1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quảng xương – thanh hóa

91 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNQua thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Quản lý kinh tế 21B củatrường Đại học Thương mại khóa học 2015- 2017 được sự dạy dỗ tận tình của cácgiáo viên bộ môn, sự qua

Trang 1

-LÊ THANH TÙNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH

QUẢNG XƯƠNG – THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 2

-LÊ THANH TÙNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH

QUẢNG XƯƠNG – THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS,TS PHAN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Quản lý kinh tế 21B củatrường Đại học Thương mại khóa học 2015- 2017 được sự dạy dỗ tận tình của cácgiáo viên bộ môn, sự quan tâm của các thầy cô giáo trong Khoa sau Đại học, cácthầy cô trong Ban giám hiệu và cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, đặc biệt là

sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Phan Thị Thu Hà, đến nay tôi đã hoàn thành

luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Tăng cường quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất

tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa” Qua đây, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến

tập thể giáo viên trường Đại học Thương Mại, các thầy cô trong Ban giám hiệu đặcbiệt là PGS.TS Phan Thị Thu Hà đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Ngoài ra để có thể hoàn thành tốt luận văn phải kể đến công lao của các đồng

chí, cán bộ, nhân viên tại ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi hoàn thành

luận văn Tôi xin chân thành cám ơn các anh chị cán bộ, nhân viên ngân hàng đã tạomọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Thu Hà Các số liệu kết quả trong luậnvăn là trung thực và nguồn gốc rõ ràng Nội dung nghiên cứu của đề tài chưa từngđược công bố ở bất kỳ luận văn nào khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thanh Tùng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn 1

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất 5

1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 5

1.1.2 Hộ sản xuất 7

1.1.3 Hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 8

1.2 Quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 13

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất 13

1.2.2 Nội dung quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất 14

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý 21

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất 24

1.3 Bài học kinh nghiệm trong quản lí hô sản xuất của các ngân hàng thương mại 27

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG XƯƠNG – THANH HÓA 299

2.1 Khái quát về Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa 299

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Agribank Quảng Xương 299 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 299 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thời gian qua 30

2.2 Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa 38

2.2.1 Thực hiện chính sách cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa 38 2.2.2 Tổ chức triển khai hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa 45 2.2.3 Kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng hộ sản xuất tại ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa 47

2.3 Đánh giá hoạt động quản lý cho vay khách hàng hộ sản xuất tại Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa 54

2.3.1 Những kết quả đạt được 54 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG XƯƠNG – THANH HÓA 64

3.1 Định hướng và nhiệm vụ của Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa giai đoạn (2016 – 2020) 64

3.1.1 Phương hướng hoạt động chung của Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa 64 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa 66

Trang 7

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay đối với khách

hàng hộ sản xuất tại Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa 67

3.2.1 Xây dựng chính sách đối với hộ sản xuất hợp lí, phương châm “ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng” 68

3.2.2 Xây dựng định hướng tín dụng và nâng cao khả năng phân tích tính dụng 70

3.2.3 Giám sát chặt chẽ quá trình cho vay và sau khi cho vay 71

3.2.4 Tăng cường quản lý rủi ro 72

3.2.5 Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân sự 74

3.3 Các kiến nghị 75

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 75

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 77

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 – Quy trình quản lý cho vay 15Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh NHNN&PTNT Quảng Xương 30Hình 2.2 - Trình tự kiểm tra khoản vay tại Agribank chi nhánh Quảng Xương –Thanh Hóa 44Hình 2.3 - Quản lý các khoản vay có vấn đề 45

Trang 10

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn từ năm 2014 đến năm 2016 31

Bảng 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm tại Agribank Quảng Xương 352

Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng qua các năm tại Agribank Quảng Xương 35

Bảng 2.4: Số lượng hồ sơ vay vốn của HSX theo Phòng giao dịch 40

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay HSX phân theo ngành kinh tế 41

Bảng 2.6 Dư nợ cho vay HSX theo thời hạn tại Agribank Quảng Xương 41

Bảng 2.8: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay HSX trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay 58

Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay HSX 59

Bảng 2.10 Dư nợ có TSĐB và không có TSĐB trong cho vay HSX 60

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay qua các năm tại Agribank Quảng Xương 32

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng kế hoạch và thực tế các năm qua của Chi nhánh 33

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ từ năm 2010 đến năm 2012 của Chi nhánh 34

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh từ năm 2014 đến năm 2016 37

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay HSX theo thời hạn giai đoạn 2012 – 2016 42

Biểu đồ 2.6: Doanh số và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay HSX 55

Biểu đồ 2.7: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay HSX 56

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng dư nợ cho vay HSX trên tổng dư nợ 57

Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB và không có TSĐB trong cho vay HSX 60

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam hiện nay , trên 70% dân số sinh sống ở nông thôn và đại bộ phậncòn sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc Trong điều kiện đó, hộ là đơn vị kinh tế

cơ sở mà chính ở đó diễn ra quá trình phân công tổ chức lao động, chi phí cho sảnxuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng

Hoạt động cho vay là hoạt động thường xuyên, chủ yếu tạo ra lợi nhuận choNgân hàng thương mại Tuy nhiên đây cũng là một lĩnh vực hoạt động tồn tại nhiềurủi ro, nó có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh khác của ngânhàng Qua thực tiễn tìm hiểu tại huyện Quảng Xương – Thanh Hóa tôi nhận thấyhoạt động cho vay đối với hộ sản xuất đã đạt được nhiều kết quả tốt Tuy nhiên vẫngặp phải nhiều khó khăn đặc biệt là tình trạng quản lý cho vay lỏng lẻo dẫn đến tìnhtrạng nợ quá hạn, nợ xấu cao

Xuất phát từ những thực tế đó, việc tìm kiếm giải pháp để tăng cường quản lýcho vay đối với hộ sản xuất mang tính cấp thiết, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài

“Tăng cường quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và

phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa” làm luận văn

tốt nghiệp của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn

Nghiên cứu về hoạt động cho vay, quản lý hoạt động cho vay và vai trò củahoạt động cho vay khách hành hộ sản xuất của các NHTM nói chung và Agribanknói riêng cho đến nay đã có nhiều công trình, bài viết tiêu biểu được công bố, đăngtải như:

- Phan Thông Thái, năm 2014, “ Quản lý hoạt động cho vay đối với hộ đồng

bào dân tộc tại Agribank Đak Lak”, luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý,

