của hai nhóm tác giả người Sudan và người Anh đã đưa ra nhận xét rằng, trong nhóm văn bản của các tác giả Anh có xuất hiện nhiều các PTRĐ hơn so với nhóm VBKH cùng loại của các tác giả Sudan Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Salager-Meyer [172]
Có thể nói, các công trình này đều đã đi sâu phân tích cách sử dụng, tần suất và chức năng của các PTRĐ và đưa ra được kết luận để khẳng định vai trò quan trọng của PTRĐ trong VBKH
1.1.2 Tình hình nghiên cứu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt
Trước đây những yếu tố ngôn ngữ có chức năng rào đón thường được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam gộp chung vào thành phần tình thái của phát ngôn Đây là thành phần thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với nội dung thông báo của phát ngôn, hoặc đối với hoàn cảnh phát ngôn hay với hiện thực
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hoàng Tuệ [68, 24]: “ ác từ thư ng gọi là
Trang 25trạng từ hay phó từ và ngữ tương đương v i phó từ trạng từ như: có h nh
như ch c ch n theo t i được xem là phương tiện từ vựng biểu th thành
phần tình thái nhưng kh ng g n v i v ngữ mà ở ngoài cấu trúc của v ngữ” Tác
giả Cao Xuân Hạo [32, 51] cũng cho rằng ình thái của c u có thể được biểu
th bằng khởi ngữ ngữ đoạn mở đầu c u như có l tất nhiên ” Chính vì thế,
có thể nói, “Ngữ pháp học iệt ngữ chưa quan t m đến việc nghiên cứu các rào
đón iệc gộp chung các yếu tố rào đón vào phạm trù tình thái” đ xoá m mất ranh gi i và những chức năng cực kì thú v của chúng những chức năng mang đậm màu s c văn hoá dân tộc riêng của từng ng n ngữ.” Đỗ Hữu Châu
rào đón trong tiếng Việt trên cơ sở các phương châm hội thoại như rào đón
phương ch m về chất (ví dụ: Nếu tôi không nhầm thì, tôi nhớ không r nhưng,
theo như tôi biết, tôi không dám chắc, nghe đồn, hình như, có lẽ ), rào đón
phương ch m về lượng (Tôi không được phép tiết lộ, thiên cơ bất khả lộ, như
anh đã biết, tôi không muốn làm phiền anh với những chi tiết vụn vặt ), rào
đón phương ch m quan yếu (Tôi không biết điều này có quan trọng không, tôi
muốn nói thêm là ) và rào đón phương ch m cách thức (Tôi xin mở ngoặc đơn là ) Trong tác phẩm Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Diệp Quang Ban [3, 204] cho
rằng, khi phân tích dụng học của phát ngôn, các biểu thức tình thái chỉ độ tin cậy
Trang 26đáng tội theo ch t i biết ) đều được xếp vào nhóm các yếu tố rào đón Yếu tố
rào đón tiếp tục được tác giả Diệp Quang Ban đề cập đến trong bài viết “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu phát ngôn” [5] Theo đó, tác giả đã xếp những yếu tố không thuộc cấu trúc cú pháp
của câu, có tính chất quán ngữ (ví dụ: anh c n lạ gì nói khí v ph p ) vào
nhóm những lời rào đón và gắn những yếu tố này với các phương châm hội thoại của Grice (bao gồm phương châm chỉ lượng, phương châm chỉ chất, phương châm quan hệ và phương châm cách thức) để giải thích Tác giả viết:
“Trong dụng học, những yếu tố trong phát ngôn có quan hệ đến việc người nói ghi nhận việc sử dụng các phương châm nêu trên thì được xếp vào số những lời rào đón” [5,17] Cũng xếp rào đón vào các chiến lược lịch sự âm tính, các tác giả Đỗ Hữu Châu [13] và Nguyễn Quang [59] đã xếp các yếu tố rào đón vào chiến lược lịch sự âm tính với chức năng né tránh hoặc giảm nhẹ tác động của những hành vi đe doạ thể diện
Đặc biệt gần đây, rào đón càng nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả trong nước Các nghiên cứu mới sau này về rào đón cũng tạm chia thành hai hướng chính dựa trên tư liệu nghiên cứu: hội thoại tự nhiên và ngôn bản/ văn bản mang tính học thuật
