Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tài chính của Bộ văn hóa thể thao và du lịch đối với các trường đại học, cao đẳng trực thuộc.Trong đó, tác giả tập trung đề
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-NGUYỄN THỊ NGÂN
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DẦU NHỜN QUỐC TẾ VIỆT MỸ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-NGUYỄN THỊ NGÂN
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DẦU NHỜN QUỐC TẾ VIỆT MỸ
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành bởi sự nghiên cứu nghiêm túccủa tôi trong thời gian qua
Luận văn “Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công
ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ” xuất phát từ nhu cầu thực tế trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp Đểhoàn thành luận văn này, bên cạnh việc nghiên cứu, kinh nghiệm thực tế trong quátrình công tác của bản thân tác giả còn có sự hướng dẫn tận tình của cán bộ hướngdẫn khoa học: PGS TS Phạm Công Đoàn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ hướng dẫn khoa học và toànthể Quý thầy cô khoa Sau Đại học trường Đại học Thương mại
Tên tác giả
Nguyễn Thị Ngân Lớp CH20B – TCNH Chuyên ngành Tài chính - ngân hàng
Trang 4Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và những người thân trong giađình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệttrong thời gian tôi theo học khóa thạc sỹ tại trường Đại học Thương mại Tôi xingửi lời cám ơn chân thành tới quý thầy cô Khoa Sau đại học - trường Đại họcThương mại đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm họcvừa qua Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấnQuản trị HKT và các bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 12
7 Kết cấu luận văn 12
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 13
1.1 Tiêu chuẩn và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 13
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản 13
1.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 18
1.2 Một số vấn đề về vốn và vai trò của giải pháp tài chính đối với nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 23
1.2.1 Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 23
1.2.2 Vai trò của giải pháp tài chính đối với nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 25
1.2.3 Các nguyên tắc thu hút vốn trong doanh nghiệp 27
1.2.4 Phương pháp sử dụng vốn 27
Trang 61.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp 33
1.3.1 Những nhân tố khách quan 33
1.3.2 Những nhân tố chủ quan 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU NHỜN QUỐC TẾ VIỆT MỸ 40
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty 41
2.1.3 Một số đặc điểm nguồn lực của công ty 45
2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 51
2.2.1 Khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 51
2.2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2013-2015 54
2.3 Thực trạng thu hút nguồn vốn và quản lý, sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 67
2.3.1 Đánh giá khái quát ảnh hưởng của các nhân tố đến giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 67
2.3.2 Đánh giá thực trạng thu hút nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ theo các nguyên tắc thu hút vốn 69
2.3.3 Đánh giá thực trạng sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 74
2.3.4 Đánh giá chung tác động của tài chính đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 93
2.4 Những thành tựu và hạn chế của giải pháp tài chính tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 94
Trang 72.4.1 Những thành tựu 94
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 97
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU NHỜN QUỐC TẾ VIỆT MỸ 102
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ đến năm 2020 102
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ đến năm 2020 102
3.1.2 Mục tiêu của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ đến năm 2020 105
3.2 Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 107
3.2.1 Các giải pháp về nguồn vốn kinh doanh 107
3.2.2 Các giải pháp về quản lý sử dụng vốn kinh doanh 110
3.2.3 Các giải pháp khác 117
3.3 Một số kiến nghị 119
3.3.1 Về cải cách thủ tục hành chính 119
3.3.2 Về quản lý thị trường và quản lý hoạt động nhập khẩu 119
3.3.3 Về chính sách tài chính tiền tệ 120
3.3.4 Về tín dụng, quản lý ngoại tệ và ổn định tỷ giá 121
3.3.5 Về khoa học công nghệ 122
KẾT LUẬN 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8CP: Chi phí
KD: Kinh doanh
KH: Khách hàng
LN: Lợi nhuận
LNST: Lợi nhuận sau thuế
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
TSCĐ: Tài sản cố định
TT: Trung tâm
VLĐ: Vốn lưu động
VCĐ: Vốn cố định
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt
Mỹ tại thời điểm 31/12/2015 47Bảng 2: Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn2013-2015 48Bảng 3: Tỷ trọng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ giaiđoạn 2013 - 2015 49Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt
Mỹ trong giai đoạn 2013-2015 53Bảng 5: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tếViệt Mỹ giai đoạn 2013-2015 56Bảng 6: Hiệu quả chi phí kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt
Mỹ giai đoạn 2013-2015 58Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tếViệt Mỹ giai đoạn 2013-2015 61Bảng 8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt
Mỹ giai đoạn 2013-2015 66Bảng 9: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt
Mỹ giai đoạn 2013-2015 73Bảng 10: Bảng cân đối tài sản của Công ty cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ giaiđoạn 2013 - 2015 76Bảng 11: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ .78Bảng 12: Tình hình sử dụng tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định của Công ty
Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2013 - 2015 81Bảng 13: Tình hình phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầunhờn Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2013-2015 89Bảng 14: Chỉ tiêu ROA và ROE của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹgiai đoạn 2013-2015 92
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ 46 3Hinh 2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt
Mỹ năm 2015 50 7Hình 3: Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của Công ty Cổphần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2013-2015 85
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Toàn cầu hóa kinh tế bao trùm lên đời sống của mỗi quốc gia mang lại nhiềuthời cơ nhưng cũng chứa đựng đầy thách thức đối với các doanh nghiệp hiện nay.Với việc gia nhập Hiệp hội Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Diễn đàn Hợp tácKinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC, Hiệp hội các nước Đông Nam ÁASEAN và tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO đòi hỏi các doanh nghiệp ViệtNam phải nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời phải nâng cao sứccạnh tranh của doanh nghiệp mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra
Là một thị trường giàu tiềm năng, thị trường dầu nhờn đang hút các thươnghiệu ngoại, đặc biệt khi Việt Nam ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự
do Theo ước tính của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngànhdầu nhờn trong giai đoạn 2010 - 2015 vào khoảng 4,5%/năm; trong đó, 55% sảnlượng tiêu thụ ở phía Nam, 30% ở phía Bắc và 15% ở khu vực miền Trung Có thểthấy rằng thị trường dầu nhờn của Việt Nam trong những năm qua phát triển rấtmạnh với sự có mặt của nhiều nhãn hiệu dầu nhờn trong và ngoài nước, trong đó, cómặt hầu hết những nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu như Shell, BP, Castrol, Total ….Được đánh giá là công ty có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực phân phối dầunhờn tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ luôn nỗ lực hếtsức trong việc cung cấp các sản phẩm dầu nhờn Total chất lượng tốt nhất với giá cảhợp lý cho các khách hàng (KH) của mình
Trong những năm qua, để tồn tại và phát triển công ty Việt Mỹ đã khôngngừng chú trọng đến các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam và thuđược nhiều thành tựu đáng kể Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt
Mỹ hiện nay là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Để đạt được mục tiêu này,Công ty đã rất chú trọng đến các nhóm giải pháp khác nhau, trong đó có nhóm giảipháp tài chính bởi các nhà lãnh đạo Công ty nhận thấy tài chính có vai trò vô cùng
Trang 12quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh vàhiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Thực tế cho thấy, tình hình tài chính của một doanh nghiệp tốt hay xấu sẽ cótác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và ngược lại Để tồn tại và phát triển thì các chủ doanh nghiệp cần phải cónhững đối sách thích hợp, một trong những điều tiên quyết đó là phải nắm vữnghoạt động tài chính của doanh nghiệp mình Thông qua việc phân tích tình hình tàichính sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp và những người quan tâm thấy rõ hơnbức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn nhữngnguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanhnghiệp, từ đó nhận diện được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó Đây là cơ
