1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de thi mon cong nghe 8 hk1

10 468 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 267,7 KB

Nội dung

Đề tài: Giọt nước mắt con chim non (Cảm nhận về đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng) TÊN ĐỀ TÀI: GIỌT NƯỚC MẮT CON CHIM NON Cảm nhận về đoạn trích “Trong lòng mẹ”(Nguyên Hồng) DÀN Ý BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC I.Đặt vấn đề: Nhắc đến Nguyên Hồng là nhắc đến “một cây bút giàu chất trữ tình” trong nền văn học của Việt Nam. Ông thường viết về những người phụ nữ và trẻ em chịu nhiều đau khổ, bất hạnh, điển hình qua các tác phẩm: “Những ngày thơ ấu”, “Bỉ vỏ”, “Cửa biển”, “Những ngày ấu thơ” là một hồi kí trung thực cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của ông và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1954. Trong đó, đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tác phẩm đã thể hiện tập trung nhất những đặc trưng tiêu biểu của chủ nghĩa nhân đạo trong bài. Nhân vật chính của đoạn trích này là bé Hồng. Bé Hồng bị đặt trong tình huống hết sức tội nghiệp: bố mất, mẹ phải đi bước nữa và bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy, bé Hồng phải sống nhờ vào họ hàng và bị hắt hủi, soi mói tàn nhẫn. Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ vì vậy ta có thể hiểu vì sao em vô cùng sung sướng khi được gặp mẹ trở về, được ở trong vòng tay âu yếm, chở che của mẹ. (Cảm nhận về đoạn trích “Trong lòng mẹ” - Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) II. Giải quyết vấn đề: 1.Luận điểm 1: Vị đắng của tuổi thiếu thời 2.Luận điểm 2 : Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa (Chế Lan Viên) III. Kết thúc vấn đề: Tình yêu thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Tình yêu ấy đã cho cậu bé một cái nhìn sắc bén về thế giới, về sự việc ngoài đời. Tình yêu thương mẹ đã làm cho cậu bé nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là con người xấu xa, những cổ tục cần tránh. Tình mẫu tử ấy đã mở ra cho ta một thế giới tâm hồn phong phú, lấp lánh ánh sáng nhân đạo, lấp lánh những tấm tình của con người hiếu thuận. Đoạn trích dù ngắn nhưng dung chứa một tình yêu vô bờ bến dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Có một điều quan trọng hơn nữa, đó là “cây bút giàu chất trữ tình” đã cho người đọc những giây phút suy ngẫm về tình mẫu tử vô bờ bến: “tình mẹ là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kì, là nguồn an ủi và che chở giúp cho bao đứa trẻ vượt lên bao đắng cay, tủi nhục và bất hạnh.” Đề tài: giọt nước mắt con chim non (Cảm nhận về đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng) GIỌT NƯỚC MẮT CON CHIM NON Cảm nhận về đoạn trích “Tronng lòng mẹ” (Nguyên Hồng) Trong bài thơ “Trái tim người mẹ”, nhà thơ Vũ Minh, nhà thơ lão thành cách mạng của Hội An đã dệt những ngôn từ thành những lời thơ êm dịu mềm mại tha thiết: “Có họa sĩ nào giỏi vẽ truyền thần Hãy vẽ giùm trái tim người mẹ Ấp ủ tình thương từ thưở ta còn bé? Hỡi người họa sĩ! Có thể vẽ được Trường Giang với tay ôm Cửa Đại, Đàn yến bay trong sóng biển chập chùng Nhưng có thể nào vẽ được trái tim người mẹ- Trái tim người mẹ quê hương. Đẹp vậy thay trái tim người mẹ, tình yêu thương không bến không bờ! Vậy nên, họa sĩ đến mấy tài hoa cũng không đủ sắc màu giấy bút để vẽ đủ tình mẹ tình con. Chính lúc ấy ngôn ngữ văn học lại vang ngân lên những cung bậc cảm xúc để ngợi ca tình mẫu tử muôn đời bất diệt. Nguyên Hồng, nhà văn nổi tiếng trước cách mạng tháng Tám khi tuổi đời còn rất trẻ. Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng. Sinh ngày 5/11/1918 tại phố Hàng Cau, thành phố Nam Định. Năm 1934 ông phải thôi học, theo mẹ ra Hải Phòng, sống ở xóm Cấm, xóm chùa Đông Khê, lén lút dạy học tư để kếm sống (vì không có giấy phép). Tại đây, ông bắt đầu viết văn. Những điều này đã được Nguyên Hồng phản ánh trung thực và cảm động trong “Những ngày thơ ấu”. -Năm 19 tuổi (1937), Nguyên Hồng cho in “Bỉ vỏ”, tác phẩm sau đó đã được giải thưởng tự lực văn đoàn. Năm 20 tuổi in hồi kí “Những ngày thơ ấu” trên báo ngày nay, năm 1940 xuất bản thành sách. Hai tác phẩm này đã khẳng định một tài năng trẻ trên văn đoàn hiện đại. -Ông đi thực tế ở Hải Phòng viết bộ tiểu thuyết “Cửa biển”(4 tập, tổng cộng hơn 2000 trang: ‘Sóng gầm’ 1961; ‘Cơn bão đã đến’, 1968; ‘Thời kì đen tối’,1973; ‘Khi đứa con ra đời’, 1976). -Tháng 1/1964 Nguyên Hồng tham gia Đại hội thành lập chi hội văn học nghệ thuật Hải Phòng (nay là Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng) và là chủ tịch. Ngày 29/4/1982 Nguyên Hồng làm việc lần cuối với anh em văn phòng nghệ thuật Hải Phòng. Trở về Yên Thế, ông mất đột ngột vào ngày 2/5/1982 tại ấp Cầu Đen. I.Đặt vấn đề: Nhắc đến Nguyên Hồng là nhắc đến “một cây bút giàu chất trữ tình” trong nền văn học của Việt Nam. Ông thường viết về những người phụ nữ và trẻ em chịu nhiều đau khổ, bất hạnh, điển hình qua các tác phẩm: “Những ngày thơ ấu”, “Bỉ vỏ”, “Cửa biển”, “Những ngày ấu thơ” là một hồi kí trung thực cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của ông và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1954. Trong đó, đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tác phẩm đã thể hiện tập trung nhất những đặc trưng tiêu biểu của chủ nghĩa nhân đạo trong bài. Nhân vật chính của đoạn trích này là bé Hồng. Bé Hồng bị đặt trong tình huống hết sức tội nghiệp: bố mất, mẹ phải đi bước nữa và bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy, bé Hồng phải sống nhờ vào họ hàng và bị hắt hủi, soi mói tàn nhẫn. Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ vì vậy ta có thể hiểu vì sao em vô cùng sung sướng khi được gặp mẹ trở về, được ở trong vòng tay âu yếm, chở che của mẹ. II. Giải quyết vấn đề: Luận điểm 1: Vị đắng của tuổi thơ Tình yêu thương trước hết phải bộc lộ sâu sắc qua phản ứng của bé Hồng với người cô trong đoạn đối thoại của hai nhân vật này. Gần đến ngày giỗ đầu của cha mà vẫn chưa thấy mẹ về. Phận làm con, Hồng hơi lo. Một hôm, cô gọi Hồng đến, trên danh nghĩa là một cuộc trò chuyện quan tâm đến cháu, nhưng thật sự, người cô đầy dã tâm này đang hòng lôi kéo Hồng vào một cuộc chơi đầy cay nghiệt của người lớn. Trong đó, Hồng nhớ mãi câu nói đầy ác ý của người cô: “Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”. Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, nghĩ đến sự thiếu thốn một tình thương ấp ủ đang bao phen làm Hồng phải khóc thầm, Hồng thấy tủi thân và “toan trả lời có”. Nhưng khi nhận ra cái ý nghĩa cay độc trong giọng nói và cái cười “rất kịch” của người cô, Hồng chỉ biết nhắc đến mẹ, cô “chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi và ruồng rẫy mẹ. Cho nên, thoạt đầu Hồng phản ứng ngầm “cúi đầu không đáp”. Sau đó, Hồng mới nở nụ cười chua xót, nụ cười khinh miệt cho những lời giả dối và những rắp tâm “tanh bẩn” của bà cô. Có lẽ Hồng nghĩ rằng: “Mẹ mình có tội tình gì mà cô khinh miệt đến vậy? Một người đàn bà phải lấy chồng nghiện hút, chồng chết, để lại sự cùng