đáp án bài dụe thi công đoàn tỉnh thừa thiên huế có hình ảnh

13 751 0
đáp án bài dụe thi công đoàn tỉnh thừa thiên huế  có hình ảnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công Đoàn Sở Trung Tâm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam GDTX Phú Vang Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÌM HIỂU LỊCH SỬ CÔNG ĐOÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ   Câu 1: Đ/c hãy cho biết, từ ngày thành lập đến nay, CĐ Tỉnh TT Huế đã trải qua mấy kỳ đại hội? Ngày, tháng, năm của các kỳ đại hội? Mục tiêu của các kỳ đại hội đó? Trả lời: Từ ngày thành lập đến nay công đoàn Tỉnh TT Huế đã trải qua 12 kỳ đại hội đó là:  Đại hội lần thứ I: Đại hội công nhân cứu quốc được tổ chức vào tháng 10/1945 tại nhà in Đắc lập, thành phố Huế. Tham dự đại hội đại biểu công nhân Nhà đèn, Nhà máy in, xưởng vôi Long Thọ, Nhà máy nước, Sở Lục Lộ, Ga Huế, Trường Kỹ Nghệ và Đai biểu các hội ái hữu, nghiệp đoàn, thợ thủ công, lao động. Đã bầu đồng chí Trần Tấn làm Bí thư hội công nhân cứu quốc Tỉnh TT Huế. - Đại hội công nhân cứu quốc lần thứ I tỉnh đã đề ra mục tiêu: Động viên Hội viên tham gia phong trào xây dựng bảo vệ Chính quyền cách mạng, ủng hộ Nam Bộ kháng chiến chống thực dân, chủ trương diệt 3 thứ giặc (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm) do Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi.  Đại hội lần thứ II: Hội nghị đại biểu công đoàn tỉnh được tổ chức vào tháng 9/1947. Tại khe Đá Mài, CK3 thuộc chiến khu Hòa Mỹ. Dự hội nghị gồm đại biểu các sở in, sản xuất vũ khí, dược phẩm sửa chữa hỏa xa, Nhà đèn và đại biểu các quan hành chính sự nghiệp. Hội nghị đã bầu BCH Công đoàn Thuận hóa do Đ/c Trần Anh Liên làm Thư ký. -Đại hội lần thứ II đã đề ra mục tiêu: Hội nghị nhất trí khôi phục hoạt động Công đoàn ở nội thành, góp phần làm rối loạn địch ở thành phố, tổ chức Công đoàn kháng chiến mhằm phục vụ công cuộc kháng chiến và nêu cao tinh thần giai cấp công nhân ở các nhà máy và công sở, Công đoànThị xã Thuận Hóa.  Đại hội lần thứ III: Đây là đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh được tổ chức vào tháng 5/1951. Đây là đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh, bao gồm đại biểu của các cấp Công đoàn trong tỉnh về tham dự. Đại hội đã bầu BCH Công đoàn TT Thuận hóa do Đ/c Nguyễn Thảo (Tức Luận) làm thư ký. -Đại hội lần thứ III đã đề ra mục tiêu: Tổng kết công tác công đoàn đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Phát động phong trào thi đua “ Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật” đẩy mạnh việc tăng năng Trang 1 suất lao động, kiện toàn tổ chức Công đoàn, tích cực chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng tiến công.  Đại hội lần thứ IV: Hội nghị cán bộ Công đoàn tỉnh TT Huế được tổ chức vào tháng 2/1976(sau ngày quê hương hoàn toàn được giải phóng) tại số nhà 31B đường Nguyễn Thái Học, thành phố Huế. Hội nghị công bố quyết định số 16/QĐTC ngày 26/1/1976 của Ban thường Vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về chỉ định ban chấp hành Liên Hiệp Công đoàn tỉnh TT Huế gồm 11 Đ/c ( 3 Đ/c Thường Vụ) do Đ/c Nguyễn Thanh Tùng làm thư ký. - Đại hội lần thứ IV đã đề ra mục tiêu: Đại hội đã đánh giá vai trò Công đoàn và phong trào công nhân của Tỉnh trong kháng chiến chống mỹ cứu nước. Hình thành hệ thống Công đoàn các cấp trong tỉnh. Triển khai nhiệm vụ xây dựng sở Công đoàn, khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, Văn hóa, xã hội; bảo vệ thành quả CM sau ngày giải phóng.  