1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm dạy ngày

10 571 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 170 KB

Nội dung

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Cơ sơ suất phát : Trước kia, tôi giảng dạy ở một trường tiểu học thuộc vùng nông thôn Tư Nghĩa. Ở nơi ấy một làng quê nghèo khó, cơ sở vật chất còn thiếu thón mọi bề nên học sinh không được học 2 buổi trên ngày. Đây là một thiệt thòi lớn cho các em ở nông thôn. Từ ngày được chuyển công tác về trường mới và nhất là được phân công giảng dạy ở l ớp 2 buổi trên ngày. Tôi vô cùng bỡ ngỡ và lo lắng “ không biết mình có gánh vác nổi không?”. Thế rồi với lòng yêu nghề mến trẻ, với vốn liếng kinh nghiệm ít ỏi được học hỏi, tích lũy ở những năm tháng dạy ở tiểu học; cộng với một số kiến thức về tâm lý giáo dục được học ở trường Sư phạm, tôi đã cố gắng đem hết nhiệt tình của một giáo viên trẻ để dạy các em. Và rồi tôi đã thành công. Đến nay, tôi thật sự cuốn hút với chương trình dạy 2 buổi/ ngày. Tôi thấy có rất nhiều mặt tích cực ở chương trình này. Nếu người giáo viên dạy 2 buổi/ ngày biết hướng khai thác chương trình biết áp dụng đổi mới về về mục tiêu giáo dục hiên nay vào thực tế lớp mình giảng dạy thì chắc chắc chất lượng 2 buổi/ ngày càng được nâng lên. Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình 2 buổi/ ngày trong 5 năm liền, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm quý báu. Vì thế chất lượng của lớp tôi ngày càng phát triển. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chon đề tài này nhằm giúp đồng nghiệp đưa chất lượng 2 buổi/ ngày càng phát triển- góp phần đem lại sự thành công cho giáo viên tiểu học. đây cũng là một số bí quyết để nâng cao chất lượng 2 buổi/ ngày. II/ Nhiệm vụ của đề tài : bao gồm 1/ Xác định chương trình dạy 2 buổi/ ngày là tích cực hay không tích cực: Điều này có nhiều câu trả lời không hoàn toàn giống nhau : một số giáo viên chưa tâm huyết lắm thì cho là rườm rà, không tích cực. Một số phụ huynh chưa hiểu sâu về nguyên lí giáo dục của Đảng thì cũng cho là như vậy. Nhưng ngược lại, một số giáo viên có kinh nghiệm và một số phụ huynh tâm đắc với sự nghiệp giáo dục thì cho là hay và tích cực. Đối với tôi, một giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình này , tôi thấy rất hay và tích cực.Vì thế, ta phải phát huy tính tích cực ấy để đưa chất lượng ngày càng cao hơn. a/ Tích cực ở chỗ: a-1 Về kiến thức:- Các em được trao dồi kĩ hơn .Thời lượng nhiều, nên giáo viên không những chuyển tải hết kiến thức trong sách giáo khoa mà còn nâng cao hơn những điều đã học ở các giờ ôn tập buổi chiều. - Các em còn được học thêm các giờ: Luyện tâp, viết chữ , rèn đọc,kĩ năng tập diễn đạt, tập nói trước lớp, kĩ năng tính toán chuẩn xác. 2 - Thật ra chương trình một buổi giáo viên cũng đã rèn cho học sinh những khâu này. Riêng 2 buổi/ngày vì thời gian nhiều nên học sinh được rèn kĩ hơn, sâu hơn. Mặt khác, học sinh có giờ tự học dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên -học sinh tự hoàn thành bài tập ngay trên lớp.Những điều thắc mắc học sinh có thể trực tiếp hỏi giáo viên hoặc bạn bè để hiểu bài.