1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất.DOC

35 424 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 299,5 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất

Trang 1

ĐỀ ÁN KINH TẾ THƯƠNG MẠI

LỜI NÓI ĐẦU

Ở Việt Nam, sau khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, hoạtdộng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thu được những kết quả quan trọng trongviệc thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm, gia tăng nguồn hàng xuấtkhẩu…góp phần tích cực thực hiện chiến lược kinh tế-xã hội của đất nước Làmột bộ phận của hoạt động đàu tư trực tiếp, các khu công nghiệp, khu chếxuất được thành lập ở nước ta đang trở thành mô hình tổ chức kinh tế linhdộng gắn kinh tế nghành với kinh tế lãnh thổ, là nhân tố quan trọng góp phầnthúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất là nộidung hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại củacác khu trong hoàn cảnh đầu tư trong nước còn hạn hẹp, trở nên rất phức tạp.

Đồng thời, đặt ra một câu hỏi cần được quan tâm và giải đáp: “Làm thế nào

thu hút ngày càng mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu côngnghiệp, khu chế xuất đã được thành lập? ”

Để góp một phần nhỏ bé vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạtđồng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất, sau một

thời gian nghiên cứu, em xin chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất.”

Khóa luận không đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong

một hay vài khu cụ thể, mà xem xét, đánh giá hoạt động này một cách tổngthể trên toàn bộ các khu tổng thể trong khoảng thời gian 16 năm, kể từ khikhu chế xuất đầu tiên được thành lập cho đến thời điểm hiện tại

Trang 2

Bài viết được trình bày với kết cấu gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về khu công nghiệp, khu chế xuất - Đầu tư trực tiếpnước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất.

Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khuchế xuất ở Việt Nam trong thời gian qua.

Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vàokhu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

Bài viết này được hoàn thành với sự giúp đỡ hướng dẫn và chỉ bảo tậntình của các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại Giáo sư-Tiến sĩ Đặng ĐịnhĐào Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với sự chỉ bảo tận tình vànhững ý kiến đóng góp của các thầy đã giúp đỡ trong thời gian vừa qua.

Do khản năng và trình độ có hạn nên bài viết khó tránh khỏi những khiểmkhuyết Rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy, cô giáo vànhững người quan tâm vấn đề này.

Trang 3

Sau chiến tranh thế giới thứ II sự phát triển nhanh chóng của các nướccông nghiệp phát triển gặp phải những khó khăn gay gắt về nguồn nhân côngtiền công thấp ở trong nước và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp vốn trướcđây được tước đoạt một cách tự do từ các nước thuộc địa Mặt khác do trìnhđộ còn hạn chế nền kĩ thuật tư động hoá chưa đủ sức giải quyết được nhữngkhó khăn này của các nước phát triển.

Trong khi đó, các nước đang phát triển đang rất khó khăn về kinh tế dovừa thoát khỏi ách đô hộ thực dân Thất nghiệp gia tăng, thiếu vốn đầu tư vàngoại tệ để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng nền kinh tế dântộc.

Ở đây có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế của các nước pháttriển và các nước đang phát triển Sự thôi thúc tìm kiếm nguồn nhân công giávà nguyên liệu đã thúc đẩy các nước phát triển di chuyển các cơ sở sản xuấtcông nghiệp dùng nhiều lao động, tài nguyên ra nước ngoài, đến gần cácnguồn lực đó Còn các nước đang phát triển, thấy được lợi thế và hạn chế củamình, đã cố gắng tạo ra một môi trường kinh tế thích hợp để thu hút đầu tư từbên ngoài nhằm giải quyết những bế tắc kinh tế của mình và thực hiện chiếnlược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.

Khu chế xuất được thành lập trên cơ sở kiến tạo những điều kiện, yếu tốkhả năng về tài chính, quản lý; là một sách lược khôn khéo, linh hoạt và rất cóý nghĩa cả về phương diện vận dụng tư duy lý thuyết kinh tế vào thực tiễn cácquan hệ kinh tế quốc tế của các nước đang phát triển.Khu chế xuất cũng chínhlà hình thức tạo ra những điều kiện để có thể lợi dụng và phát huy nhanhchóng các lợi thế so sánh của một nước hay một vùng bằng cách tham gia tíchcực vào phân công lao động quốc tế Rõ ràng, xét về mặt lợi ích và hiệu quảtheo nguyên lý vủa lý thuyết lợi thế so sánh, khu chế xuất là nơi hội tụ vềquyền lợi của các nước đang phát triển và các công ty xuyên quốc gia, ngườinắm giữ phần lớn nguồn đầu tư nước ngoài hiện nay trên thế giới.

Trang 4

b,Định nghĩa:

Định nghĩa của Hiệp hội các khu chế xuất thế giới (WEPZA):

Theo điều lệ hoạt dộng của WEPZA, khu chế xuất bao gồm tất cả cáckhu được Chính phủ các nước cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do,khu công nghiệp tự do hoặc bất kì khu vực ngoại thương hoặc khu vực khácđược WEPZA công nhận Định nghĩa này về cơ bản đồng nhất khu chế xuấtvới khu vực miễn thuế Theo định nghĩa này, có thể xếp Hồng Kông vàSinhgapo vào các khu chế xuất.

