1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đại cương hoá vô cơ(lớp chọn)

5 335 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 76 KB

Nội dung

TRẮC NGHIỆM HÓA BỒI DƯỠNG Câu 1: (H) Chỉ dùng một chất để phân biệt 3 kim loại: Al, Ba, Mg A. dd HCl B. H 2 O C. dd NaOH D. dd H 2 SO 4 Câu 2: (B) Sắp xếp các nguyên tử và ion sau theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần. A. Al, Al 3+ , Mg B. Al 3+ , Mg, Al C. Mg, Al, Al 3+ D. Al 3+ , Al, Mg Câu 3: (B) Sục khí CO 2 dư vào dung dịch NaAlO 2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? A. Dung dịch trong suốt B. Có kết tủa Al(OH) 3 C. Có kết tủa Al(OH) 3 , sau đó kết tủa tan D. Có kết tủa Nhôm cacbonat Câu 4: (B) Nhóm các chất nào sau đây đều phản ứng với nước ở điều kiện thường? A. K, K 2 O, Al B. Ba, BaO, Be C. Ba, Sr, BaO D. MgO, K, Ba Câu 5: (B) Để có được dd NaOH, có thể chọn phương pháp nào trong các phương pháp sau đây: 1. Điện phân dd NaCl 2. Điện phân dd NaCl có vách ngăn xốp 3. Thêm một lượng vừa đủ dd Ba(OH) 2 vào dd Na 2 CO 3 4. Nhiệt phân Na 2 CO 3 , lấy chất rắn thu được cho tác dụng với nước. A. Chỉ có 2, 3B. Chỉ có 2 C. Chỉ có 1 D. Chỉ có 1, 4 Câu 6: (B) Trong các phát biểu sau về độ cứng của nước: 1. Đun sôi ta chỉ loại bỏ được độ cứng tạm thời. 2. Có thể dùng Na 2 CO 3 để loại cả 2 độ cứng tạm thời và vĩnh cửu. 3. Có thể dùng dd HCl để loại độ cứng của nước. 4. Có thể dùng Ca(OH) 2 vừa đủ để loại độ cứng của nước. A. Chỉ có 2 B. Chỉ có 1, 2C. Chỉ có 1, 2, 4 D. Chỉ có 4 Câu 7: (H) Khi điện phân dd hỗn hợp AgNO 3 , CuCl 2 , FeCl 3 , FeCl 2 . Thứ tự kim loại thoát ra ở catot lần lượt là: A. Fe, Cu, AgB. Cu, Ag, FeC. Ag, Fe, CuD. Ag, Cu, Fe Câu 8: (B) Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính dẫn điện tăng dần? A. Cu, Ag, Au, Ti B. Fe, Mg, Au, Hg C. Fe, Al, Cu, Ag D. Ca, Mg, Al, Fe Câu 9: (VD) Khi điện phân dd AgNO 3 trong 10 phút đã thu được 1,08g Ag ở catot. Cường độ dòng điện đã dùng là: A. 1,6A B. 1,8A C. 16A D. 18A Câu 10: (B) Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây luôn cho 2e trong các phản ứng hóa học: A. Na (Z=11) B. Fe (Z=26) C. Al (Z=13) D. Mg (Z=12) Câu 11: (B) Chất nào sau đây được sử dụng để khử tính cứng của nước? A. Na 2 CO 3 B. Ca(OH) 2 C. Chất trao đổi ion D. Cả A, B, C đúng Câu 12: (TH) Có 5 ống nghiệm đựng các dd loãng FeCl 3 , NH 4 Cl, CuCl 2 , AlCl 3 , MgCl 2 . Chọn một hóa chất trong các hóa chất sau để phân biệt được từng chất trên: A. dd NaOH B. Quỳ tím C. dd BaCl 2 D. dd AgNO 3 Câu 13: (TH) Dd A có chứa 5 ion Mg 2+ , Ba 2+ , Ca 2+ và 0,1mol Cl - , 0,2mol NO 3 - . Thêm dần V lít dd K 2 CO 3 1M vào dd A cho đến khi thu được kết tủa lớn nhất. V có giá trị là: A. 0,15 B. 0,3 C. 0,2 D. 0,25 Câu 14: (H) Criolit được thêm vào Al 2 O 3 trong quá trình điện phân Al 2 O 3 nóng chảy để sản xuất Al vì lý do nào sau? A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al 2 O 3 , cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp nhằm tiết kiệm năng lượng. B. Làm tăng độ dẫn điện của Al 2 O 3 . C. Tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy khỏi bị oxi hóa. D. Cả A, B, C đúng. Câu 15: (VD) Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với nước dư thu được 1,344 lít khí (đktc), dd B và chất rắn C. Cho 2m gam A tác dụng với dd Ba(OH) 2 dư thu được 20,832 lít khí (đktc). a. Giá trị của m là: A. 10,155 B. 1,0155 C. 0,10155 D. 5,510 b. Sục khí CO 2 dư vào dd B. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 23,4 B. 2,34 C. 0,234 D. 3,24 Câu 16: (VD) Cho m gam hỗn hợp X gồm Na 2 O và Al 2 O 3 lắc với nước cho phản ứng hoàn toàn thu được 300 ml dd A chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Sục khí CO 2 dư vào dd A thu được a gam kết tủa. a. Giá trị của m là: A. 32,1 B. 1,23 C. 0,234 D. 2,13 b. Giá trị của a là: A. 11,7 B. 1,17 C. 0,17 D. 7,11 Câu 17: (VD) Cho 12g một kim loại M tan hết trong 600ml dd H 2 SO 4 1M. Để trung hòa axit dư cần 200ml dd NaOH 1M. Kim loại M là: A. Ca B. Fe C. Cu D. Mg Câu 18: (VD) Chỉ dùng nước và một dung dịch axit hoặc bazơ thích hợp phân biệt 4 kim loại Na, Ba, Cu, Fe. A. H 2 O, HNO 3 l B. H 2 O, H 2 SO 4 l C. H 2 O, NaOH D. H 2 O, Ca(OH) 2 Câu 19: (B) Để bảo vệ vỏ tàu biển phần tiếp xúc với nước biển, trong các kim loại sau nên dùng kim loại nào? A. Mg B. Zn C. Mg, Zn D. Cu, Pb Câu 20: (H) Giải thích vì sao người ta dùng sự điện phân nóng chảy Al 2 O 3 nóng chảy mà không dùng AlCl 3 . A. AlCl 3 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn Al 2 O 3 . B. AlCl 3 là hợp chất cộng hóa trị nên bị thăng hoa khi nung. C. Sự điện phân AlCl 3 nóng chảy cho ra Cl2 độc hại. D. Al 2 O 3 cho ra Al tinh khiết. Câu 21: (TH) Một hỗn hợp A gồm Al và Fe chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng với dd HCl dư cho ra 4,48 lít H 2 (đktc). Phần 2: Cho tác dụng với dd NaOH dư cho ra 3,36 lít H 2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp A là: A. 5,4g Al và 5,6g Fe B. 2,7g Al và 2,8g Fe C. 13,5g Al và 14g Fe D. 54g Al và 56g Fe Câu 22: (VD) Điện phân 100ml dd CuSO 4 0,2M và AgNO 3 0,1M với I = 3,86A. Tính thời gian điện phân để thu được 1,72g kim loại bám vào catot. (Cu = 64, Ag = 108). A. 250s B. 1000s C. 500s D. 750s Câu 23: (VD) Một hỗn hợp gồm Al và Fe có khối lượng 8,3g. Cho vào 1 lít dd AgNO 3 0,1M và Cu(NO 3 )2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B (hoàn toàn không tác dụng với H 2 SO 4 loãng) và dd C (hoàn toàn không có màu xanh). Khối lượng chất rắn B là: A. 23,6g B. 24,8g C. 25,7g D. 24,6g Câu 24: (B) Để điều chế một ít bột Cu trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: 1. Dùng Fe cho vào dd CuSO 4 2. Điện phân dd CuSO 4 3. Khử CuO bằng CO ở nhiệt độ cao. A. Chỉ dùng 1 B. Dùng 2, 3 C. Dùng 3 D. Dùng 2, 3 Câu 25: (B) Nhỏ từ từ dd HCl vào dd Ca(AlO 2 ) 2 cho đến dư hiện tượng quan sát được là: A. Có kết tủa trắng tạo thành. B. Dung dịch vẫn trong suốt. C. Có kết tủa trắng sau đó bị hòa tan tạo dung dịch trong suốt. D. Có sủi bọt khí. Câu 26: (B) Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính dẫn điện tăng: A. Cu, Ag, Au, Ti B. Fe, Mg, Au, Hg C. Fe, Al, Cu, Ag D. Ca, Mg, Al, Fe Câu 27: (B) Cặp nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất giống nhau nhất: A. Ca, Be B. Mg, Fe C. Ag, Ni D. Ca, Ba Câu 