1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi lý + Công nghệ 8 HKI 2008-2009

17 544 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 169,5 KB

Nội dung

Câu 2: - Bàn vẽ chi tiết mô tả chi tiết máy và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy gồm các hình chiếu, hình cắt, các kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của khung tên.. - Ý ngh

Trang 1

Trường THCS Mỹ Hiệp KỲ THI HKI Năm học : 2008 -2009 Lớp 8A …… MÔN : CÔNG NGHỆ Đề 1

( Không kể thời gian phát đề)

Điểm Điểm bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị

Câu 1: Các khối tròn xoay có tên gọi là gì? Chúng được tạo thành như thế nào?(2đ)

Câu 2 : Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? (2đ)

Câu 3: Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?(2đ)

Câu 4 :Khi sử dụng và sữa chửa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện là gì?(2đ)

Câu 5 : Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng Tính tỉ số truyền i cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?(2đ)

BÀI LÀM

Trang 2

ĐÁP ÁN.

Câu 1:

- Hình trụ: khi quay 1 hình chữ nhật 1 vòng quanh 1 cạnh cố định ta được hình trụ

- Hình nón: Khi quay 1 tam giác vuông cố định ta được hình nón

- Hình cầu: Khi quay 1 nửa hình nón 1 vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu

Câu 2:

- Bàn vẽ chi tiết mô tả chi tiết máy và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy gồm các hình chiếu, hình cắt, các kích thước, các yêu cầu kĩ thuật của khung tên

- Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết

Câu 3:

- Vật liệu cơ khí có 4 tính chất: lý tính, hóa tính, cơ tính và tính công nghệ

- Ý nghĩa của tính công nghệ: Dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lý, đãm bảo năng suất và chất lượng

Câu 4:

- Cách điện dây dẫn điện

- Kiểm tra cách điện đồ dùng điện

- Nối đất thiết bị đồ dùng điện

- Không vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện và trạm biến áp

Câu 5:

i = n n12 = z z21 = 2050 = 2,5

như vậy trục của líp sẽ quay nhanh hơn trục của đĩa 2,5 lần

Trang 3

Trường THCS Mỹ Hiệp KỲ THI HKI Năm học: 2008 - 2009 Lớp 8A ……… MÔN : CÔNG NGHỆ , Đề 2

( Không kể thời gian phát đề)

Điểm Điểm bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị

Câu 1 : (2đ)

Thế nào là bản vẽ kĩ thuật?

Câu 2: (2đ)

Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào?

Câu 3 : (2đ)

Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống?

Câu 4: (2đ)

Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?

Câu 5: (2đ)

Chức năng của nhà máy điện là gì? Chức năng của đường dây dẫn điện là gì?

BÀI LÀM

Trang 4

Trang 5

ĐÁP ÁN

Câu 1 :

Bản vẽ kỉ thuật ( bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và kí hiệu theo các qui tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ

Câu 2:

Quy ước vẽ ren trục và ren lổ khác nhau ở vị trí nét liền đậm đỉnh ren và nét liền mảnh chân ren

- Đối với ren trục, nét liền đậm đỉnh ren ở phía ngoài nét liền mảnh chân ren, ngược lại đối với ren lổ nét liền đậm đỉnh ren ở phía trong nét liền mảnh chân ren

Câu 3:

- Tạo ra máy thay lao động thủ công để nâng cao năng suất lao động

- Giải phóng sức lao động cơ bắp cho con người khiến lao động trở nên nhẹ nhàng thú vị hơn

- Mở rộng tầm nhìn giúp con người chinh phục thiên nhiên

Câu 4 :

Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có nhiệm vụ nhất định trong máy chúng gồm: chi tiết máy có công dụng chung và chi tiết máy có công dụng riêng

Câu 5 :

- Chức năng của nhà máy điện là biến đổi các dạng năng lượng như: nhiệt năng, thủy năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời…… thành điện năng

- Chức năng của đường dây dẫn điện là truyền tải điện năng

Trang 6

Trường THCS Mỹ Hiệp KỲ THI HỌC KÌ I Năm học 2008 - 2009

Lớp 9A ……… MÔN : VẬT LÝ ( Khối 9 )

Điểm Điểm bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị

I/ Lý thuyết:

Câu 1 : Phát biểu và viết biểu thức của định luật Oâm? Nêu tên đơn vị của các đại lượng trong công thức? (2đ)

Câu 2 : Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào? Phát biểu quy tắc bàn tay trái? (2đ)

Câu 3 : Điện trở suất của 1 vật liệu (hay 1 chất) là gì ? Nói điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8

Ω.m điều đó có nghĩa gì?(2đ)

II/ Bài tập:

Bài 1 : (2đ) Đặt 1 hiệu điện thế U vào 2 đầu đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 6Ω, R2 = 12 Ω

mắc song song với nhau thì dòng điện trong mạch chính có cường độ I = 1.5 A

a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này

b/ Tính cường độ dòng điện I1 của dòng điện chạy qua điện trở R1

Bài 2: (2đ) Một ấm điện loại 220V-1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nóng nước

a/ Tính cường độ chạy qua ấm khi đó

b/ Thời gian dùng ấm để đun mỗi ngày là 15 phút Hỏi trong 30 ngày phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Cho rằng giá tiền điện là 700đ/ kW.h

BÀI LÀM

Trang 7

Trang 8

ĐÁP ÁN.