Định nghĩa của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc ( UNIDO):

Theo UNIDO, khu chế xuất là “khu vực được giới hạn về hành chính.Vó khi về địa lý, được hưởng một chế độ thuế quan cho phép tự do nhập khẩuthuế quan được ban hành cùng với những qui định luật pháp ưu đãi, chủ yếuvề thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.” Khái niệm khu chế xuất bao hàmviệc thành lập các nhà máy hiện đại trong một khu công nghiệp và một loạtnhững ưu đãi nhằm khuyến khích việc đà tư của các nhà kinh doanh nướcngoài vào nước sở tại Với định nghĩa hẹp nói trên của UNIDO, về bản chấthoạt động kinh tế khu chế xuất khác với khu mậu dịch tự do, cảng tự do Bởihoạt động chính trong khu chế xuất là sản xuất công nghiệp, mặc dù trên thựctế các hoạt động kinh doanh cũng được thực hiện tại một số khu chế xuất.

Định nghĩa của Việt Nam:

Theo Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao –ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997, khu chế xuất là “khuchuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuấtkhẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cưsinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập”.Như vậy, cề cơ bản , khu chế xuất ở Việt Nam cũng được hiểu theo như địnhnghĩa hẹp của UNIDO.

1.2 Khu công nghiệp::

a.Khu công nghiệp- sự cải biện cần thiết của khu chế xuất cổ điển

Theo các chuyên gia kinh tế, sỏ dĩ khu chế xuất được thành lập nhiều vàthu được nhiều thành công lớn ở các nước Châu Á, vì đây là khu cực có lựclượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp, lại nằm trên các tuyến đườnghàng hải nối liền các cảng và trung tâm thương mại sôi động vào bậc nhất thếgiới Các khu chế xuất châu Á chiếm gần 70% số lao động trong các khu chếxuất trên toàn thế giưới và tuy chỉ chiếm một phần nhỏ lượng xuất khẩu củamột nước nhưng tổng kim nghạch xuất khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc,

Trang 5

Malaixia gộp lại chiếm 80% lượng xuất khẩu của các khu chế xuất trên thếgiới.

Song sự thành công của những nước nói trên với các khu chế xuất thựcsự rất khó lặp lại ở các nước đang phát triển khác Có nhiều nguyên nhân dẫnđến điều này:

+Một là , có quá nhiều khu chế xuất được thành lập ở các nước, tạo nênthị trường dư thừa khu chế xuất tập trung với một mật độ cao trong một khuvực có nhiều điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giống nhau Tình trạng đó dẫnđến sự cạnh tranh gay gắt thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa cáckhu chế xuất, buộc các nước này phải có nhiều nhân nhượng lớn hơn về tàichính và các yếu tố sản xuất khác, trong khi chưa tạo được môi trường kinhdoanh ưu đãi và cơ sở hạ tầng tốt cho đầu tư.

+Hai là, khi thành lập các khu chế xuất, ngoài mục tiêu xuất khẩu, cácnước đều hi vọng sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm, lợi dụng được kỹ thuậtnước ngoài, tạo mối liên kết và cung cấp đầu vào cho nền kinh tế bản địa.Trên thực tế, các mục tiêu này của khu chế xuất rất khó thực hiện.

+Ba là xí nghiệp khu chế xuất phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm ra thịtrường thế giới Chính yêu cầu này đặt các nhà đầu tư trong khu chế xuấttrước những khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm củakhu chế xuất vốn có nhiều loại tương đồng, với đặc trưng chung là hàng côngnghiệp nhẹ và công nghiệp điện tử Trong khi đó thị trường trong nước códung lượng lớn và là điểm hi vọng của các nhà đầu tư thì hầu như bị khép lạitrước các xí nghiệp khu chế xuất Không tạo nên môi trường kinh doanh cótính cạnh tranh cao giữa các loại sản phẩm - yếu tố chính để đa dạng hoá vànâng cao chất lượng hàng sản xuất trong nước Điều đó có tác dộng tiêu cựcđối với khả năng tăng năng lực xuất khẩu của đất nước nói chung.

Khu công nghiệp – mô hình kinh tế khắc phục những hạn chế của môhình khu chế xuất cổ điển.

Khu công nghiệp là mô hình kinh tế linh hoạt hơn do các nhà đầu tưnước ngoài - đối tượng đầu tư chủ yếu vào khu công nghiệp - tận dụng đượcthị trường nội địa như một yếu tố hấp dẫn đối với hàng hoá của doanh nghiệptrong khu Đây là vấn đề hết sức quan trọng, thực sự thu hút các nhà đầu tưnước ngoài vì đối với họ thị trường nội địa còn là một thị trường mới, có dunglượng lớn, trong khi đó thị trường thế giới đã trở nên bão hoà đối với các loạisản phẩm của các doanh nghiệp khu công nghiệp vốn giống nhau cả về chủngloại và chất lượng.

b.Định nghĩa:

Định nghĩa 1:

Trang 6

Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất côngnghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất côngnghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại văn phòng, nhàở… Khu công nghiệp theo quan niệm này về thực chất là khu hành chính kinhtế đặc biệt như khu công nghiệp Batam Indonesia, các công viên công nghiệpở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu.