Đại hội lần thứ V: (Đại hội đại biểu liên hiệp công đoàn BÌnh Trị Thiên lần thứ nhất) tiến hành từ ngày 22-27/11/1977 tại Thành phố Huế: Tham dự đại hội 412 đại biểu, thay mặt cho hơn 80.000 đoàn viên, CNVC trong toàn tỉnh Bình Trị Thiên. Đại hội đã bầu BCH Liên Hiệp Công đoàn gồm: 39 Đ/c (trong đó: 7Đ/c là nữ, BCH đã bầu 11 Đ/c vào Ban Thường Vụ và bầu các Đ/c: Nguyễn Văn Thụ: Thư ký LHCĐ tỉnh Bình Trị Thiên; Trần Duy Kham; phó thư ký LHCĐ tỉnh Bình Trị Thiên. -Đại hội lần thứ V đã đề ra mục tiêu: Động viên phong trào lao động sản xuất trong cán bộ CNVC, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết cho được vấn đề lương thực, thực phẩm. Đây là nhiệm vụ mang tính lịch sử của Đảng bộ quân và dân toàn tỉnh trong những năm 1976-1980, mà nhiệm vụ trực tiếp nặng nề là của giai cấp công nhân lao động và giai cấp nông dân; của sự liên minh công nông trong cách mạng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của phong trào của công nhân lao động và tổ chức công đoàn; hướng mọi hoạt động của công đoàn vào đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ( gắn liền với ngư nghiệp, lâm nghiệp) của tỉnh. Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất cần kiệm xây dựng CNXH, hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980) trước mắt là hoàn thành KH năm 1978 với 3 mục tiêu: Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều ( gọi tắt là 3 điểm cao) và 3 nội dung của phong trào thi đua là: Hợp lý hóa SX tổ chức lao động, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý. Riêng đối với quan hành chính sự nghiệp thì chú trọng vận động: cải tiến công tác nghiệp vụ, cải tiến tổ chức quản lý và cải tiến lề lối làm việc ( gọi tắt là 3 cải tiến). Trang 2 Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng con người mới XHCN trong CBCNVC. Chăm lo đời sống CBCNVC  Đại hội lần thứ VI: (Đại hội LHCĐ Bình Trị Thiên lần thứ II) họp từ ngày 13-15/8/1981 tại TP Huế. Tham dự đại hội 350 đại biểu, thay mặt cho 85.500 đoàn viên, CNVC. Đại hội đã bầu BCH Liên Hiệp Công đoàn gồm 41 Đ/c ( trong đó 7 Đ/c nữ) BCH đã bầu 11 Đ/c vào Ban Thường vụ và bầu các Đ/c: - Lê Viết Tâm: Thư kí Liên Hiệp Công đoàn tỉnh Bình Trị Thiên. -Trần Duy Kham: Phó thư ký Liên Hiệp Công đoàn tỉnh Bình Trị Thiên. -Đại hội lần thứ VI đề ra mục tiêu: “Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể XHCN của công nhân viên chức và lao động, tích cực tham gia cải tiến quản lý, đi đầu trong phong trào thi đua lao động SX, tiết kiệm, hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1981 và các năm sau, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp, giảm bớt khó khăn, ổn định và từng bước cải thiện đời sống, xây dựng con người mới, nếp sống mới XHCN, bảo vệ sản xuất, sẳn sàng chiến đấu, nâng cao năng lực và phương pháp công tác, xây dựng công đoàn ngày càng vững mạnh, nhất là Công đoàn huyện và sở, tích cực góp phần xây dựng bảo vệ Đảng và Nhà nước”.  Đại hội lần thứ VII: (Đại hội LHCĐ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ III). họp từ ngày 26-28/8/1983 tại TP Huế. Tham dự đại hội 300 đại biểu thay măt cho 86.000 đoàn viên vào lao động công ích. Đại hội đã bầu BCH gồm 42 Đ/c (trong đó 8 Đ/c là nữ), BCH đã bầu 13 Đ/c vào Ban Thường Vụ và bầu các Đ/c: -Lê Viết Tâm: Thư ký LHCĐ Tỉnh Bình Trị Thiên -Trần Duy Kham: Phó Thư ký LHCĐ tỉnh Bình Trị Thiên. -Đại hội lần thứ VII đã đề ra mục tiêu: “Đẩy mạnh phong trào thi đua 3 giỏi ( sản xuất giỏi, tổ chức đời sống tốt, quốc phòng an ninh mạnh ) và năm mũi tiến công bằng hành động phong trào cách mạng mới với khí thế sôi nổi, liên tục, đều khắp trong công nhân, viên chức. Động viên khai thác mọi khả năng tiềm tàng về lao động, vật tư, thiết bị, ngành nghề, phấn đấu thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm; giáo dục, động viên tổ chức để công nhân, viên chức thực sự làm chủ trong sản xuất, trong phân phối lưu thông và trong tổ chức đời sống xã hội. Tham gia đắc lực vào công việc của Nhà nước, đóng góp hiệu quả vào công việc cải tiến quản lý kinh tế, nhất là quản lý doanh