Trường đại học Kinh tế quốc dân

- Lê Thị Mai Hương, năm 2015, “Quản lý hoạt động cho vay đối với khách

hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại cổ phẩn kỹ thương Việt Nam”,

luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học thương mại

Trang 12

- Nguyễn Thị Tuyến, năm 2012, “Phát triển cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định”, luận văn thạc sỹ

quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng

- Nguyễn Thị Lan Thư, năm 2015 “Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất

tại ngân hàng hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây”, luận văn thạc sỹ tài chính

ngân hàng, Trường đại học kinh tế

Những công trình đó, các tác giả đã tiếp cận hoạt động cho vay nói chung, chovay khách hàng là hộ sản xuất của ngân hàng từ nhiều giác độ khác nhau, cụ thể:Nâng cao chất lượng cho vay; mở rộng hoạt động cho vay, quản lý hoạt động vhovay … Các giải pháp các tác giả đưa ra về cơ bản nhằm phát triển, nâng cao chấtlượng hoạt động cho vay Tuy vậy, mỗi nghiên cứu với lý do khác nhau chỉ tậptrung cho mục đích riêng và cách áp dụng các nghiên cứu này không giống nhau.Công tác quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Agribank đóng vaiquan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động cho vay nói chung

và cho vay hộ sản xuất nói riêng thì chưa có công trình nào nghiên cứu

3 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đề ra các giải pháp và kiến nghị tăng cường hoàn thiệncông tác quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa

Mục tiêu cụ thể:

- Về lý luận: Hệ thống những vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động cho vay đối

với hộ sản xuất của NHTM

- Về khảo sát thực tiễn: Phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với

hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánhQuảng Xương – Thanh Hóa từ đó nêu ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhâncủa các hạn chế đó

- Về đề xuất giải pháp: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăngcường hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Xương –Thanh Hóa

Trang 13

4 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dụng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chính sách và các yếu tố ảnh hưởngđến hoạt động cho vay HSX

- Không gian nghiên cứu: Các HSX trên địa bàn Huyện Quảng Xương

- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu tại Agribank chi nhánh QuảngXương – Thanh Hóa từ năm 2012 – 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Mô hình nghiên cứu

5.2 Qui trình nghiên cứu

5.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu: Để nghiên cứu các vấn đề quản lý hoạt độngcho vay HSX, luận văn phải thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp về tình hình quản lýhoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa Tài liệu thứcấp thu được gồm:

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động cho vay HSX

Nội dung công tác quản

lý hoạt động cho vay HSX

Kết quả quản

lý hoạt động cho vay HSX

Tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với

HSX:

- Xây dựng chính sách cho vay

- Tổ chức hoạt động cho vay

- Kiểm soát hoạt động cho vay

-Tăng quy mô-Tăng chất lượng-Giảm rủi ro

Trang 14

- Bản báo cáo tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Agribank chinhánh Quảng Xương – Thanh Hóagiai đoạn 2012 – 2016.

- Tồng kết tình hình nhân sự giai đoạn 2012 – 2016: do phòng Tổ chức hànhchính AgribankAgribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa cung cấp thu được

số lượng trình độ nguồn nhân lực qua các năm trong giai đoạn 2012 - 2016

* Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê, tổng hợp kết hợp với công cụ Excel Kết quả thu được

sẽ được tập hợp trên các bảng so sánh với các tiêu thức khác nhau để thấy được từcác góc nhìn khác nhau về thực trạng công tác quản lý hoạt động cho vay HSX.Cũng như thấy được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản

lý hoạt động cho vay HSX của Agribank Agribank chi nhánh Quảng Xương –Thanh Hóa

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1:Lý luận cơ bản về quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân

hàng thương mại

Chương 2:Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Xương –Thanh Hóa

Chương 3:Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với hộ

sản xuất tại Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa

Trang 15

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO

VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất

1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắnliền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống ngân hàng thươngmại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tếhàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất lànền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thànhnhững định chế tài chính không thể thiếu được

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:

Ở Mỹ, Ngân hàng thương mại được định nghĩa là công ty kinh doanh tiền tệ,chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụtài chính

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng định nghĩa: “Ngân hàng thương mại

là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc củacông chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tàinguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, cho vay và tài chính”

Ở Việt Nam, Theo luật các tổ chức tín dụng 2010: “ Ngân hàng thương mại làloại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loạihình Ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chínhsách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác”

Từ những khái niệm trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tàichính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản lànhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cungcấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội

Trang 16

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM

NHTM là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động cơ bản là nhận tiền gửi

và cho vay Tuy nhiên hiện nay, hệ thống ngân hàng đã phát triển mạnh và tham giavào hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội Sự đa dạng và phong phú về các nghiệp

vụ kinh doanh làm cho NHTM trở thành tổ chức kinh doanh không thể thiếu trongtiến trình phát tiển đất nước

- Hoạt động cho vay vốn: NHTM huy động vốn qua các hình thức sau:

+ Nhận tiền gửi của tổ chức, các nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hìnhthức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác nhau;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn từ các tổ chức, các cá nhân từ trong và ngoài nước;

+ Vay vốn của tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chứcnước ngoài;

+ Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước;

+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước

- Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập cơ bản cho ngânhàng Bao gồm:

+ Cho vay ngắn hạn;

+ Cho vay trung và dài hạn;

+ Bảo lãnh: khách hàng được NHTM bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiệnhợp đồng và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín và khả năng tài chính củamình đối với người nhận bảo lãnh;

+ Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giángắn hạn đối với tổ chức, cá nhân và có thể chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ

có giá ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng khác;

+ Cho thuê tài chính

- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ bao gồm:

+ Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng là pháp nhân hay thể nhân trong vàngoài nước;

Trang 17

+ Cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng: Séc, ủy nhiệm chi,thẻ ATM, ;

+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế: séc, ủy nhiệmchi, chuyển tiền, ;

+ Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi hộ;

+ Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ: thu phát tiền mặt, kiểm đếm, phân loại,bảo quản và vận chuyển tiền mặt;

+ Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liênngân hàng;

- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và Ngân hàng nhà nước

Còn theo Prof.Raul Iturna, “Hộ” là một tập hợp những người cùng chunghuyết thống, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra vật phẩm để bảotồn chính bản thân họ và cộng đồng

Tại cuộc thảo luận quốc tế lần thứ IV về vấn đề quản lý nông trại tại Hà Lannăm 1980 đã đưa ra: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất,tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”

Trong các văn bản pháp luật, HSX được xem như một chủ thể trong các quan

hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thànhviên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung “HSX” là mộtthuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làmkinh tế chung cho cả hộ

Trang 18

Ngày nay, HSX đã và đang trở thành một nhân tố quan trọng của sự nghiệpcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là một trong những sự tồn tại tất yếu củaquá trình xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để phù hợp nhất quán với xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trương củaĐảng và Nhà nước, Agribank đã ban hành Phụ lục số 1 kèm theo Quyết định 499Angày 2/9/1993, theo đó khái niệm HSX được hiểu như sau: "HSX là đơn vị kinh tế

tự chủ, trực tiếp hoạt động kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinhdoanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình"

Như vậy, theo Agribank HSX là một lực lượng sản xuất hoạt động trong nhiềungành nghề nhưng phần lớn chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triểnnông thôn.Các hộ này sản xuất kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi

và kinh doanh thêm ngành nghề phụ.Đặc điểm sản xuất kinh doanh đa ngành nghề

đã góp phần phát triển các hoạt động của các HSX ở nước ta

1.1.3 Hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại

1.1.3.1.Khái niệm hoạt động cho vay

Theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam về Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng,

chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì : Cho vay là hình thức cấp

tín dụng, theo đó tổ chức cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay Thời hạn cho vay làkhoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho đến khi trả hết cảgốc và lãi đã được thỏa thuận trong hợp đồng cho vay giữa tổ chức cho vay vàkhách hàng