sở để định hướng các quyết định của ban lãnh đạo về kế hoạch đầu tư, ngân quỹ,kiểm tra và thực trạng các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối vớimỗi doanh nghiệp nói chung và với Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ
nói riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp tài chính nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các nghiên cứu ở trong nước
- Đoàn Ngọc Phúc (2014), “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ
Mở đầu nghiên cứu của mình, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao hiệuquả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa Tiếp đến, tácgiả tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra hai nhómgiải pháp vi mô và vĩ mô cho các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa Cụ thể,các giải pháp vi mô bao gồm: (1) Tăng cường giám sát nội bộ đối với doanh nghiệpNhà nước sau cổ phần hóa, (2) Nâng cao năng lực quản trị trong các doanh nghiệpNhà nước sau cổ phần hóa, (3) Tăng cưỡng hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh
Trang 13nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa; (4) Khuyến khích lợi ích vật chất đối với Hội đồngquản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát và tạo động lực cho người lao động; (5) Đảmbảo và phát huy tối đa vai trò của cổ đông Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp vĩ
mô từ phía Nhà nước như (1) Hoàn thiện chính sách liên quan đến hoạt động củadoanh nghiệp sau cổ phần hóa, (2) Phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanhnghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa, (3) Đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý vốn và quychế người đại diện vốn Nhà nước ở doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa
- Lương Nhung Hà (2014), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu
quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Việt Nam”, Luận án
tiến sĩ
Đề tài nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của cácdoanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch Việt Nam Thông qua việc xem xét cácvấn đề liên quan trực tiếp đến các mảng tài chính của doanh nghiệp như hiệu suấtkinh doanh, quy mô và tài sản của doanh nghiệp, nghiên cứu đã cho thấy một số tácđộng của các vấn đề này đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả nghiêncứu cho thấy tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu tác động dương đến hiệu quả hoạt độngdoanh nghiệp Điều này có ý nghĩa là tỷ lệ nợ càng cao thì càng làm tăng lợi nhuận(LN) của doanh nghiệp Tỷ lệ sở hữu nhà nước tác động âm đến lợi nhuận củadoanh nghiệp
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế,
cụ thể như sau: Do hạn chế về thông tin và số liệu nên tác giả chỉ đo lường hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp bằng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán mà chưa thể đo lườnghiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng các biến số liên quan đến giá trị thịtrường của doanh nghiệp Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong quản trị tàichính doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chưa phân tích được đặc điểmcủa từng loại hình doanh nghiệp và cơ cấu vốn đặc thù từng ngành tác động đếnhiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như giá trị thị trường của doanh nghiệp
Trang 14- Lê Văn Minh (2013), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty TNHH Hoàng Phương”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động của cácdoanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng, nghiên cứu đã chỉ
ra những cơ hội và thách thức của Công ty TNHH Hoàng Phương trong việc nângcao hiệu quả hoạt động trước bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thếgiới WTO Từ việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của các Ngân hàng thương mại,nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cácNgân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh diễn ra gay gắt Trongcác giải pháp được đề xuất, tác giả cho rằng Công ty TNHH Hoàng Phương cần: (1)Tăng cường năng lực tài chính thông qua tăng quy mô vốn và phòng ngừa rủi ro, (2)Nâng cao năng lực hoạt động thông qua tăng cường công tác cho vay, nâng cao chấtlượng tín dụng và huy động vốn, (3) Xây dựng chiến lược marketing và tăng cườngthực hiện công tác chăm sóc khách hàng
- Trần Duy Long (2013), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam
Nghiên cứu đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuấtkinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp và tầm quan trọng của việc nâng cao hiệuquả kinh doanh trong doanh nghiệp Thông qua đánh giá thực trạng hiệu quả kinhdoanh của Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải, tác giả đã đề xuất phương hướng và cácgiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng Nam Hải Trongcác giải pháp được đưa ra, tác giả chú trọng đến nhóm giải pháp tài chính trongdoanh nghiệp, cụ thể, tác giả cho rằng công ty cần chú trọng đến việc thu hút vốn vàphân bổ vốn kinh doanh một cách hợp lý Tuy nhiên, các giải pháp tài chính tác giảđưa ra nhìn chung vẫn còn khá hạn chế, tính khả thi chưa cao
Trang 15- Trần Minh Hải (2013),”Quản lý tài chính của Bộ văn hoá thể thao và du lịch
đối với các trường đại học, cao đẳng trực thuộc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học
Thương mại
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tài chính của
Bộ văn hóa thể thao và du lịch đối với các trường đại học, cao đẳng trực thuộc.Trong đó, tác giả tập trung đề cập đến việc quản lý công tác thu hút nguồn vốn, vàquản lý, sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp một cách hiệu quả Trên cơ sởnghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý tài chính của Bộ văn hóa thể thao
và du lịch đối với các trường đại học, cao đẳng trực thuộc, tác giả đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các đơn vị này
- Nguyễn Diệu Hương (2015), “Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Công ty TNHH Phát triển Giảng Võ”, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân
hàng trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn được hình thành trên cơ sở vận dụng lý luận chung về tác động củatài chính đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tác giả cho rằng các giải pháptài chính có tác động tích cực và tiêu cực đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp; điều này phụ thuộc lớn vào hoạt động triển khai các giải pháp tàichính của doanh nghiệp đó Trong nghiên cứu của mình, tác giả tập trung nghiêncứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Phát triển Giảng Võ kếthợp với việc sử dụng các thông tin, dữ liệu cập nhật từ các tạp chí, sách báo và cáccông trình nghiên cứu trong và ngoài nước Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận
vè thực tiễn, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp quan trọng công ty TNHH Pháttriển Giảng Võ cần thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thôngqua các giải pháp tài chính, cụ thể: (1) Nâng cao trình độ quản trị và đội ngũ lãnhđạo, (2) Tiết kiệm chi phí – nâng cao hiệu quả, tăng thu – giảm chi, (3) Tăng cườngnguồn lực cho đầu tư, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững, (4)Huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau …
Các nghiên cứu ở ngoài nước thuộc lĩnh vực đề tài luận văn:
Trang 16- Clarke, G., Cull, R., Klapper, L & Udel, G (2015), “Corporate governance
and bank performance: A joint analysis of the static, selection, and dynamic effects
of domestic, foreign, and state ownership”, Journal of Banking and Finance 29, 8-9,
2179 - 2221
Đề tài được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị doanhnghiệp và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tác giả cũng cho rằng bản chất củaquan hệ sở hữu ngân hàng có tác động lớn đến hoạt động quản trị và hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng Thông qua việc phân tích các dữ liệu thống kê và tình hìnhthực tế của một số ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thuộc
sở hữu Nhà nước, tác giả đưa ra đánh giá chung của mình về mối quan hệ tác độnglẫn nhau giữa công tác quản trị doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh Tác giả chorằng hoạt động quản trị doanh nghiệp tốt, các chiến lược phù hợp trong dài hạn làtiền đề cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
- Bonin, J., Hasan, I & Wachtel, P (2005), “Bank performance, efficiency and
ownership in transition countries”, Journal of Banking and Finance 29, 1, 31-53.