nghiệp. Hợp tác chặt chẽ với các quan nhà nước giải quyết các vấn đề về điều kiện sản xuất và chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân viên chức, kiểm tra hoạt động của nhà nước, giáo dục tổ chức CNVC sẳn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đấu tranh chống địch phá hoại gắn liền đấu tranh chống mọi hiện tượng tiêu cực trong sản xuất và đời sống, tích cực thực hiện cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, xây dựng giai cấp công Trang 3 nhân vững mạnh, xây dựng người công nhân mới giác ngộ XHCN, thái độ lao động tự giác, tinh thần tôn trọng và bảo vệ của công, nếp sống văn hóa, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh làm chổ dựa tin cậy của Đảng và Nhà nước”.  Đại hội lần thứ VIII: (Đại hội đại biểu công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ VI) tiến hành từ ngày 28-30/7/1988 tại TP Huế. Dự đại hội 280 đại biểu thay mặt cho 101.198 đoàn viên và lao động trong toàn tỉnh Bình trị Thiên. (Đại hội đại biểu liên Liên Hiệp Công đoàn Bình Trị Thiên lần thứ IV) Đại hội đã bầu BCH Liên Hiệp Công đoàn gồm 41 Đ/c, BCH đã bầu 12 Đ/c vào Ban Thường Vụ và bầu các đồng chí: - Đ/c Lê Viết Tâm: Thư ký LHCĐ -Đ/c Đinh Hữu Cường, đ/c nguyễn Xuân Lý: Phó thư ký LHCĐ Tháng 7/1989 là mốc thời gian chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: TT Huế, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình. LHCĐ tỉnh Thừa Thiên Huế do các Đ/c: - Lê Viết Tâm: Thư ký LHCĐ -Nguyễn Xuân Lý: Phó thư ký LHCĐ Tháng 1/1990: Đòng chí Nguyễn Xuân Lý được bầu làm chủ tịch LĐLĐ Tỉnh TT Huế thay đ/c Lê Viết Tâm chuyển công tác. Ngày 3/8/1992: Đ/c Phan Trung Kế được quyết định làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh TT Huế thay đ/c Nguyễn Xuân Lý chuyển công tác khác. -Đại hội VIII đề ra mục tiêu phải thực hiện cho được 6 mặt công tác cụ thể như sau: Bồi dưỡng những quan điểm và kiến thức về đổi mới chế quản lý kinh tế, ý thức và năng lực làm chủ tập thể cho CNVC, nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ XHCN, xây dựng đội ngủ giai cấp công nhân viên chức vững mạnh. Tổ chức thường xuyên rộng khắp phong trào thi đua lao động sản xuất tiết kiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác mọi tiềm năng về lao động, vật tư, thiết bị tiền vốn, ngành nghề, giữ vững và phát triển sản xuất, thực hiện thắng lợi 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng và các mục tiêu KT-XH của tỉnh nhà. Tham gia đắc lực và hiệu quả vào việc xây dựng kế hoạch KT-XH, đổi mới quản lý kinh tế, quản lý xí nghiệp, quản lý nhà nước, cộng tác chặt chẽ với chính quyền để giải quyết các vấn đề về việc làm cho người lao động, về điều kiện sản xuất, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân viên chức. Động viên CNVC xây dựng lực lượng vũ trang, cũng cố quốc phòng, bảo vệ SX, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống địch phá hoại gắn liền với cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong công nhân viên chức và trong đời sống kinh tế xã hội. Tăng cường công tác đối ngoại. Trang 4 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đổi mới tổ chức và cán bộ công đoàn, tập trung sức xây dựng công đoàn vững mạnh. Chuyển mạnh các hoạt động công đoàn đi sâu vào kinh tế kỹ thuật, đi sâu vào đời sống xã hôi và CNVC; phát huy đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn, đưa công đoàn lên ngang tầm chức năng nhiệm vụ của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, làm chổ dựa vững chắc của Đảng. Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát triển và củng cố khối liên minh công nông, tăng cường phối hợp công tác với các đoàn thể trong mặt trận TQVN.  