28: (H) Hòa tan hoàn toàn 10,0g hỗn hợp 2 kim loại trong dd HCl dư thu được 2,24 lít H 2 (đktc), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 1,71 B. 17,1 C. 3,42 D. 34,2 Câu 29: (TH) X, Y, Z là các hợp chất cơ của một kim loại. Khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, H 2 O và khí E. Biết E là hợ chất của cacbon. E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là: A. NaOH, Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , CO 2 B. NaOH, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , CO 2 C. NaOH, NaHCO 3 , CO 2 , Na 2 CO 3 D. NaOH, Na 2 CO 3 , CO 2 , NaHCO 3 Câu 30: (VD) Nhúng một thanh Al nặng 50g vào 400ml dd CuSO 4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh Al ra cân nặng 51,38g. Khối lượng Cu thoát ra là: A. 0,64 B. 1,92 C. 2,56 D. 1,28 Câu 31: (B) Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động. A. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O → Ca(HCO 3 ) 2 B. MgCO 3 + CO 2 + H 2 O → Mg(HCO 3 ) 2 C. Ca(HCO 3 ) 2 → CaCO 3 + CO 2 + H 2 O D. Mg(HCO 3 ) 2 → MgCO 3 + CO 2 + H 2 O Câu 32: (VD) Cần thêm bao nhiêu g H 2 O vào 500g dd NaOH 12% để có dd NaOH 8%? A. 250 B. 200 C. 150 D. 100 Câu 33: (B) Chất nào sau đây được sử dụng trong y học để bó bột khi xương bị gãy? A. CaSO 4 .2H 2 O B. MgSO 4 .7H 2 O C. CaSO 4 D. 2CaSO 4 .H 2 O Câu 34: (VD) Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 4 chất rắn: Ba, Al, Mg, BaO A. dd HCl B. dd NaOH C. H 2 O D. dd H 2 SO 4 Câu 35: (VD) Trộn 100ml dd H 2 SO 4 1,1M với 100ml dd NaOH 1M thu được dd A. Thêm vào dd A 1,35g A. Thể tích khí H 2 thoát ra ở đktc là: A. 1,12 l B. 1,08 l C. 1,344 l D. 2,24 l Câu 36: (H) Cho quỳ tím vào dd NaHCO 3 . Quỳ tím sẽ có màu: A. Tím B. Đỏ C. Không màu D. Xanh Câu 37: (H) Dãy nguyên tố hóa học có những số hiệu nguyên tử nào sau đây có tính chất hóa học tương tự kim loại Na? A. 12, 14, 22, 42 B. 4, 20, 38, 56 C. 3, 19, 37, 55 D. 5, 21, 39, 57 Câu 38: (H) Tính chất bazơ của dãy hiđroxit KOH, NaOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 biến đổi như sau: A. Tăng B. Không thay đổi C. Giảm D. Vừa giảm vừa tăng Câu 39: (H) Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số e trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố: A. Al, Br B. Si, Br C. Al, Cl D. Mg, Cl Câu 40: (VD) Hòa tan 0,54g Al trong 0,5 lít dd H 2 SO 4 0,1M được dd A. Thêm V lít dd NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắn cân nặng 0,51g. Tính V. A. 0,8 l B. 1,1 l C. 1, 2 l D. 1,5 l ĐÁP ÁN_hOÁ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15a 15b 16a 16b 17 18 B D B C A C D C A D D A A D A B C A D B 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 C B A D A A C C D B B B C A D C C D C C 39 40 C B . Khi điện phân dd hỗn hợp AgNO 3 , CuCl 2 , FeCl 3 , FeCl 2 . Thứ tự kim loại thoát ra ở catot lần lượt là: A. Fe, Cu, AgB. Cu, Ag, FeC. Ag, Fe, CuD. Ag, Cu,. m là: A. 1,71 B. 17,1 C. 3,42 D. 34,2 Câu 29: (TH) X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại. Khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X

Ngày đăng: 17/09/2013, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w