Tác giả tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngân hàng tại các quốc gia
có nền kinh tế chuyển đổi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Á Tác giả chorằng tại các nước chuyển đổi hiện nay, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng phụthuộc rất nhiều vào những biến đổi của nền kinh tế Với vai trò là một trung gian tàichính trong nền kinh tế hiện nay, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bị chi phốibởi các đặc điểm của nền kinh tế Tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, sựphát triển kinh tế và hệ thống tài chính vẫn chưa vững chắc, vì vậy đòi hỏi các ngânhàng phải có các chính sách kinh doanh chặt chẽ và phù hợp
- Kankalovich Vera (2012), “The Effect Of Finance System On Export
Performance Of Firms”, A thesis for the degree of MA in Economics, Kyiv School
of Economics
Nghiên cứu tập trung khái quát tác động của hệ thống tài chính đến hiệu quảhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứuliên quan và kinh nghiệm của bản thân, tác giả chỉ ra rằng tài chính hạn chế ảnh
Trang 17hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Cụ thể, tàichính hạn chế tác động xấu đến các chính sách cải tạo và phát triển sản phẩm; chínhsách khuyến khích và phát triển nguồn nhân lực; chính sách nâng cấp dây chuyềnsản xuất và thương mại … Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh giatăng trong các doanh nghiệp xuất khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài chínhbên ngoài do áp lực trả nợ tác động đến các quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp.Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa tài chính và hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu này là chỉ giớihạn trong phạm vi các doanh nghiệp xuất khẩu, tính tổng quát vẫn chưa cao.
- Saeedi M., M Gull, A A., et al., (2013), “Impact of Capital structure on
banking performance: A case study of Pakistan”, Interdisciplinary Journal of
Contemporary Research in Business
Đây là một trong số ít các nghiên cứu nước ngoài tập trung xem xét mốiquan hệ giữa một trong những vấn đề liên quan đến mảng tài chính (cấu trúc vốn)
và hiệu quả kinh doanh ngân hàng Theo quan điểm của tác giả, cấu trúc vốn làthuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồnvốn để ngân hàng có thể sử dụng để mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạtđộng kinh doanh Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức ngân hàng tìm kiếm nguồn tàichính thông qua các phương án kết hợp Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số tácđộng của cấu trúc vốn đến hiệu suất sử dụng vốn trong ngân hàng, qua đó tác độngđến hiệu quả hoạt động ngân hàng Thông qua nghiên cứu thực tiễn tại một số ngânhàng ở Pakistan, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của các ngân hàng thông qua cấu trúc vốn, trong đó tác giả nhấn mạnh cácngân hàng cần phải chú trọng xây dựng cấu trúc vốn hợp lý để tạo nền tảng vữngchắc cho hoạt động kinh doanh Các giải pháp của tác giả nhìn chung khá cụ thể, cótính khả thi với không chỉ các ngân hàng tại Pakistan mà còn với cả các ngân hàngtrên thế giới
Trang 18- Denis Davydov (2014), “Essays on Debt financing, Firm performance, and
Banking in Emerging Markets”, University of VAASA, Vaasan yliopisto Publisher
2014
Đề tài này xem xét việc sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và tácđộng của nó đến doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi Kết quả chỉ ra rằng hoạtđộng tài trợ bằng nợ công có thể gây ra tác động tiêu cực đến giá trị thị trường củadoanh nghiệp, các doanh nghiệp được tài trợ nợ công hoạt động tương đối kém hơn
so với các doanh nghiệp có nguồn tài trợ bằng nợ tư Hơn nữa, kết quả cho thấyrằng các doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng nợ ngân hàng hoạt động tốt hơnđáng kể so với các doanh nghiệp sử dụng nợ công Bên cạnh đó, đề tài cũng tậptrung xem xét tác động của việc sử dụng nợ đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp tại một số thị trường mới nổi Các kết quả cho thấy, nợ ngân hàng có thể cómột tác động tích cực đến lợi nhuận kế toán Nhìn chung, đề tài đã chỉ ra được cácnguồn tài chính tài trợ cho doanh nghiệp sẽ có những tác động nhất định đến lợinhuận doanh nghiệp và định giá thị trường Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ đánh giá tácđộng của tài chính đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở góc độ nguồn vốnchứ không mang tính bao quát
Đánh giá các công trình nghiên cứu từ trước đến nay ở trong và ngoài nước:
Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản
về hiệu quả kinh doanh và những tác động của tài chính đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Các tác giả đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng hiệu quảkinh doanh, bên cạnh đó một số đề tài còn chú trọng vào tác động của một số vấn đềliên quan đến tài chính như cầu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Mặc dù các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đạt được những kết quả có giátrị, giúp các nhà quản lý, các nhà khoa học có được những bằng chứng thực nghiệm
về mối liên hệ giữa tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiêncứu vẫn còn một số hạn chế xuất phát từ những hạn chế về thông tin và số liệu ảnh
Trang 19hưởng đến việc đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả nghiêncứu còn mang tính chất chuyên biệt về nội dung, giải pháp chỉ mang tính gợi mởchứ không thực sự rõ ràng hoặc các giải pháp đưa ra mang tính lý thuyết chứ khôngdựa vào tình hình thực tế của Việt Nam và của các doanh nghiệp