Ở điểm này, phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh. a.2 /Về giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất: - Học sinh có giờ sinh hoạt tập thể -các em tự do vui chơi múa hát, tự phát biểu những điều cần biết .Vì vây: giáo dục được con người phát triển toàn diện. * Đối với phụ huynh có con học 2 buổi / ngày: - Phụ huynh an tâm làm việc, không sợ trẻ ở nhà đi chơi, phơi nắng, không ai quản lí.Trẻ khỏi sa vào trò chơi điện tử nguy hiểm, tốn tiền mà không được học kiến thức. 2) Chương trình học 2 buổi/ ngày thực sự có hạn chế hay không? Thiết nghĩ, một vân đề cụ thể nào, bên cạnh những mặt tích cực cũng tồn tại một vài hạn chế. Chương trình 2 buổi/ ngày cũng vậy.Mặc dù chương trình này có nhiều cái hay, cái tốt đáng áp dụng phát huy.Nhưng theo tôi cũng còn một vài hạn chế nhỏ.Nhưng nếu ta biết khắc phục nó thì sẽ đem lại kết quả tốt. Đối với những phụ huynh vùng nông thôn, con đông thì gặp khó khăn là; học sinh đi học ngày nên không giúp đỡ được bố mẹ công việc vào buổi chiều.Ví dụ như: trông em, trông nhà.Thêm vào đó là phải nộp một khoản học phí nhỏ để bồi dưỡng công tác giảng dạy cho giáo viên. Theo tôi, điều này có thể khắc phục được nếu giáo viên trực tiếp giảng dạy có sự phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình- Nhà trường- Xã hội. Mặt khác: Có nhiều phụ huynh kinh tế còn khó khăn nhưng vẫn thi đua nhau cho con ăn học bằng người. Tôi nhận thấy: Đây là mặt tốt đáng khích lệ và phát huy. Bởi vậy: Mình là giáo viên trực tiếp giảng dạy , được Đảng giao cho sứ mệnh nặng nề “ươm mầm xanh cho đất nước” thì mình phải càng tự hỏi” phải làm sao cho các em học sinh của mình ngày càng hoàn hảo hơn, giỏi giang hơn để đáp ứng kịp thời với thời đại công nghệ thông tin hiện nay?”.Đây là một câu hỏi mà mỗi nhà giáo tự trả lời và hành động cho đúng với 2 chữ : “ Nhà giáo”. III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1- Đối tượng: - Học sinh các lớp: 1; 2; 3; 4; 5. - Phụ huynh học sinh. - Đồng nghiệp. 2- Phạm vi: - Chương trình giảng dạy lớp 3, 4, 5 mới. IV/ Phương pháp nghiên cứu đề tài. Khi nói đến đề tài khoa học, dù lớn hay nhỏ thì nhất thiết đề tài nghiên cứu phải thể hiện những phương pháp sau: 3 1- Phương pháp sư phạm. Nghiên cứu kĩ chương trình dạy 2buổi/ngày của lớp 5 tham khảo thêm chương trình các lớp: 2, 3, 4 để rút ra kinh nghiệm áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh lớp mình. 2- Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp. Thường trao đổi với giáo viên dạy 2 buổi/ngày ở các lớp khác để tìm ra những khó khăn trong giảng dạy để tìm hướng giải quyết. học hỏi những kinh nghiệm của các giáo viên giỏi đem áp dụng vào đối tượng lớp mình. 3- Phương pháp điều tra. Phát phiếu điều tra thông tin xem các em có thấy chương trình học 2 buổi/ngày là quá tải không? Các em nắm được thêm các kiến thức gì? Có hay không. Có thích thú không? Em có thích học 2 buổi/ngày không. 