Định nghĩa 2:

Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tậptrung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, khôngcó dẫn cư sinh sống Đi theo quan niệm này, ở một số nước như Malaixia,Indonesia, Thái Lan Đài Loan đã hình thành nhiều khu công nghiệp với quimô khác nhau.

Định nghĩa của Việt Nam:

Theo Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao – banhành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997, khu công nghiệp là “khutập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng côngnghiệp và thực hiện các dịch cho sản xuất công nghiệp, có ranh giưới địa lýxác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng chínhphủ quyết định thành lập Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chếxuất”

1.3 Sự giống nhau và khác nhau giữa KCN, KCX:a.Giống nhau:

- Một là, qui mô khu chế xuất và khu công nghiệp gần như nhau, khoảngmột vài trăm hecta VD: Khu chế xuất Tân Thuận là 300 ha, khu chế xuấtLinh Trung là 60 ha, khu công nghiệp Biên Hoà là 365 ha, khu công nghiệpNội Bài là 100 ha…

- Hai là, các doanh nghiệp trong khu chế xuất và khu công nghiệp chủ yếucó qui mô vừa và nhỏ, thường dưới 5 trêịu đôla, với số lao động khoảng từ300-400 người.

- Ba là, đối tượng đầu tư trong khu chế xuất và khu công nghiệp là các tổchức kinh tế và cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vàngười nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam, các tổ chức kinh tế và cá nhân ởnước ngoài.

- Bốn là, về hình thức đầu tư, trong khu chế xuất và khu công nghiệp đượcthành lập doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp liên doanh,hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trang 7

- Năm là, để quản lý Nhà nước đối với khu chế xuất và khu công nghiệp,Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban quản lý Ban quản lý khu chế xuất và khucông nghiệp là cơ quan thực hiện dịch vụ quản lý “một cửa” cho các nhà đầutư.

b.Khác nhau:

-Thứ nhất, về mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp khu chế xuất phải xuấtkhẩu toàn bộ sản phẩm ra thị trường ngoài nước, còn doanh nghiệp khu côngnghiệp được tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

-Thứ hai, ưu đãi giữa khu chế xuất và khu công nghiệp cũng khác nhau doxuất phát từ mục tiêu khác nhau Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Đầu tư nước ngoài ban hành vào tháng 7 năm 2000 và Nghị định số 24/2000/NĐ- CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 qui định chi tiết thi hành Luật Đầutư nước ngoài tại Việt Nam, điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệpdành cho doanh nghiệp khu công nghiệp và khu chế xuất như sau:

+ Đối với doanh nghiệp khu chế xuất, bất kể là của chủ đầu tư tronghay ngoài nước đều được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệpcao và như nhau, doanh nghiệp sản xuất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%,được miễn 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếptheo; doanh nghiệp dịch vụ thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%, được miễn 2năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo.

+ Đối với doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất thuếthu nhập doanh nghiệp là 10% (với điều kiện xuất khẩu từ 80% sản phẩm trởlên) được miễn 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 nămtiếp theo, là 15% ( với điều kiện xuất khẩu trên 50% sản phẩm) được miễn 2năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo; doanhnghiệp dịch vụ thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, được miễn một năm kể từkhi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.

2.Mục tiêu và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất:

2.1 Mục tiêu:

a.Mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài:

-Giảm chi phí sản xuất sản phẩm bằng cách tận dụng các yếu tố sản xuất rẻở các nước đang phát triển.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước phát triển, nhất là từđầu những năm 60, đã vấp phải khó khăn về nguồn lao động ở các nước đó.Khi tại các nước này, ngồn nhân công tiền công thấp ngày càng khan hiếm,giá lao động, chi phí bảo hiểm xã hội ngày một tăng, đã thúc đẩy các công tyxuyên quốc gia nhanh chóng quyết định chuyển các nghành công nghiệp có

Trang 8

hàm lượng lao động sống cao sang các nước đang phát triển Thêm vào đó, dogiá đất ngày càng cao, sự phát triển của các nghành dùng nguyên liệu, côngnghiệp tiêu chuẩn hoá như cơ khí chế tạo, sản xuất cấu kiện…không đòi hỏitrình độ công nghệ cao tại các nước tư bản phát triển tỏ ra không còn hiệu quảdo các khoản chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài ngàycàng tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới Điềunày có thể giúp chúng ta lý giải vì sao các công ty xuyên quốc gia lại thườngđầu tư vào những nghành công nghiệp nhẹ, chế biến lắp ráp như dệt, maymặc, điện tử, sản xuất kim khí ở các khu công nghiệp, khu chế xuất của cácnước đang phát triển.

