UBND TỈNH NGHỆ AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Số: 1771/SGD&ĐT- GDTH TP Vinh, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (V/v Hướng dẫnthựchiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010, Cấp Tiểu học) Kính gửi: Các phòng giáo dục và đào tạo Căn cứ Chỉ thị số 4899/CT- BGD&ĐT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiêp năm học 2009 - 2010 và các Công văn hướngdẫncủa Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Quyết định số: 3334/QĐ- UBND.VX, ngày 15/7/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về kế hoạch năm học 2009 – 2010; Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An hướng dẫnthựchiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, Cấp Tiểu học như sau: A. NHIỆM VỤ CHUNG: Nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2009 – 2010 của giáo dục tiểu học Nghệ An là tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tự chủ trên cơ sở tuân thủ các quy phạm pháp luật; đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá theo chuẩn KT – KN; nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện theo mục tiêu của giáo dục tiểu học; cải thiện cơ bản chất lượng giáo dục vùng miền Núi – dân tộc; trên cơ sở đó, xây dựng cấp học phát triển hài hòa, tạo đà cho sự phát triển đúng đắn và bền vững của giáo dục phổ thông. Chủ đề xuyên suốt các nhiệm vụ năm học 2009 – 2010: đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. B. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ: I. Tiếp tục quán triệt và thựchiện nghiêm túc các cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đức Hồ Chí Minh; mỗi thầy cô giáo là một tấm gượng đạo đức, tự học và sáng tạo; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh quán triệt nội dung các cuộc vận động bằng hình thức phù hợp trong các sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên đề. 2. Đưa nội dung giảng dạy về Đạo đức Hồ Chí Minh theo tài liệu củaSở vào chương trình giáo dục đối với học sinh từ lớp 3 với thời lượng 1 tiết/tháng qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc buổi học thứ 2 trong buổi. 3. Quán triệt các nội dung xây dựng THTT, HSTC cho cán bộ, giáo viên và học sinh; cuối năm học, mỗi nhà trường đều phải tự đánh giá kết quả thựchiện báo cáo cho Ban Chỉ đạo của huyện, BCĐ huyện tổng hợp báo cáo BCĐ tỉnh. Từ mô hình Trường Tiểu học thị trấn Cầu Giát và TH Quỳnh Hậu (Quỳnh Lưu), các phòng giáo dục cần chỉ đạo để mỗi trường tổ chức xây dựng phong trào trên từng nội dung. Trong năm học này, các nhà trường cần chỉ đạo dứt điểm các yêu cầu: Trường tiểu học phải đẹp, sạch sẽ và an toàn; học sinh phải được chăm lo toàn diện và phát triển kỹ năng sống thích ứng, thân thiện. II. Củng cố và nâng cao thành tựu phổ cập GDTH: 1. Phổ cập về số lượng cần gắn liền với chuẩn hóa về chất lượng dạy học, giáo dục và các điều kiện thiết yếu đảm bảo nâng cao chất lượng phổ cập. Những đơn vị đã đạt chuẩn vững chắc cần phấn đấu đạt ở mức cao hơn theo quy định mới của Bộ GD&ĐT. 2. Tiếp tục chỉ đạo các nhóm giải pháp nhằm sớm chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học dở chừng ở tiểu học; Huy động trở laị những học sinh bỏ học các năm trước vào theo học các lớp linh hoạt nhằm giúp các em đạt được yêu cầu tối thiểu về kỹ năng sử dụng tiếng Việt và tính toán; không để học sinh trong độ tuổi phổ cập ở ngoài nhà trường. 3. Cải tiến quy trình điều tra, nhập dữ liệu và kiểm tra hằng năm nhằm giảm bớt thời gian đầu tư cho hồ sơ PCGD; tiến tới phối hợp với trường THCS sử dụng chung phần mềm quản lý phổ cập trên địa bàn xã, phường, thị trấn. 4. Thựchiện đúng, đủ các quy định về các công việc điều tra, nhập dữ liệu, kiểm tra và báo cáo về công tác phổ cập. III. Thựchiện kế hoạch năm học, chương trình và sách giáo khoa: 1. Kế hoạch năm học 2009 – 2010 thựchiện theo Quyết định số: 3334/QĐ. UBND.VX của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 2. Chương trình dạy học, giáo dục đối với trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày thựchiện theo Quyết định 16/2006/QĐ- BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Đối với trường dạy học 2 buổi/ngày (30 tiết hoặc 35 tiết/tuần), Phòng giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch dạy học trên cơ sởthựchiện nghiêm túc Quyết định 16/2006/QĐ- BGD&ĐT và các nguyên tắc được quy định tại Văn bản số: 1576/SGD&ĐT- GDTH, ngày 29/8/2008 củaSở Giáo dục và Đào tạo. 4. Sách giáo khoa tối thiểu bắt buộc cho học sinh thựchiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. IV. Tập trung chỉ đạo các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng GDTH theo chuẩn KT- KN và mục tiêu cấp học: 1. Các phòng xây dựng và hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trên các mô hình tốt về xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày theo 2 mức độ 35 tiết/tuần (ứng với 10 buổi/tuần) và 30 tiết/tuần (ứng với 8 buổi/tuần). Trên cơ sở hội thảo, các phòng hướngdẫn xây dựng chương trình dạy học – giáo dục 2 buổi/ngày cho từng vùng miền trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: giáo dục toàn diện, vừa sức, tăng cường dạy học tự chọn môn học và tự chọn nội dung học tập, dạy học phân hóa cho mọi đối tượng học sinh. Sở chỉ đạo và tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm chung trong giao ban chuyên môn cuối học kỳ I. 2. Tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ hơn về chủ trương giao quyền tự chủ cho các nhà trường và giáo viên theo hướng tổ chức dạy học linh hoạt, hiệu quả. 3. Tập trung chỉ đạo đổi mới cách soạn giáo án, đổi mới PP dạy học theo hướng dạy học tích cực. Khuyến khích GV sử dụng máy vi tính và các phương tiện hiện đại để thiết kế bài dạy; truy cập và sử dụng các giáo án điện tử hoặc viết giáo án điện tử phục vụ cho đổi mới PP dạy học ở một số môn, bài thích hợp. 4. Tập huấn cho CB, GV về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá đối với các môn Thủ công, Kỹ thuật, Mỹ thuật và Âm nhạc. 5. Quan tâm đúng mức giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo nội dung và hình thức phù hợp với đối tượng và điều kiện từng vùng. Từ năm học này, các trường bắt buộc phải có kế hoạch và tổ chức thựchiện nghiêm túc, có hiệu quả chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định của Chương trình GDPT cấp tiểu học tại Quyết định 16/2006/QĐ- BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ GD&ĐT. Giáo viên phụ trách lớp chịu trách nhiệm phối hợp với tổ chức Đội TNNĐ lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. 6. Đối với giáo dục miền Núi- dân tộc, cần tập trung chỉ đạo các vấn đề sau: a) Chỉ đạo thựchiện các nhóm giải pháp dạy học hiệu quả môn Tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số bao gồm: + Phối hợp và hỗ trợ với trường mầm non tích cực chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước tuổi học; tiến hành khảo sát, bàn giao trẻ mẫu giáo 5 tuổi cho trường tiểu học từ tháng 5 hằng năm chủ yếu về kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp qua nghe, nói. Nếu trẻ chưa đạt được yêu cầu tối thiểu về kỹ năng tiếng Việt để học lớp 1, cần có biện pháp giúp đỡ trong hè. + Tăng thời lượng dạy học nói chung lên tối thiểu 30 tiết/tuần (sử dụng biên chế ngoài 1,2 GV/lớp và hỗ trợ của Chương trình đảm bảo chất lượng - SEQAP); tăng thời lượng dạy học Tiếng Việt thêm 3 – 4 tiết/tuần chủ yếu sử dụng bù đắp những lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng còn thiếu. + Dạy học tăng cường tiếng Việt trong các môn học khác như Đạo đức, Tự nhiên- Xã hội, Thể dục, …nhằm phát triển vốn từ và kỹ năng nghe, nói cho học sinh. + Xây dựng môi trường học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt ở trường và cộng đồng để giúp các em tự tin hơn trong sử dụng tiếng Việt. b) Giao trách nhiệm cho hiệu trưởng và giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học linh hoạt, sát đối tượng; đồng thời, gắn kết quả dạy học từng lớp đối với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên. Tăng cường tính tự chủ, linh hoạt để giáo viên phải chịu trách nhiệm đến từng học sinh. c) Xây dựng và tổ chức học tập kinh nghiệm mô hình tốt về dạy học linh hoạt, hiệu quả của giáo viên và nhà trường. d) Bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng dạy học, đánh giá theo Chuẩn, linh hoạt và hiệu quả; về kỹ năng tổ chức dạy lớp ghép. e) Phối hợp và tạo điều kiện cho việc khảo sát, tổ chức thực nghiệm và ứng dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học của ngành về “Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao Nghệ An”. 7. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ: a) Các trường đã tổ chức dạy học 30 tiết hoặc 35 tiết/tuần, cần xin chủ trương tổ chức học ngoại ngữ từ lớp 3. Chủ động chuẩn bị các điều kiện để phấn đấu đến năm 2015, 100% số học sinh vùng đồng bằng, thành phố, thị xã và các thị trấn, xã thuận lợi các huyện miền Núi được học ngoại ngữ từ lớp 3. b) Khuyến khích dạy học tăng cường ngoại ngữ lên 4 tiết/tuần; trong đó, sử dụng 2 tiết tăng thêm để giúp học sinh phát triển thêm các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong nghe, nói hoặc tổ chức các câu lạc bộ, Olympic tiếng Anh, … c) Bằng con đường xã hội hoá, khuyến khích tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện dạy học ngoại ngữ như: các phương tiện nghe nhìn, phòng học tiếng. Khuyến khích học sinh mua và sử dụng các tài liệu bổ trợ như Vở luyện viết tiếng Anh, băng tiếng Anh sử dụng trong các giờ luyện tập để tăng kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp cho các em. d) Xây dựng đề án và tổ chức thí điểm Chương trình dạy học ngoại ngữ bắt buộc ở tiểu học theo Quyết định 1400/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướngdẫncủa Bộ GD&ĐT. V. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với học sinh và giáo viên: 1. Đối với học sinh: a) Đổi mới chỉ đạo kiểm tra định kỳ: + Tăng cường tự chủ cho các trường về công tác đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ. Theo đó, phương án tổ chức đánh giá học sinh sẽ giao quyền tự chủ cho cơ sở từ khâu ra đề đến tổ chức kiểm tra, đánh giá ở các lần kiểm tra GKI, CKI, GKII; phòng GD&ĐT ra đề và chỉ đạo kiểm tra định kỳ cuối năm học đối với các khối, các môn đánh giá bằng điểm số. Sở tập huấn cho cốt cán các phòng, các phòng tập huấn lại cho cốt cán các trường về đổi mới ra đề và tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn KT- KN. Sở và các phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra công tác đánh giá đối với trường và hiệu trưởng về thựchiện kế hoạch và tổ chức KTĐK + Tổ chức khảo sát chất lượng 2 môn Tiếng Việt và Toán lớp 5 vào cuối năm học theo kế hoạch chung củaSở (các trường có thể sử dụng kết quả khảo sát thay cho điểm kiểm tra định kỳ lần cuối năm học). + Đánh giá chất lượng phải đảm bảo quán triệt nguyên tắc toàn diện, khuyến khích sự tiến bộ và không gây áp lực về việc học cho học sinh. b) Thựchiện quy định của Bộ về bàn giao chất lượng giáo dục giữa các lớp, bàn giao chất lượng tiểu học với THCS qua kiểm tra cuối năm học. c) Quán triệt và thựchiện quy định mới về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư hướngdẫncủa Bộ Giáo dục và Đào tạo. d) Giao lưu học sinh giỏi tiểu học và tham gia các cuộc thi: + Thựchiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học này chưa tổ chức thi học sinh giỏi tiểu học kể cả cấp huyện và tỉnh. Tuy nhiên, các trường và phòng giáo dục cần tổ chức các hoạt động giao lưu học sinh giỏi cấp học, môn học với hình thức phù hợp nhằm tạo cơ hội để học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu được thể hiện khả năng của mình; mặt khác, không gây áp lực cho học sinh và nhà trường về thành tích trong hoạt động này. + Tích cực tham gia thi giải toán trên mạng (Violympic) theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các phòng chuẩn bị CSVC để tổ chức kỳ thi Violympic cấp huyện, cấp tỉnh tại huyện và chọn học sinh dự thi Quốc gia tại tỉnh. + Phát động học sinh tích cực tham gia các cuộc thi vẽ, hát múa, thể thao do các tổ chức ngoài