Trang 19

1.1.3.2.Đặc diểm hoạt động cho vay hộ sản xuất

Tại Việt Nam hiện nay, gần 70% dân số sinh sống ở nông thôn và đại bộ phậncòn sản xuất mang tính chất tự cung, tự cấp Trong điều kiện đó, hộ là đơn vị kinh

tế cơ sở mà chính ở đó diễn ra quá trình phân công tổ chức lao động, chi phí cho sảnxuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng Hộ được hình thành theo những đặcđiểm tự nhiên, rất đa dạng Tuỳ thuộc vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địaphương mà hộ hình thành một kiểu cách sản xuất, cách tổ chức riêng trong phạm vigia đình Các thành viên trong hộ quan hệ với nhau hoàn toàn theo cấp vị, có cùng

sở hữu kinh tế Trong mô hình sản xuất chủ hộ cũng là người lao động trực tiếp, làmviệc có trách nhiệm và hoàn toàn tự giác Sản xuất của hộ khá ổn định, vốn luânchuyển chậm so với các ngành khác

Về nhân lực: HSX chủ yếu sử dụng các nguồn lực tự có của mình với quy môgia đình, tuy nhiên khi họ cần, họ cũng có thể thuê thêm lao động để có thể mở rộngquy mô hoạt động sản xuất kinh doanh

Về quy mô sản xuất: HSX thường hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, thường

là quy mô gia đình và trang trại Do điều kiện về nguồn vốn, khả năng quản lý cũngnhư sức cạnh tranh nên HSX rất khó mở rộng quy mô

Về ngành nghề: HSX hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ngành nghề đadạng và phong phú, bao gồm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp….tuy nhiên, hoạtđộng trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu

Về năng lực quản lý: Khả năng quản lý của các HSX còn nhiều hạn chế vàthiếu sót, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống

Với những đặc điểm chung và riêng của HSX thì hoạt động cho vay HSXmang đầy đủ tất cả những đặc điểm chung của hoạt động cho vay nói chung, nhưng

do đặc điểm riêng của HSX nên hoạt động cho vay HSX cũng có một số đặc trưngriêng sau:

- Thời hạn cho vay thường chỉ là ngắn hạn

- Số vốn vay thường không lớn

Trang 20

- Có độ rủi do cao, do HSX tự chủ về tài chính của mình và các hoạt động sảnxuất kinh doanh nên họ phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động kinhdoanh Hơn thế nữa, đối với các HSX, chủ yếu là nông dân, phụ thuộc rất nhiều vàocác điều kiện tự nhiên, khi đã mất mùa thì họ sẽ mất khả năng trả nợ, gây thiệt hạicho ngân hàng.

1.1.3.3.Các hình thức cho vay hộ sản xuất

- Cho vay từng lần

Cho vay từng lần, hay nói cách khác là cho vay theo món là phương thức sửdụng tài khoản cho vay đơn giản, thực hiện trên cơ sở từng dự án kinh doanh.Phương thức này được áp dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh tế có đầy đủ điều kiệnvay vốn, nhưng lại không đủ điều kiện vay theo tài khoản luân chuyển, hoặc không

có nhu cầu vay vốnmột cách thường xuyên.Mỗi một lần vay, các đơn vị phải làmđơn xin vay, có giải trình cụ thể mục đích của vay vốn, số vốn cần vay, số vốn đơn

vị có được dùng để trả nợ ngân hàng… Đây là một trong các phương thức cho vayphổ biến ở Việt Nam hiện nay, cũng như trên Thế giới

Trong phương thức này,vốn tín dụng chỉ tham gia vào một quy trình nhất địnhhay một giai đoạn nhất định nào đó trong cả chu kỳ luân chuyển vốn của đơn vị,trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, hoặc cũng có thể tham gia vào toàn bộ quá trình

đó nhưng một cách không thường xuyên và liên tục Việc cho vay và thu nợ đượccác ngân hàng xử lý nợ theo từng món vay

Khi đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng không đủ tiền để trả ngay cho ngân hàngthì họ cần làm đơn xin gia hạn, ân hạn Khi không có lý do chính đáng thì các ngânhàng sẽ phải thực hiện chuyển nợquá hạn theo Quyết định 127 về Sửa đổi quy chếcho vay tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Thống đốc NHNNban hành vào ngày 03/02/2005 và phải thông báo cho khách hàng biết Trongtrường hợp, vì lý do đặc biệt nào đó, mà bên phía khách hàng không thể trả được nợthì không những đơn vị vay vốn phải làm đơn xin gia hạn, mà ngân hàng cũng phảigửi hồ sơ trình lên cấp trên để xin được khoanh nợ Sau khi có được cho phépkhoanh nợ, đơn vị này sẽ được tiếp tục vay vốn ngân hàng

Trang 21

Phương thức cho vay này rất thuận tiện cho các khách hàng, bởi vì thủ tục vaychỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay Khách hàng sẽ được đáp ứng nhu cầuvay vốn một cách kịp thời, việc thanh toán cho người cung cấp trở nên nhanh và dễdàng hơn Tuy nhiên, khi đơn vị gặp phải khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa thì ngânhàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, do thời hạn của khoản vay khôngđược quy định một cách rõ ràng và cụ thể.

- Cho vay thấu chi

Thấu chi là phương thức mới được áp dụng tại Việt Nam từ đầu năm 2002.Phương thức cho vay thầu chi cho phép người vay được phép chi lớn hơnsố tiền đãgửi thanh toán của mình đến một giới hạn nào đó, trong một khoảng thời gian nhấtđịnh.Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi Hạn mức thấu chi được xác địnhbằng cách dựa trên số dư bình quân của tài khoản tiền gửi thanh toán của kháchhàng và tỷ lệ hạn mức thấu chi được thỏa thuận giữa hai bên

Để được vay thẹo phương thức này, khách hàng phải là các khách hàng quenbiết, thường xuyên giao dịch với ngân hàng, có uy tín trong thanh toán cả gốc lẫnlãi, có tình hình tài chính ổn định Trước mỗi khoản vay, ngân hàng và khách hàngcần có thỏa thuận bằng văn bản và xác định về hạn mức thấu chi, cũng như hiệu lựccủa hạn mức để dễ dàng áp dụng

Trong suốt quá trình hoạt động, khách hàng có thể lập ủy nhiệm chi, ký séc,mua séc vượt quá số dư tiền gửi để chi trả Khi tiền của khách hàng nhập vào tàikhoản của mình thì ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ gốc và lãi Nếu các khoản chi quáhạn mức thấu chi, khách hàng sẽ chịu mức lãi suất phạt quá hạn mức và bị tạm đìnhchỉ sử dụng phương thức cho vay này