-Tránh hàng rào thuế quan do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nướcđang phát triển, tận dụng các chính sách ưu đãi về tài chính, nhất là về thế vàcác ưu đãi khác của các nước này nhằm tăng cường lưọi ích của các công tyxuyên quốc gia.

-Bảo vệ môi trường các nước phát triển

Sự phát triển ồ ạt các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệpnhiều phế thải đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường không kiểm soát nổiở các nước phát triển, làm cho phí bảo vệ môi trường ngày càng tăng Xuhướng chung của các công ty xuyên quốc gia là muốn chuyển các ngành côngnghiệp này sang các nước đang phát triển để bảo vệ môi trường nước họ vàgiảm chi phí sản xuất.

-Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến lược phát triển lâu dài

Khi đầu tư ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào khu công nghiệp, khu chếxuất, các công ty tư bản nước ngoài muốn mở rộng địa bàn hoạt động, tạo chỗđứng, chuẩn bị cho những bước đi lâu dài trong chiến lược phát triển của họ.Đầu tư của các nước phương Tây, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông vàoTrung Quốc là điển hình của xu hướng đó.

b Mục tiêu của các nước thành lập:

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đây là mục tiêu quan trọng nhất của khu công nghiệp, khu chế xuất Với tínhchất là “vùng lãnh thổ” hoạt động theo một qui chế riêng trong môi trườngđầu tư chung của các nước, khu công nghiệp, khu chế xuẩt trở thành công cụhữu hiệu thu hút đầu tư trực tiệp nước ngoài để mở mang hoạt động sản xuấtkinh doanh trong khu và đạt tới tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của các nềnkinh tế.

- Mở rộng hoạt động ngoại thương.

Thông qua việc thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, nước chủ nhà muốnđẩy mạnh hoạt động ngoại thương với các nước.

Trang 9

Sau khi giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều nước đangphát triển ớ châu Á – Thái Bình Dương muốn đẩy mạnh công nghiệp vượtqua do thiếu nguồn ngoại tệ Thành lập khu chế xuất để tăng nhanh xuất khẩuhàng hoá và thu ngoại tệ là con đường mà nhiều nước theo đuổi.

Những nước xưa nay vốn dựa vào hoạt dộng xuất khẩu và chuyển khẩu đểphát triển kinh tế như Singapo, Hồng Kông thường thông qua việc mở khuchế xuất, bảo đảm những biện pháp quản lý đặc biệt và điều kiện ưu đãi nhằmthu hút phương tiện và nguồn hàng các nước đến để thực hiện dịch vụ xuấtkhẩu và chuyển khẩu.

Đối với các nước đang phát triển khác, việc lập ra các khu công nghiệp, khuchế xuất để thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, mở rộngcông nghiệp xuất khẩu, từ đó tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớnlà điều quan tâm nhất Theo hướng này, ở nhiều nước Châu Á – Thái BìnhDương, xuất khẩu hàng công nghiệp sản xuất ở khu công nghiệp, khu chếxuất chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng kim nghạch xuất khẩu ở các nước đó -Tạo công ăn việc làm

Khuyến khích toàn dụng lao động là một trong những mục tiêu quan trọngcủa các nước đang phát triển, Sau chiến tranh thế giới thứ II, sự bùng nổ dânsố và tình trạng thất nghiệp đã làm cho bức tranh kinh tế của các nước nàycàng trở nên ảm đạm Trong khi các nước mới dành được độc lập dư thừa sứclao động thì tình trạng thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao dộng tiền côngthấp ở các nước tư bản phát triển đặt các nước này trước sự lựa chọn sử dụngnguồn lao động dồi dào trong đội quân thất nghiệp khổng lồ ở các nước đangphát triển.

- Du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lýcủa các công ty tư bản nước ngoài.

Vào những năm của thập kỷ 70 và 80, để tránh bị tụt hậu về kinh tế, đặc biệtlà trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu trên thịtrường thế giới, các nước đang phát triển muốn mau chóng phát triển khoahọc kỹ thuật của mình, nâng cao trình độ quản lý kinh tế đất nước Xây dựngkhu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó tạođiều kiện nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ của các công ty tư bản nước ngoài,học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế của họ là biện pháp hữư hiệu mà nhiềunước từng áp dụng.

Ở Đài Loan, khi xây dựng khu chế xuất Cao Hùng, thu hút các bí quyết kỹthuật hiện đại trong các ngành điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng là nhiệm vụtrọng tâm được đặt lên hàng đầu Phát triển hợp tác và trao đổi kỹ thuật phụcvụ cho công cuộc bốn hiện đại hoá là mục tiêu luôn được quan tâm của TrungQuốc, đặc biệt ở các đặc khu kinh tế được thành lập trong những năm cuối

Trang 10

thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 và các khu khai phát, khu công nghiệp kỹ thuật caođược thành lập trong những năm gần đây.

-Làm cầu nối hội nhập nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúc đẩysự phát triển kinh tế trong nước.