nhà trường tổ chức, hoặc phối hợp tổ chức. + Thựchiện phong trào thi đua “giữ vở sạch, viết chữ đẹp” trong các trường tiểu học, PTCS. Sở phối hợp Công ty CP Sách và TBGD hỗ trợ tổ chức thi viết chữ đẹp nhằm tuyên truyền cho phong trào. 2. Đối với giáo viên: a) Thựchiện đánh giá giáo viên hằng năm theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH ban hành tại Quyết định 14/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 04/5/2007 và Công văn hướngdẫn số: 10358/BGD&ĐT- GDTH, ngày 28/9/2007 của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở đó, làm căn cứ để xét chọn giáo viên dạy giỏi các cấp. b) Thựchiện có nề nếp công tác lập và lưu giữ hồ sơ đánh giá hằng năm. c) Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo về sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong đánh giá, xếp loại GV tiểu học đảm bảo thống nhất, tránh chồng chéo. d) Cải tiến cách tổ chức thi chọn GVDG các cấp theo quy định tại Quyết định 14/2007/QĐ- BGD&ĐT và Công văn hướngdẫn số: 10358/BGD&ĐT- GDTH, ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. VI. Tăng cường CSVC, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục: 1. Củng cố và nâng cấp các phòng thư viện, thiết bị: bổ sung TBDH theo danh mục tối thiểu và quy định thư viên đạt chuẩn tại Quyết định 01/2003/QĐ- BGD&ĐT bằng nguồn ngân sách cấp và nguồn xã hội hóa. 2. Ngoài bộ sách giáo khoa và Vở tập viết là tài liệu bắt buộc cho mỗi học sinh, các trường cần làm tốt cống tác tuyên truyền để phụ huynh mua thêm các tài liệu bổ trợ sử dụng trong buổi học thứ 2 nhằm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cốt lõi theo chuẩn chương trình. Các tài liệu bổ trợ khuyến khích sử dụng trong buổi học thứ 2 là: Vở bài tập các môn; Vở thực hành viết đúng, viết đẹp; Vở luyện viết tiếng Anh. 3. Tham mưu trang bị thêm các thiết bị dạy học hiện đại cho các phòng học như thiết bị phòng học tiếng (ngoại ngữ), phòng học tương tác tích cực, phương tiện nghe nhìn tại các lớp học .; trang bị và sử dụng tốt sân chơi vận động ngoài trời theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. VII. Chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia: 1. Ngay từ đầu năm học, các phòng tiến hành khảo sát và xây dựng kế hoạch chỉ đạo trường chuẩn quốc gia các mức cho năm học 2009 – 2010 và những năm tiếp theo; trình UBND huyện phê duyệt để có cơ sởthực hiện. Kế hoạch đề nghị kiểm tra công nhận TCQG năm học 2009 – 2010 báo cáo về Sở (qua Phòng GD Tiểu học) trước 15/9/2009 để Sở chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra. Trong công tác kiểm tra TCQG, cần quan tâm đúng mức tiêu chuẩn về tổ chức dạy học, giáo dục và chất lượng. Không trình công nhận TCQG những trường đang có khó khăn trong chất lượng, đặc biệt là chất lượng các môn học hình thành kỹ năng cốt lõi. 2. Thựchiện đúng quy định về quy trình và hồ sơ công nhận TCQG được ban hành theo văn bản hướngdẫncủa Sở. 3. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các trường đã đạt chuẩn để duy trì và nâng cao chất lượng TCQG. Những trường đã đạt chuẩn mức độ 1 ở vùng có điều kiện cần tham mưu lộ trình và phấn đấu Chuẩn mức độ 2. VIII. Đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo: 1. Đổi mới quản lý cần được xem là yếu tố đột phá trong sự phát triển đúng hướng và bền vững của giáo dục tiểu học. Năm học này cần tập trung một số hoạt động sau: a) Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường về công tác quản lý nhà trường theo chương trình liên kết Việt Nam – Xing- ga- po . b) Bồi dưỡng cập nhật cho đội ngũ cán bộ quản lý ở trường và phòng giáo dục về các văn bản quy phạm pháp luật mới và các thông tin quản lý giáo dục liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo theo nguyên tắc: Sở phổ biến, hướngdẫn đến cốt cán các phòng; các phòng phổ biến, hướngdẫn đến hiệu trưởng, hiệu phó; lãnh đạo trường phổ biến đến tận giáo viên. c) Tiếp tục chỉ đạo đổi mới quản lý theo hướng phân cấp cho cơ sở về quyền chủ động trong xây dựng kế hoạch dạy học – giáo