1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hình thái học cây phế quản ở người Việt Nam

7 40 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 483,93 KB

Nội dung

Bài viết trình bày khảo sát kích thước, các dạng phân nhánh của các nhánh phế quản, giới hạn đến mức phế quản phân thùy. Phế quản chính phải to hơn và ngắn hơn phế quản chính trái. Sự phân nhánh của cây phế quản rất đa dạng, các bất thường cũng được ghi nhận với một tỷ lệ không nhỏ.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học HÌNH THÁI HỌC CÂY PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI VIỆT NAM  Phan Đỗ Thanh Trúc*, Võ Thành Nghĩa*, Lê Văn Cường*  TĨM TẮT  Đặt  vấn  đề: Sự hiểu biết về kích thước, các dạng phân nhánh, những bất thường của giải phẫu cây phế  quản là rất cần thiết trong thực hành lâm sàng, đặc biệt là trong phẫu thuật cắt phân thùy, hạ phân thùy phổi,  chẩn đốn hình ảnh, nội soi, …  Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát kích thước, các dạng phân nhánh của các nhánh phế quản, giới hạn đến mức  phế quản phân thùy.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mơ tả cắt ngang. Số liệu được thu thập trên những thi thể được  bảo quản tại bộ mơn Giải phẫu học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, từ 8/2011 đến 7/2013.  Kết  quả: 22 mẫu được thu thập (17 nam, 5 nữ) cho kết quả sau: Đường kính trung bình của phế quản  chính phải và trái lần lượt là 14,19 ± 2,14 mm và 12,45 ± 1,69 mm. Chiều dài trung bình của phế quản chính  phải và trái lần lượt là 20,41 ± 7,03 mm và 48,08 ± 4,47 mm. Ở phổi phải, các dạng phân nhánh của phế quản  thường gặp nhất là: S1, S2, S3 chiếm 31,82%; S7, (S8, S9+S10) chiếm 72,73%; S* tồn tại trong 77,27% các  trường hợp. Ở phổi trái: S1+S2, S3 chiếm 63,64%; S7+S8, S9+S10 chiếm 81,82%; S* tồn tại trong 81,82% các  trường hợp. Trong 22 mẫu được thu thập, chúng tơi cũng ghi nhận được 13,64% trường hợp phế quản – khí  quản.  Kết luận: Phế quản chính phải to hơn và ngắn hơn phế quản chính trái. Sự phân nhánh của cây phế quản  rất đa dạng, các bất thường cũng được ghi nhận với một tỷ lệ khơng nhỏ.  Từ khóa: cây phế quản.  ABSTRACT  MORPHOLOGY OF THE BRONCHIAL TREE IN VIETNAMESE PEOPLE  Phan Do Thanh Truc, Vo Thanh Nghia, Le Van Cuong  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 100 ‐ 106  Background: The knowledge of the dimensions of the bronchial branches is essential for the bronchoscopists  to choose the apropriate endoluminal stents length and diameter. And the knowledge of the normal patterns of the  bronchial  tree  and  also  its  abnormal  anatomy  would  provide  the  usful  information  to  the  clinical  medicine,  especially to pulmonary segmental resection, pulmonary lobe resection, bronchoscopy and radiology.  Aims: Describe the dimension (length and diameter) and the ramification of the bronchial branches, limite at  the segmental bronchus.  