Thông qua việc hệ thống hóa những công trình nghiên cứu trong và ngoàinước, có thể thấy rằng việc nghiên cứu tác động của tài chính đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp là rất cần thiết và ngày càng được quan tâm Ở Việt Nam,cho đến thời điểm này, theo hiểu biết của tác giả, chưa có công trình nghiên cứu nàobàn luận một cách tập trung và có hệ thống về mối liên hệ giữa tài chính và hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Các nghiên cứu mới chỉ tập trung về một hoặc mộtvài khía cạnh tài chính mà chưa quan tâm một cách toàn diện về nó trong các doanhnghiệp Vì vậy, hệ thống các công trình vẫn tồn tại một vài khoảng trống nghiêncứu, vẫn còn nhiều câu hỏi cần được giải quyết, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâuhơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay
Trên cơ sở kế thừa và phát huy kết quả của những công trình nghiên cứu trước cùngvới việc tập trung tìm hiểu thực trạng vấn đề này tại Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tếViệt Mỹ, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến đánh giá và đề xuất một số giải pháp tàichính cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một khách thể mới dựa trênnền tảng thực tiễn thu thập được
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp tài chính nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp và giải pháp tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh và tác động của các giải pháp tàichính tới nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tếViệt Mỹ
Trang 20- Dựa trên cơ sở những lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp tài chínhnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt
Mỹ giai đoạn đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh doanh và các giải pháp tàichính đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Dầu nhờnQuốc tế Việt Mỹ
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các nguồn bao gồm:
+ Tài liệu tổng hợp về Công ty liên quan đến các thông tin: sơ lược về Công
ty, báo cáo tài chính và các số liệu thống kê khác trong 3 năm 2013, 2014 và 2015.Các dữ liệu này được thu thập từ phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Dầu nhờnQuốc tế Việt Mỹ
+ Các tài liệu liên quan từ báo chí, các đề tài nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ,luận án tiến sĩ và các tài liệu nước ngoài có liên quan
+ Các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Hiệp hội Xăng dầuViệt Nam …
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Trang 21Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu, tác giả sử dụng phươngpháp phỏng vấn nhanh cá nhân Đây là phương pháp khá phổ biến trong các nghiêncứu trong nước và trên thế giới bởi những người tham gia trả lời phỏng vấn có thểcung cấp thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và có mức độ chính xác cao;ngoài ra, người phỏng vấn cũng thu thập thêm được nhiều thông tin hữu ích khácliên quan đến vấn đề nghiên cứu Để đảm bảo tính hiệu quả của các thông tin thuthập được, tác giả đã sắp xếp tốt thời gian, không gian, địa điểm và củng cố kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng khai thác thông tin trong quá trình thực hiện phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn của đề tài là một số cán bộ trong Ban lãnh đạo của Công
ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ, gồm: ông Đỗ Năng Tuấn – Phó Tổng Giámđốc Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ, bà Nguyễn Thu Hồng – Kế toántrưởng Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ Mục tiêu của các cuộc phỏngvấn nhanh trong nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến đánh giá của Ban lãnh đạo về tácđộng của các giải pháp tài chính đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Căn cứ mục tiêu phỏng vấn trên, nội dung phỏng vấn chủ yếu xoay quanh cácvấn đề về (1) quan điểm của Ban lãnh đạo về tác động của các giải pháp tài chínhđến nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty; (2) thực trạng các giải pháp tài chínhtác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty hiện nay ; (3) những kết quảđạt được; (4) những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai các giải pháp tàichính; (5) định hướng của Ban lãnh đạo trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa Công ty thông qua các giải pháp tài chính
5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Từ những dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tác giả tiến hành kiểm tratính chính xác của các thông tin, sau đó tìm kiếm bổ sung hoặc loại bỏ những thôngtin không cần thiết Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụngphương pháp thống kê, phân tích thực nghiệm, so sánh, đối chiếu,… Đặc biệt, trongphần phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh, tác giả sử dụng phương pháp sosánh nhằm khắc họa một cách rõ nét nhất thực trạng hiệu quả kinh doanh và tácđộng của hoạt động tài chính với nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ
Trang 22phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ Từ đó khái quát hóa tổng quát hóa và đề xuất cácgiải pháp
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinhdoanh và tác động của giải pháp tài chính đến nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh và tác độngcủa giải pháp tài chính đến nâng cao hiệu kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầunhờn Quốc tế Việt Mỹ trong ba năm 2013, 2014, 2015 Từ đó đề xuất một số giảipháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phầnDầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ
7 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh và tác động của giải pháp tài chính tài chính đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Dầu nhờn Quốc
tế Việt Mỹ.
Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dầu nhờn Quốc tế Việt Mỹ.