Hướng thứ nhất, sử dụng ngữ liệu hội thoại tự nhiên, có thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Thị Hoàng Yến trong bài viết “Thành phần mở rộng và các yếu tố lịch sự trong phát ngôn chê” [72, 14] hay Chử Thị Bích trong bài “Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện phép lịch sự trong trong hành vi cho, tặng.” [8, 52]; tác giả Trần Chi Mai trong bài “Cách biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến bằng các phát ngôn lảng tránh trên các cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt” [51, 41] và Đào Nguyên Phúc trong bài “Biểu thức rào đón trong hành vi ngôn ngữ xin phép tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết về phương châm hội thoại của P Grice” [58, 24]… Các tác giả này đều kết luận rằng việc sử dụng các biểu thức rào đón trong các chiến lược phát ngôn như: xin phép, nhờ,
Trang 27từ chối, phản bác, báo tin buồn v.v, giúp đảm bảo cho phát ngôn có độ an toàn cao, góp phần hiệu quả trong việc đạt được mục đích phát ngôn dễ dàng và hiệu quả hơn; đồng thời giảm thiểu được sự phiền toái cho người nghe và duy trì được sự cộng tác giữa người nói và người nghe Trong các công trình này tuy hành vi rào đón đã được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam xem xét ở những khía cạnh khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn dừng lại ở mức độ “nội dung đi kèm”, “nội dung nhỏ”, “nội dung có liên quan” trong tổng thể nghiên cứu
Sau này, công trình của tác giả Vũ Thị Nga [54]: “Khảo sát hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt” đã phân tích hiệu quả giao tiếp khi sử dụng các hành vi rào đón và lý giải cơ sở hình thành và giải mã thông điệp của hành vi rào đón trong tiếng Việt Tuy nhiên tác giả chỉ mới tập trung vào việc phân tích rào đón như là một hành vi ngôn ngữ và xem xét hành vi này trên các bình diện cấu tạo ngữ pháp và chức năng dụng học Hay tác giả Trần Thị Phương Thu [65] với luận án “Thành phần rào đón ở hành vi hỏi và đáp trong giao tiếp tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)” đã tập trung nghiên cứu PTRĐ như một đơn vị độc lập Nghiên cứu đã cung cấp được một bảng khảo sát các kiểu PTRĐ thông dụng; tần suất xuất hiện cũng như chức năng của các thành phần đó khi được
sử dụng trong hành vi hỏi và đáp trong giao tiếp tiếng Anh và tiếng Việt Tuy chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt của PTRĐ trong hai thứ tiếng này nhưng luận án mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát trên ngữ liệu là hành vi hỏi – hồi đáp
Theo hướng sử dụng tư liệu là ngôn bản/ văn bản mang tính học thuật, có thể kể đến tác giả Phạm Thị Thanh Thuỷ [67] với luận án “Phương tiện rào đón trong các bài báo nghiên cứu kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt” Luận án đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm từ vựng - ngữ pháp của rào đón và so sánh đối chiếu cách thức sử dụng rào đón trong các bài báo kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt Trong
đó, tác giả đã rút ra kết luận là các công cụ rào đón giúp người viết tránh được
Trang 28cách an toàn với những nhận định người viết đưa ra, vì thế giúp giảm nhẹ được trách nhiệm trước những nhận định này Tuy nhiên luận văn mới dừng lại ở việc khảo sát các công cụ rào đón được người viết sử dụng trong các bài báo kinh tế
Điểm qua các công trình nghiên cứu này, có thể thấy, hành vi rào đón đã được các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm, được xem xét dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau nhưng mảng đề tài về PTRĐ được sử dụng trong văn bản khoa học; đặc biệt khai thác dưới lăng kính đánh giá của NHCNHT vẫn đang bỏ ngỏ Ngoài ra, các nghiên cứu rào đón từ trước đến nay chưa tập trung nhiều để khai thác rào đón về mặt ngữ nghĩa và phân loại chức năng cũng như đi sâu tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt khi sử dụng PTRĐ trong các VBKHTN và VBKHXH của tiếng Việt và tiếng Anh