quẫn của nợ nần phải rời bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Đó là một tội ư? Không, không phải như thế! Mặc dù đã gần một năm nay mẹ không có lá thư, một lời nhắn nhủ hay một món quà gửi về, nhưng mình vẫn thấy thương mẹ vô cùng. Mẹ vốn là người rất tình cảm, rất thương con. Nhất định mình không để ai xúi bậy mà làm mất tình cảm yêu mến giữa hai mẹ con”. -“Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.” -Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm! Sức chịu đựng của cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đau đớn, cậu đã trở thành một tấm bia hứng chịu cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của đời người. Hình ảnh “lặng im, cúi đầu xuống đất, lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi cay cay.” -“Mày dại quá, cứ đi vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.” Lời cô nói như đốt cháy tâm hồn trẻ thơ của bé Hồng. Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời cay độc kia vẫn đạt được mục đích. Hai tiếng em bé mà bà cô ngân ra thật ngọt thật rõ, dĩ nhiên đã xoắn lấy tâm can bé Hồng như ý cô muốn. Lần này tình yêu thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn. Trước tiên là sự xúc động bật ra thành tiếng khóc. Liệu có hòa chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.” –Những giọt nước mắt căm tức và uất ức nghẹn ở cổ. Càng thương cho cậu bé Hồng bao nhiêu thì ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của đời người trước những số phận bất hạnh bấy nhiêu. Từ những nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến độc ác: “chỉ vì thương mẹ tôi và căm tức tại sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà phải lìa xa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Từ tình cảm ấy, Hồng đã biến thành lòng căm giận những cổ tục, những thành kiến tàn ác đối với người phụ nữ. Sự căm tức đến đột cùng đã làm cho cậu bé khóc không ra tiếng. “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai , mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Lòng căn giận của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập tựa như sự uất ức của bé Hồng ngày một tăng tiến. Luận điểm 2 : Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa (Chế Lan Viên). Sau lần trò chuyện với cô, mặc dù người cô đã cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi để Hồng ruồng rẫy khinh miệt mẹ nhưng Hồng vẫn một mực yêu thương mẹ.Tình yêu thương mẹ của bé Hồng lại một lần nữa hiện lên thật sinh động qua lần cậu bé được gặp mẹ, được ở trong vòng tay âu yếm che chở của mẹ. Tan học về Hồng thấy một người ngồi trên xe kéo trông rất giống mẹ, Hồng đuổi theo gọi bối rối. - “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi! ” Những tiếng ấy bật ra từ trong lòng khát khao được gặp mẹ của bé Hồng bấy lâu nay dồn nén lại. Đó là sự thổn thức của trái tim trẻ thơ bật thành tiếng gọi. Hồng hồi hộp suy nghĩ: Nếu người đàn bà ấy không phải là mẹ mình thì sự nhầm lẫn này không chỉ làm mình hổ thẹn với bạn bè mà còn tủi cực đau khổ biết bao, chẳng khác khi người bộ hành ngã gục giữa sa mạc sau khi bị ảo ảnh dòng suối mát đánh lừa. Nghệ thuật so sánh ví von này đã diễn tả cụ thể sự khao khát tình mẹ con thật mãnh liệt, như người bộ hành khát nước đến cháy bỏng ở xa mạc, cả thân thể như bị bốc cháy giữa những ụ cát mênh mông, dưới cái nắng mặt trời gay gắt. Ở đây, có thể hiểu nếu bé Hồng không được gặp mẹ thì bao nhiêu uất ức bấy lâu nay sẽ tan vỡ ra làm cho trái tim ngừng đập. Nhưng không, người đàn bà trên xe chính là mẹ của bé Hồng. Nghe tiếng gọi, bà mẹ liền nhận ra con, bảo xe chậm lại và đưa nón vẫy. Vài giây sau cậu bé đuổi kịp mẹ. Leo lên xe mà hai chân cứ ríu lại, trán đẫm mồ hôi, cậu bé thở hồng hộc, rồi òa lên khóc nức nở. Lần này cậu bé khóc không vì uất nghẹn mà vì quá sung sướng, sung sướng đến cực điểm, nên cậu bé đã bật khóc. Khóc vì mãn nguyện,vì hạnh phúc. Bà mẹ xoa đầu Hồng rồi lấy vạt áo thấm nước mắt cho Hồng. Hồng vui sướng đắm mình trong tình cảm yêu thương của mẹ. “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn mang khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” Chính vì tình yêu thương mẹ nồng thắm mà cậu bé mới có những cảm nhận như vậy. Hồng mãi mê ngắm nhìn gương mặt mẹ hiền hiện trước mắt mình, khác hẳn gương mặt mẹ mà Hồng phải tưởng tượng qua lời cô kể. “Bây giờ gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.” Hồng lại nghĩ: “Hay tại sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?” Thật đẹp khi chúng ta đọc được những câu văn tràn trề cảm giác hạnh phúc. “Phải bé lại lăn vào lòng mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.” Mãi ngắm nhìn khuôn mát mẹ, mãi say sưa tận hưởng những giây phút êm dịu bên mẹ hiền từ, cậu bé chẳng còn nhớ những gì mẹ hỏi suốt trên quãng đường về nhà.Sự xúc động khi gặp lại mẹ của bé Hồng đã toát lên một tình yêu thương bao la với mẹ. Tình yêu thương của cậu bé thật nồng thắm, tha thiết và rất mãnh liệt. III. Kết thúc vấn đ: Tình yêu thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Tình yêu ấy đã cho cậu bé một cái nhìn sắc bén về thế giới, về sự việc ngoài đời. Tình yêu thương mẹ còn giúp cậu bé nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là một con người xấu xa, nhũng cổ tục cần tránh. Tình mẫu tử ấy đã mở ra cho ta một thế giới tâm hồn phong phú, lấp lánh ánh sáng nhân đạo, lấp lánh những tấm tình của con người hiếu thuận. Đoạn trích dù ngắn nhưng dung chứa một tình yêu vô bờ bến dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Có một điều quan trọng hơn nữa, đó là “cây bút giàu chất trữ tình” đã cho người đọc những giây phút suy ngẫm về tình mẫu tử vô bờ bến: “tình mẹ là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kì, là nguồn an ủi và che chở giúp cho bao đứa trẻ vượt lên bao đắng cay, tủi nhục và bất hạnh.” Trong đời thường còn rất nhiều những đứa con đang mong chờ đôi tay ấm áp của người mẹ, biển nước mắt sẽ trào tuôn khi những đứa con trong hoàn cảnh ấy đọc đoạn van này. Và biết đâu những bà mẹ như mẹ Hồng cũng đọc đoạn văn này, nghe được tiếng lòng con kêu gào thảm thiết “Mẹ ơi,mẹ ơi” và mẹ sẽ quay về, và mẹ sẽ lại ôm con trong lòng để con được “đầu áp vào đầu” me, để con được nghe hơi thở thơm tho của mẹ Cảm ơn nhà văn Nguyên Hồng, nhà văn “biết mấy yêu thương”! Lê Thị Hồng Mỹ - Lớp 8/5 Trường THCS Ông Ích Khiêm Điện Hồng-QN . đọc đoạn văn này, nghe được tiếng lòng con kêu gào thảm thi t “Mẹ ơi,mẹ ơi” và mẹ sẽ quay về, và mẹ sẽ lại ôm con trong lòng để con được “đầu áp vào đầu” me, để con được nghe hơi thở thơm. nguồn sức mạnh thi ng liêng và diệu kì, là nguồn an ủi và che chở giúp cho bao đứa trẻ vượt lên bao đắng cay, tủi nhục và bất hạnh.” Trong đời thường còn rất nhiều những đứa con đang mong chờ đôi. Phòng) và là chủ tịch. Ngày 29/4/1 982 Nguyên Hồng làm việc lần cuối với anh em văn phòng nghệ thuật Hải Phòng. Trở về Yên Thế, ông mất đột ngột vào ngày 2/5/1 982 tại ấp Cầu Đen. I.Đặt vấn đề:

Ngày đăng: 17/02/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w