4- Phương pháp thực hiện giáo dục. Là phương pháp xem xét việc áp dụng khoa học giáo dục vào thực tiễn đã phù hợp chưa? Có đủ chưa? Và hiệu quả mang lại ở từng học sinh. 5- Phương pháp phân tích lý luận. Nhằm mục đích so sánh đối chiếu tư liệu phân tích, tổng hợp, phán đoán ở hàng loạt các hoạt động thực tiễn của trường, từ đó giúp chúng ta thấy được việc áp dụng kinh nghiệm gióa dục, việc áp dụng khoa học giáo dục vào thực tiễn cuộc sống. 6- Phương pháp trò chuyện và phỏng vấn. Tôi thường trao đổi thông tin với một số đồng nghiệp giảng dạy chương trình 2 buổi/ngày để rút ra điểm giống và khác nhau của từng đối tượng học sinh để học hỏi kinh nghiệm từ trường bạn. PHẦN HAI NỘI DUNG A- Nhà trường chúng ta là nhà trường XHCN, công tác giáo dục đang được phát triển, cải tiến ngày một mang lại hiệu quả cao. Vì vậy: Trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải biết phân tích sâu sắc toàn bộ tình hình, phải nhìn trước được sự phát triển, phải xây dựng được mục tiêu phương hướng để thực hiện, phải tranh thủ ý kiến chỉ đạo, góp ý của các cấp có liên quan, các thành viên trong nhà trường nhằm tạo nên một sức mạnh tổng hợp để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Vì vậy, người giáo viên dạy học sinh phải làm tốt các khâu sau đây. I. Xây dựng hệ thống kế hoạch: Bao gồm: - Kế hoạch dài hạn, trong đó kế hoạch năm được chia cụ thể từng tuần, tháng và học kỳ. - Kế hoạch cá nhân. - Kế hoạch chuyên đề. 1. Nội dung hình thức kế hoạch. 4 Dựa vào kết quả năm trước, đồng thời dựa vào nhiệm vụ năm học, vào thực tế địa phương với nội dung nhằm: - Nâng cao chất lượng dạy học - Chỉ tiêu về biện pháp thực hiện. 2. Thực hiện kế hoạch. - Kiểm tra mức độ thực hiện so với kế hoạch. - Đánh giá mức độ phấn đấu bản thân. - Rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những mặt còn yếu kém. - Phối hợp với các đoàn thể trong trường phát động phong trào thi đua, tổ chức các đợt thi đua để hoàn thành nhiệm vụ. - Tham gia đóng góp ý kiến về chương trình hành động của nhà trường. - Thông báo kết quả học tập của học sinh cho phụ huynh, để có sự hổ trợ mạnh mẽ, tạo điều kiện để học sinh được học tập tốt. II/ Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm để dạy dỗ học sinh. Thật vậy: Nghề của chúng ta không thể chỉ dạy cho các em hiểu kiến thức mà phải dỗ dành, giáo dục các em trở thành người có nhân cách, có đạo đức tốt. Nhất là giáo dục tiểu học thì phần nầy lại quan trọng hàng đầu. Điều nầy buộc người giáo viên phải thực hiện các điều kiện sau đây: 1. Phải sự thật gần gũi với học sinh – tôn trọng ý kiến của học sinh. Tuyệt đối không được sĩ nhục các em, mà phải biết khích lệ động viên các em khi các em làm điều tốt. Ân cần, nhẹ nhàng khuyên bảo các em khi các em mắc khuyết điểm. Có như vậy các em mới thấy dược tình cảm của người giáo viên như người anh , người cha. Từ đó, các em sẽ mạnh dạn thổ lộ những điều mà các em chưa hiểu hoặc các em muốn hiểu thêm về một điều gì đó cần nhờ giáo viên giúp đỡ. Trong quá trình giảng dạy: Khi giáo viên hỏi học sinh- nếu các em trả lời sai thì người giáo viên phải nhận xét thật tế nhị để không đụng chạm đến tự ái của các em. Nếu người giáo viên nhận xét không tế nhị. Ví dụ như: - Dốt - Không tập trung. - Không hiểu bài. Nếu giáo viên nhận xét như vậy thì lần sau không bao giờ các em giơ tay phát biểu xây dựng bài. Mà phải động viên gợi mở dẫn dắt để các em phát triển tư duy, các em mạnh dạn phát biểu.