Materials and methods: Cross‐sectional study. We study on lungs preserved by formalin in department of  Anatomy of University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh city from August 2011 to July 2013.  Results: With 22 pairs of lungs (17 male, 5 female), we obtained the following results: mean diameters  of the right and left main bronchus are 14.19 ± 2.14 mm and 12.45 ± 1.69 mm; mean lengths of the right and  left main bronchus are 20.41 ± 7.03 mm and 48.08 ± 4.47 mm. At the right lung, the most frequent patterns  of the bronchial tree are: S1, S2, S3 occupies 31.82%, S7, (S8, S9+S10) occupies 72.73%, S* exist in 77.27%  of cases. At the left lung, the most frequent patterns of the bronchial tree are: S1+S2, S3 occupies 63.64%,  * Bộ mơn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: GS. TS. Lê Văn Cường    ĐT: 0903952772   Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu Email: giaiphauhoc@yahoo.com  101 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 S7+S8,  S9+S10  occupies  81.82%,  S*  exist  in  81.82%.  Among  these  22  specimens,  tracheal  bronchus  were  observed in 13.64% of cases.  Conclusion: The right main bronchus is wider and shorter than the left main bronchus. There is a variation  in the ramification of the bronchial tree and the abnormal patterns also occupy an important rate.  Key words: bronchial tree  ĐẶT VẤN ĐỀ  Giải phẫu cây phế quản đã được nghiên cứu  từ thế kỷ trước. Trước đây, có nhiều danh pháp  để gọi tên các nhánh phế quản phân thùy: theo  tên tác giả, theo vị trí tương ứng khác nhau, …  và  chúng  không  thống  nhất  với  nhau.  Năm  1943,  Jackson  và  Huber  (6)  đề  xuất  một  bảng  danh  pháp  gọi  tên  các  phân  thùy  phế  quản  nhằm thống nhất tên gọi giữa các nhà giải phẫu  học,  phẫu  thuật  viên,  bác  sĩ  nội  soi  phế  quản,  chẩn  đốn  hình  ảnh.  Từ  đó,  bảng  danh  pháp  Jackson  và  Huber  ngày  càng  được  nghiên  cứu  thêm  và  đề  xuất  các  tên  gọi  khác  cho  phù  hợp  hơn.  Hiện  nay,  danh  pháp  được  sử  dụng  phổ  biến trên toàn thế giới là danh pháp được đồng  thuận bởi hội đồng quốc tế Ad Hoc (1987).   Bảng 1: Danh pháp giải phẫu cây phế quản được  chấp thuận bởi hội đồng quốc tế Ad Hoc (1987)  Phải Trái S1: phân thùy đỉnh Phế quản S1+2: phân S2: phân thùy sau đơn vị thùy đỉnh-sau S3: phân thùy S3: phân thùy trước trước Thùy Phế quản S4: phân thùy lưỡi đơn vị lưỡi S5: phân thùy lưỡi S4: phân thùy bên S5: phân thùy S6: phân thùy đỉnh S6: phân thùy đỉnh S7: phân thùy đáy S7+8: phân thùy đáy trước giữa S9: phân thùy đáy bên S8: phân thùy đáy trước Thùy S10: phân thùy đáy sau S9: phân thùy đáy bên S10: phân thùy đáy sau Thùy Tuy  nhiên  sự  phân  chia  của  cây  khí  phế  quản  rất  đa  dạng,  mang  đặc  tính  riêng  của  từng cá thể. Bên cạnh các đa dạng đó, các nhà  nghiên  cứu  đã  ghi  nhận  nhiều  dạng  bất  102 thường như: phế quản khí quản, phế quản tim  phụ, phế quản bắc cầu, …  Do  đó,  sự  hiểu  biết  rõ  về  kích  thước  các  nhánh phế quản và sự phân nhánh của cây khí –  phế  quản  là  rất  cần  thiết  trong  thực  hành  lâm  sàng cũng như trong việc bổ sung vào hệ thống  số liệu về hình thái học của người Việt Nam, góp  phần  phục  vụ  cho  việc  giảng  dạy.  