1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án
1.2.1 Một số vấn đề lý luận iên quan đến rào đón
1.2.1.1 Đ nh nghĩa rào đón
Rào đón với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ lần đầu tiên được nhà khoa học Lakoff [148, 195] nhắc đến trong bài báo: “Rào đón: một nghiên cứu về tiêu chí nghĩa và logic của các khái niệm mờ” Trái với các quan điểm phổ biến của các nhà lôgic học thời đó, những người tin rằng, trong ngôn ngữ tự nhiên, một câu sẽ hoặc là đúng hoặc là sai, hoặc không mang giá trị ý nghĩa gì (Falahati, [115, 100]), thì tác giả Lakoff lại phát hiện ra rằng, “trong các câu sẽ có thể không phải hoàn toàn đúng, hay hoàn toàn sai hay không mang nghĩa; thay vào
đó, là sẽ đúng ở một mức độ nào đó và sai cũng ở một mức nào đó, đúng ở khía cạnh này và sai ở khía cạnh khác [148, 458] Tác giả Lakoff cho rằng, rào đón là: “các từ, các cụm từ có chức năng làm cho mọi thứ trở nên ít mập mờ hoặc mập mờ hơn” Lakoff [148, 471] Chức năng tiên quyết của rào đón là giúp người nói tránh việc tuyệt đối hoá những nhận định mà họ đưa ra, đồng thời giúp người nói giảm nhẹ những trách nhiệm với phát ngôn của mình Theo
nghĩa ban đầu này, rào đón là những từ, cụm từ như: sort of (kiểu như), kind of
Trang 29(loại như), somewhat (phần nào), rather (khá), largely (phần lớn), loosely
speaking (nói qua), strictly speaking (nói chính xác), in essence (bản chất)…
được sử dụng để làm nội dung phát ngôn trở nên mập mờ hoặc bớt mập mờ hơn; đồng thời hiệu chỉnh các mức độ của các thành phần phát ngôn [Riekkinen, 170, 8]
Ví dụ, trong các câu dưới đây bằng cách sử dụng cụm từ sort of, tác giả đã thể
hiện được những mức độ khác nhau giữa các nhóm thành phần phát ngôn:
- A robin is sort of a bird
Robin (chim cổ đỏ) là một loài như chim (sai – đó là một con chim)
- A chicken is sort of a bird
Gà là một loài như chim (chính xác – hoặc gần chính xác)
- A penguin is sort of a bird
Chim cánh cụt là một loài như chim (chính xác hoặc gần chính xác)
- A bat is sort of a bird
Dơi là một loài như chim (Sai – hoặc gần như sai)
- A cow is sort of a bird
Bò là một loài như chim (Hoàn toàn sai)
có thể đúng hoặc hoàn chỉnh hơn mong đợi” [86, 145]
Trang 30Tác giả Skelton định nghĩa thuật ngữ “rào đón” theo nghĩa hẹp, là thành
phần giúp “giảm nhẹ trách nhiệm và cam kết đối với giá trị sự thật của mệnh đề phát ngôn” [178, 45]
Bên cạnh đó, tác giả Crompton lại định nghĩa rào đón là “đơn vị ngôn ngữ người nói/ người viết sử dụng để trực tiếp thể hiện sự thiếu cam kết vào giá trị
sự thật của mệnh đề phát ngôn [103, 281]
Một định nghĩa khác được ghi nhận của tác giả Peterlin, A P., rào đón được xem là “các yếu tố ngôn ngữ thể hiện các khả năng, xác suất và sự không chắc chắn, từ đó giúp giảm nhẹ mức độ cam kết của tác giả với nội dung phát ngôn” [Peterlin, A P., 174]
Qua các định nghĩa trên có thể thấy, nhìn chung, rào đón được định nghĩa
là các thành phần “cho phép người nói cá nhân hóa hoặc giảm nhẹ lực tác động của các phát ngôn theo những cách khác nhau Nguyên nhân có thể bởi người nói không muốn khẳng định rõ ràng hoặc do e ngại người nghe không thể ngay lập lức thích nghi với phát ngôn của mình được; hoặc đơn giản là không hoặc chưa tìm được cách trình bày, diễn giải hợp lý” [Carter R & McCarthy, M., 16]