Đại hội lần thứ IX: (Đây là đaị hội đầu tiên sau khi phân chia đại giới hành chính) được tiến hành tư ngày 28/30/6/1993 tại nhà văn hóa trung tâm tỉnh. Dự đại hội 250 đại biểu chính thức ( trong đó 55 đ/c là nữ) thay mặt cho 29.121 đoàn viên Công đoàn trên tổng số 56.427 công nhân lao động toàn tỉnh ( trong đó gồm 33.594 CNLĐ khu vực Nhà nước; 22.833 CNLĐ ngoài quốc doanh). Đã bầu Đ/c: - Phan Trung Kế: Thư ký LHCĐ - Trần Thị Thu: Phó thư ký LHCĐ Tháng 7/1996 do tình hình thực tế hoạt động Công đoàn trong giai đoạn mới. BCHLĐLĐ Tỉnh đã họp thống nhất bầu bổ sung BCH và 2 chức danh phó Chủ tịch. Tháng 8/1996 Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ra quyết định công nhận 2 phó chủ tịch đó là các đồng chí: - Trần Thị Như: Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Võ Văn Chinh: Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Đại hội lần thứ IX đề ra mục tiêu là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động, vì lợi ích của công nhân lao động và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân; vì sự ổn định, phát triển kinh tế xã hôi của tỉnh và cả nước”. Về phương hướng nhiệm vụ chung là “Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn để tập hợp, đoàn kết rộng rãi mọi người lao động, phấn đấu vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội; động viên mạnh mẽ phong trào CN-LĐ đi đầu trong công cuộc đổi mới; tích cực thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, đấu tranh ngăn chặn, bài trừ các tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác, góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh”. Đại hội đã đề ra 6 nhiệm vụ cụ thể: - Nâng cao hiệu quả tham gia xây dựng và giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ , đảm bảo cho người lao động việc làm ổn định, thu nhập đảm bảo đời sống, được đối xử công bằng, được bình đẳng trước pháp luật - Tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động xã hội của công đoàn, tổ chức cho quần chúng CNVC- LĐ thực hiện việc giúp nhau giải quyết khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Trang 5 - Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng xây dựng giai cấp công nhân trong tình hình mới; vững vàng về chính trị, kiên trì mục tiêu lý tưởng XHCN, tay nghề giỏi, thể lực và trình độ văn hóa cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. - Tổ chức tốt phong trào thi đua lao động giỏi trong CNVC- LĐ với 3 mục tiêu; nâng cao chất lượng và hiệu quả, triệt để và tiết kiệm, tích lũy và cải thiện cuộc sống, động viên CNVC - LĐ tích cực tham gia đấu tranh, ngăn chặn và bài trừ tham nhũng, buôn lậu, tiêu xài lãng phí và các tệ nạn xã hội khác. - Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực và bản lĩnh đội ngủ cán bộ công đoàn, xúc tiến mạnh mẽ việc xây dựng, phát triển công đoàn trong các thành phần kinh tế, tập trung xây dựng CĐCS vững mạnh. -Từng bước mở rộng công tác đối ngoại của Công đoàn tỉnh.  Đại hội lần thứ X: Được tiến hành từ ngày 08-09/7/1998 tại TP Huế. Dự đaị hội 250 đại biểu chính thức thay mặt cho 37.733 đoàn viên Công đoàn trên tổng số 76.470 công nhân lao động toàn tỉnh (trong đó gồm 43.470 CNLĐ khu vực nhà nước; 33.000 CNLĐ ngoài quốc doanh) Đây là đại hội đầu tiên sau khi phân chia địa giới hành chính. Đại hội đã bầu BCH LĐLĐ Tỉnh khóa X gồm 35 Đ/c, BCH đã bầu 11 Đ/c vào Ban Thường Vụ và bầu các đồng chí: -Phan Trung Kế: Chủ tịch LĐLĐ tỉnh -Hồ Thị Như: Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh -Võ Văn Chinh: Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Đại hội lần thứ X đã đề ra mục tiêu của CĐ từ năm 1998-2008 là: Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì việc làm, đời sống, quyền dân chủ của người lao động, xây dựng giai cấp công nhân và Tổ quốc Công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng quê hương TT Huế giàu đẹp.  