Đối  với  các  bác sĩ phẫu thuật, việc nắm rõ giải phẫu cây khí  –  phế  quản  và  các  dạng  bất  thường  có  thề  gặp  phải sẽ giúp họ rất nhiều trong việc xác định các  nhánh  phế  quản,  sự  tương  quan  vị  trí  giữa  chúng và có thể phẫu thuật cắt bỏ phân thùy bị  tổn  thương  thay  vì  cắt  tồn  bộ  thùy  phổi  giúp  bảo  tồn  nhiều  nhất  có  thể  nhu  mơ  phổi  bình  thường.  Đối  với  lĩnh  vực  chẩn  đốn  hình  ảnh,  việc hiểu biết này giúp các nhà lâm sàng định vị  được vị trí tổn thương, hay vị trí của dị vật phế  quản là ở thùy phổi nào, ở nhánh phế quản nào,  nhờ đó có thể cung cấp thơng tin cho các bác sĩ  can  thiệp  đúng  vào  vùng  tổn  thương  một  cách  tốt nhất, chính xác nhất. Ở Việt Nam, chúng tơi  chưa tìm thấy nghiên cứu nào cung cấp những  số liệu này một cách tổng qt, đó là động cơ để  chúng tơi tiến hành nghiên cứu về kích thước và  sự phân nhánh của cây phế quản của người Việt  Nam, giới hạn đến mức phế quản phân thùy.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Bằng phương pháp mơ tả cắt ngang, chúng  tơi tiến hành phẫu tích và thu thập số  liệu trên  các thi thể người Việt Nam được bảo quản tại bộ  mơn Giải phẫu học, Đại học Y Dược Thành phố  Hồ Chí Minh từ 8/2011 đến 7/2013.   Chúng  tôi  đưa  vào  nghiên  cứu  những  mẫu  phổi  của  những  thi  thể  người  Việt  Nam  từ  18  tuổi trở lên, khơng có u phổi, khơng u trung thất  hay  u  gan  xâm  lấn  vào  phổi,  không  tiền  căn  phẫu  thuật  lồng  ngực.  Mẫu  thỏa  tiêu  chuẩn  Chun Đề Ngoại Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  chọn vào được chúng tơi phẫu tích tỉ mỉ để bộc  lộ  cây  phế  quản,  giới  hạn  đến  mức  phế  quản  phân  thùy.  Chúng  tơi  loại  ra  khỏi  nghiên  cứu  những mẫu phổi khơng còn ngun vẹn sau khi  lấy ra khỏi lồng ngực hay các nhánh phế quản bị  đứt rách trong q trình phẫu tích.   Dữ  liệu  được  thu  thập  bao  gồm:  các  thơng  tin  cá  nhân  (họ  tên,  giới  tính,  tuổi,  mã  số  xác);  đường  kính  trong  tại  nơi  xuất  phát  của  các  nhánh  phế  quản  (số  thu  thập  là  a  =  ½  chu  vi,  đường  kính  trong  được  tính  =  2a  /  3,14);  chiều  dài của các nhánh phế quản (đo từ bờ trên vòng  sụn phế quản đầu tiên đến nơi phân nhánh của  nhánh phế quản đó). Đường kính trong và chiều  dài  được  tính  theo  đơn  vị  milimet  (mm);  quan  sát  và  ghi  nhận  dạng  phân  nhánh  hay  các  bất  thường trong sự phân nhánh của cây phế quản.  Các  số  liệu  được  nhập  vào  và  được  xử  lý  bằng phần mềm Microsoft Excel.