Điều này tôi luôn áp dụng vào các tiết dạy của mình. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ. Tôi đặt câu hỏi: Khi có người muốn xin làm chức câu đương, Trần Thủ Độ dã làm gì? Một HS trả lời: ‘’ Khi có người muốn xin làm chức cầu đường Trần Thủ Đọ bảo người ấy: Ngươi có phu nhân xin cho làm chức cầu đường không thể ví như những cầu đường khác,vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt. Thế là cả lớp cười ồ.Vì em HS này đã nhầm lẫn giữa từ cầu đường và từ câu đương. Nên tôi nhận xét tế nhị bằng cách nêu câu hỏi gợi mở để các em tiếp tục suy nghĩ. Tôi nói: Bạn trả lời có ý đúng nhưng bạn nhầm lẫn giữa 2 từ : Em nào phát hiện 2 từ đó? 5 Thế là cả lớp giơ tay sôi nổi: ‘’Thưa cô bạn nhầm lẫn chức câu đương chứ không phải cầu đường. Tôi nói tiếp Rất đúng đấy các em ạ. Lúc bấy giờ tôi mới giải thích : chức câu đương là một chức vụ nhỏ ở xã phường giữ việc bắt bớ áp giải người có tội.Giống như công an xã công an phường bấy giờ. Còn cầu đường là từ chỉ chung cho cầu cống, đường sá nói chung.Người làm cầu cống đường sá là công nhân cầu đường. Thế là tất cả HS đều hiểu ra.Vì vậy các câu hỏi sau các em thảo luận và phát biểu sôi nổi. Vì khi trả lời sai thì không bị la mà còn được khích lệ động viên .Nếu trả lời đúng thì được tuyên dương được điẻm tốt. Nhờ vậy mà trong tất cả các giờ học lớp tôi rất sinh động.Các em không thấy tiết học căng thẳng.Ngược lại các em thích học để được nghe giáo viên hỏi để được trả lời. III/ Xây dựng kế hoạch cho từng tiết dạy cụ thể. - Điều này đòi hỏi người giáo viên phải soạn bài kỹ trước khi lên lớp. Từng bài dạy phải có hướng tổ chức thế nào để đạt được mục tiêu bài dạy, phù hợp với đặt trưng bộ môn. Đặt biệt: Phải xây dựng tiết dạy theo phương pháp dạy học mới: Lấy học sinh làm trung tâm. Ví dụ: Dạy bài Châu Mĩ.( Địa lí lớp 5) Để đạt được mục tiêu bài học: -Học sinh biết vị trí địa lí giới hạn của châu Mĩ. - Nắm được đặc điễm tự nhiên phong phú đa dạng của Châu Mĩ. - Biết chỉ trên bản đồ các dãy núi, cao nguyên , đồng bằng lớn ở châu Mĩ. Với mục tiêu trên tôi phải xây dựng kế hoạch là : * Chuẩn bị Đồ dùng dạy học ( quả địa cầu, bản đồ thé giới.Tranh minh họa rừng Ama zôn ).Nếu tiết học này mà giáo viên không sử dụng bản đồ thì tiết học sẽ không có kết quả,các em không hình dung ra châu Mĩ. * Lên kế hoach: Phần 1:Vị trí địa lí giới hạn GV cho HS quan sát bản đồ và trả lời từng câu hỏi của GV Phần này là hoạt động cả lớp.Trường hợp HS không trả lời được thì GV gợi mở lần để tự HS phát hiện kiến thức mới. Phần 2: Đặc điểm tự nhiên: Phần này tôi xây dựng kế hoach cho các em hoạt động nhóm trong thời gian 2 phút.Tôi viết 3 phiếu học tập dưới hình thức các phiếu thăm, cho từng nhóm đọc thăm , thảo luận trong nhóm, đại diện nhóm trình bày.Nếu nhóm trình bày còn thiếu thì các nhóm khác bổ sung.Cuối cùng GV chốt ý, HS tự rút ra bài học. Bước tiếp theo là cho HS chỉ trên bản đồ các kiến thức vừa học. Dạy học theo phương pháp này,HS rất thích thú, giúp các em luôn tư duy. Kế tiếp là phần chơi trò chơi: Mục đích là kiểm tra lại mục tiêu bài học để xem HS có hiểu bài không.Tôi áp dụng trò chơi Rung chuông vàng: Tôi nêu luật chơi, cách chơi sau đó nêu từng câu hỏi ngắn gọn HS trả lời nhanh trên bảng con Nếu HS nào trả lời sai sẽ ra khỏi chỗ ngồi HS nào trả lời đúng hết các câu hỏi sẽ được Rung chuông vàng.Tất nhiên nếu ít HS trả lời sai thì tiết học đạt kết quả. Trong giờ Tập làm văn cũng vậy: Tôi luôn áp dụng phương pháp dạy học mới là gợi mở, dẫn dắt, đàm thoại thuyết trình, bao quát hết các đối tưọng HS, 6 HS yếu tôi cho những câu hỏi dễ, HS khá giỏi làm một số bài khó hơn.