Trước hết, hàng tiêu dùng từ các khu công nghiệp cung cấp cho thị trường nộiđịa ở thành thị và nông thôn đủ sức cạnh tranh và ngăn chặn hàng nhập lậu từnước ngoài, đồng thời góp phần tăng sản xuất hàng xuất khẩu Còn khu chếxuất với tính chất là khu vực sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động của khu chếxuất chủ yếu hướng ra thị trường thế giới Vì vậy, có thể xem khu côngnghiệp, khu chế xuất như là một cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nướcvới kinh tế khu vực và thế giới.

Ở Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng nhanh xuất khẩu để có thunhập ngoại tệ, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạocông ăn việc làm cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạtdộng đầu tư trực tiếp Việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất ởViệt Nam là biện pháp tích cực để thực hiện mục tiêu chiến lược đó.

Song để có các khu công nghiệp, khu chế xuất thành công, điều cơ bản củacác nước chủ nhà là phải gắn mục tiêu của các khu với mục tiêu của các côngty xuyên quốc gia - đối tượng đầu tư chủ yếu của các khu Nói cách khác haibên phải tìm đợpc điểm gặp nhau, đó chính là lợi ích của các bên mà khucông nghiệp, khu chế xuất là công cụ thực hiện Lợi ích đó chỉ có thể đạtđược trong môi trương đầu tư do các nước chủ nhà tạo ra để sẵn sàng đónnhận đầu tư của các công ty xuyên quốc gia.

2.2 Đặc điểm của khu chế xuất và khu công nghiệp:

Các khu công nghiệp, khu chế xuất đều là công cụ thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài để tạo ra những năng lực sản xuất mới, hiện đại đáp ứng nhucầu về hàng hoá của thị trường trong nước và thế giới Với cơ cấu được hìnhthành trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, khu công nghiệp, khu chếxuất bao gồm những đặc điểm:

-Thứ nhất, trong khu chế xuất và khu công nghiệp được thành lập các doanhnghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp (đối với khu công nghiệp ) hàngxuất khẩu ( đối với khu chế xuất ), và các doanh nghiệp thực hiện các dịch vụcho sản xuất công nghiệp ( đối với khu công nghiệp ) cho sản xuất hàng xuấtkhẩu và hoạt dộng xuất khẩu ( đối với khu chế xuất ), là những doanh nghiệpcơ bản đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá.

Trang 11

-Thứ hai, việc hình thành khu chế xuất và khu công nghiệp tạo nên sự thayđổi một cách căn bản về hạ tầng trong và ngoài khu, là cơ sở để hình thànhcác khu vực đô thị, các thành phố công nghiệp trong tương lai.

-Thứ ba, khu chế xuất và khu công nghiệp góp phần vào việc tạo ra hiệuquả kinh tế - xã hội, trước hết là giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng, tăng thu nhập và nâng cao phúc lợi ch okhu vực lãnh thổ có các khunày.

-Thứ tư, tạo nên sự liên kết với cơ sở kinh tế trong nước, trước hết là khuvực quanh khu chế xuất và khu công nghiệp

Như vậy, việc thành lập khu chế xuất và khu công nghiệp cùng có tác độngnhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ việc tổ chứccơ cấu lại kinh tế vùng lãnh thổ, bố trí dân cư, phát triển hạ tầng kiến trúc, bảovệ môi trường đến việc nâng cao mức sống nhân dân.

II.QUAN HỆ GIỮA VIỆC PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾXUẤT Ở VIỆT NAM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦUTƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.

1.Khu công nghiệp, khu chế xuất - sự phát triển tất yếu của hoạt độngđầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bước vào thập kỉ cuối cùng của thế kỉ 20, tình hình kinh tế thế giới và quanhệ kinh tế giữa các nước, các khu vực có những biến chuyển nhanh chóng vàsâu sắc do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ,cũng như tình hình chính trị thế giới Để nhanh chóng thích ứng với nhữngbiến đổi ấy, ở nhiều nước đã diễn ra quá trình cơ cấu lại kinh tế theo hướngtận dụng tốt nhất những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao độngquốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nước.

Phù hợp với xu thế chung của quan hệ kinh tế quốc tế đó, ở nước ta cảicách kinh tế theo hướng “mở cửa” đã đạt được những thành tựu quan trọng.Vào thời điểm khi nền kinh tế đang đi dần vào thế ổn định, vấn đề tăng nhanhvốn đầu tư để duy trì và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, khắc phục nguy cơtụt hậu về phát triển giữa nước ta và các nước được đặt ra hết sức cấp bách.Khuyến khích đầu tư trong nước, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài làgiải pháp chính cho vấn đề nói trên Nhưng khi nguồn đầu tư trong nước cònhạn chế, hơn nữa lại chưa tạo ra được môi trường để huy động tối đa nguồnvốn đó, thì nguồn lực bên ngoài chiếm tỷ trọng lớn hơn và đáp ứng cho việcxây dựng các công trình quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với công nghiệphoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trang 12