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Trong 2 năm, chúng tôi đã thu thập được dữ  liệu trên 22 cặp phổi của 17 thi thể nam và 5 thi  thể  nữ  với  độ  tuổi  trung  bình  là  69  tuổi  (từ  49  đến 91 tuổi).  Kích  thước  của  phế  quản  chính  phải  và  phế quản chính trái  Chúng tơi ghi nhận kết quả như bảng 2. Phế  quản chính phải có đường kính lớn hơn và chiều  dài ngắn hơn phế quản chính trái.  Phế quản chính phải trực tiếp cho 2 nhánh phế  quản, 1 nhánh ở trên dẫn khí cho S1, 1 nhánh ở  dưới là thân chung dẫn khí cho S2+S3.  Dạng  S1+S3,  S2:  4,55%  (1/22  trường  hợp).  Phế quản chính phải trực tiếp cho 2 nhánh phế  quản, 1 nhánh ở trên là thân chung dẫn khí cho  S1+S3, 1 nhánh ở dưới dẫn khí cho S2.  Phế quản thùy trên phải chia 2 nhánh trong  68,18% các trường hợp, 31,82% chia 3 nhánh.  Phần  dưới  của  phế  quản  chính  phải  chia  2  trong 86,36% thành phế quản thùy giữa và phế  quản thùy dưới; 13,64% chia 3 nhánh từ trước ra  sau là phế quản thùy giữa, phế quản thùy dưới,  nhánh S6.   Phế quản thùy giữa chia 2 trong 95,45% các  trường hợp, 4,45% chia 3 nhánh.  Phế  quản  thùy  dưới  chia  nhánh  S6  và  thân  đáy chung trong tất cả các trường hợp, thân đáy  chung chia 2 nhánh trong tất cả các trường hợp.  Phân  thùy  dưới  đỉnh  (S*)  tồn  tại  trong  77,27%  trường  hợp,  có  thể  có  hơn  1  nhánh  S*  hiện diện trên cùng 1 mẫu phổi.  Bảng 3: Các dạng phân nhánh của cây phế quản phải  Phế quản thùy Chia Chia Phế quản thùy Chia Bảng 2: Kích thước của hai phế quản chính  PQ phải PQ trái 14,19 ± 4,28 12,45 ± 3,38 Đường kính trung bình (mm) Đường kính max (mm) 19,46 Đường kính (mm) 9,93 Chiều dài trung bình (mm) 20,41 ± 14,06 Chiều dài max (mm) Chiều dài (mm) 33,25 5,51 16,23 9,53 48,08 ± 8,94 56,84 40,92 Nghiên cứu Y học Phế quản thùy Dạng Phế quản phân thùy đỉnh Vị trí xuất phát S1+S2, S3 S1, S2+S3 S1+S3, S2 S1, S2, S3 S4, S5 – bên S4, S5 – Chia S7, (S8, S9+S10) S7, (S8, S9, S10) S7, (S10, S8 + S9) S8, (S7, S9+S10) S8, (S7, S9, S10) S9+S10 S9 S10 Thân đáy chung S8+S9+S10 22,73% 18,18% 13,64% 31,82% 86,36% 9,09% 4,55% 72,72% 9,09% 9,09% 4,55% 4,55% 36,36% 36,36% 31,82% 4,55% 4,55% Sự  phân  nhánh  của  cây  phế  quản  ở  phổi  phải  Sự  phân  nhánh  của  cây  phế  quản  ở  phổi  trái  Chúng tơi ghi nhận 13,64% “phế quản – khí  quản”. Trong đó có 2 dạng:  Phế quản chính trái chia 2 nhánh trong tất cả  các trường hợp: phế quản thùy trên và phế quản  thùy dưới.  Dạng  S1,  S1+S3:  9,09%  (2/22  trường  hợp).  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu 103 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Phế  quản  thùy  trên  trái  chia  2  nhánh  trong  95,45% các trường hợp thành: phế quản  đơn  vị  trên  và  phế  quản  thùy  lưỡi;  4,55%  phế  quản  thùy trên chia 3 nhánh: phế quản đơn vị trên, S4,  S5.  Phế  quản  đơn  vị  trên  chia  2  trong  81,82%,  chia 3 trong 18,18% các trường hợp.  