Đại hội lần thứ XI: Họp từ ngày 14-16/7/2003 tại TP Huế gồm 250 đại biểu chính thức thay mặt cho 47.000 đoàn viên CĐ toàn tỉnh. Đại hội đã bầu BCH LĐLĐ tỉnh khóa XI gồm 35 đ/c, BTV LĐLĐ tỉnh 11 Đ/c. Đ/c Phan Trung làm chủ tịch LĐLĐ tỉnh. - Đại hội lần thứ XI đã đề ra mục tiêu của CĐ từ năm 2003-2008 là: Xây dựng đội ngủ CNVC – LĐ tỉnh nhà vững mạnh đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH củng cố và phát triển khối liên minh công nhân, nông dân, tri thức: Nòng cốt trong khối đại đoàn kết toàn dân, phát động các phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và hiệu quả trong CNVC – LĐ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC - LĐ , đẩy mạnh phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức CĐ trong các thành phần kinh tế, nâng cao trình độ cán bộ , đổi mới nội dung hoạt động CĐ, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển Trang 6 kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế giàu đẹp.  Đại hội lần thứ XII: Họp từ ngày 26-28/6/2006 tại TP Huế gồm 275 đại biểu chính thức đại diện cho 55.000 CNVC- LĐ trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu BCH LĐLĐ tỉnh khóa XII gồm 35 đ/c, BTV LĐLĐ tỉnh 11 đ/c - Đ/c Phan Trung làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh. - Đại hội XII đã đề ra mục tiêu của CĐ từ năm 2008-2013 là: Tiếp tục củng cố tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt đông của CĐ. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức trong các thành phần kinh tế. Tích cực xây dựng CĐCS vững mạnh, nâng cao vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong CNVC – LĐ, góp phần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH quê hương đất nước. Câu 2: Trong chương trình hành động của Tỉnh ủy TT Huế thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 ( khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân TT Huế thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, đồng chí hãy cho biết những mục tiêu chủ yếu nào? Trả lời: Xây dựng và bổ sung, triển khai thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh dài hạn và từng năm. Giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, tạo chuyển biến thực sự mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các loại hình doanh nghiệp. Phấn đấu 100% công nhân lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, 100% doanh nghiệp thảo ước lao động tập thể và xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp, tổ chức được đại hội công nhân viên chức, hội nghị người lao động hàng năm. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, chú trọng đào tạo nghề cho công nhân từ nông thôn, công nhân trẻ và nữ công nhân. Phấn đấu 60-70% công nhân trong các doanh nghiệp qua đào tạo; trong đó trung cấp nghề đạt 18-20%, kỹ sư 16%, công nhân tay nghề bậc thợ cao đạt 8-10%. Tiếp tục nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, xây dựng lối sống lành mạnh trong công nhân, nhất là công nhân trẻ. Phấn đấu 100% công nhân trong các doanh Trang 7 nghiệp học tập 5 bài chính trị bản, 12-14% công nhân qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Sớm thành lập tổ chức sở Đảng ở những doanh nghiệp điều kiện theo quy định Điều lệ Đảng. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Đảng tại doanh nghiệp phù hợp với từng thành phần kinh tế. Phấn đấu từ 12- 15% công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, 22-27% doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng tổ chức Đảng tại doanh nghiệp. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội liên hiệp thanh niên Việt Nam trong các loại hình doanh nghiệp. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội liên hiệp thanh niên Việt Nam trong các doang nghiệp. Phấn đấu 100% các doanh nghiệp tổ chức Công đoàn và 100% công nhân được kết nạp vào tổ chức công đoàn, 20-25% công nhân là thanh niên Việt Nam trong các doanh nghiệp. Câu 3: Đồng chí hãy trình bày mục tiêu, những nhiệm vụ của Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế để xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2008-2013? Trả lời: Mục tiêu: - Nhiệm kỳ 2008-2013 khóa XII Công đoàn tỉnh là thời kỳ Thừa Thiên Huế tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện đồng bộ và phát triển nhanh, bền vững theo tinh thần Nghị quyết của Bộ chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền trung đến năm 2010;quyết định của Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020; công nhận Huế là đô thị loại 1 và Thành phố Festival của Việt Nam đã khẳng định vị thế và vai trò động lực của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung, tuyến kinh tế hành lang Đông-Tây, với vị trí là một trung tâm thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế, trung tâm dịch vụ quốc gia, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của vùng Bắc trung bộ và duyên hải trung bộ. Cũng là thời kỳ thực hiện Nghị quyết 20 của Ban chấp hành TW lần thứ 6 khóa X và Nghị quyết đại hôi VIII Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế “ xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn manh, giữ vai trò tiên phong trong công cuộc CNH-HĐH, nâng cao giác ngộ, bản lĩnh chính trị, học vấn, tác phong công nghiệp, lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả”. - Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, người lao động, đứng trước yêu cầu mới, những thời và thách thức mới, Công đoàn phải tập hợp đoàn kết được đông đảo công nhân, viên chức lao động, đội ngủ tri thức phấn đấu cho sự ổn định và phát triển của tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa tỉnh ra khỏi Trang 8 tình trạng kém phát triển, vì mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. - Căn cứ Nghị quyết đại hội VIII Đảng bộ tỉnh, bám sát tình hình thực tiễn của địa phương, tình hình CNVC-LĐ và chức năng của Công đoàn, trên sở tổng kết thực tiễn hoạt động, phân tích rõ những kết quả, những khuyết điểm và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ qua, mục tiêu, phương hướng hoạt động của Công đoàn 5 năm tới là: “ Tiếp tục củng cố tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức trong các thành phần kinh tế. Tích cực xây dựng CĐCS vững mạnh, nâng cao vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong CNVC-LĐ, góp phần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH quê hương đất nước” Với khẩu hiệu hành động: “Đổi mới sáng tạo hoạt động CĐ, vì quyền, lợi ích cử đoàn viên, người lao động; vì sự phát triển bền vững của đất nước, quê hương Thừa Thiên Huế”. Một số chỉ tiêu chủ yếu: 1.Hàng năm 75-80% CĐCS ở các quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước; 40-45% CĐCS doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đạt tiêu chuẩn CĐCS và nghiệp đoàn vững mạnh. 2.Hàng năm 95-100% quan HCSN và DNNN công đoàn phối hợp với chính quyền tổ chức hội nghị cán bộ công chức và đại hội công nhân viên chức; 60-70% các công ty cổ phần, công ty TNHH tổ chức được Hội nghị người lao động. 3.Giới thiệu mỗi năm ít nhất 1000 đoàn viên ưu tú để cấp ủy Đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Đảng. 4.Phấn đấu hàng năm 60-70% CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước thu đúng và đủ kinh phí và đoàn phí công đoàn. 5.Tham gia với quan quản lý, người sử dụng lao động, động viên CNVC- LĐ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. Phấn đấu đến năm 2013 60-70% công nhân lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được qua đào tạo nghề, 8-10% tay nghề bậc thợ cao (5-7); 80- 90%CNLĐ được tham gia bảo hiểm xã hội. 6. Đến năm 2013 100% CĐCS DNNN và DN vốn đầu tư nước