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những bộ phận quantrọng nhất của chính sách “mở cửa” Thêm vào đó Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam, được Quốc hội CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 12năm 1987và đã qua nhiều lần sửa đổi, đã tạo môi trường pháp lý cho hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Luật đầu tư, Nhà nước Việt Nam camkết bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư vốn, bảo đảmcho tiền vốn và tài sản của họ không bị quốc hữu hoá hoặc bị tịch thu trongquá trình hoạt động; khuyến khích đầu tư thong qua các điều kiện ưu đãi vềthuế, bao gồm miễn, giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và các điềukiện thuận lợi khác về cư trú, đi lại ở Việt Nam…Luật đầu tư nước ngoài boảđảm đối xử công bằng đối với tất cả các đối tác nước ngoài, khuyến khích họđầu tư vào tất cả các hình thức, từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanhnghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn của các nhà đầu tư nước ngoài;hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao để xây dựng, khai thác cáccông trình hạ tầng…Cũng theo Luật đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài chịu sự quản lý của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư –nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhànước về hoạt động đẩu tư nước ngoài Nội dung quản lý bao gồm: xúc tiếnđầu tư, hình thành dự án; thẩm định, cấp giấy phép đầu tư; quản lý doanhnghiệp sau khi được cấp giấy phép đầu tư.

Nhằm thúc đẩy sản xuất hướng về xuất khẩu khi trong nền knh tế và cơchế quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự hiểu biết về thị trườngthế giới còn hạn chế, ở nước ta khu công nghiệp và khu chế xuất được sửdụng như những công cụ để thu hút đầu tư nước ngoài, là biện pháp tăng nănglực xuất khẩu bằng cách tạo ra môi trường đầu tư tự do, điều kiện thương mạitự do và cung cấp cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi với một cơ chế quản lý phù hợp Như vậy, việc thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất để tăng năng lựcxuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai thác có hiệu quảcác nguồn lực trong nước, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của nước ta trongnền kinh tế thế giới và khu vực, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá theo hướng hướng vào xuất khẩu là một tất yếu khách quan, làbước phát triển có tính chất logic của các chính sách phát triển kinh tế đấtnước nói chung và hợp tác đầu tư nước ngoài nói riêng.

2.Sự cần thiết xây dựng và phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu chếxuất ở Việt Nam để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ở Việt Nam, cần thiết phải phát triển mạnh mẽ hệ thống khu công nghiệp,khu chế xuất để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là vì:

Trang 13

-Trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư của các nướcphát triển, trước hết là của các công ty xuyên quốc gia và tập đoàn tư bản lớnlà nguồn đầu tư quan trọng nhất Khu công nghiệp, khu chế xuất chính là môitrường thuận lợi nhất giúp cho các công ty xuyên quốc gia đầu tư sản xuấthàng xuất khẩu.

-Sự yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đã hạn chế khả năng tăngtrưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước nóichung và của từng vùng nói riêng Khu công nghiệp, khu chế xuất là một địabàn nhỏ hẹp có thể tập trung mọi điều kiện cần thiết để tạo ra cơ sở hạ tầngđạt trình độ quốc tế, với chi phí thấp đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư nướcngoài.

-Phát triển công nghiệp chế tạo vừa nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tận dụngđược ưu thế lao động rẻ, vừa góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuấtkhẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.

-Khu công nghiệp, khu chế xuất cho phép áp dụng qui chế riêng với nhữngqui định pháp lý rõ ràng, cụ thể; thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục hảiquan, thuế tương đối đơn giản, thông thoáng, dễ áp dụng nên hấp dẫn các nhàđầu tư nước ngoài.

- Là nơi đào tạo cán bộ quản lý có trình độ cao, am hiểu phương pháp quảntrị kinh doanh hiện đại theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, cung cấpcán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có chuyên môn kỹ thuật cho cácngành kinh tế.

Tóm lại, khu công nghiệp, khu chế xuất có tác dụng như một cầu nối gắn thịtrường trong nước với thị trường thế giới, là nhân tố quan trọng trong việc thuhút vốn đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng để thúc đẩytăng trưởng kinh tế đất nước và đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinhtế thế giới.

Trang 14

Chương II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở

VIỆT NAM ( TỪ 1991 – NAY )

I.TÌNH HÌNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHỄ XUẤT CHO ĐẾNĐẦU NĂM 2008

1.Sự thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất.

a.Sự thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đến cuối tháng 2/2008 cả nước có 182 khu công nghiệp được thành lập

Trong 2 tháng đầu năm 2008, có thêm 3 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạtầng KCN được cấp GCNĐT, thành lập các KCN: Nam Sơn- Hạp Lĩnh, tỉnhBắc Ninh (603 ha ) và KCN Cộng Hòa, tỉnh Hải Dương (357 ha) và mở rộngKCN Long Bình-Amata, tỉnh Đồng Nai (133 ha)

Tính đến cuối tháng 2/2008 cả nước đã có 182 KCN được thành lập với tổngdiện tích đất tự nhiên 43.791 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể chothuê đạt 29.358 ha, chiếm 67% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó, 110KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 26.115 ha và 72KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bảnvới tổng diện tích đất tự nhiên 17.675 ha Các KCN, KCX phân bố ở 53 tỉnh,thành phố trên cả nước; tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm với tổng diệntích đất tự nhiên chiếm gần 60% tổng diện tích các KCN cả nước.Có 10 khukinh tế và 2 khu công nghệ cao ( Hoà Lạc và Hồ Chí Minh ) So với các khucông nghiệp Châu Á có diện tích trung bình từ 100-300 ha thì các khu côngnghiệp Việt Nam có diện tích tương đối lớn.