Phế quản thùy lưỡi chia 2 nhánh trong tất cả  các trường hợp.  Phế quản thùy dưới chia 2 nhánh S6 và thân  đáy chung trong tất cả các trường hợp. Thân đáy  chung  chia  2  trong  81,81%,  chia  3  trong  18,19%  các trường hợp.  Phân  thùy  dưới  đỉnh  (S*)  tồn  tại  trong  81,82%  trường  hợp,  có  thể  có  hơn  1  nhánh  S*  hiện diện trên cùng 1 mẫu phổi.  Bảng 4: Các dạng phân nhánh của cây phế quản trái  Chia Phế quản đơn vị Chia Phế quản thùy lưỡi Chia Phế quản thùy Phế quản phân thùy đỉnh Dạng Vị trí xuất phát S1+S2, S3 S1, S2+S3 S1+S3, S2 S1, S2, S3 S4, S5 – S4, S5 – bên S7+S8, S9+S10 S7+S8, S9+S10+S* S7+S8, S9, S10 S8, S9, S10 S9+S10 S10 S9 Phế quản thùy S7+S8 63,64% 4,54% 13,64 18,18% 95,45% 4,55% 77,27% 4,55% 13,64% 4,55% 40,91% 31,82% 22,73% 4,55% 4,55% BÀN LUẬN  Kích thước của 2 phế quản chính  Các nghiên cứu về kích thước của phế quản  chính  được  thực  hiện  dựa  trên  nhiều  phương  tiện: XQ ngực thẳng, CT Scan, nội soi phế quản,  phẫu tích trên thi thể. Chúng tơi nghiên cứu trên  thi  thể,  có  thể  tiếp  cận  và  đo  đạc  trực  tiếp  kích  thước  của  phế  quản,  bổ  sung  số  liệu  ở  người  104 Việt  Nam  về  đường  kính  và  chiều  dài  của  phế  quản chính, điều này rất có ích trong lâm sàng,  đặc biệt ở lĩnh vực  nội  soi  và  chọn  lựa  ống  nội  phế  quản  thích  hợp(2,11).  Kích  thước  phế  quản  chính của người Việt Nam trong nghiên cứu của  chúng tơi hầu như nhỏ hơn kết quả của các tác  giả khác nghiên cứu trên người phương Tây với  kích  thước  cơ  thể  cao  to  hơn  người  Việt  Nam.  Điều này có thể được lý giải bởi kích thước của  phế  quản  thay  đổi,  chịu  ảnh  hưởng  của  nhiều  yếu tố như tuổi, giới, chiều cao(2,3,4,11).   Bảng 5: Đường kính (ĐK) của phế quản chính theo  các nghiên cứu  Barry JA (1966) Otoch JP (2013) Chúng (2013) 18 15 14,19 16 14 12,45 ĐK phế quản phải (mm) ĐK phế quản trái (mm) Bảng 6: Chiều dài (CD) của phế quản chính theo các  nghiên cứu  Richard S Snell Chunder R Chúng tơi (2003) (2010) (2013) CD PQ phải(mm) CD PQ trái (mm) 25 25 20,41 45 55 48,08 Sự  phân  nhánh  của  cây  phế  quản  ở  phổi  phải  Chúng tơi ghi nhận hơn 13,64% trường hợp  “phế  quản  –  khí  quản”.  Đây  là  một  dạng  bất  thường.  “Phế  quản  –  khí  quản”  là  nhánh  phế  quản xuất phát từ khí quản hay phế quản chính  và  trực  tiếp  đến  dẫn  khí  cho  thùy  trên(10).  Các  trường  hợp  chúng  tôi  ghi  nhận  đều  là  dạng  nhánh  phế  quản  xuất  phát  từ  phế  quản  chính  phải  và  trực  tiếp  đến  dẫn  khí  cho  1  phân  thùy  nào  đó  của  thùy  trên  phải,  thay  thế  cho  phế  quản  phân  thùy  bình  thường  xuất  phát  từ  phế  quản thùy trên. Tỷ lệ “phế  quản  –  khí  quản”  ở  bên  phải  của  chúng  tơi  là  13,64%.  