ngoài thương lượng với chủ doanh nghiệp ký được thỏa ước lao động tập thể, 70-75% CTCP, công ty TNHH thỏa ước lao động tập thể. 7.Trong 5 năm ( 2008-2013) kết nạp với 15000 đoàn viên, 50% số doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định Điều lệ công đoàn Việt Nam thành lập được CĐCS và tập hợp 60% CNVC-LĐ trong doanh nghiệp gia nhập công đoàn. Trang 9 8.Có 70-80% tổ trưởng Công đoàn, chủ tịch CĐ bộ phận và 95-100% chủ tịch CĐCS, nghiệp đoàn được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ CĐ. 9. Đến năm 2013 CĐ toàn tỉnh xây dựng được 200 nhà “mái ấm CĐ” giúp cho CNVC-LĐ nghèo hoàn cảnh khó khăn. Nhiệm vụ: 1.Nâng cao vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ, đẩy mạnh các hoạt động xã hội của CĐ. - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là những pháp luật chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động, đến tổ chức và hoạt động công đoàn, bằng nhiều hình thức và biện pháp, phù hợp với điều kiện, thời gian lao động và đặc điểm cư trú của CNLĐ. Chú trọng ở các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước. - Tập trung trí tuệ đội ngủ cán bộ Công đoànđoàn viên để nâng cao năng lực tham gia xây dựng chính sách và kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến CNVC-LĐ, nhất là pháp luật về lao động, chính sách về việc làm, tiền lương, tiền công, BHXH, bảo hộ lao động, đào tạo tay nghề… - Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa công đoàn với người sử dụng lao động và chính quyền đồng cấp, thực hiện quy chế dân chủ sở, nhất là tổ chức đại hội CNVC ở DNNN, Hội nghị CBCC ở các quan hành chính sự nghiệp, Hội nghị người lao động ở DN cổ phần và công ty TNHH. Nâng cao chất lượng hoạt động ban thanh tra nhân dân tại các quan, đơn vị, doanh nghiệp. - Tham gia xây dựng, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng nội quy, quy chế của quan, doanh nghiệp. Đặc biệt là các vấn đề về xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương, thưởng, định mức lao đông, xây dựng quy chế đối thoại giữa người lao động, Công đoàn, người sử dụng lao động nhằm giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong lao động sản xuất và chế độ chính sách của người lao động, quan tâm việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ. - Tiếp tục tham gia thực hiện chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ và tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hàng năm, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động và đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường vệ sinh an toàn lao động. - Tham gia giải quyết việc làm cho CNVC-LĐ, thực hiện tốt việc bố trí sử dụng lao động ở các doanh nghiệp tiếp tục sự sắp xếp chuyển đổi và tinh giản biên chế bộ máy ở quan hành chính nhà nước, đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động dôi dư theo quy định của nhà nước. - Phát triển tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của công đoàn, nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn pháp luật lao động và luật công đoàn miễn phí cho đoàn viên, công nhân, viên chức lao động. Trang 10 [...]... Trang 12 đoàn, hội nghề, câu lạc bộ, tổ, nhóm tương trợ do công đoàn tập hợp hướng dẫn hoạt động - Xây dựng mô hình và nội dung, phương thức hoạt động cho từng loại hình CĐCS, nghiệp đoàn phù hợp với chế quản lý và hình thức sở hữu Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt công đoàn, Công đoàn bộ phận, Công đoàn sở và quản lý tốt đoàn viên - Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn cấp... gia công tác bảo vệ môi trường 4 Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển đoàn viên, coi nhiệm vụ phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế ngoài nhà nước là nhiệm vụ sống còn, là trách nhiệm của cả hệ thống