Một số đánh giá về sách giáo khoa môn Toán3SGKToán3 thể hiện đúng mục tiêu, yêu cầu nêu trong chương trình môn học. Nội dung, kiến thức phù hợp với trình độ phát triển của đối tượng học sinh. Các kiến thức được trình bày có hệ thống, mở rộng đồng tâm. Hình thức trình bày của SGKToán3 thích hợp, có tính kế thừa xuyên suốt chương trình. Chương, bài, kênh hình phù hợp với nội dung bài học, các ký hiệu rõ ràng, dễ hiểu . Mỗi tiết học thường được trình bày gọn trong 1 hoặc 2 trang rất thuận tiện cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Bên cạnh đó trong chương trình Toán3 cần phải điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp hơn với đối tượng học sinh. 1. Số học : 1.1. Đối với bài: Chia số có bốn chữ số ( năm chữ số) cho số có một chữ số( trang 118, 119,163,164- SGK): học sinh gặp khó khăn khi tìm thương của phép chia mà số bị chia không nằm trong bảng chia. VD: 7380:6 Để thực hiện phép chia này lần chia thứ nhất HS lấy 7 chia cho 6, mà 7 không nằm trong bảng chia 6 do đó HS phải ước lượng thương để thực hiện phép chia và đối với các lần chia sau cũng thế Khắc phục thực trạng này nên cho HS luyện tập thực hành nhiều hơn để hình thành kỹ năng ước lượng thương. 1.2. Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số trang 27: Nội dung bài quá dài so với thời lượng của một tiết học. Đề nghị: Giảm bớt lượng bài thực hành. 2. Đại lượng : 2.1. Bài xem lịch( trang107,108): Với thời lượng hai tiết là ít Đề nghị tăng thêm một tiết luyện tập chung để học sinh được thực hành nhận biết kỹ hơn về ngày, tháng, năm. 2.2. Bài tiền Việt Nam: ảnh chụp các loại tiền còn hạn chế và không màu. Đề nghị cung cấp thêm hình ảnh về các loại tiền đang lưu hành và in có màu. 3.Giải toán: 3.1. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị loại một (trang 128,129) và bài toán liên quan đến rút về đơn vị loại hai ( trang 166,167): Để đảm bảo tính liền mạch, kế thừa về kiến thức nên sắp xếp hai bài học này kế tiếp nhau. Loại 1: Tóm tắt: Loại 2 : Tóm tắt : 7 bao : 28 kg gạo 40 kg đường : 8 túi 5 bao : kg gạo ? 15 kg đường : .túi ? Bài giải Bài giải Một bao gạo nặng là Một túi đường nặng là 28 : 7 = 4 ( kg) 40 : 8 = 5 ( kg) Năm bao gạo nặng là Số túi cần để đựng hết 15 kg đường là 4 x 5 = 20 ( kg) 15 : 5 = 3 ( túi) Đáp số : 20 kg Đáp số : 3 túi 3.2. Bài toán có lời văn với phép chia có dư: Đây là dạng toán khó với đối tượng học sinh lớp ba, các em thường lúng túng trong kỹ năng trình bày. Hiện nay dạng bài này chỉ được lồng ghép trong một số tiết học( bài 3 trang 70, bài 3 trang 71, bài 3 trang 73 ). VD:Bài 3( trang 70): Có 31m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3m. Hỏi có thể may được nhiều nhất là mấy bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải? Bài giải Ta có : 31 : 3 = 10 ( dư 1) Vậy với 31m vải thì may được nhiều nhất 10 bộ quần áo và thừa 1m vải Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải Đề nghị nên dành một đến hai tiết học riêng biệt để học sinh được luyện tập thực hành khắc sâu kiến thức. 4. Hình học : 4.1. Tiết Ôn tập về hình học trang 174-SGK: Với 4 bài tập và nội dung kiến thức cần phải ôn là: . Các loại góc: góc vuông, góc không vuông. . Các yếu tố của hình vuông: đỉnh, cạnh góc vuông. . Kiến thức về trung điểm, cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. . Chu vi của một hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. . Cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi hoặc diện tích của hình vuông đó. Những kiến thức cần ôn tập cùng với việc hướng dẫn học sinh thực hành giải các bài tập trong bài này là quá nhiều so với thời lư ợng của một tiết học. Nên phân bổ nội dung cần ôn tập của bài tập 1 (tiết 1) cho tiết ôn tập thứ 2. 4.2. Về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong viêc thiết kế giáo án điện tử cho loại bài diện tích của một hình: Khi đưa mô hình diên tích của một hình lên trình chiếu để học sinh nhận biết được 1 ô vuông nhỏ có diện tích là 1cm 2 là khó khăn vì không đảm bảo độ chính xác về kích thước so với thực tế. . trình b y. Hiện nay dạng bài n y chỉ được lồng ghép trong một số tiết học( bài 3 trang 70, bài 3 trang 71, bài 3 trang 73 ). VD:Bài 3( trang 70): Có 31 m vải,. vải, may mỗi bộ quần áo hết 3m. Hỏi có thể may được nhiều nhất là m y bộ quần áo và còn thừa m y mét vải? Bài giải Ta có : 31 : 3 = 10 ( dư 1) V y với 31 m