Tỷ  lệ  này  là  khá cao so với y văn., trong đó tỷ lệ “phế quản –  khí quản” gặp ở bên phải là 0,1 – 2%(5,10). Ghaye  et al. (2001) ghi nhận 35/17500 trường hợp “phế  quản – khí quản” ở tất cả các dạng, ở bên trái và  phải. Nếu chỉ tính riêng dạng xuất phát từ  phế  Chuyên Đề Ngoại Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  quản chính  phải  và  dẫn  khí  cho  thùy  trên  phải  thì tỷ lệ là 0,06%.  Các trường hợp còn lại, phế quản chính phải  chia  2  nhánh  là  phế  quản  thùy  trên  và  phần  dưới phế quản chính phải.   Phế  quản  thùy  trên  chia  nhánh  để  dẫn  khí  cho thùy trên. Dạng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  dạng  nhánh  phế  quản này chia 3 nhánh: S1, S2, S3. Điều này cũng  giống như các nghiên cứu của các tác giả khác.  Tuy  nhiên  trường  hợp  chia  2  nhánh  với  sự  đa  dạng phân nhánh chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ. Kilic  C  (2010)  ghi  nhận  13,33%  phế  quản  thùy  trên  phải  chia  4  nhánh  cùng  lúc,  con  số  này  của  Beder  S  (2008)  là  4,2%.  Chúng  tôi  không  ghi  nhận được trường hợp này.  Bảng 7: Tỷ lệ các dạng phân nhánh của phế quản  thùy trên phải theo các tác giả  S1, S2, S1+S2, S3 S1+S3, S2 S1, S2+S3 S3 Nagaishi 40% (1972) Ghaye et al 30% (2001) Koshino T 44,8% (2002) Kilic C (2010) 86,6% Vaz Rodrigues 87,3% (2011) Chúng 31,82% (2013) 14% 24% 10% 26% 16% 6% 39,7% 12,4% - - - 6,6% 2,8% 3,3% 18,18% 22,73% 13,64% Phần  dưới  của  phế  quản  chính  phải  chia  2  nhánh  thành  phế  quản  thùy  giữa  và  phế  quản  thùy  dưới  trong  đa  số  các  trường  hợp,  13,64%  chia  3  nhánh  từ  trước  ra  sau  là  phế  quản  thùy  giữa, phế quản thùy dưới, nhánh S6. Chúng tơi  chưa tìm thấy trường hợp này trong y văn.  Phế  quản  thùy  giữa  phải  chia  2  nhánh  phế  quản thùy bên và phế quản thùy giữa trong  đại đa số các trường hợp, điều này tương tự  y văn. Tuy nhiên có 4,46% (1/22 trường hợp)  nhánh  này  chia  3,  trường  hợp  này  cũng  ít  được ghi nhận trong y văn.  Phế quản thùy dưới chia 2 nhánh: S6 và thân  đáy chung trong tất cả các trường hợp. Thân đáy  chung  phân  nhánh  rất  đa  dạng  để  dẫn  khí  cho  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu Nghiên cứu Y học các  phân  thùy  đáy  của  thùy  dưới.  Trong  đó  dạng  phổ  biến  nhất  là  dạng  S7,  (S8,  S9+S10)  –  thân  đáy  chung  chia  2  nhánh:  S7  và  1  thân  chung.  Thân  chung  này  chia  2  nhánh:  S8  và  1  thân  chung  của  S9+S10.  Đây  cũng  là  dạng  thường  gặp  nhất  trong  các  nghiên  cứu  của  các  tác  giả  khác.  Nhưng  chúng  ta  cần  biết  có  rất  nhiều sự đa dạng trong sự phân nhánh của thân  đáy chung.  Sự  phân  nhánh  của  cây  phế  quản  ở  phổi  trái  Bình  thường  phế  quản  thùy  trên  trái  chia  2  nhánh.  Chúng  tôi  ghi  nhận  4,55%  trường  hợp  phế quản thùy trên trái chia 3. Về việc chia 3 của  phế  quản  thùy  trên  trái,  các  nghiên  cứu  khác  cũng  ghi  nhận  trường  hợp  này,  nhưng  với  những  tỷ  lệ  khác  nhau  và  vùng  dẫn  khí  khác  nhau.  