Đặc biệt trong giờ Tập làm văn miệng HS rất phấn khởi. Ví dụ ; Với đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình một người thân mà em yêu quí nhất. HS chọn tả cô giáo chẵn hạn: Khi cho HS nói miệng tôi đề nghi các em không nên đọc mà phải nói theo ý nghĩ của mình.Tôi dẫn dắt: Phần mở bài các em phải trả lời những câu hỏi sau: “ Cô giáo thầy giáo em thích là ai? Tên gì? Dạy em năm nào? Vì sao em thích cô ấy? ‘’ ( gợi ý HS trả lời 3 câu hỏi trên vào giấy nháp sau đó đứng dậy nêu miệng.Đó chính là phần Mở bài.). Làn lượt gọi HS yếu, sau đó tới khá gỏi.HS sẽ trả lời: - Em rất thích cô giáo Thu.Cô đã dạy em năm lớp một.Cô rất hiền lành, vui tính mà giảng bài rất dễ hiểu. - HS thứ 2: Em rất thích cô giáo Hà.Cô dạy em năm lớp Hai.Cô có dáng người đẹp lại hát hay. ( cứ như vậy.Tôi luôn khuyến khích các em.Em nào sáng tạo thì có thể mở bài theo kiểu khác hay hơn.Còn những HS trung bình có thể dựa vào đấy mà sửa thành bài của mình ). Đến phần thân bài cũng vậy. Tôi cho học sinh viết suy nghĩ của mình ra nháp rồi sau đó gợi ý mỗi học sinh nói từng phần. Ví dụ: Phần tả bao quát. ( Gợi mở học sinh nói cho được 3 câu, theo câu hỏi gợi mở ). - Cô giáo khoảng bao nhiêu tuổi? - Thân hình cô mãnh mai hay mập mạp? - Mỗi buổi đến lớp cô thường mặc chiếc áo màu gì? Học sinh có thể trả lời: “ Cô giáo em khoảng 30 tuổi. vóc người cô thon thả, mảnh mai. Mỗi buổi đến lớp cô thường mặc áo dài màu xanh ngọc bích rất duyên dáng”. Đến phần tả chi tiết cũng vậy. Lần lược tả từng phần. - Phần tả hình dáng. - Phần tả tính tình. Ở phần này, giáo viên cũng nêu câu hỏi gợi mở chỉ ra những từ cần dùng để chỉ màu da, tóc, mắt như thế nào? Ví dụ: Tả tính tình cần dùng những từ: đôn hậu, hiền lành, hòa nhã, vui tính, nghiêm khắc, ân cần, tận tụy . Như vậy: Tương tự phần trên, học sinh sẽ nói được từng phần. Học sinh nói tới đâu- giáo viên gợi mở tới đó. Nếu các em bí từ- giáo viên cung cấp từ thêm cho học sinh. Nhớ áp dụng những điều trên mà giờ văn nói, học sinh yếu nhất cũng nói được. Sau đó: Yêu cầu cao hơn là cho các em sắp xếp từng phần ấy thành một bài văn hoàn chỉnh. Giáo viên cung có thể nêu một số mở bài, một số trích đoạn hay để các em tham khảo. IV/ Đề ra phương châm là: “ Học đâu hiểu đấy. Học gì ôn nấy”. 7 Những chính thức ở giờ chính khóa, tôi thấy học sinh còn lúng túng- thì tiết ôn buổi chiều, tôi đưa vào giảng ngay. Đặt biệt: Giờ học buổi chiều, tôi chia lớp thành 3 đối tượng học sinh: Giỏi- Khá- trung bình. Ba dãy bàn là 3 loại học sinh. Mỗi đối tượng làm bài tập riêng. Bảng đen tôi cũng chia làm 3 phần. Tôi rèn từng đối tượng- Tôi ra toán cho các em tự làm. Gọi học sinh thực hành trên bảng. lớp nhận xét. Nếu học sinh làm sai. Bằng phương pháp gợi mở để học sinh làm tiếp. Ví