I/ Lý thuyết:

Câu 1 : * định luật Oâm : Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế

đặt vào 2 đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.(1,0đ)

* Hệ thức: I = U R

* trong đó: I : cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ( A)

U : hiệu điện thế giữa 2 dâu dây (V)

R : điện trờ của dây ( Ω) (1,0đ)

Câu 2 : Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều

của đường sức từ (1đ)

* Qui tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choải ra 900 chỉ chiều của lực điện từ (1đ)

Câu 3 : Điện trở suất của 1 vật liệu ( hay 1 chất) có trị số bằng điện trở của 1 đoạn dây dẫn

hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện 1m2 (1đ)

* có nghĩa là : một đoạn dây dẫn bằng nhôm chiều dài 1m tiết diện 1 m2 sẽ có điện trở là 2,8.10-8 Ω (1,0đ)

II/ Bài tập:

1/ Tóm tắt ( 0,5đ)

R1 = 6 Ω

R2 = 12Ω

I = 1.5 A

a Rtđ = ?

b I1 = ?

Giải

a/ Điện trở tương đương của mạch:

Rtđ = R R11+.R R22 = 66+.1212= 4 Ω (0,5đ) b/ Hiệu điện thế giửa 2 đầu đoan mạch

U = I R = 1,5 4 = 6 V (0,5đ) Cường độ dòng điện qua R1

I1 = U R11= R U1=66 = 1 A (0,5đ)

2/ Tóm tắt (0,5đ)

U = 220V

P = 1100W

a/ I = ?

b/ t = 15 phút = 900s

T30 =? 1kWh = 700 đ

Giải

a/ Cường độ dòng điện chạy qua ấm

Ta có P = U.I ⇒ I =

U

P

= 1100220 = 5 A (0,5đ) b/ Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày

A30 = 30.P.t = 30.1100.900 = 29700000 J = 8,25 kW.h (0,5đ) Tiền điện phải trả

T = 8,25 700 = 5775 đồng (0,5đ)

Trang 9

Trường THCS Mỹ Hiệp KỲ THI HỌC KÌ I Năm học 2008 - 2009

Lớp 9A ……… MÔN : VẬT LÝ ( Khối 9 )

Điểm Điểm bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị

I/ Lý thuyết:

Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-len xơ Nêu tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức? (2đ)

Câu 2 : Nêu cấu tạo của nam châm điện? Có thể làm tăng lực từ tác dụng lên vật bằng cách nào?(2đ)

Câu 3: Trên bóng đèn có ghi 220V-60W điều đó có nghĩa gì? Phát biểu và viết công thức tính công suất điện ? Nêu tên đơn vị các đại lượng trong công thức? (2đ)

II/ Bài tập:

Bài 1: (2đ) Dây điện trở của 1 bếp điện làm bằng nicrom có điện trở suất là 1.1.10-6 Ω.m chiều dài 1.5m tiết điện 0,025.10-6 m2

a Tính điện trở của dây

b Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V Hãy tính công suất của bếp điện

Bài 2 : (2đ) Có 3 điện trở R1 = 6Ω, R2 = 12Ω và R3 = 16Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 2,4V

a/ Tính điện trở tương đương của mạch song song này

b/ Tính cường độ dòng điện I của dòng điện chạy qua mạch chính

BÀI LÀM

Trang 10

Trang 11

ĐÁP ÁN I/ Lý thuyết:

Câu 1 :* Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua

*Hệ thức : Q = I2.R.t (1đ)

* Trong đó: Q : nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn ( J )

I : cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ( A )

R : Điện trở của dây dẫn ( Ω)

t : thời gian dòng điện chạy qua ( s ) (1,0đ)

Câu 2 : * Cấu tạo của nam châm điện gồm cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua (1,0đ)

* Có thể là tăng lực từ tác dụng lên vật bằng cách tăng số vòng dây của nam châm điện hoặc tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây (1,0đ)

Câu 3 : 220V là hiệu điện thế định mức, 60W là công suất định mức Điều đó có nghĩa là khi bóng đèn được sử dụng ở hiệu điện thế đúng bằng 220V thì sẽ tiêu thụ 1 công suất đúng bằng 60W (1,0đ)

* Công suất điện của 1 đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó

* Hệ thức : P = U.I

*Trong đó : P : công suất ( W)

U : hiệu điện thế giửa 2 đầu đoan mạch ( V )

I : cường độ dòng điện chạy trong mạch ( A) (1,0đ)

II/ Bài tập:

1/ Tóm tắt (0,5đ)

ρ = 1,1 10-6 Ω.m

l = 1,5 m

S = 0,025 10-6 m2

a/ R = ?

b/ U = 220V P = ?