Bảng 8: Phế quản thùy trên trái chia 3 nhánh và  vùng dẫn khí của chúng.  Ghaye et Zhao X Vaz Chúng tơi al (2009) Rodrigues (2013) (2001) (2011) Tỷ lệ (%) 17% 0,46% 1,7% 4,46% S1+S2, S3, PQ đơn vị Vùng dẫn S1+S3, S2, PQ thùy lưỡi trên, S4, S5 khí PQ thùy lưỡi Sự  phân  nhánh  của  phế  quản  đơn  vị  trên  cũng đa dạng. Trong đó dạng thường gặp nhất  là S1+S2, S3. Kết luận này cũng tương tự các tác  giả khác. Chúng tơi cũng ghi nhận 1 dạng chưa  tìm  thấy  tài  liệu  nào  mơ  tả  trong  y  văn,  đó  là  dạng S1, S2+S3.  Bảng 9: Tỷ lệ các dạng phân nhánh của phế quản  đơn vị trên  Zhao X (2009) S1, S2, S3 23% Kilic C (2010) 40% Vaz Rodrigues 2,2% (2011) Chúng (2013) 18,18% S1 + S2, S1 + S3, S1, S2 + S3 S2 S3 64% 10% 60% 84,5% - - 63,64% 13,64% 4,55% Sự phân nhánh của phế quản thùy dưới trái  rất  đa  dạng,  dạng  thường  gặp  nhất  theo  các  nghiên cứu của các tác giả cũng như theo nghiên  cứu của chúng tôi là dạng S7+S8, S9+S10.   105 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Bảng 10: Sự phân nhánh của phế quản thùy dưới trái  Ghaye et al Zhao X (2009) Kilic C (2010) (2001) S7+S8, S9+S10 Khơng có S7 Dạng S8+S9, S10 Dạng S8, S9, S10 S8+S9, S10 S7+S8, S9, S10 S7 tách từ S8 S7 tách từ thân đáy chung - 76% 10% 14% - KẾT LUẬN  Sau khi nghiên cứu trên 22 cặp phổi của thi  thể  người  Việt  Nam,  chúng  tơi  nhận  thấy  phế  quản  chính  phải  to  hơn  và  ngắn  hơn  phế  quản  chính  trái.  Kích  thước  của  các  nhánh  phế  quản  khác và các dạng phân nhánh thường gặp được  chúng tơi sơ đồ hóa như hình 1 và 2.  Có 1 sự đa dạng rất lớn trong sự phân nhánh  của cây phế quản. Trong đó, ở phổi phải, dạng  thường  gặp  nhất  là  phế  quản  thùy  trên  chia  2  nhánh,  phế  quản  thùy  giữa  chia  2  nhánh,  và  dạng  S7,  (S8,  S9+S10)  của  thân  đáy  chung.  Ở  phổi  phải,  dạng  thường  gặp  nhất  là  phế  quản  75% - 53,33% 6,6% 26,66% 13,33% - 18% - Vaz Rodrigues (2011) 88,4% 2,8% 2,76% Chúng (2013) 77,27% 4,55% 13,64% - thùy  trên  chia  2,  phế  quản  đơn  vị  trên  chia  2,  phế quản thùy lưỡi chia 2 và dạng S7+S8, S9+S10  của  thân  đáy  chung.  Tuy  nhiên,  các  dạng  khác  cũng chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ.  Với  kết  quả  của  nghiên  cứu  này,  chúng  tơi  hy  vọng  có  thể  góp  phần  bổ  sung  số  liệu  vào  hình  thái  học  của  cây  phế  quản  ở  người  Việt  Nam. Và chúng tơi mong rằng các nhà lâm sàng  có thể dựa trên sơ đồ về kích thước và các dạng  phân nhánh của cây phế quản của chúng tơi để  làm  việc  tốt,  nhất  là  trong  lĩnh  vực  nội  soi  phế  quản, phẫu thuật phổi và hình ảnh học.      Hình 1: Sơ đồ phế quản chính phải  106 Chun Đề Ngoại Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học   Hình 2: Sơ đồ phế quản chính trái  TÀI LIỆU THAM KHẢO  Alexopoulos  C,  Larsson  SG,  Lindholm  CE,  (1983),  “Anatomical  shape  of  the  airway”,  Acta  Anaesthesiol  Scand,  27:185‐192  Breatnach  E,  Abbott  GC,  Fraser  RG.  