Phương thức cho vay thấu chi có ưu điểm là tạo điều kiện cho khách hàngtrong quá trình thanh toán như chủ động thanh toán, nhanh và kịp thời hơn Đối vớiloại hinh cấp tín dụng này là không nhất thiết yêu cầu tài sản đảm bảo, có thể cấpcho cả doanh nghiệp và cá nhân theo ngày, theo tháng, cũng có thể được dùng để trảlương, chi trả cho các khoản phải nộp, mua hàng Ngoài các ưu điểm kể trên,phương thức cho vay thấu chi còn giúp giảm bớt được nhiều thủ tục rườm rà khác,tiết kiệm chi phí cho khách hàng vay vốn cũng như ngân hàng

Trang 22

- Cho vay theo hạn mức

Cho vay theo hạn mức là phương thức mà Ngân hàng thỏa thuận cấp chokhách hàng một mức tín dụng Hạn mức này có thể được tính cho cả kỳ hoặc cuối

kỳ Hạn mức là số dư tối đa tại thời điểm tính Hạn mức tín dụng được Nhân hàngcấp dựa trên các kế hoạch sản, xuất kinh doanh, chu kỳ sản xuất kinh doanh, nhucầu vốn, nhu cầu vay và đặc biệt là khả năng trả nợ của khách hàng.Trong kỳ, kháchhàngđược thực hiện vay-trả nhiều lần, tuy nhiên vẫn phải thỏa mãn dư nợ khôngđược phép vượt quáhạn mức tín dụng Mỗi lần vay, khách hàng cần trình bày cácphương án sử dụng vốn vay, nộp các loại chứng từ chứng minh đã mua hàng, dịch

vụ và nêu yêu cầu vay thêm, sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của cácchứng từ thì ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng

Cách xác định hạn mức tín dụng như sau:

 Trong ngắn hạn:

Hạn mức tín dung ngắn hạn = Nhu cầu vốn lưu đông trong kỳ kế hoạch –(Nguồn vốn tự có + Nguồn kinh doanh ngắn han + Nguồn vốn khác)

 Trong trung và dài hạn:

Hạn mức tín dung trung và dài hạn = Tổng dự toán chi phí – Nguồn vốn đầu

tư tư có

- Cho vay luân chuyển

Là nghiệp vụ cho vay dựatrên phương pháp luân chuyển hàng hóa Một khoảncho vay luân chuyển cho phep khách hàng được vay tới một mức tối đa nào đó đượcxác định trước sẽ phải hoàn trả toàn bộ hay một phần khoản vay, và sẽ được tiếp tụcđược vay khi có nhu cầu đến khi hợp đồng cho vay hết hạn

Đây là một trong những kiểu cho vay được xem là linh hoạt nhất, các khoảncho vay như thế này có thể ngắn hạn hoặc kéo dài 3, 4 năm, thậm chí là đến 5 năm.Loại hình cho vay này cũng được áp dụng nhiều nhất khi các khách hàng khôngchắc chắn được thời gian của các luồng tiền mặt hoặc sự chính xác của nhu cầu vayvốn trong tương lai của mình Cho vay luân chuyển giúp khách hàng vay thêm đượctiền mặt trong hoàn cảnh khó khăn khi doanh số bán hàng giảm, và hoàn trả khinguồn thu bằng tiền mặt tăng lên

Trang 23

- Cho vay lưu vụ

Đây là phương thức cho vay được dành cho các khách hàng là HSX hoặc cánhân tại các vùng chuyên canh trồng lúa và vùng xen canh trồng lúa với các loại câytrồng ngắn hạn khác, sản xuất 2,3 vụ liền kề, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ sảnxuất Mức cho vay đối với phương thức cho vay này tối đa bằng mức du nợ thực tếcủa hợp đồng tín dung trước, thời hạn cho vay không quá thời hạn của vụ kếtiếp.Khách hàng đượctrả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả lãi hàng tháng hoặcđịnh kỳ tùy theo thỏa thuận cam kết với ngân hàng

1.2 Quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu của quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất

1.2.1.1 Khái niệm

“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lênđối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực,các thời cơ của tổ chức để đạt được những mục tiêu dặt ra trong điều kiện biếnđộng của môi trường”

Từ khái niệm chung về hoạt động quản lý, ta có thể định nghĩa về quản lý hoạtđộng cho vay của các ngân hàng đối với HSX như sau:

- Xét trên quan điểm theo cách tiếp cận chiến lược, quản lý hoạt động cho vaycủa các NHTM đối với HSX là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách vàbiện pháp quản lý cho vay nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triểnbền vững

Trong hoạt động cho vay, ban lãnh đạo ngân hàng với vai trò là nhà quản lýcần thực hiện tốt các công việc: xây dựng và ban hành chính sách và quy trình chovay, tổ chức bộ máy thực hiện cho vay, và kiểm soát hoạt động cho vay nhằm mụctiêu hiệu quả, hiệu lực, an toàn hoạt động cho vay

- Xét trên quan điểm tác nghiệp, quản lý hoạt động cho vay là sự tác động củachủ thể quản lý là NHTM vào hoạt động cho vay HSX vay vốn nhằm thực hiện các

dự án phát triển sản xuất kinh doanh và các mục tiêu khác

Trang 24

1.2.1.2 Mục tiêu quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất

Mọi hoạt động quản lý suy cho cùng đề hướng tới mục tiêu hiệu lực và hiệuquả của hoạt động Hiệu lực là thực hiện đúng các mục tiêu đề ra Hiệu quả là thựchiện được mục tiêu với chi phí nhỏ nhất

Quản lý hoạt động cho vay HSX nhằm thực hiện những mục tiêu sau đây:Thứ nhất, mở rộng hoạt động cho vay với HSX Mở rộng bao gồm cả quy môcho vay và kết cấu cho vay Quy mô cho vay thể hiện ở tổng doanh số cho vay, tổng

dư nợ cho vay với HSX Kết cấu cho vay thể hiện ở các loại hình HSX, các kháchhàng thuộc các khu vực, chi nhánh, thu hút ngày càng nhiều hơn nữa HSX

Thứ hai, nâng cao hiệu quả cho vayđó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợpvới yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàngđảm bảo nguyên tắc hoà trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàngthương mại từ nguồn tích luỹ do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăngtrưởng kinh tế Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của ngânhàng Thể hiện ở khả năng sinh lời của khoản vay, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khóđòi, lơi nhuận từ hoạt động cho vay, hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Thứ ba, nâng cao chất lượng cho vay Chất lượng của một khoản vay đượchiểu là lợi ích của khoản vay đó mang lại cho cả người đi vay và cả người cho vay,một khoản vay được coi là chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngânhàng và khách hàng tức là vốn vay đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra một

số tiền lớn đủ để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho ngân hàng và có lợinhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế

1.2.2 Nội dung quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất

Nội dung quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất được thực hiện theo quytrình sau:

Trang 25

Hình 1.1 – Quy trình quản lý cho vay

1.2.2.1 Xây dựng chính sách cho vay

Chính sách cho vay thể hiện đường lối cho vay của NH đối với HSX Nó cótác dụng trong việc hướng dẫn các cán bộ tín dụng thực hiện mục tiêu trong hoạtđộng cho vay đối với HSX Chính sách cho vay thường bao gồm các nội dungchính sau;

Một là, xác định phạm vi, khu vực ngân hàng phục vụ: Tất cả các ngân hàngđều mong muốn có thị trường rộng lớn, rải khắp các khu vực Tuy nhiên do cácràng buộc về nguồn lực nên để có hiệu quả thì các ngân hàng phải lựa chọn chomình một phân khúc thị trường nhất định Ở phân khúc đó ngân hàng hoạt động tốtnhất và thu lại lợi ích cao nhất Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải xác định ngay từđầu phạm vi, khu vực mà ngân hàng có thể phục vụ nhu cầu vay vốn của kháchhàng HSX

Hai là, các loại hình cho vay mà ngân hàng sẽ triển khai thực hiện: Về mặt lýthuyết, có rất nhiều loại hình cho vay đối với khách hàng nói chung và HSX nóiriêng Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng thực hiện toàn bộ các loại hình

Trang 26

cho vay đó Nhà quản lý phải xác định các loại hình cho vay cụ thể phù hợp vớinguồn lực sẵn có của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của phân khúc thị trường

đã lựa chọn

Ba là, các điều kiện cần thiết để ngân hàng có thể chấp nhận cho HSX vayvốn Các điều kiện này thường được tập hợp lại thành danh mục trong hồ sơ chovay vốn Hồ sơ cho vay của một ngân hàng là các tài liệu bằng văn bản về mốiquan hệ tổng thể của ngân hàng với khách hàng vay vốn Các hồ sơ tốt hoàn toàncần thiết cho một nghiệp vụ cho vay tốt Chất lượng của khoản cho vay phụ thuộcrất lớn vào sự hoàn chỉnh và chính xác của hồ sơ cho vay Ngoài ra, hồ sơ cho vay

là nguồn tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và cũng lànguồn quan trọng cung cấp thông tin cho các cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá chovay định kỳ, kiểm toán bên ngoài và các ban ngành kiểm tra khác ngoài ngân hàng.Một hồ sơ đầy đủ phải đáp ứng được bốn yêu cầu:

- Phải chứa đựng đầy đủ các thông tin tài chính để giúp cán bộ cho vay xácđịnh được sức mạnh tài chính của khách hàng xin vay và dễ dàng nắm bắt xu hướngtình trạng tài chính của khách hàng

- Phải lập ra được các điều khoản của hợp đồng tín dụng với khách hàng mộtcách chi tiết và lập ra một thỏa thuận hoàn trả đầy đủ

- Phải giúp người sử dụng thẩm định hoạt động kinh doanh, sản xuất trong quákhứ của khách hàng

- Chỉ ra được mọi yếu điểm hiện có hoặc tiềm tàng trong khoản vay một cáchchi tiết

Bốn là, quy định về hạn mức cho vay, thời gian cho vay và thời gian trả nợ:Dựa trên các quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng nhà nước, các ngânhàng phải tiến hành thiết lập cho mình một danh mục hạn mức cho vay, thời giancho vay và thời gian trả nợ đối với các đối tượng khách hàng khác nhau của mình.Đồng thời là việc quy định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ nhân viên ngânhàng trong từng hạn mức trong danh mục trên

Trang 27

Năm là, các quy định về theo dõi giám sát các khoản vay và các khoản vay cóvấn đề:

- Hiệu quả của các quyết định cho vay tốt và tổ chức các khoản vay một cáchchính xác phụ thuộc vào việc giám sát các khoản vay Nhận biết các dấu hiệu suygiảm tại một thời điểm ban đầu là một mục tiêu chủ yếu của việc giám sát cho vaytốt Để thực hiện việc giám sát tốt cần có các quy định về việc giám sát các khoảnvay làm căn cứ hoạt động Các quy định về việc giám sát các khoản vay thườnggồm một số nội dung như : giám sát sự tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng chovay, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra các hình thứcbảo đảm, phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ,… Kèm theo đó

là các nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc giám sát

- Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã camkết trong hợp đồng cho vay Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năngtrả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để

có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ

- Quản lý khoản cho vay có vấn đề là toàn bộ quá trình phòng ngừa, kiểm tra,giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản cho vay có vấn đề nhằm giảmthiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tiến tớiquản lý khoản cho vay có vấn đề theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với các chuẩnmực và thông lệ quốc tế

Sáu là, các quy định khác theo quy định của ngân hàng nhà nước

1.2.2.2 Tổ chức triển khai hoạt động cho vay

Tổ chức triển khai hoạt động cho vay gồm:

a Thành lập từng bộ phận thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động cho vayHSX

Thực chất đây là việc tổ chức bộ máy cho vay của ngân hàng Tổ chức bộmáy cho vay phải dựa trên mục tiêu, chính sách, quy trình cho vay để sắp xếp về lựclượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình và làm cho toàn bộ hệ thống quản lý chovay của ngân hàng hoạt động như một chỉnh thể có hiệu lực nhất Hiện nay, phương

Trang 28

thức tổ chức bộ máy cho vay của NHTM là tách bạch giữa 3 chức năng: chức năngkinh doanh, chức năng quản lý RRTD và chức năng tác nghiệp.

+ Bộ phận kinh doanh thực hiện chức năng phát triển kinh doanh thông quaviệc thiết lập, củng cố và phát triển khách hàng có khả năng đem lại lợi nhuận chongân hàng

+ Bộ phận quản lý RRTD thực hiện phân tích, đánh giá và giám sát mọi rủi rophát sinh trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế RRTD có thể chấp nhận được.+ Bộ phận tác nghiệp có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tácnghiệp liên quan đến số liệu trên hệ thống, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúngvới số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ đầy đủ và an toàn, đảm bảo các khoản vay đềutuân thủ nghiêm ngặt các bước quy định trong quy trình tín dụng

Bên cạnh đó để đảm bảo tính thống nhất trong mối quan hệ ràng buộc kiểmsoát lẫn nhau và trong các quyết định về tín dụng, quản lý RRTD, các ngân hàngcòn thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro và Hội đồng tín dụng

+ Bộ phận quản lý rủi ro được thành lập nhằm hỗ trợ cho Hội đồng quản trịtrong công tác quản lý rủi ro trong đó các thành viên của bộ phận này là nhữngngười phụ trách các phòng quản lý các hoạt động lớn của ngân hàng Bộ phận này

có chức năng ban hành các chính sách, chế độ hoặc đề ra các biện pháp nhằm quản

lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có hiệu quả

+ Hội đồng tín dụng được thành lập nhằm hỗ trợ Ban giám đốc trong việccung ứng sản phẩm đến khách hàng Nhiệm vụ của bộ phận này là xét duyệt giớihạn tín dụng, xét duyệt các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc hoặckhoản vay phức tạp cần thẩm định, đánh giá lại