dụ: Trong khi dạy tiết toán ôn của phần luyện tập ( phép trừ 2 số thập phân ). Trong giờ chính khóa, học sinh đã biết cách trừ 2 số thập phân. Nhưng tính bằng nhiều cách tính nhanh và tìm x khi biết các số hạng hoặc số bị trừ, số trừ là một phân số thì học sinh còn lúng túng, chưa hiểu sâu sắc về cách thể hiện. Thế là tiết ôn buổi chiều tôi giảng lại ngay. Tôi chia thành 3 loại bài tập: * Nhóm trung bình: 1. tính bằng 2 cách: 16,58 – 7,46 – 4,12 = 32,74 – ( 20,74 + 6,3 ) = * Nhóm khá: 1. Tính nhanh: 9,12 – 3,4 – 4,6 = 7,02 – 3,8 – 2,2 = * Nhóm giỏi: 1. Tìm x: a) x + 35 10 = 27 10 + 95 100 b) x - 25 100 = 35 10 - 15 100 2. Một số thêm 3,9 thì bằng 7,5 thêm 8,4. Tìm số đó? Sau khi nêu yêu cầu bài tập, tôi gọi lần lược từng học sinh lên bảng giải (Không gợi ý trước để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh đến đâu). Nếu đối tượng trung bình bí – Tôi hỏi các em cùng nhóm cách làm. Nếu nhóm trung bình khong trả lời được- Tôi gọi em nhóm khác trả lời – Sau đó: Tôi khắc sâu cách tính: - Cách 1: Ta áp dụng a – b – c (tính trực tiếp theo thứ tự biểu thức đã cho) 9,12 – 7,46 - 4,12 9,12 - 4,12 = 5 - Cách 2: Ta áp dụng a – ( b + c ). (áp dụng tính chất kết hợp). 16,58 – ( 7,46 + 4,12 ) = 16,58 - 11,58 = 5 Tương tự phần tính nhanh của các nhóm khác ta chỉ chọn một cách tính nhanh nhất. Ví dụ: 9,12 – 3,4 – 46 8 Áp dụng tính chất kết hợp: 9,12 – ( 3,4 + 4,6 ) = 9,12 - 8,0 = 1,12 Đối với nhóm giỏi: Học sinh có thể giải theo cách: a) x + 35 10 = 27 10 + 95 100 x + 350 100 = 270 100 + 95 100 x + 350 100 = 270 100 + 95 100 x + 350 100 = 365 100 x = 365 100 - 350 100 x = 15 100 x = 0,15 Giáo viên hướng dẫn cho các em tính cách khác ngắn gọn hơn bằng cách: Đổi các phân số thập phân ra số thập phân rồi tính. Ví dụ: Bài toán trên học sinh có thể giải: X + 15 10 = 27 10 + 95 100 X + 3,5 = 2,7 + 0,95 X + 3,5 = 3,65 X - 3,65 - 6,5 X = 0,15 Rõ ràng: Cách này ngắn gọn hơn và dễ hiểu hơn. Tương tự: Học sinh làm các bài tập còn lại theo cách ngắn gọn hoen. rồi sau đó: Bắt buộc học sinh cầm thước giảng lại cho cả lớp hiểu ( Thao tác giảng phải tương tự như cách của giáo viên mà các em được học ). Nếu nhóm giỏi làm được rồi. Tôi cho các em làm bài tập nâng cao (Những bài tập này tôi sưu tầm trong Báo Chăm học Toán tuổi thơ và các đề thi Toán của Tỉnh, thành) Trong giờ chính tả cũng vậy. Trưòng hợp này, giờ tiếng việt ôn buổi chiêu, tôi cho các học sinh đạt yêu cầu tự học, tự hoàn thành bài của mình. Tôi đọc lại chính tả cho các em học sinh chưa đạt viết lại. Lần thứ 1: Đọc dáu chấm, dấu phảy cho các em. ( Trước viết chính tả cho các em viết các từ khó lần, hỏi về qui tắt chính tả ). Đọc chậm, chấm lại bài các em này lần 2. rút kinh nghiệm nhận xét tiến bộ hơn lần 1. Lần 2: Đọc lại cho học sinh chép (Lần này không đọc dấu chấm, dấu phảy). Chấm lại bài và nhận xét mức độ mắc lỗi. Tất nhiên lần này sẽ tiến bộ hơn. 9 Cứ như vậy: Tuần này qua tuần khác, học sinh sẽ dần dần hiểu và viết được. ( Trừ một vài em cá biệt. Ban đầu, tôi cho các em nhìn sách chép. Sau khi rèn các đối tượng kia xong, tôi bắt đầu đọc cho các em viết một đoạn văn. thật ngắn có trong bài tập đọc ). Cách làm tương tự như trên. Cũng như môn toán, đối tượng này không phải một tuần, 2 tuần . mà dai dẳng suốt tháng, suốt năm, bất cứ bài dạy nào tôi cũng gành thời gian để rèn. V/ Cho học sinh làm bài tập kiểm tra nhiều lần. Với một bài kiểm tra bất kỳ. Nếu lần một học sinh đạt yêu cầu thì cho kiểm tra lại lần một, lần 2, lần 3 . Cứ sau mỗi lần kiểm tra là sửa bài, nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm. Rồi cho những học sinh không đạt yêu cầu làm lại bài lần 2, lần 3 . mới lấy điểm vào sổ. Ví dụ: Bài kiểm tra số 5- Toán, Tôi ra đề. Đề bài: 1- Tính a) 312,75 + 23,657 b) 15,701 – 8,888 2- Đổi ra m, m 2 , kg. a) 40,07km = ? m b) 2,0035ha = ? m 2 c) 1,15tấn = ? kg. 3- Tìm x: 4- Có 3 mảnh vải,mảnh thứ nhất dài hơn mảnh thứ hai 0,3 m. Mảnh thứ hai ngắn hơn mảnh thứ ba 0,5m. Biết mảnh thứ nhất dài 1,8 m. Tính độ dài mảnh vải thứ ba. Với đề bài này, lần 1: Sau khi chấm thì được 25 em từ 5 điểm trở lên (sĩ số 35 em). Thể là tôi có kế hoạch tiết ôn buổi chiều. Tôi cho 10 em còn lại kiểm tra lần 2. (Sau khi tôi đã sửa bài tập kiểm tra lần 1). Giảng lại những chỗ mà tôi phát hiện học sinh chưa hiểu bài trong quá trình chấm bài. Lần 2: Tôi ra đề bài tương tự ( có sửa một số dữ kiện của bài kiểm tra lần 1) thì nhận thấy từ điểm 5 trở lên là bảy em. Thế là 3 em ở dạng cá biệt là dưới trung bình thì tôi tiếp tục sửa lại bài kiểm tra lần 2. Tôi gọi trực tiếp 3 em đấy lên bảng, hướng dẫn các em làm những bài kiểm tra lần nữa. (Tất nhiên đối tượng này tôi chỉ ra đề ở dạng tính như bài 1- đề đã kiểm tra). Với mức đề ấy thì 3 học sinh này cũng đạt được điểm 5 như mong muốn. VI/ Cho học sinh vừa học - vừa chơi. Vì các em đã học ngày nên chúng ta cũng không gò bó lắm khiến các em thấy căn thẳng, mệt mõi. Mà chúng ta xen vào những tiết học toán là những tiết Hát hoặc hoạt động tập thể. Điều này bộ phận chuyên môn cũng lên thời khóa biểu cho từng buổi học rất hợp lý. Nhưng mỗi giáo viên cũng phải biết áp dụng vào thực tế lớp mình. Giờ học: Cho các em học; giờ chơi; cho các em chơi thoải mái. lứa tuổi các em là lứa tuổi hiếu động. Vì vậy phải đẻ cho các em tự do vui chơi mới kích thích tư duy- các em mới học tập tốt. 10 Ví dụ: Trong giờ học toán- nếu thấy các em căng thẳng quá, giáo viên có thể kể một câu chuyện vui, truyện cười để các em thư giãn. Bởi vậy, giờ học lớp tôi các em rất thích thú. Còn điều này nữa, giáo viên phải thật sự gần gũi các em. Các em đau ốm phải thường xuyên hỏi han,ân cần. Các em có điều gì bức xúc, giáo viên phải thật sự chia sẻ, động viên. Nhờ những bí quyết này mà kết quả ở hai năm học 2005 – 2006 và 2006- 2007. Năm sau cao hơn năm trước. B- Kết quả một vài năm qua về học tập. Bài dạy nào GV cũng xây dựng kế hoạch trước thì chắc chắn tiết học sẽ có kết quả.Do đó: chất lượng HS sẽ cao. 11 . cứu kĩ chương trình dạy 2buổi /ngày của lớp 5 tham khảo thêm chương trình các lớp: 2, 3, 4 để rút ra kinh nghiệm áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh lớp. đổi với giáo viên dạy 2 buổi /ngày ở các lớp khác để tìm ra những khó khăn trong giảng dạy để tìm hướng giải quyết. học hỏi những kinh nghiệm của các giáo

Ngày đăng: 17/09/2013, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w