Trang 23CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Tiêu chuẩn và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả của các tác giả trongnước và trên thế giới Theo Fraser (1994), hiệu quả là sự đo lường giữa các mục tiêu
đã đặt ra và những thành tích đã đạt được Còn Erlendsson (2002) cho rằng hiệu quả
là mức độ đạt được các mục tiêu Như vậy, các tác giả nước ngoài chủ yếu xem xétmức độ thực hiện được mục tiêu đã đề ra để đánh giá một công việc hoặc một quátrình nào đó có hiệu quả hay không Trong cách tiếp cận này, khi nói đến hiệu quảcủa một hoạt động/ quá trình nào đó, người ta gắn nó với mục tiêu nhất định Hiệuquả sẽ là sự so sánh giữa kết quả và mục tiêu cần phải đạt được Các hoạt độngkhông có mục tiêu trước không thể đưa ra để tính hiệu quả
Tại Việt Nam, có 3 quan điểm chính về hiệu quả và nhìn chung cả 3 quanđiểm này đều khá tương đồng với nhau:
Quan điểm thứ nhất, theo Đại từ điển tiếng Việt, hiệu quả là kết quả đích thực Quan điểm thứ hai, hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ kết quả thu được
nhằm đạt một mục đích cụ thể tương ứng với những nguồn lực phải bỏ ra trong quátrình thực hiện một hoạt động nhất định Trong cách tiếp cận này, khi nói đến hiệuquả của một hoạt động nào đó, người ta gắn nó với mục đích nhất định Hiệu quảluôn gắn với một mục tiêu nhất định, không có hiệu quả chung chung
Quan điểm thứ ba, hiệu quả là không lãng phí Đây được xem là một quan
điểm cho chúng ta cách tiếp cận về bản chất hiệu quả nói chung
Có thể thấy rằng, các tác giả Việt Nam chủ yếu đánh giá hiệu quả dựa trên sự
so sánh giữa kết quả đạt được với những phí tổn đã bỏ ra để có được kết quả đó.Như vậy, một hoạt động/ quá trình được cho là hiệu quả nếu nó đạt được một kếtquả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất
Trang 24Trên cơ sở các quan điểm về hiệu quả nêu trên, theo quan điểm của tác giả,
hiệu quả phản ánh mức độ kết quả thu được nhằm đạt một mục đích cụ thể tương ứng với những nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện
1.1.1.2 Phân loại hiệu quả
Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được biểu hiện ở nhiều dạng khácnhau.Tiếp cận theo từng góc độ cụ thể, có thể phân biệt từng loại hiệu quả theo cáctiêu thức sau:
Căn cứ vào mục đích xác định hiệu quả:
- Hiệu quả tuyệt đối: Loại hiệu quả này được tính toán cho từng phương ánbằng cách xác định mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí (CP) bỏ ra khithực hiện mục tiêu
- Hiệu quả so sánh: được xác định bằng việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quảtuyệt đối, hoặc so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc kết quả củacác phương án với nhau
Căn cứ vào mục tiêu của mỗi chu kỳ tái sản xuất xã hội:
- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả chỉ xét về khía cạnh kinh tế của hoạt động/ quátrình, có ý nghĩa quyết định trong hoạt động của các chủ thể khác nhau
- Hiệu quả xã hội: Chẳng hạn như giải quyết công ăn việc làm, công bằng xãhội và đảm bảo vệ sinh môi trường, …
Căn cứ vào chủ thể nhận được kết quả và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó:
- Hiệu quả cá biệt: Hiệu quả thu được từ hoạt động/ quá trình của từng cánhân/ tổ chức
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: Được tính cho toàn bộ nền kinh tế, chính là sảnphẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu đượctrong mỗi thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã bỏ ra
Căn cứ vào đối tượng chi phí:
- Hiệu quả chi phí bộ phận:Là mối tương quan giữa kết quả thu được với chiphí từng yếu tố cần thiết để thực hiện hoạt động/ quá trình nào đó
Trang 25- Hiệu quả chi phí tổng hợp: Là mối tương quan giữa kết quả thu được vớitổng chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động/ quá trình nào đó.
1.1.1.3 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề được các nhà kinh tế và quản lý kinh tế hếtsức quan tâm trong rất nhiều năm qua Mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanhnghiệp nào cũng đều hướng tới mục tiêu hiệu quả Các doanh nghiệp luôn phải nghĩcách làm thế nào để một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất,khả năng sinh lời nhiều nhất Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, môitrường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinhdoanh thích hợp Công việc kinh doanh là một nghệ thuật, nó đòi hỏi các nhà quản
lý phải có sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược Hiệuquả kinh doanh luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trênnhiều góc độ khác nhau
Cho tới thời điểm này, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà kinh
tế về hiệu quả kinh doanh Đầu tiên phải kể đến Adam Smith - cha đẻ của kinh tếhọc, ông cho rằng hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế,
là doanh thu tiêu thụ hàng hóa (Adam Smith, 1776) Trong quan điểm này nhà kinh
tế người Anh đã đánh đồng hiệu quả và kết quả mà thật ra giữa chúng có sự khácbiệt Theo ông, các mức chi phí khác nhau mang lại cùng một kết quả thì có hiệuquả như nhau Như vậy, Adam Smith mới chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra mà chưaquan tâm đến các yếu tố đầu vào
P Samerelson và W Nordhaus (2010) khẳng định hiệu quả kinh doanh diễn rakhi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạtsản lượng hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năngsản xuất của nó Quan điểm này thực chất là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệuquả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội, nghĩa là nếu việc phân bổ và sử dụngcác nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh
tế có hiệu quả cao
Trang 26Ở trong nước, vấn đề hiệu quả kinh doanh cũng được rất nhiều nhà nghiên cứuquan tâm và tìm cách đưa ra các khái niệm dựa trên góc độ nhìn nhận của họ Trong
đó, điển hình là quan điểm của PGS.TS Phạm Công Đoàn (2012) khẳng định hiệuquả kinh doanh mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạtđược với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó Đại lượng biểu hiện lợi ích và chiphí kinh doanh phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Nếudoanh nghiệp lấy mục tiêu chiếm lĩnh thị trường làm trọng thì có thể đó là doanhthu bán hàng và những chi phí gắn liền với hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.Nhưng nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thì đó là lợi nhuận đạtđược từ vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
Cũng theo PGS.TS Phạm Công Đoàn, thực chất của hiệu quả kinh doanh làthực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, nó biểu hiện trình độ sử dụng cácnguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đã xác định Như vậy, hiệuquả kinh doanh là một phạm trù khách quan, phản ảnh trình độ và năng lực quản lý,đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh doanh đã đặt ra trong từngthời kỳ với chi phí nhỏ nhất Hiệu quả kinh doanh cũng là mối quan tâm hàng đầucủa doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp
Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh nêu trên đều chứa đựng những ưu,nhược điểm nhất định Có thể thấy rằng, mặc dù các nhà nghiên cứu nhìn nhận hiệuquả kinh doanh ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung hiệu quả kinh doanhphản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.Qua các quan điểm trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa đầy đủ về hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp như sau:
“Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra”
Trong đó, các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, tài sảnvật chất, các nguồn lực vô hình Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt
Trang 27động của doanh nghiệp, trong đó nguồn lực quan trọng nhất là con người Trình
độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh phản ánh khả năng phân
bổ và tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào hoạt độngkinh doanh
Trong quá trình hoạt động của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp thường đặt
ra nhiều mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Các mục tiêu này thường được ấnđịnh theo các lĩnh vực cụ thể như mức lợi nhuận; năng suất, chi phí, vị thế cạnhtranh, tăng thị phần; nâng cao chất lượng phục vụ; duy trì sự tồn tại của doanhnghiệp; đạt sự ổn định nội bộ … Tại một thời điểm nhất định, doanh nghiệp có thể
có nhiều mục tiêu khác nhau Các mục tiêu này thay đổi theo thời gian và mỗi khithay đổi mục tiêu, cách nhìn nhận và đánh giá hiệu quả cũng thay đổi theo (PGS
TS Phạm Công Đoàn, 2012)
Quan điểm về hiệu quả kinh doanh ở trên sẽ được tác giả sử dụng xuyên suốttrong toàn bộ nghiên cứu này Về bản chất, hiệu quả kinh doanh là mối quan hệ sosánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tínhđến các mục tiêu của doanh nghiệp Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánhtuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả vàhiệu quả thì kết quả được xem là cơ sở để tính hiệu quả kinh doanh Kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếmđược như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, thị phần Một cáchđơn giản, kết quả kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp
Chính vì bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh trình độ sửdụng các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạmtrù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh,phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất giúp doanh nghiệp đạt đượcmục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tích kinh
tế, hiệu quả kinh doanh không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chungtrình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sửdụng từng yếu tố đầu vào ở phạm từng bộ phận của doanh nghiệp
Trang 281.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải xâydựng cho mình những mục tiêu nhất định và để thực hiện được những mục tiêu đóđòi hỏi họ phải sử dụng các nguồn lực, nghĩa là phải mất chi phí Như vậy, tiêuchuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được mục tiêu với chiphí tiết kiệm nhất
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, người ta sử dụng một hệthống các chỉ tiêu nhất định Những chỉ tiêu này luôn có sự lệ thuộc vào các mụctiêu hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Do vậy, khi phân tích và đánhgiá hiệu quả kinh doanh cần phải căn cứ vào các mục tiêu của doanh nghiệp ở thời
kỳ đó Các mục tiêu thường được các nhà quản trị doanh nghiệp đặt ra theo các lĩnhvực cụ thể, bao gồm: mức lợi nhuận; năng suất, chi phí; vị thế cạnh tranh, tăng thịphần; nâng cao chất lượng phục vụ; duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp; đạt sự ônđịnh nội bộ … (Phạm Công Đoàn, 2012)
Trên thực tế, tại một thời điểm nhất định, doanh nghiệp có thể có nhiều mụctiêu khác nhau và chúng sẽ thay đổi theo thời gian Chính sự thay đổi mục tiêu này
sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận cũng như đánh giá hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp đó Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu trên đều hướng tới một mụctiêu cơ bản đó là mức tăng lợi nhuận để đảm bảo tính ổn định và phát triên doanhnghiệp Vì vậy, lợi nhuận được xem là tiêu chuẩn để thiết lập các chỉ tiêu đo lường
và đánh giá hiệu quả kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận luôn là mong muốn của cácdoanh nghiệp Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải chấp nhận sự mạo hiểmtrong kinh doanh, nhưng mạo hiểm không đồng nghĩa với sự liều lĩnh mà phải điđôi với an toàn Chính vì vậy, lợi nhuận hợp lý, lợi nhuận trong thế ổn định củadoanh nghiệp mới là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chứkhông phải là lợi nhuận tối đa
Việc sử dụng lợi nhuận làm tiêu chuẩn để xác lập các chỉ tiêu đo lường vàđánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa phản ánh đầy đủ sự đónggóp của doanh nghiệp với nền kinh tế quốc dân và xã hội Với vai trò là một thành
Trang 29phần của nền kinh tế quốc dân, của xã hội thì lợi nhuận chưa phản ánh đầy đủnhững lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được (Phạm Công Đoàn, 2012).
Khi phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải đặt
nó trong mối quan hệ với hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế nói chung, nghĩa là vừaphải quan tâm đến lợi ích kinh tế mang lại cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vàngười lao động vừa phải quan tâm đến những lợi ích của toàn bộ nền kinh tế, xã hội
1.1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo PGS TS Phạm Công Đoàn (2012), hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánhgiá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải đảm bảo 4 yếu tố, đó là:
- Tính chính xác và tính khoa học: Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo lượng hóa
được kết quả, đảm bảo kết hợp phân tích định lượng với phân tích định tính Cụ thể,không thể phân tích định tính của hiệu quả khi phân tich định lượng chưa đủ mọi lợiích và mọi chi phí mà doanh nghiệp cũng như xã hội quan tâm
- Tính chính xác và tính thực tiễn: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính
toán phải dựa trên cơ sở số liệu thực tế, đơn giản và dễ hiểu, không nên sử dụngnhững phương pháp quá phức tạp khi chưa có đầy đủ điều kiện để sử dụng
- Tính toàn diện và hệ thống, nghĩa là chỉ tiêu hiệu quả phải phán ánh hiệu
quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Đảm bảo so sánh và kế hoạch hóa, nghĩa là phản ánh được trình độ sử dụng
lao động sống và lao động vật hóa thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí.Trong đó có các chỉ tiêu kết quả và chi phí phải có khả năng đo lường được thì mới
có thể so sánh, tính toán được theo phương pháp tính toán cụ thể, thống nhất, cácchỉ tiêu phải có phạm vi áp dụng nhất định phục vụ từng mục đích nhất định củacông tác đánh giá, đưa ra kế hoạch
Để đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta thiết lậpmột hệ thống chỉ tiêu trên cơ sở phân loại hiệu quả Theo PGS TS Phạm CôngĐoàn (2012), có 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
đó là các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp và bộ phận
Trang 30a) Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
HQM =
Trong đó:
HQM: Hiệu quả kinh tế
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
GV: Trị giá vốn hàng hóa đã tiêu thụ
F: Chi phí đã bỏ ra để đạt doanh thu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanhnghiệp trong hoạt động kinh doanh, nghĩa là trong một thời kỳ nhất định doanhnghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng trên một trăm đồng chi phí bỏ
ra Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệpcàng cao
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = x 100
Trong đó:
LN: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ (Lợi nhuận trước thuế)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần Chỉ tiêunày càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao
- Ngoài hai chỉ tiêu trên ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng
Trang 31Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trên mộtđồng chi phí bỏ ra
Trang 32b) Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận
- Hiệu quả sử dụng lao động: Hiệu quả sử dụng lao động được đo lường,
đánh giá bằng chỉ tiêu năng suất lao động
W=
Trong đó:
W: Năng suất lao đông của một nhân viên kinh doanh thương mại