Tại khu vực kinh tế Bắc Bộ tập trung các khu công nghiệp lớn tầm cỡ, thu hútnhiều dự án lớn như: khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Sài Đồng,khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp ĐìnhVũ Các ngành công nghiệp chủ chốt: sản xuất xi măng, đóng tàu (Hải Phòngvà Quảng Ninh), ô tô, xe máy (Vĩnh Phúc, Hải Dương), luyện cán thép (TháiNguyên).Trong đó nổi lên như khu công nghiệp Nomura được đánh giá là đồngbộ, hiện đại nhất Việt Nam có tỷ suất đầu tư cao ( xấp xỉ 7 triệu/ha ) thu hút, tạoviệc làm cho trên 15.000 lao động địa phương (tính đến năm 2007) và đến năm2010, con số này sẽ lên đến 30.000 lao động Khu công nghiệp - đô thị Quế Võrộng hơn 600 ha Theo chủ trương, mô hình khu công nghiệp Quế Võ được thiếtkế hiện đại, bao gồm một diện tích rộng 311,6 ha dành cho xây dựng các nhà

Trang 15

máy, xí nghiệp Tổng vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng lên tới 531 tỷ đồng,và 200 tỷ đồng dành cho xây dựng nhà xưởng; một khu dân cư đô thị Kinh Bắchiện đại rộng 300 ha, với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng; khu vui chơi giải trí códiện tích 100 ha, với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng Khu công nghiệp lớn nhấtmiền Bắc là khu Đình Vũ với diện tích 982 ha ở thành phố Hải Phòng với nhiềudự án đầu tư có vốn đăng ký 79.930.000USD…Vùng sông hồng 30 khu côngnghiệp, trung du miền núi 5 khu

Tại miền Trung có nhiều khu công nghiệp có diện tích lớn như KKT VŨNGÁNG diện tích tự nhiên 22.781 ha bao gồm toàn bộ các xã: Kỳ Nam, KỳPhương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninhthuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh KKT Dung Quất là khu liên hợp lọc hoádầu đầu tiên của Việt Nam, diện tích : 10.300 ha, có năng lực hàng hoá quacảng lớn nhất Việt Nam-đến năm 2020 là 30 triệu tấn/năm Bên cạnh đó còncác khu chế xuất Thuận Yên diện tích trên 200 ha, khu Liên Chiểu diện tích373,5 ha, khu Hoà Hiệp 705.4 ha…Miền Bắc và Miền Trung chiếm trên 80%diện tích khu công nghiệp cả nước

Tại miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long có các khu vực tập trung các khucông nghiệp như : Trong năm 2007, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bổ sung quyhoạch phát triển 4 KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 với quy mô 3.250 hagồm: KCN Châu Đức (1.550 ha), KCN Đất Đỏ I (500 ha), KCN Phú Mỹ III(800 ha) và mở rộng KCN Phú Mỹ II (400 ha) Năm 2007, KCN Bình Dươngđã thu hút được trên 1 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, tăng gấp 2 lần socùng kỳ và bằng 125% kế hoạch năm Các khu CN Đồng Nai, Long An códiện tích trung bình 200-300 ha Mỗi khu có khoảng vài đến hàng chục khucông nghệ lớn nhỏ Diện tích chiếm khoảng 60%.Với 65 KCN (chiếm tổngdiện tích trên 20 ngàn ha, trong đó có 42 khu công nghiệp đã và đang hoạtđộng), vùng cũng được xem là nơi tập trung KCN lớn nhất cả nước Giá trịsản xuất công nghiệp của Vùng đóng góp ngày càng cao vào thành quả chungcủa đất nước Sau gần 10 năm thành lập, vùng đã thu hút hơn 3.000 dự án đầutư vào các khu công nghiệp, trong đó có hơn 1.800 dự án đầu tư nước ngoàivới tổng vốn 15 tỷ USD.

b.Qui hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Vùng Số khu công nghiệp, khu chế xuấtVùng núi Bắc Bộ

Vùng Tây Nguyên

Vùng đồng bằng sông Cửu LongVùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ

33213721

Trang 16

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ Các vùng khác

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu côngnghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm mục tiêu hình thànhhệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển côngnghiệp quốc gia, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương cótỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp

Theo Quy hoạch này, tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trịsản xuất công nghiệp cả nước sẽ tăng từ 24% hiện nay lên 40% vào năm 2010và trên 60% trong giai đoạn tiếp theo Tương tự, tỷ lệ hàng xuất khẩu của cácKCN đóng góp vào tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu cả nước sẽ tăngtương ứng từ 19,2% lên 40%

Về diện tích, quy hoạch chỉ rõ, từ nay đến năm 2010 phấn đấu lấp đầy cácKCN đã được thành lập; chỉ thành lập mới một số KCN trên cơ sở có chọnlọc, với diện tích tăng thêm khoảng 15.000-20.000ha Như vậy, tổng diện tíchcác KCN đến năm 2010 sẽ đạt mức 45.000-50.000ha Đến năm 2015 ( dựkiến có 113 khu công nghiệp được thành lập mới với diện tích quy hoạch là29.200 ha) diện tích này đạt khoảng 65.000-70.000ha, năm 2020 đạt khoảng80.000ha.