Như vậy, dù được định nghĩa theo nhiều các khác nhau nhưng các tác giả trên đều nhất trí rằng đặt PTRĐ trong văn cảnh để hiểu và đó là một hiện tượng ngữ dụng chứ không phải là một hiện tượng ngữ nghĩa đơn thuần
Tác giả Markkanen, R., & Schröder, H (Eds.) [156] đã tổng kết một số hướng chính theo đó, khái niệm PTRĐ đã được phát triển trong những năm qua:
- Khái niệm rào đón ng n hành (hedged performative) (cho rằng/ đoán/ nghĩ rằng)
là một trong những yếu tố giúp mở rộng định nghĩa rào đón Tác giả Fraser (1975)
đã xem xét ảnh hưởng của động từ tình thái và bán động từ tình thái lên hành động ngôn trung biểu thị bởi động từ hành chức trong câu ngôn hành
- I must ask you to remain quiet
(Tôi buộc phải yêu cầu anh giữ trật tự)
Trang 31Trong câu này, động từ tình thái must đóng vai trò là PTRĐ trong câu;
phần nào đã giúp người nói giảm nhẹ mức độ gay gắt, khắt khe trong phát ngôn khi yêu cầu, bắt buộc người nghe giữ trật tự; làm người nghe dễ cảm thông hơn
vì người nói buộc phải nhắc điều đó do tác động ngoại cảnh
Trường hợp này tác giả gọi đó là “rào đón ng n hành” thay vì gọi tên động từ “rào đón” Bởi khi đó những động từ ngôn hành như apologize (xin lỗi),
promise (hứa hẹn), request (yêu cầu), advise (khuyên) đi kèm với các động từ
khiếm khuyết như can (có thể), must (phải), should (nên)… sẽ làm giảm lực
ngôn trung của hành động lời nói của bản thân các động từ đó
Ví dụ:
- I should apologize for running over your cat
Tớ nên xin lỗi vì đã chạy dẫm qua con mèo của cậu
- I can promise that I will never again smoke grass
Anh có thể hứa rằng anh sẽ không bao giờ hút cỏ nữa
- I must request that you sit down
Tôi buộc phải mời ông ngồi (Fraser, 2010, tr 18)
Bên cạnh ý tưởng về rào đón ngôn hành, tác giả Falahati [115] đã chỉ ra rằng cách tiếp cận của Brown và Levinson đã mở rộng định nghĩa của rào đón theo hướng rào đón được sử dụng để bảo vệ thể diện cho các bên tham thoại và tránh những phản ứng tiêu cực có thể xảy ra Tuy nhiên, tác giả Falahati cũng cho rằng, "mô hình đó của họ vẫn còn những hạn chế và mới chỉ chủ yếu được
áp dụng trong phạm vi lý thuyết hành động ngôn từ và được giải thích như một dấu hiệu của lịch sự" [Falahati, 115, 100] Một số nghiên cứu khác của các tác giả House, J., & Kasper, G [136], Blum – Kulka, S [83] cũng đã tập trung nghiên cứu rào đón trong vai trò là phương tiện để hiệu chỉnh các động từ ngôn hành, đặc biệt như lời yêu cầu hay xin lỗi
Ngoài ra, khái niệm rào đón còn được mở rộng theo hướng rào đón được
Trang 32của cả mệnh đề chứ không đơn thuần một thành phần trong mệnh đề [Markkanen, R., & Schröder, H (Eds.) 155, 4] Việc mở rộng khái niệm rào đón theo hướng này khiến cho một số nhà nghiên cứu thấy cần phải phân biệt hai kiểu rào đón Trong nghiên cứu của các tác giả Prince và đồng nghiệp khi đề cập đến việc sử dụng rào đón trong diễn ngôn y học, bắt đầu từ định nghĩa gốc của Lakoff về thành phần làm cho mọi thứ trở nên mập mờ, đã nhấn mạnh rằng, có
ít nhất hai loại mập mờ Loại thứ nhất là mập mờ trong nội dung mệnh đề và loại thứ hai là mập mờ “trong mối quan hệ giữa nội dung mệnh đề và bản thân người nói” hay chính là “mức độ cam kết của người nói với tính chân thực của mệnh đề” [Prince & đồng nghiệp, 170, 85] Tương ứng với hai loại mập mờ ấy,
các tác giả đã phân thành hai loại PTRĐ: sự ư c lượng và che ch n
Cụ thể hơn, theo cách phân loại này, nhóm thứ nhất hay còn được gọi là
“sự ư c lượng” (approximators) gồm là các thành phần rào đón có tác động đến giá trị sự thật của mệnh đề Nhóm thứ hai là được gọi là “che ch n” (shields)
gồm các thành phần rào đón không có tác động đến giá trị sự thật mà phản ánh mức độ cam kết của người nói về giá trị sự thật của toàn mệnh đề