Dimensions  of  the  normal  human  trachea.  AJR  Am  J  Roentgenol  1984;142:903‐ 906.  Butz RO Jr, (1968),” Length and cross‐section growth patterns  in the human Trachea”, Pediatrics, 42:336‐341.  Campbell AH, Liddelow AG, (1967),” Significant variations in  the  shape  of  the  trachea  and  large  bronchi”,  Med  J  Aust,  1,  1017‐1020.  Ghaye  B,  Szapiro  D,  Fanchamps  J,  Dondelinger  RF,  (2001),  “Congenital bronchial abnormalities revisited”, Radiographics,  21(1), pp.105‐119.  Jackson Cl, Huber JF, (1943), “Correlated applied anatomy of  the bronchial tree and lungs with a system of nomenclature”,  Disease of chest, 9(1), pp.319‐326  Keslar  P,  Newman  B,  Oh  KS,  (1991),  “Radiographic  manifestations  of  anomalies  of  the  lung”,  Radiol  Clin  North  Am, 29(1), pp. 255‐270.  McLaughlin FJ, Strieder DJ, Harris GB, Vawter GP, Eraklis AJ,  (1985),  “Tracheal  bronchus:  Association  with  respiratory  morbidity in childhood”, J Pediatr, 106(1), pp. 751‐755.    Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu 10 11 12 13 Nguyễn Quang Quyền (2006), Bài giảng giải phẫu học, tập 2, tái  bản lần thứ 11, nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh,  tr. 60 – 72.   Remy J, Smith M, Marache PH, Nuyts JP, (1977), “La bronche  “traachéale”  gauche  pathogène”,  J  Radiol  Electrol,  58(1),  pp.  621‐630.  Robinson CL, Muller NL, Essery C. Clinical significance and  measurement of the length of the right main bronchus. Can J  Surg 1989;32:27‐28  Will  C.  Sealy,  Samuel  R.  Connally,  Martin  L.  Dalton,  (1993),  “Naming  the  bronchopulmonary  segments  and  the  development  of  pulmonary  surgery”,  The  Annals  of  thoracic  surgery, 55, pp. 184‐188.  Wu JW, White CS, Meyer C, Haramati LB, Mason AC, (1998),  “Variant  bronchial  anatomy:  CT  appearance  and  classification, AJR Am J Roentgeneol, 172(1), pp. 741‐744.    Ngày nhận bài báo: 07/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo 12/11/2013  Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014  107 ... phân  nhánh  của  cây phế quản ở phổi  phải  Sự  phân  nhánh  của  cây phế quản ở phổi  trái  Chúng tơi ghi nhận 13,64%  phế quản – khí  quản . Trong đó có 2 dạng:  Phế quản chính trái chia 2 nhánh trong tất cả ... liệu  vào  hình thái học của  cây phế quản ở người Việt Nam.  Và chúng tơi mong rằng các nhà lâm sàng  có thể dựa trên sơ đồ về kích thước và các dạng  phân nhánh của cây phế quản của chúng tôi để ... nhánh  của  cây phế quản ở phổi  phải  Chúng tôi ghi nhận hơn 13,64% trường hợp  phế quản –  khí  quản .  Đây  là  một  dạng  bất  thường.  Phế quản –  khí  quản   là  nhánh  phế quản xuất phát từ khí quản hay phế quản chính 

Ngày đăng: 14/01/2020, 23:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w