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một laođộng, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ Hiệu quả sử dụng lao động còn được đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu hiệuquả sử dung chi phí tiền lương
QL: Tổng quỹ lương trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một trăm đồng doanh thu bánhàng cần chi bo nhiêu đồng tiền lương
- Hiệu quả sử dụng vốn: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là số
tiền ứng trước về các tài sản cân thiết nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của kinhdoanh trong kỳ, bao gồm tiền ứng cho tài sản lưu động và tài sản cố định (TSCĐ).Thông thường, hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá qua hai bước
Bước 1: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung: Hiệu quả sử dụng toàn bộvốn của doanh nghiệp được đánh giá bằng hai chỉ tiêu:
Trang 33Vốn bình quân sử dụng trong năm=
Bước 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng các loại vốn:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ): Được đánh giá bằng chỉ tiêu tốc độchu chuyên vốn lưu động
L=
N=
Trong đó:
MV: Mức tiêu thụ tính theo giá vốn trong kỳ
L: Số lần chu chuyển vốn lưu động trong kỳ
N: Số ngày chu chuyển vốn lưu động trong kỳ
Hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ): Được đánh giá bằng chỉ tiêu sức sảnxuất của vốn cố định (HMM
VCĐ) và sức sinh lời của vốn cố định (HLN
VCĐ)
HMM VCĐ=
Trang 34Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định được sử dụng trong kỳmang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn cố định:
HLN VCĐ=
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận
ROA=
Ý nghĩa: Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả chỉ tiêu cho biết bìnhquân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROE=
Ý nghĩa: Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữudoanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào hoạt động kinh doanh
Hiệu suất sử dụng chi phí kinh doanh = Doanh thu thuần
Tổng chi phí hoạt động kinh doanh
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí và tiêu thụ trong kỳ tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy nó có ýnghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chi phí để tănghiệu quả kinh doanh
Tỷ suất LNST/Chi phí kinh doanh = Tổng chi phí hoạt động kinh doanhDoanh thu thuần
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữudoanh nghiệp sau khi họ bỏ ra một lượng chi phí nhất định vào hoạt động kinh doanh
Trang 351.2 Một số vấn đề về vốn và vai trò của giải pháp tài chính đối với nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trên phương diện pháp luật, bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn thành lập,điều kiện đầu tiên là phải có một lượng vốn nhất định, đây là lượng vốn tối thiểu màpháp luật quy định cho từng loại doanh nghiệp Có thể khẳng định rằng, vốn đượcxem là cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo cho sự tồn tại tư cách pháp luật của doanhnghiệp trước pháp luật
Trên phương diện kinh tế, mọi doanh nghiệp muốn tăng trưởng và phát triểnđều cần phải có vốn, dù vốn đó là vốn tự có hay đi vay Vốn là yếu tố quan trọnghàng đầu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của từng doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt nhưhiện nay Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải có một lượng vốnnhất định, nhờ đó doanh nghiệp có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình diễn ra liên tục, ổn định và có cơ hội cải tiến máy móc thiết bị, hiện đạihoá công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không chỉ tồn tại đơn thuần màcòn có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Các doanh nghiệp đều có xuhướng tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến nâng suất, nâng caohiệu quả hoạt động, tích cực đầu tư vào các nguồn lực cần thiết Nếu doanh nghiệpthiếu vốn sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, doanh nghiệp sẽ bị tụtlùi trong cuộc đua khốc liệt đó một phần vì vòng quay của vốn càng ngắn lại thì quy
mô của doanh nghiệp càng co lại
Nhờ có một lượng vốn tương đối, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việclựa chọn những sản phẩm sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả, đảm bảo an toàn tổchức, hiệu quả sử dụng vốn nâng cao, huy động tài trợ dễ dàng, khả năng thanh toánđảm bảo, có đủ tiềm lực khắc phục khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh.Bên cạnh đó, vốn cũng là yếu tố quyết định doanh nghiệp nên mở rộng hay thuhẹp phạm vi hoạt động kinh doanh của mình Khi đồng vốn của doanh nghiệp càngsinh sôi nảy nở, doanh nghiệp sẽ càng có cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động vào các
Trang 36thị trường, lĩnh vực mà trước đó doanh nghiệp chưa có điều kiện thâm nhập còn nếunhư đồng vốn bị hạn chế, doanh nghiệp sẽ chỉ có thể tập trung vào một số hoạt động
mà doanh nghiệp có lợi thế trên thị trường
Trong doanh nghiệp, vốn là cơ sở để mua sắm các trang thiết bị, máy móc, nhàxưởng, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Ngoài ra, nó cònđược sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì và tạo tiềm lực chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với đặc trưng là phải vận động đểsinh lời, nên một khi đã tham gia vào thị trường, doanh nghiệp sẽ phải ngày càngphát triển để làm cho đồng vốn của mình ngày càng tăng theo thời gian, điều đócũng góp phần nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chiếmđược sự tin tưởng của người tiêu dùng
1.2.2 Vai trò của giải pháp tài chính đối với nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Giải pháp tài chính là những biện pháp, chính sách liên quan đến việc thu hútnguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đãthu hút và tích lũy được nhằm gia tăng hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp (PGS
TS Phạm Công Đoàn, 2012) Giải pháp tài chính có vai trò quan trọng đối với bất
kỳ doanh nghiệp thuộc bất kỳ loại hình hay quy mô nào, đặc biệt đối với hiệu quảhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Trên thực tế, vai trò của các giải pháptài chính đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở 2 khía cạnhchính, cụ thể:
Giải pháp tài chính là các giải pháp về thu hút nguồn vốn góp phần đảm
bảo hoạt động kinh doanh và tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo tính tự chủ, tính
ổn định, tính an toàn, tính tiết kiệm khi sử dụng các nguồn tài chính Nói cách khác,giải pháp tài chính có vai trò là đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các quan hệ tài chính doanhnghiệp được mở ra trên một phạm vi rộng lớn Đó là những quan hệ với hệ thốngngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính trung gian khác, các thành viên gópvốn đầu tư liên doanh và những quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Trang 37Những quan hệ tài chính trên chỉ có thể được diễn ra khi cả hai bên cùng có lợi vàtrong khuôn khổ của pháp luật Vì vậy, các nhà quản lý tài chính có thể sử dụng cáccông cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi suất, tiền lương, tiền thưởng để kích thíchthu hút vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiện nay, có 3 nguyên tắc để thu hút vốn cho doanh nghiệp, bao gồm: giữvững tính tự chủ về mặt tài chính; đảm bảo tính cân đối về mặt tài chính; và đảmbảo thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính, sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiệnđúng nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, khách hàng và ngân hàng Nếu doanhnghiệp thực hiện tốt các nguyên tắc kể trên, doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh được diễn ra một cách thuận lợi đồng thời tiết kiệm chi phí huy độngvốn cho doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