Cùng chung tinh thần nhưng cách phân biệt của Hübler [137] có hơi khác
Dù cùng để chỉ sự bất định (indetermination) nhưng ông đặc biệt nhấn mạnh sự
khác nhau của hai khái niệm “nói giảm” (understatement) và “rào đón”, Theo Hübler, có hai loại bất định: Phrastic và Neustic Trong đó Phrastic là phần giả định chung cho các câu tuyên bố, mệnh lệnh và nghi vấn còn Neustic chính là
chỉ hiệu của sự cam kết của người phát ngôn với tính chân thực của mệnh đề phát ngôn cũng như mong muốn của người phát ngôn
Trang 33Phân loại này của Hübler rất gần với cách phân loại của Prince và đồng
nghiệp [170] Theo đó, nhóm ư c lượng (approximators) ở đây chính là tương ứng với nhóm nói giảm và sự che ch n của Hübler Trong cả hai trường hợp, sự
phân loại này đều nhằm mục đích giúp các nhà nghiên cứu giới hạn được phạm vi tài liệu Bản thân tác giả Hübler cũng thừa nhận rằng, cả nói giảm và rào đón đều
có chung chức năng để chỉ sự bất định, giúp cho phát ngôn dễ dàng được người nghe chấp nhận hơn và từ đó tăng thêm khả năng đạt được mục đích phát ngôn
Tuy nhiên, cách tiếp cận này được tác giả Skelton [179] chỉ ra là có những điểm hạn chế bởi “cách phân biệt giữa che chắn và ước lượng khá trừu tượng: theo đó, cách sử dụng của mỗi loại lại được mô tả trong vai trò là thành phần câu hơn là ý nghĩa sử dụng về mặt ngôn ngữ.” Ngoài ra, tác giả còn đề xuất bỏ đi cụm từ “rào đón” để phân biệt giữa mệnh đề và nhận xét, và đặt rào đón vào bộ khung ngôn ngữ bình luận
Nhưng cách tiếp cận này của tác giả Skelton cũng nhận được những ý kiến trái chiều từ những quan điểm vốn xem PTRĐ là đơn vị để thể hiện mức độ cam kết của tác giả vào giá trị sự thật của phát ngôn Tác giả Crompton [103, 274] đã chỉ ra rằng, phạm vi phân loại của Skelton quá rộng, có thể dẫn đến những điểm mơ hồ, vì có nhiều cách để tác giả có thể bộc lộ các quan điểm khác nhau của mình Đồng thời tác giả cũng đề xuất “ngôn ngữ rào đón cũng có thể được xem là một tập con của ngôn ngữ bình luận” Crompton [103, 274]
Ngoài ra, bên cạnh ý tưởng về rào đón ngôn hành, định nghĩa của rào đón cũng được mở rộng theo hướng rào đón được sử dụng để bổ sung cho các cam kết của người nói với giá trị sự thật của cả mệnh đề chứ không đơn thuần một thành phần trong mệnh đề [Markkanen, R., & Schröder, H (Eds.)., 155, 4] Tiêu biểu có thể kể đến nghiên cứu của Vande Kopple [188] Ông đã xem rào đón như một dạng của siêu diễn ngôn và phân loại siêu diễn ngôn dựa trên kết quả xem xét việc sử dụng thành phần rào đón để bộc lộ sự thiếu cam kết với nội
Trang 34perhaps (có lẽ), seem (dường như), might (có thể), to a certain extent (ở một
mức độ nào đó)… được sử dụng để bổ sung cho giá trị sự thật của toàn mệnh đề, chứ không chỉ làm cho từng đơn vị riêng lẻ trong đó bớt đi tính chính xác Cũng đồng quan điểm, Hyland [139, 433] xem việc sử dụng rào đón là “biểu hiện của
sự ngập ngừng và dấu hiệu có nhiều khả năng có thể xẩy ra”; từ đó đưa ra định nghĩa về rào đón là “phương tiện ngôn ngữ được dùng để chỉ (a) sự giảm nhẹ cam kết giá trị sự thật của mệnh đề phát ngôn hoặc (b) mong muốn không phải thể hiện sự cam kết một cách dứt khoát” [141, 1]
Theo tác giả Markkanen, R., & Schröder, H (Eds.) [155], một hướng khác
để mở rộng khái niệm rào đón có thể kể đến là cách tiếp cận mà ở đó PTRĐ được xem là sự hiện thực hóa các chiến lược tương tác và giao tiếp hay còn gọi
là thực hiện hành vi rào đón Như tác giả Myers [165] đã khẳng định, chiến lược rào đón giúp giảm nhẹ và điều chỉnh các phát ngôn để từ đó, đối tượng người đọc/ người nghe cảm nhận được rằng họ là những người có quyền đánh giá và các ý kiến của tác giả cần sự đồng thuận của họ [Cabanes, 90, 141] Chia sẻ quan điểm này, tác giả Salager-Meyer [176] cũng tin rằng các chức năng chính của rào đón