Việc hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động cho vay như trênphải dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc xác định theo chức năng: Một vị trí công tác hay một bộ phận sẽđược định nghĩa càng rõ ràng theo mục tiêu cần đạt được, các hoạt động cần tiếnhành, các quyền hạn được giao và mối liên hệ thông tin giữa các vị trí công tác hay

bộ phận khác càng mạch lạc, cụ thể thì những người có trách nhiệm càng có thểđóng góp xứng đáng hơn cho việc hoàn thành mục tiêu chung của ngân hàng

Trang 29

+ Nguyên tắc tương xứng giữa chức năng – nhiệm vụ - quyền hạn – tráchnhiệm: do quyền hạn là quyền cụ thể để tiến hành những công việc được giao còntrách nhiệm là nghĩa vụ phải hoàn thành nên về mặt logic thì yêu cầu quyền được giaocho từng người, từng bộ phận cần tương xứng với nhiệm vụ, đảm bảo cho họ khả năngđạt được kết quả mong muốn Trách nhiệm về các hoạt động không thể lớn hơn tráchnhiệm nằm trong quyền hạn được giao phó và cũng không thể nhỏ hơn.

+ Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh và đảm bảo tính tuyệt đối trong tráchnhiệm: Nội dung của nguyên tắc là việc một người có mối quan hệ trình báo lênmột cấp trên duy nhất càng được tuân thủ thì mâu thuẫn mệnh lệnh sẽ càng ít vàtrách nhiệm cá nhân đối với kết quả sẽ càng lớn

+ Nguyên tắc bậc thang và quyền hạn theo cấp bậc: Tức là cấp dưới phải biết

ai giao quyền cho họ và họ sẽ phải trình báo cho ai về những vấn đề vượt quá quyềnhạn Các quyết định trong phạm vi quyền hạn của ai phải do chính người đó đưa rachứ không được đẩy lên cấp trên

+ Nguyên tắc quản lý sự thay đổi: Để đảm bảo tính linh hoạt của tố chức, cầnđưa vào cơ cấu các biện pháp và kỹ thuật dự toán và phản ứng trước sự thay đổi.+ Nguyên tắc cân bằng: Việc vận dụng các nguyên tắc hay các biện pháp phảicân đối, căn cứ vào sứ mệnh của cơ cấu trong việc đáp ứng các mục tiêu

b Trao quyền và trách nhiệm cho từng bộ phận và cá nhân trong hoạt độngcho vay

Trao quyền là hành vi của cấp trên cho phép cấp dưới thực hiện công việc nhấtđịnh một cách độc lập Đồng thời người trao quyền cũng giao cho người được traoquyền nghĩa vụ hoàn thành các nhiệm vụ nhất định (trách nhiệm) Trao quyền làmột cách để phát hiện nhân tài và là động lực thúc đẩy con người hành động theocách có thể tạo ra sự khác biệt Hiện nay ở các NHTM việc trao quyền và tráchnhiệm được thực hiện thống nhất từHội đồng quản trị đến hội sở chính và chi nhánh

Từ lãnh đạo Hội sở đến các phân hệ, thuộc cấp trong hội sở Từ lãnh đạo chi nhánh đếncác bộ phận, các nhân trong chi nhánh Với hoạt động cho vay thường có quy định rõràng về quyền phê duyệt cho vay, thay đổi khoản vay, trách nhiệm về thẩm định khoản

Trang 30

vay cho hội sở và cho chi nhánh, cho cán bộ trong hội sở và từng cán bộ trong chinhánh tùy thuộc vào quy chế hoạt động, mục tiêu của từng ngân hàng.

c Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân trong hoạt động cho vay mộtcách hợp lý, rõ ràng

Tức là dựa trên phẩm chất, năng lực và trình độ của mỗi cá nhân, ban lãnh đạo

NH trao cho họ quyền hạn và trách nhiệm thực hiện một công việc nhất định trongquy trình cho vay của ngân hàng Thực hiện tốt điều này sẽ làm năng suất lao độngcủa ngân hàng tăng lên vì mỗi người trên một phương diện tâm sinh lý không thểthực hiện được tất cả các hoạt động của một nhiệm vụ phức tạp ngay cả khi người

đó hội tụ đầy đủ các năng lực cần thiết Điều này biến mỗi người thành một chuyêngia trong một số công việc nhất định Tuy nhiên cũng có hạn chế là làm sụt giảmkhả năng sáng tạo của các cá nhân Hiện nay, ở các ngân hàng đều có quy định cụthể về nhiệm vụ của các cá nhân trong hệ thống từ Hội đồng quản trị đến Trụ sởchính và chi nhánh Ví dụ như Hội đồng tín dụng Trụ sở chính, ủy ban quản lý rủi

ro trụ sở chính phải làm những công việc gì, Tổng giám đóc phải làm gì, hội đồngtín dụng cơ sở phải làm gì, bộ phận quản lý rủi ro cơ sở phải làm gì,…Mỗi ngânhàng có quy định riêng về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

1.2.2.3 Kiểm soát hoạt động cho vay

Kiểm soát hoạt động cho vay là một chức năng quan trọng của nhà quản lý nhằmthu thập thông tin về các quá trình, hiện tượng diễn ra trong hoạt động cho vay

Kiểm soát là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện các sai sót và cóbiện pháp điều chỉnh, Mặt khác thông qua kiểm soát, các hoạt động sẽ thực hiện tốthơn và giảm bớt sai sót có thể nảy sinh Việc kiểm soát hoạt động cho vay đượcthực hiện ở khâu trước khi cho vay, trong quá trình cho vay và sau khi cấp vốn tiềnvay đều gồm các bước sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung, các chỉ số kiểm soát

- Xác định hệ thống kiểm soát: chủ thể kiểm soát cũng như công cụ kiểmsoát

- Tiến hành giám sát đo lường

Trang 31

- Đánh giá sự thực hiện: xem xét chính sách cho vay của ngân hàng có đượcthực hiện đúng theo quy định không? Việc sử dụng vốn vay của khách hàng cóđúng mục đích không? Thời giạn trả nợ gốc và lãi có đúng thời hạn như Hợp đồngtín dụng không?