Giải pháp tài chính là các giải pháp tập trung quản lý sử dụng hiệu quả vốn đã thu hút và tích lũy được, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành từ 2 nguồn chính, đó lànguồn vốn do các nhà đầu tư, những người cho vay và nguồn vốn từ lợi nhuận tíchlũy, đóng góp của cổ đông … Các giải pháp tài chính góp phần quan trọng giúpdoanh nghiệp sử dụng vốn một cách hiệu quả cả 2 nguồn vốn này Trong điều kiệncủa nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra cho các doanhnghiệp những chuẩn mực hết sức khắt khe Mọi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đều được phản ánh bằng các chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu tài chính, bằng các sốliệu của kế toán và bảng tổng kết tài sản Khi doanh nghiệp thực hiện tốt các nguyêntắc quản lý tài chính, cán bộ tài chính có thể phân tích, giám sát các hoạt động kinhdoanh để một mặt bảo toàn được vốn, mặt khác sử dụng các biện pháp tăng nhanhvòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, từ đó nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp
Các giải pháp tài chính giúp doanh nghiệp giữ vững tính tự chủ tài chính vàđảm bảo tính cân đối về mặt tài chính Khi doanh nghiệp thực hiện tốt các giải pháp
về nguồn vốn, đặc biệt là việc lựa chọn nguồn vốn phù hợp tài trợ cho hoạt động
Trang 38kinh doanh của mình sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư một cáchkhoa học và chủ động hơn, hạn chế được những rủi ro liên quan đến hoạt động đầu
tư do đảm bảo được tính cân đối trong nguồn vốn của doanh nghiệp, từ đó góp phầnnâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Việc tổ chức quản lý tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm tra, đánhgiá tình hình tài chính cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tìnhhình tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực nhất mọi hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính như: hệ số nợ, hiệusuất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu các thành phần vốn Nhờ vậy, các nhà quản
lý có thể dễ dàng nhận biết chính xác thực trạng tốt, xấu trong các khâu của quátrình kinh doanh Từ đó, có các biện pháp xử lý, giải quyết phù hợp để hoạt độngkinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn Đồng thời, họ cũng có thể kiểm soát và chỉđạo các hoạt động khác của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động đượcdiễn ra liên tục, ổn định
1.2.3 Các nguyên tắc thu hút vốn trong doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò của các giải pháp tài chính với nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp, việc chủ động thu hút vốn là biện pháp cần thiết nhằmnâng cao hiệu quả tài chính, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trongdoanh nghiệp Trong quá trình xây dựng kế hoạch thu hút vốn, doanh nghiệp cầndựa trên những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phải giữ vững tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp Khi tổ
chức thu hút cho các nhu cầu vốn của các hoạt động kinh doanh và các hoạt độngđầu tư, doanh nghiệp phải lựa chọn nguồn vốn nội bộ và nguồn vốn huy động bênngoài Doanh nghiệp cần phải xem xét mối tương quan giữa vốn của chủ sở hữu với
nợ phải trả trung và dài hạn Vay nợ trung và dài hạn không những làm giảm lãi củachủ doanh nghiệp mà còn làm giảm tính tự chủ về mặt tài chính của chủ doanhnghiệp
Thứ hai, đảm bảo tính cân đối về mặt tài chính Tất cả các tài sản được sử
dụng lâu dài trong doanh nghiệp cần phải được tài trợ bằng vốn thường xuyên có tại
Trang 39doanh nghiệp, tức là những vốn được quyền sử dụng trong một thời gian dài ít nhất
là trên một năm Nợ ngắn hạn chỉ được phép tài trợ cho tài sản lưu động
Thứ ba, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính, sử dụng vốn đúng
mục đích, thực hiện đúng nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, khách hàng vàngân hàng
1.2.4 Phương pháp sử dụng vốn
Mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng trong quá trình sản xuất kinh doanh
Do đó, cách thức đo lường, tính toán và đánh giá hiệu quả cũng khác nhau Đồngthời, những biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng
là khác nhau tùy đặc điểm của doanh nghiệp, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh vàtùy thuộc vào điều kiện môi trường của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Tuy nhiên,
để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không thể thiếu các giảipháp tài chính như tăng cường năng lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao hiệuquả sử dụng vốn và sử dụng tài sản của doanh nghiệp
(a) Phương pháp sử dụng vốn lưu động
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động thông qua việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu
động trong doanh nghiệp Tốc độ chu chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm phản
ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao hay thấp Trong doanh nghiệp, đặc biệt làcác doanh nghiệp thương mại, sự tuần hoàn của vốn lưu động tiếp diễn khôngngừng và lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ Vốn lưu động được ứng ra dưới hìnhthái đó nghĩa là nó đã chu chuyển được một vòng Như vậy, thời gian trung bìnhcần thiết để vốn lưu động chuyển được một vòng chính là tốc độ chu chuyển vốnlưu động Trong một thời kỳ nhất định, số lần chu chuyển vốn lưu động càng nhiềuthì tốc độ chu chuyển vốn lưu động càng cao
Việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động trong các doanh nghiệpthương mại có tác động lớn đến việc mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp.Tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp là điều kiện để giảmlượng vốn cần thiết đầu tư cho lưu thông hàng hóa, rút ngắn thời gian lưu thông
Trang 40hàng hóa, nhờ vậy rút ngắn thời gian chu chuyển sản phẩm Hơn nữa, việc đẩynhanh tóc độ chu chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp sẽ góp phần giảm vốntrong kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tang lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhờ đó hiệuquả hoạt động kinh doanh cũng được nâng cao
Để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp cần thực hiệncác biện pháp sau:
- Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước,những biến động trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện vềnhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước để xác định nhu cầu vốn lưu động và lên kếhoạch huy động vốn Các công việc cần phải chú trọng là xác định khả năng tàichính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ cácnguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp và hạn chế được rủi ro có thểxảy ra
- Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn lưu động:
Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng các nguồn vốn huyđộng từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, doanh nghiệp nên linhhoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp Một số nguồn doanh nghiệp cóthể xem xét huy động như: Vay ngân hàng; nguồn vốn liên doanh, liên kết; vốnchiếm dụng
Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, doanhnghiệp cần phải thực hiện các biện pháp sau: (1) Xây dựng chiến lược huy động vốnphù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ; (2)Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín; và (3) Chứngminh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quảvòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới
Đối với công tác sử dụng vốn, khi thực hiện doanh nghiệp phải căn cứ vào kếhoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phùhợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, doanh