là bảo vệ thể diện cho người nói/ người viết khi những sản phẩm của họ có thể gây ra những luồng ý kiến trái chiều; đồng thời góp phần tích cực phản ánh sự khiêm tốn của người viết và đề cao đối tượng người đọc/ người nghe
Tuy nhiên ở đây, tác giả cũng chỉ ra rằng sự kết hợp giữa rào đón và những chiến lược khác như né tránh hay lịch sự cũng không được làm che khuất chức năng quan trọng chính của chiến lược giao tiếp này: sử dụng những cách diễn đạt bất định để mang lại được “sự mập mờ và bất định cho ngôn ngữ” mà không nhất thiết phải chỉ ra sự mơ hồ, thiếu chắc chắn
Nói tóm lại, các định nghĩa về rào đón được đưa ra dù được định nghĩa theo các cách khác nhau, các phương diện khác nhau, từ ngôn ngữ học thuần tuý tới khái niệm liên quan đến giao tiếp, giao thoa, ngữ dụng học, diễn ngôn hay xã hội học… đều được trải qua ba giai đoạn phát triển [Yu, 196, 32]:
Trang 35- Giai đoạn thứ nhất: xuất phát từ định nghĩa gốc của Lakoff theo hướng
thuần ngôn ngữ học, rào đón được tập trung ở đơn vị các từ, cụm từ có giá trị hiệu chỉnh trong mệnh đề, tập trung vào nội dung
- Giai đoạn thứ hai, theo hướng ngôn ngữ học và ngữ dụng học, tập trung
hiệu chỉnh giá trị sự thật của toàn mệnh đề và cam kết của người viết/ người nói hoặc thái độ đối với nội dung của mệnh đề, tập trung chủ yếu vào mối quan hệ của người phát ngôn và nội dung phát ngôn
- Giai đoạn thứ ba, chủ yếu tập trung vào ngữ dụng học và xã hội học,
theo đó, rào đón hiệu chỉnh mối quan hệ liên nhân và các mối quan hệ xã hội của các bên tham thoại (Yu, 2009, tr 32)
Bảng 1.1: Tóm tắt các ƣớng phát triển chính của khái niệm rào đón Giai đoạn Các tác giả chính Chức năng tập trung
Ngôn ngữ học Lakoff Fraser(1975), Brown & (1972),
Levinson(1978)
- hiệu chỉnh từ, cụm từ trong phạm vi mệnh đề
Ngôn ngữ học/
Ngữ dụng học
Prince et al (1982), Hübler - (1983), Skelton (1988), Vande Kopple (1985), Markkanen et al (1993), Hyland (1996), Hyland
&Milton (1997)
- hiệu chỉnh giá trị sự thật của toàn mệnh đề; cam kết của người viết/ người nói; thái độ đối với nội dung của mệnh đề
Ngữ dụng học/
Xã hội
Meyers (1989), Meyer (1995),
Salager-Hyland (1998), Clemen (1997), Markkanen &
Schröder (1997)
- hiệu chỉnh mối quan hệ liên nhân và quan hệ xã hội của các bên tham thoại Trong luận án này, với mục đích là nghiên cứu ngữ nghĩa và chức năng của các PTRĐ được sử dụng trong VBKHXHTV và VBKHXHTA nên chúng tôi lựa chọn định nghĩa rộng, linh hoạt của PTRĐ theo tóm tắt của Yu [196, 69] gồm bảy khía cạnh như sau:
(i) Rào đón là một từ, tiểu từ hoặc cụm từ có chức năng hiệu chỉnh các đơn vị ngôn ngữ khác (ví dụ vị từ hoặc danh từ), thành phần phạm trù, hoặc một đơn vị của một phát ngôn, làm cho phần hiệu chỉnh có thể mơ hồ hơn (về giá trị thể
Trang 36diện) hoặc chính xác hơn (về dụng ý của người phát ngôn) Trên phương diện này, rào đón chỉ có tác dụng trong một phần của phát ngôn hoặc mệnh đề
(ii) Rào đón thực hiện chức năng như một hành động ngôn từ, ví dụ rào đón
ngôn hành (e.g., I think/ suppose/ guess that )
(iii) Rào đón là phương tiện ngôn ngữ hiệu chỉnh giá trị sự thật của toàn mệnh
đề làm cho nội dung trở nên mơ hồ hoặc chính xác hơn
(iv) Rào đón là phương tiện ngôn ngữ (điệu tính, từ vựng, cú pháp, diễn ngôn hoặc chiến lược) điều chỉnh thái độ của người phát ngôn hoặc cam kết của người phát ngôn với nội dung mệnh đề
(v) Rào đón là phương tiện ngôn ngữ (điệu tính, từ vựng, cú pháp, diễn ngôn hoặc chiến lược) góp phần phát triển tốt mối quan hệ liên nhân hoặc quan hệ tương tác trong giao tiếp)