Bản Quy hoạch cũng nêu rõ, việc mở rộng các KCN hiện có chỉ được thựchiện khi tổng diện tích đất công nghiệp đã được cho thuê ít nhất là 60% và đãxây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung.

Kết cấu hạ tầng các KCN, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và diệntích cây xanh, được chú trọng đầu tư đồng bộ nhằm bảo vệ môi trường vàphát triển bền vững

Cùng với Quyết định phê duyệt Quy hoạch này, Thủ tướng Chính phủ cũngban hành kèm theo danh mục 117 KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đếnnăm 2015 và danh mục 27 KCN dự kiến mở rộng, trong đó khu vực đồngbằng sông Hồng chiếm ố lượng nhiều nhất với 31 KCN dự kiến thànhs lậpmới.

2.Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất:

Số lượng các KCN được thành lập tăng qua các năm thể hiện sự quan tâm củacác nhà đầu tư về một lĩnh vực đầu tư hiệu quả Trong 3 năm đầu, từ 1991-1993, cả nước chỉ có 2 KCN được thành lập là KCX Tân Thuận và KCX LinhTrung 1 (thành phố Hồ Chí Minh), 2 năm 1994-1995 có thêm 5 KCN đượcthành lập Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1992 có quy định vềviệc khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX, việc “thí

Trang 17

điểm” thành lập các KCN từ 1992-1995 có thể nói là đã kết thúc, từ năm 1996số lượng các KCN được tăng lên đáng kể, riêng năm 1996 đã có 13 KCNđược thành lập, cao gấp đôi so với giai đoạn trước Đặc biệt là năm 1997, Quychế quản lý KCN, KCX và KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CPngày 24/4/1997 của Chính phủ ra đời và hướng dẫn hoạt động của các KCN,KCX, tạo khung pháp lý thống nhất cho việc thành lập và hoạt động của cácKCN, vì thế các KCN đến năm 1997 đã là: 45 KCN, gấp 3,5 lần so với năm1996 Những năm sau đó, quy mô các KCN tăng tương đối đều đặn hàng nămvới tốc độ khoảng 20%/năm

Hiện tại Việt Nam có hơn 150 khu công nghiệp, khu chế xuất với khoảng320.000 ha tại 55 tỉnh thành trên cả nước, trong đó đã có 21.700 ha đã đượclấp kín

Cả nước đang có 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trị giá 25,3 tỷ USD,chiếm 72% quỹ đất của khu công nghiệp, khu chế xuất, chiếm 60% nguồnvốn FDI và 2.800 dự án của doanh nghiệp trong nước đầu tư đạt tổng giá trịhơn 437 tỷ USD

Theo kế hoạch Chính phủ đã phê duyệt phát triển khu công nghiệp của cảnước, đến năm 2010 diện tích đất công nghiệp sẽ đạt 40.000 - 45.000 ha Đếnnăm 2020, diện tích đất công nghiệp sẽ tăng lên khoảng 70.000-80.000 ha.Theo kế hoạch trong giai đoạn từ 2006-2010, Việt Nam sẽ lập thêm 100 khucông nghiệp, khu chế xuất nâng đất công nghiệp lên khoảng trên 40.000 ha,đến năm 2020, con số này vào khoảng 70-80 ngàn ha

3.Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất đến cuối năm 2007

Tính đến thời điểm 31/12/2007, các khu công nghiệp trong cả nước đã thu húttrên 1 triệu lao động trực tiếp Bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê thuhút được 72 lao động, và tạo ra được giá trị sản xuất kinh doanh trên 1,5 triệuUSD Cũng trong năm 2007, các doanh nghiệp khu công nghiệp nộp ngânsách được khoảng 1,1 tỷ USD

Theo ghi nhận chính thức từ Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất(Bộ Kế hoạch và Đầu tư): năm 2007, các khu công nghiệp trong cả nước đãtiếp tục đà tăng trưởng của các năm trước, đồng thời có những phát triển mớimang tính đột phá

Đây cũng là năm có số lượng khu công nghiệp được thành lập mới và mởrộng nhiều nhất trong 16 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệpViệt Nam, gồm: 33 khu công nghiệp mới được thành lập, có tổng diện tích tựnhiên 9.024 ha; và 12 khu công nghiệp mở rộng diện tích thêm 1.992 ha Như vậy, tính đến cuối năm 2007 trong cả nước đã có 183 khu công nghiệp

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w