Giải

a/ Điện trở của dây

R = ρ S l = 1,1 10-6 1,5 / 0,025 10-6 = 66 Ω (1,0đ) b/ Công suất của dây

P = U2 / R = 2202 / 66 = 733,3 W (0,5đ)

2/ Tóm tắt (0,5đ)

R1 = 6Ω

R2 =12Ω

R3 = 16Ω

U = 2,4V

a/ Rtđ =?

b/ I = ?

Giải

a/ Điện trở tương đương của đoạn mạch

Rtđ = R1R2R+1R.R1R23.R+3R2R3= 6.12+66.12.16.16+12.16 = 3,2Ω

(1,0đ) b/ Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính

I = U / Rtđ =32,,24 = 0,75 A (0,5đ)

Trang 12

Trường THCS Mỹ Hiệp KỲ THI HỌC KÌ I Năm học : 2008 - 2009 Lớp 8A ……… MÔN : VẬT LY Ù(Khối 8 )

Điểm Điểm bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị

Câu 1: Chuyển động đều và chuyển động không đều là gì? (2đ)

Câu 2 : Hai lực cân bằng là gì ? nêu ví dụ? (2đ)

Câu 3 : Phát biểu định luật về công ? (2đ)

Câu 4: Một người đi xe đạp xuống dốc dài 120m hết 30 s Khi hết dốc xe đi tiếp quãng đường nằm ngang dài 60m trong 20 s rồi dừng lại Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi quãng đường và trên cả 2 quãng đường? (2đ)

Câu 5 : Một người đứng trên sàn nhà tác dụng 1 lực lên mặt sàn là 600 N, diện tích tiếp xúc của 2 bàn chân là 0,03 cm2 Tính áp suất của người đó lên mặt sàn? (2đ)

BÀI LÀM

Trang 13

Trang 14

ĐÁP ÁN

Câu 1 : * Đúng chuyển động đều (1đ)

*Đúng chuyển động không đều (1đ)

Câu 2 : *Đúng hai lực cân bằng ( 1,5đ)

*Đúng ví dụ ( 0,5đ)

Câu 3 : *Đúng phát biểu định luật (2đ)

Câu 4 :

Tóm tắt (0,5đ)

S1 = 120m

S2 = 60m

t1 = 30s

t2 = 20s

vtb1?vtb2?vtb?

Giải

- Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc

Vtb1 = S t11 = 12030 = 4 m/s (0,5đ)

- Vận tốc trung bình quãng đường ngang

Vtb2 = S t22 =2060 = 3 m/s (0,5đ)

- Vận tốc trung bình cả 2 quãng đường

Vtb = S t11++t S22= 12030++2060= 3,6 m/s (0,5đ) Đáp số: 4m/s ; 3m/s ; 3,6m/s

Câu 5 :

Tóm tắt

F = 600N

S = 0,03 cm2

P = ?

Giải

Aùp suất của người đó lên mặt sàn là:

P = F S = 0600,03 = 20000 N/ cm2 (1,0đ)

P = 200000000 N / m2 (1,0đ) Đáp số: 200000000 N /m2

Trang 15

Trường THCS Mỹ Hiệp KỲ THI HỌC KÌ I Năm học : 2008 - 2009 Lớp 8A …… MÔN : VẬT LY Ù(Khối 8 )

Điểm Điểm bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị

Câu 1 : Nêu cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực ? (2đ)

Câu 2 : Nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển ? (2đ)

Câu 3: Phát biểu định luật về công? (2đ)

Câu 4 : Một xe tăng có trọng lượng 340000 N Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,7 m2 (2đ)

Câu 5: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 600 N Trong thời gian 300s, công thực hiện 360000 J Tính vận tốc chuyển động cũa xe

BÀI LÀM

Trang 16

Trang 17

ĐÁP ÁN

Câu 1: *Đúng cách biểu diễn (1,5đ)

*Đúng kí hiệu ( 0,5đ)

Câu 2 : *Nêu đúng (2đ)

Câu 3 : *Phát biểu đúng (2đ)

Câu 4:

Tóm tắt (0,5đ)

P = F = 340000 N

S = 1,7 m2

P = ?

Giải

Aùp suất của xe tăng lên mặt đường

P = F S = 3400001,7 = 200000 N / m2 (1,5đ) Đáp số : 200000 N / m2

Câu 5:

Tóm tắt (0,5đ)

F = 600 N

t = 300s

A = 360000 J

v = ?

Giải

Quãng đường đi được do lực kéo xe của ngựa là

A = F.S ⇒ S =

F

A

= 360000600 = 600 m (1,0đ) Vận tốc chuyển động của xe

V = S t = 300600 = 2 m/s (0,5đ) Đáp số : 2 m/s

Ngày đăng: 17/09/2013, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w