(vi) Rào đón thực hiện các chức năng xã hội như giữ thể diện cho người nói hoặc người nghe, bảo vệ tính cá nhân của người viết/ người nói, thắt chặt tình đoàn kết giữa các bên tham thoại, đạt được sự đồng thuận của người đọc/ người nghe
(vii) Rào đón có chức năng như tổ chức văn bản hoặc diễn ngôn hoặc thực hiện như người chỉ dẫn cho việc dịch văn bản hoặc diễn ngôn, trong khi thực hiện một hoặc nhiều chức năng trên
1.2.1.2 Phân loại thành phần rào đón
Có thể nói, PTRĐ trong tiếng Anh ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau Chính vì
lẽ đó, trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã tồn tại nhiều cách phân loại và nhận diện PTRĐ khác nhau Các tác giả đều cho rằng khó để liệt kê một danh sách đầy đủ các PTRĐ trong tiếng Anh vì “các phân loại của rào đón khá
là tùy ý, vì không có tiêu chuẩn thống nhất để phân loại” Yu [196, 55]
Ở phần này, chúng tôi xin tóm tắt lại một số cách phân loại nổi bật và được công nhận rộng rãi như sau:
Phân loại của tác giả Prince & đồng nghiệp (1982)
Xuất phát từ định nghĩa gốc của Lakoff về rào đón: “là thành phần làm
cho mọi thứ trở nên mập m ,” ở nghiên cứu việc sử dụng rào đón trong diễn
Trang 37ngôn y học, các tác giả Prince & đồng nghiệp [169] đã nhấn mạnh rằng: có ít nhất hai loại mập mờ
Loại thứ nhất là mập mờ trong nội dung mệnh đề và loại thứ 2 là mập mờ
“trong mối quan hệ giữa nội dung mệnh đề và bản thân người nói” hay chính là
“mức độ cam kết của người nói với tính chân thực của mệnh đề” [Prince & đồng nghiệp, 169, 85] Tương ứng với hai loại mập mờ ấy, các tác giả đã phân thành
hai loại PTRĐ: sự ư c lượng và che ch n
Cụ thể hơn, theo cách phân loại này, nhóm thứ nhất hay còn được gọi là
“ước ượng” (approximators) gồm là các thành phần rào đón có tác động đến
giá trị chân thực của mệnh đề
Ví dụ:
- His feet were sort of blue
Chân anh ta kiểu như xanh xao
Nhóm thứ hai là được gọi là “che ch n” (shields) gồm các thành phần rào
đón không có tác động đến giá trị sự thật mà phản ánh mức độ cam kết của người nói về giá trị sự thật của toàn mệnh đề
Ví dụ:
- I think his feet were blue
Tôi nghĩ chân câu ta xanh xao
Dưới đây là cách phân loại rào đón theo hướng của tác giả tác giả Prince & đồng nghiệp [170]
Tóm tắt ƣớng phân loại của tác giả Salager-Meyer (1994)
Trang 38Tiếp theo đó có thể kể đến hướng phân loại của tác giả Salager – Meyer (1994) trên cơ sở kết hợp hình thức ngữ pháp và chức năng Theo đó, PTRĐ được chia theo các nhóm như sau:
Shields (che
chắn)
động từ tình thái (modal verbs) chỉ khả năng có thể would, may, might (có thể, có lẽ) các bán từ tình thái (semi-
auxiliaries) chỉ khả năng có thể
appear, seem (dường như)
trạng từ và tính từ chỉ khả năng có thể (probability adverbs and adjectives)
probably (có lẽ), likely (dường như)
Approximators
(ước lượng) các từ, cụm từ chỉ số lượng, mức độ, tần suất
approximately, roughly, about, somewhat (khoảng, xấp xỉ), quite, often, occasionally (thường thường, thỉnh thoảng, hiếm khi)
I believe (tôi tin rằng), to our knowledge (theo hiểu biết của chúng tôi), it is our view that (quan điểm của chúng tôi là)
extremely interesting (cực
kỳ thú vị), of particular importance (đặc biệt quan trọng), particularly encouraging (đáng khuyến khích), unexpectedly, surprisingly (bất ngờ)
Compound
hedges (Rào
đón phức hợp
rào đón kép It may suggest that
rào đón ba thành phần It would seem likely… It seems reasonable to
assume…
rào đón bốn thành phần It would seem somewhat unlikely that ,
Trang 39Nhìn vào bảng trên có thể thấy, cách phân loại này của tác giả Salager – Meyer [175] được dựa trên sự kết hợp các tiêu chí chức năng và cú pháp Trong