dục, tổ chức hoạt động và đánh giá trên cơ sở nâng cao nhận thứccủa hiệu trưởng về quản lý theo chuẩn của quy phạm pháp luật, nâng cao năng lực tự chủ và trách nhiệm của mỗi CBQL. d) Tăng cường công tác kiểm tra chỉ đạo, kiểm tra đánh giá củaSở đối với các phòng và cơ sở giáo dục, của phòng giáo dục và đào tạo đối với trường và hiệu trưởng về xây dựng kế hoạch, triển khai thựchiện và hiệu quả thựchiện kế hoạch. e) Khai thác và sử dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý. Kết nối thông tin quản lý phổ cập, quản lý chất lượng từ trường đến phòng giáo dục và Sở qua mạng INTERNET. Nghiên cứu và ứng dụng phần mềm quản lý nhà trường. Đảm bảo cập nhật và chính xác, trung thực về thông tin giáo dục tiểu học để mọi người có thể truy cập. 2. Quan tâm đúng mức nội dung bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ nhà giáo cả tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. 3. Phối hợp với Trường CĐSP Nghệ An tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học cho giáo viên dạy Ngoại ngữ, Tin học chưa qua đào tạo SP tiểu học; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên được phân công dạy chuyên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục đối với các trường dạy 2 buổi/ngày chưa có giáo viên đào tạo chuyên sâu các môn trên. Các phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo để các trường đăng ký cho giáo viên theo học, lập danh sách gửi về Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp và Phòng Giáo dục Tiểu học để tham mưu thực hiện. 4. Bồi dưỡng cập nhật cho cán bộ, giáo viên về trình độ và kỹ năng sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, khai thác thông tin qua mạng nhằm phục vụ nhu cầu thông tin và đổi mới phương pháp dạy học. IX. Một số hoạt động khác: 1. Thựchiện nghiêm túc và có chất lượng chương trình, dự án liên quan đến tiểu học như Dự án GDTH cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC), Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục miền Núi- dân tộc (SEQAP), Chương trình giáo dục an toàn giao thông, Chương trình chăm sóc sức khỏe học đường. Phối hợp với ngành y tế tổ chức công tác phòng chống dịch bệnh cho học sinh. Trước mắt, tổ chức phòng chống hiệu quả dịch cúm A (H1N1) theo sự chỉ đạo liên Sở Y tế và Giáo dục. 2. Triển khai có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục nhằm động viên sự quan tâm và đầu tư nguồn lực của xã hội cho công tác giáo dục trên tinh thần phát huy tự nguyện của các tổ chức, cá nhân. 3. Củng cố tổ chức và hoạt động của phòng giáo dục và hội đồng chuyên môn cấp học. Mỗi phòng giáo dục cần có đủ một lãnh đạo phụ trách và 2 – 3 chuyên viên. Hội đồng chuyên môn cấp học có 2 – 3 cốt cán mỗi môn học nhằm giúp phòng giáo dục giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn hẹp của môn học. 4. Thựchiện đúng các quy định mới của UBND tỉnh và các văn bản hướngdẫncủaSở về chế độ thu chi kinh phí đóng góp của phụ huynh về dạy học buổi thứ 2 và các khoản đóng góp xã hội hóa giáo dục. C. TỔ CHỨC THỰCHIỆN 1. Phòng Giáo dục tiểu học chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm triển khai văn bản hướngdẫn này đến các trường tiểu học, PTCS và tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá nghiêm túc. 2. Cần thựchiện nghiêm túc công tác thông tin, báo cáo định kỳ và những vấn đề mới về Sở để thống nhất chỉ đạo. Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC - Như kính gửi (để th.hiện) PHÓ GIÁM ĐỐC - Vụ GD Tiểu học (để b/cáo) - Giám đốc, các Phó GĐ (để chỉ đạo) - Công ty CP Sách và TBTH (để phối hợp); (Đã ký) - Các phòng ban liên quan (để phối hợp) - Lưu VT, TH. Nguyễn Thị Kim Chi . chương tr nh giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy đ nh của Chương tr nh GDPT cấp tiểu học tại Quyết đ nh 16/2006/QĐ- BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ GD& amp;ĐT đối với đ nh giá mức độ hoàn th nh nhiệm vụ của giáo viên. Tăng cường t nh tự chủ, linh hoạt để giáo viên phải chịu trách nhiệm đến từng học sinh. c) Xây