- Điều chỉnh

- Đưa ra kết luận

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý

1.2.3.1 Mở rộng hoạt động cho vay hộ sản xuất

- Dư nợ tín dụng:

Dư nợ tín dụng là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay tại thời điểm cụthể, được xác định bằng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối của ngân hàng Dư nợ tíndụng thấp chứng tỏ hoạt động ngân hàng còn yếu kém, khả năng tiếp thị của ngânhàng kém, trình độ nhân viên thấp, không có khả năng mở rộng, đồng nghĩa vớiviệc quản lý hoạt động cho vay nói chung kém và cho vay hộ sản xuất nói riêngkém Tuy nhiên không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng quản lý chovay càng cao Bởi vì trong những khoản cho vay đó tiềm ẩn những rủi ro mà ngânhàng phải gánh chịu

- Doanh số cho vay, thu nợ HSX

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng đãcho khách hàng vay dù khoản tín dụng đó đã được thu về hay chưa, thường đượcxác định theo tháng, quí hay năm

Doanh số thu nợ phản ánh các khoản thu nợ gốc mà NHTM đã thu về từ cáckhoản cho vay của mình kể cả khoản vay của những năm trước, kể cả thanh toándứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần

Doanh số cho vay, thu nợ thường được xác định theo tháng, quí hay năm

1.2.3.2 Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động cho vay hộ sản xuất

- Hệ số chênh lệch lãi ròng

Đầu tiên để đánh giá hiệu quả tín dụng trong nội bộ ngân hàng thương mại ,người ta sử dụng “Hệ số chênh lệch lãi ròng” (NIM=Net Interest Margin) là tỷ sốgiữa thu nhập lãi ròng với số tài sản có hoặc tài sản sinh lợi

Trang 32

Giá trị tín dụng tổn thất thực tế

x 100%

Tài sản sinh lờiTóm lại, khả năng sinh lợi của các khoản cho vay và đầu tư phụ thuộc vào chiphí của các khoản cho vay, đầu tư, tổn thất tín dụng và lãi suất ngân hàng áp dụng

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của HSX

Nợ quá hạn là những khoản vay mà đến hạn thanh toán khách hàng không trảđược gốc, lãi hoặc cả hai bị chuyển hướng sang nợ quá hạn chịu sự kiểm soát chặtchẽ và chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định của ngân hàng Nợ quá hạn mới chỉ làcon số tuyệt đối chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng vì vậy để đolường rủi ro trong cho vay người ta sẽ đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM

ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Chỉ tiêu nàyđược tính theo công thức:

Trang 33

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượngcho vay của ngân hàng Theo quy định tại khoản 6 điều Quyết định 493/ QĐ –NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là

tỷ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở mộtthời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Chỉ tiêu này đượctính theo công thức:

- Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay HSX

Cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Lợi nhuận từhoạt động cho vay chiếm từ 70% - 85% tổng lợi nhuận của NHTM Một khoản tíndụng ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đemlại lợi nhuận cho ngân hàng Một khoản vay có chất lượng tốt là một khoản vay có

tỷ lệ sinh lời cao, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

Lợi nhuận thu được

Hệ số lợi nhuận = ───────────── x 100%

Doanh thu

Lợi nhuận thu được

Tỷ suất lợi nhuận = ───────────── x 100%

Tổng chi phí sản xuất

1.2.3.3 Chỉ tiêu chất lượng cho vay hộ sản xuất

- Sự tuân thủ các quy định và chính sách cho vay của NHNN và của chính Ngân hàng

Sự an toàn của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củabản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính và nền kinh tế nóichung Do đó, nếu ngân hàng tuân thủ các quy định, quy trình, chính sách cho vay

Trang 34

của NHNN và của chính ngân hàng về việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, cácquy định về giới hạn cho vay, đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, các tỷ lệ về antoàn vốn, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn an toàn thì ngân hàng

sẽ hạn chế được nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay

- Mức độ thoả mãn của HSX khi vay vốn tại ngân hàng

Điều này phụ thuộc vào các hình thức cho vay của ngân hàng có phong phúhay không, thời gian xử lý hồ sơ cho vay có nhanh gọn, thủ tục đơn giản hay phứctạp, thái độ phục vụ của cán bộ …Nếu khách hàng thoả mãn với các dịch vụ ngânhàng đưa, họ sẽ trở thành người bạn gắn bó lâu dài với ngân hàng, và do đó, ngânhàng sẽ không phải mất thời gian và chi phí để tìm hiểu thông tin về khách hàngmới Hơn nữa nếu khách hàng cảm thấy chất lượng cho vay tại ngân hàng tốt, họ cóthể giới thiệu bạn hàng của họ cho ngân hàng và ngân hàng sẽ mở rộng được hoạtđộng cho vay

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động cho vay hộ sản xuất

Để có thể hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng đốivới HSX ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động chovay để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế các ảnh hưởngtiêu cực Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động cho vay được trìnhbày sau đây

Trang 35

đem lại một khoản cho vay có chất lượng, đạo đức nghề nghiệp yếu kém là mộttrong những nguyên nhân chính khi xem xét các khoản nợ có vấn đề.

- Thông tin tín dụng

Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết địnhcần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi rocho vay, nâng cao hiệu quả cho vay Thông tin cho vay có thể thu thập được từnguồn thông tin sẵn có của ngân hàng từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC), từkhách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay giántiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật

- Công tác tổ chức Ngân hàng

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý khoa học sẽ đảm bảo được sự phốihợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các nhân viên làm cho hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng tăng lên Điều này không chỉ tác động đến chất lượng cho vay mà tácđộng đến mọi hoạt động của ngân hàng làm cho việc đáp ứng các yêu cầu của kháchhàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu qủa

và an toàn các khoản cho vay

- Công tác kiểm soát nội bộ

Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tụcnhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách,đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếpmột đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và cóchế độ thưởng, phạt nghiêm minh Có như thế, công tác cho vay mới được thực hiệnđúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng cho vay

- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay

Trang thiết bị tuy không là yếu tố cơ bản nhưng nó cũng góp phần đắc lực vàohoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng Đặc biệt, với sự pháttriển như vũ bão về công nghệ thông tin hiện nay các trang thiết bị tin học đã giúpcho ngân hàng xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời trên cơ sở

đó ra những quyết định cho vay đúng đắn

1.2.4.2 Các yếu tố khách quan

Trang 36

- Môi trường kinh tế - xã hội.

Ngân hàng hiện diện với tư cách là một chủ thể trong nền kinh tế do vậy cáchoạt động đều chịu sự tác động của môi trường xung quanh Quản lý hoạt động chovay HSX cũng chịu ảnh hưởng bới các biến động của môi trường kinh tế xã hội Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngân hàng nói riêngrất dễ nhạy cảm với những biến động từ môi trường kinh tế Đó là các biến độngcủa nền kinh tế như: Lạm phát, chu kì kinh tế, lãi suất, chỉ số giá cả, sự phát triểncủa khoa học công nghệ…Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mởrộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với HSX

Lạm phát làm gia tăng chi phí đầu vào, tăng giá bán sản phẩm ảnh hưởng đếndoanh thu và lợi nhuận của hộ sản xuất kinh doanh Thực tế này ảnh hưởng đến khảnăng trả nợ ngân hàng của HSX Điều này có nghĩa là ngân hàng đang đối mặt vớirủi ro tín dụng

Biến động lãi suất trên thị trường Mức lãi suất mà ngân hàng cho vay đối vớiHSX cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động lãi suất cho vay trên thị trường.Chẳng hạn khi lãi suất trên thị trường tăng buộc ngân hàng phải tăng lãi suất chovay nói chung và lãi suất cho vay đối với HSX nói riêng để có thể trang trải chi phíhuy động vốn và đạt được mức lợi nhuận dự kiến Tuy nhiên khi lãi suất cho vaytăng lên các HSX vay vốn có xu hướng không muốn trả nợ ngân hàng mà muốnchiếm dụng vốn đó sử dụng cho kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo Điều này sẽ gâykhó khăn cho ngân hàng trong kiểm soát và thu hồi nợ Ngược lại khi lãi suất thịtrường biến động giảm ngân hàng lại có xu hướng giảm lãi suất cho vay (kể cả lãisuất cho vay đối với HSX) để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút các HSX đến vay

Trang 37

vốn Lúc này HSX vay vốn lại mong muốn trả nợ trước hạn, từ đó làm giảm thunhập của ngân hàng

Bên cạnh đó sự ổn định của chính trị, xã hội ổn định là điều kiện tiền đề đểdân chúng tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước, tạo điều kiện thuận lợithu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế Bêncạnh đó nhu cầu vay vốn của các HSX có điều kiện được thoả mãn tốt hơn Về phíacác ngân hàng có nhiều cơ hội mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng cho vay đốivới các HSX Ngược lại môi trường chính trị, xã hội không ổn định sẽ làm suy giảmniềm tin của các nhà đầu tư, các nhà quản lý HSX, do vậy quy mô đầu tư bị thu hẹpkéo theo nhu cầu vay vốn ngân hàng giảm sút, ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạtđộng cho vay của ngân hàng

- Thái độ và ý thức của khách hàng đối với khoản vay

Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liênquan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốnvay Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi khách hàng nhận được tiền vay.Thực tế, nhiều HSX đã sử dụng vốn vay không tốt dẫn đến không đạt đựơc hiệu quảsản xuất kinh doanh Còn có nhiều khách hàng có ý tham nhũng và kết quả là hiệuquả sử dụng vốn vay ngân hàng kém thậm chí không thu hồi được Vì vậy, công táckiểm tra, giám sát của ngân hàng là rất quan trọng

1.3 Bài học kinh nghiệm trong quản lý cho vay khách hàng hộ sản xuất của các ngân hàng thương mại

Để quản lý tốt các khoản cho vay đối với các hộ sản xuất, giảm thiểu được rủi

ro thì một số ngân hàng thương mại đã rút ra các bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâutrong quy trình giải quyết các khoản cho vay: tiếp xúc khách hàng, phân tích tíndụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợpđồng, đánh giá chất lượng, xem xét lại các khoản vay

Trang 38

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng,không chỉ quan tâm đến tài sản bảo đảm của hộ sản xuất mà còn quan tâm đến tưcách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, khả năng trả nợ, thực trạng tài chính,….Thứ ba, tiến hành chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay.

Thứ tư, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng Theo đó, họ quy định việc quyếtđịnh tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm ngườihay hội đồng quản trị

Thứ năm, giám sát khoản vay sau giải ngân bằng cách thu thập thông tin vềkhách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng

Thứ sáu, chất lượng tín dụng quan trọng hơn mở rộng tín dụng: Ngạn ngữ cócâu “ Bất kỳ một thằng ngốc nào cũng có thể cho vay tiền nhưng để thu được nợ thìlại cần một cái đầu thông minh”

Thứ bẩy, khi khoản vay được đảm bảo bằng thế chấp thì các tài sản thế chấpphải có tính khả mại (khả năng chuyển đổi thành tiền), đồng thời ngân hàng phải cócách nhìn nhận ở góc độ chuyên môn và không thiên vị đối với những tài sản này.Thứ tám, trong khâu lập hồ sơ tín dụng yêu cầu cán bộ tín dụng không đượccẩu thả kể cả các chi tiết nhỏ vì chúng dễ làm hỏng khoản vay mà đáng lẽ có chấtlượng tốt Vì tỷ lệ khoanh nợ lớn thường là kết quả của việc tổ chức và quản lý sổsách cẩu thả

Thứ chín , để kiểm soát khoản cho vay tốt cần tuân theo 5 nguyên tắc sau:

- Nhận biết nhu cầu cần có nguồn thông tin thích hợp và liên tục;

- Phân tích thông tin đó một cách thích đáng và sử dụng nó để đánh giá tìnhtrạng hiện tại của khoản vay;

- Kiểm soát việc giải ngân và sự tuân theo thỏa thuận trả nợ;

- Tổ chức các cuộc viếng thăm định kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp;

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG XƯƠNG – THANH HÓA

2.1 Khái quát về Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Agribank Quảng Xương

- Tên đầy đủ: Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônQuảng Xương

- Tên viết tắt: Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa

- Địa chỉ: Số 56, Phố 2 Thị trấn Quảng Xương, Huyện Quảng Xương, TỉnhThanh Hóa

- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Xương –Thanh Hóa được thành lập vào ngày 18/05/1988 , theo Quyết định số 31 QĐ-NHNN của Tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năngkinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng

- Phải qua bao khó khăn thăng trầm, chi nhánh NHNN&PTNT Quảng Xươngmới có được như ngày hôm nay Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể khẳng địnhchi nhánh NHNN&PTNT Quảng Xương đã trưởng thành và đang vững bước đi lên.Chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị tại địa phương và nhiệm vụkinh doanh do ngành giao; kết quả về nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, tài chínhtăng trưởng khá, chất lượng tín dụng không ngừng được củng cố và nâng cao, thunhập của cán bộ nhân viên ổn định và tăng dần hàng năm

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Hoạt động trên địa bàn của một huyện rộng lớn, từ khi thành lập đến nay, dưới

sự chỉ đạo của NHNN&PTNT tỉnh Thanh Hóa và sự lãnh đạo năng động sáng tạocủa Ban Giám đốc cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên,NHNN&PTNT chi nhánh Quảng Xương đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạtđộng với mạng lưới gồm 1 phòng giao dịch tại trung tâm và 3 phòng giao dịch trựcthuộc tại 3 xã, phân bổ dều ở 4 phía của huyện để thuận tiện cho khách hàng giaodịch trên địa bàn:

Trang 40

- Phòng giao dịch tại trung tâm huyện Quảng Xương nằm ở phía Bắc.

- Phòng giao dịch Ghép thuộc địa phận xã Quảng Chính nằm ở phía Nam

- Phòng giao dịch Quảng Ngọc nằm ở phía Tây

- Phòng giao dịch Quảng Lưu nằm ở phía Đông

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh NHNN&PTNT Quảng Xương

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thời gian qua

Trong những năm qua, Agribank Quảng Xương đã đạt được nhiều thành quả nhấtđịnh, sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú, chất lượng sản phẩm thì liên tụcđược cải tiến, và hình ảnh của ngân hàng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn Sauđây sẽ là phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu để thấy rõ hơn về tình hình hoạtđộng kinh doanh của Agribank Quảng Xương trong 5 năm gần đây 2012 - 2016

Ngày đăng: 13/01/2020, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w