đó, mặc dù tác giả đã cố gắng kết hợp các dạng ngữ pháp với các loại chức năng
để tạo nên một phân loại khá r ràng nhưng Varttala vẫn nhận xét phân loại này vẫn có “sự chồng chéo rõ rệt giữa các nhóm” và phân loại này cũng bỏ qua tính chất phức tạp của hiện tượng hiện tượng rào đón [189, 181] Tuy nhiên, cách phân loại này vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu
Nhìn vào những định nghĩa của rào đón trong các nghiên cứu về sau này,
có thể thấy, các định nghĩa đó đều được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu chức năng của rào đón để từ đó rút ra được bản chất của các PTRĐ Chính vì thế, những bảng phân loại sau này cũng được thiết lập dựa trên việc nghiên cứu dạng thức, cách thức và chức năng của rào đón
Phân loại rào đón dựa trên dạng thức, cách thức và chức năn
Theo hướng này, đầu tiên có thể kể đến phân loại của Namsaraev [166, 68] Tác giả Namsaraev dựa vào tổng hợp dữ liệu của 276 văn bản được công bố trên các tạp chí xã hội học của Nga trong giai đoạn 1978 - 1993, đã lập luận rằng, một trong những chức năng chính của rào đón trong văn phong khoa học
là bảo vệ thể diện (thậm chí là cho cả người đọc) Trong nghiên cứu này, dựa trên các chiến lược rào đón, Namsaraev [166] phân biểu thức rào đón thành ba loại chiến lược rào đón cơ bản, có thể tóm tắt như sau:
(i) Chiến ược bất định của phát ngôn: theo nghĩa rộng, nhóm này hướng đến
sự bất định (gồm cả phủ định ngữ pháp) của từng từ, hay là cả phát ngôn bằng cách làm giảm màu sắc, lượng hoặc chất của phát ngôn; đồng thời làm phát ngôn trở nên mờ hồ, mập mờ hay thiếu chắc chắn Chiến lược này bao gồm:
- Rào đón sử dụng tình thái nhận thức:
- Động từ tình thái chỉ khả năng có thể: may, might, can, could (có thể)
- Bán từ tính thái: seem (dường như), appear (có vẻ)
Trang 40- Động từ nhận thức: suggest (gợi ý), speculate (suy đoán), assume (giả sử)
… các động từ để chỉ khả năng có thể xảy ra hoặc giả thuyết có thể trở thành sự thật
- Động từ tri nhận: believe (tin rằng), think (nghĩ rằng)
- Trạng từ tình thái: perhaps (có lẽ), possibly, probably (có thể)
- Danh từ tình thái: possibility (khả năng), assumption (giả định),
suggestion (gợi ý)
- Tính từ tình thái: possible/posible (có thể), probable, likely/probable (có
khả năng)
- Rào đón định lượng, tần suất, mức độ, thời gian: generally (nhìn chung),
approximately (khoảng), most (hầu hết), relatively (tương đối), frequently
(thường thường)… với mục đích tránh phải đưa ra các phát ngôn mang tính chính xác và có cam kết tuyệt đối
(ii) Chiến ược phi cá nhân hoặc khách quan hoá phát ngôn: Người nói/
người viết sử dụng những cấu trúc vô danh hoặc bị động hay có khi là ngôi nhân
xưng we, hoặc đại từ tác giả (author), hoặc nhà nghiên cứu (researcher) (thay vì
đại từ nhân xưng tôi (I) để tránh bộc lộ cái tôi cá nhân của tác giả cũng như tránh trách nhiệm đối với các nguy cơ tiềm ẩn, liên quan đến giá trị sự thật của mệnh đề phát ngôn
(iii) Chiến ược chủ quan hoá lời phát ngôn: Chiến lược này được thực hiện bằng cách sử dụng đại từ tôi (I) và động từ chỉ trạng thái tinh thần như: t i nghĩ
(I think), tôi cho rằng (I suppose) Với cách diễn đạt này, tác giả đạt được hiệu
quả tương đương như khi diễn đạt; rằng những điều đang được trình bày là suy nghĩ của chủ quan cá nhân tôi nên có thể sai, anh có thể có những nghĩ khác,
Tương tự đó là hiện tượng tương tác đa chức năng: không chỉ kết hợp các yếu tố ngữ nghĩa, ngữ dụng mà còn bao gồm các yếu tố xã hội Mà theo đó, các tác giả Vass, H [187], Cabanes, P [90] và Martín-Martín P [164] đã lần lượt đưa
ra những bảng phân loại rào đón khác nhau