tổ chức công đoàn toàn tỉnh - Đa dạng hoá hình thức tổ chức công đoàn, ... sát đoàn viên, tập trung công tác xây dựng CĐCS vững mạnh, làm tốt chức năng chỉ đạo, hướng dẫn và vai trò đại diện của tổ chức công đoàn - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn, đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, coi trọng tập huấn bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp hoạt động cho cán bộ công đoàn phù hợp với tình hình mới - Củng cố kiện toàn các ban chức năng LĐLĐ tỉnh, ... và các hướng dẫn Tổng liên đoàn Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết kịp thời tố cáo khiếu nại của đoàn viên - Tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản Công đoàn, nâng cao trách nhiệm các cấp công đoàn trong việc thu, chi kinh phí CĐ theo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả Mặt khác chấn chỉnh nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động các sở kinh tế của Công đoàn Trang 13 ... thức cho cán bộ, đoàn viên CNVCLĐ trong tỉnh về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa X - Tổ chức sâu rộng, hiệu quả cuộc vận đông “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ Tịch Hồ Chí Minh” trong CNVC-LĐ, đẩy mạnh việc tổ chức thực hiên cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức “ Trung thành sáng tạo,... hiện liên minh công – nông trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mục tiêu phong trào là chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn, vốn, giống cây con phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới - Tổ chức liên kết thi đua thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành công trình -... nước - Triển khai sâu rộng, hiệu quả cuộc vận động người cán bộ công chức “ Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” gắn với phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng Tham gia tốt việc thực hiện cải cách hành chính ở các quan quản lý nhà nước, gắn với phong trào thi đua cải tiến lề lối, phong cách thái độ làm việc của cán bộ công chức - Đẩy mạnh phong trào “ Liên kết phục vụ nông... tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh - Tổ chức sâu rộng hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong CNVC-LĐ, trọng tâm là phong trào thi đua “ Lao động giỏi, lao động sáng tạo” với mục tiêu: năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thi n đời sống của CNVC-LĐ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỷ thuật, cải tiến công tác, cải tiến mẫu mã, giữ vững thương hiệu sản phẩm, đảm bảo cạnh tranh... nghĩa vụ công dân và biết đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình - Tăng cường tuyên truyền trong CNVC-LĐ và người sử dụng lao động về vai trò vị trí, chức năng của công đoàn để họ tự nguyện gia nhập CĐ và tham gia xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh - Phát động và tổ chức sâu rộng phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu... nghề Tăng cường công tác tuyên truyền về giới, về gia đình, về chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNHHĐH Vận động nữ CNVC-LĐ thực hiện KHHGĐ, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình “Ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” 3 Tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong CNVC-LĐ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh - Tổ chức sâu rộng hiệu quả các . thư ký LHCĐ Tháng 7/1989 là mốc thời gian chia tỉnh Bình Trị Thi n thành 3 tỉnh: TT Huế, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình. LHCĐ tỉnh Thừa Thi n Huế do các. phố Huế. Hội nghị công bố quyết định số 16/QĐTC ngày 26/1/1976 của Ban thường Vụ Tỉnh ủy Thừa Thi n Huế về chỉ định ban chấp hành Liên Hiệp Công đoàn tỉnh

Ngày đăng: 17/09/2013, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan