Đối với lĩnh vực thi công xây dựng, theo Thông tư 04/2017/TT-BXD năm 2017 cũng đã quy định rõ “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là các giải pháp phòng, chống tác động
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
Hà Nội - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***
NGUYỄN THÀNH LÊ
AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CTECH CTI GIAI ĐOẠN 2018-2020
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: 8900201.05QTD
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THẮNG
Trang 3Hà Nội - 2019
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao độngcủa chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học tập, nghiên cứu và chưađược công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu,công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đãđược các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quảntrị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội và pháp luật về những cam kết nóitrên
Hà Nội, ngày … tháng … năm ……
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Lê
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học cao học và làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Khoa Quản trị và Kinh doanh Đại học Quốc gia Hà Nội
-Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa, các thầy cô đã tậntình dạy bảo trong quá trình theo học Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Hoàng Đình Phi đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức quý báu về môn học Quản trị
an ninh phi truyền thống
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng đã rất tận tình quantâm, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp Xinchân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản trị và kinh doanh
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên Công ty cổ phầnCTECH CTI đã giúp đỡ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện để tôi hoàn thành côngtrình nghiên cứu của mình
Cùng với sự giúp đỡ từ nhiều phía, học viên cũng đã rất nỗ lực để hoàn thànhluận văn một cách tốt nhất nhưng do những hạn chế nhất định về kiến thức, thờigian, thông tin nên sản phẩm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rấtmong nhận được sự cảm thông, đóng góp và bổ sung của các thầy cô và bạn đọc để
đề tài được hoàn thiện hơn
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ATLĐ TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 12
1.1 Cơ sở lý luận chung về an ninh con người trong doanh nghiệp 12
1.1.1 Khái niệm chung về an ninh của một chủ thể 12
1.1.2 Khái niệm chung về an ninh con người trong doanh nghiệp 14
1.2 Tổng quan về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình 18
1.2.1 Khái niệm chung về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình 18
1.2.2 Nguyên nhân gây mất ATLĐ trong thi công xây dựng công trình 20
1.3 Một số tiêu chí đánh giá công tác đảm bảo an toàn lao động tại doanh nghiệp 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ATLĐ TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI CTECH CTI GIAI ĐOẠN 2015-2017 34
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần CTECH CTI 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ gắn với công tác đảm bảo ATLĐ tại CTECH CTI 36
2.1.3 Cơ cấu lao động tại CTECH CTI 47
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015- 2017 48
2.2 Đánh giá thực trạng công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình 50
2.2.1 Các tình huống vi phạm an toàn lao động trong xây dựng 50
2.2.2.Tình hình đảm bảo an toàn lao động tại CTECH CTI giai đoạn 2015- 2017 51
2.2.3 Thực trạng công tác quản trị an toàn lao động tại CTECH CTI 52
Trang 72.2.4 Thực trạng về mức độ tuân thủ về ATLĐ của người lao động tại CTECH
CTI 54
2.2.5 Thực trạng đặc điểm nhân thân của người lao động tại CTECH CTI 58
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ATLĐ TRONG HOẠT ĐỘNG THI CÔNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CTECH CTI GIAI ĐOẠN 2018-2020 62
3.1 Một số quy định chung của Nhà nước về đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng công trình 62
3.2 Quy định của Nhà nước về trách nhiệm trong việc đảm bảo ATLĐ 62
3.2.1 Trách nhiệm của nhà thầu 62
3.2.2 Trách nhiệm của của chủ đầu tư 65
3.2.3 Trách nhiệm của người lao động 67
3.3 Quy định của Nhà nước về các biện pháp phòng, chống mất ATLĐ 68
3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị đảm bảo ATLĐ tại CTECH CTI 72
3.5 Một số giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tuân thủ của người lao động với việc đảm bảo ATLĐ 77
3.6 Một số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý gắn với đảm bảo ATLĐ 78
3.7 Một số giải pháp tổ chức thi công và kế hoạch ATLĐ trên công trường 81
3.7.1 Tổ chức mặt bằng 81
3.7.2 Giải pháp về kĩ thuật 86
3.7.3 Các giải pháp tập trung đảm bảo ATLĐ khi thi công trên cao 95
3.8 Một số giải pháp khác 114
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2 ATLĐ An toàn lao động
3 ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
5 ANPTT An ninh phi truyền thống
6 ANTT An ninh truyền thống
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống 13
Bảng 1.2 Một số lĩnh vực an ninh doanh nghiệp trong ANPTT 16
Bảng 1.3 Thống kê tình hình tai nạn lao động trong cả nước giai đoạn 2013-2017 21
Bảng 1.4 Tổng hợp các nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động chết người 22
Bảng 1.5 Thống kê tình hình tai nạn lao động trong lĩnh vực thi công xây dựng giai đoạn 2013-2016 24
Bảng 1.6 Một số nguyên nhân chủ yếu gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình 27
Bảng 1.7 Khung phân tích an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình 32
Bảng 2.1 Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ trong quản trị an toàn lao động tại các phòng ban thuộc Công ty cổ phần CTECH CTI 44
Bảng 2.2 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2015-2017 47
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại CTECH CTI giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 49
Bảng 2.4 Thống kê tình hình tai nạn lao động trên công trường xây dựng tại CTECH CTI giai đoạn 2015-2017 51
Bảng 2.5 Đánh giá thực trạng công tác quản trị an toàn lao động tại công ty cổ phần CTECH CTI 52
Bảng 2.6 Đánh giá mức độ tuân thủ về ATLĐ của người lao động 57
Bảng 2.7 Một số đặc điểm nhân thân của người lao động 59
Bảng 3.1 Ma trận SWOT đánh giá công tác quản trị ATLĐ tại CTECH CTI 72
Bảng 3.2 Khung năng lực cho cán bộ quản lý gắn với đảm bảo ATLĐ 78
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Hình ảnh số vụ tai nạn trong ngành xây dựng (nguồn : Bộ lao động thương
binh và xã hội, TTXVN) 2
Hình 2 Hiện trường vụ sập giàn giáo tại công trình Formosa khiến 13 người chết, 28 người bị thương 2
Hình 1.1 Hình ảnh minh họa gạch rơi vào đầu người công nhân không đội mũ bảo hộ lao động 25
Hình 1.2 Công nhân thi công trong điều kiện không đảm bảo ATLĐ tại công trình ở tổ 9, khu 6, phường Hồng Hà, TP Hạ Long) 25
Hình 1.3 Mép sàn thi công không có lan can lưới PVC, lan can tuýp hoặc lan can cáp tại công trường ở Hà Nội 25
Hình 1.4 Làm việc trên cao(≥2m) phải sử dụng sàn thao tác, đeo dây an toàn khi làm việc 26
Hình 2.1 Doanh thu của công ty Ctech Cti qua các năm 36
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần CTECH CTI 37
Hình 2.3 Mô hình cơ cấu tổ chức đội thi công trên công trường 42
Hình 2.4 Chưa lắp xong hệ giáo ngoài, công nhân thi công trên cao không đeo dây 50
Hình 2.5 Công nhân không đeo dây an toàn khi làm việc trên cao, không đội mũ bảo hộ 50
Hình 2.6 Dây điện không treo cao, đấu nối dây điện nguy hiểm 51
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu giới tính được phỏng vấn 55
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nhóm tuổi được phỏng vấn 55
Biểu đồ 2.3 Tình trạng hôn nhân của nhóm đối tượng được khảo sát 56
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu trình độ học vấn 56
Hình 3.1 Thường xuyên phổ biến kiến thức về ATLĐ cho người lao động 64
Hình 3.2 Huấn luyện công tác PCCC tại mỗi công trường 65
Hình 3.3 Huấn luyện sơ cấp cứu hàng năm 65
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình tổ chức đào tạo 75
Hình 3.5 Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân 85
Trang 11Hình 3.6 Trang bị bảo hộ ATLĐ cho người lao động khi thi công trên công trường
88
Hình 3.7 Neo của cần trục tháp với công trình 89
Hình 3.8 Vật cẩu phải được buộc chắc chắn trong quá trình cẩu 89
Hình 3.9 Vật cẩu treo buộc đúng cách 90
Hình 3.10 Thang chở người trong quá trình thi công 91
Hình 3.11 Biển chỉ dẫn thoát người to và rõ ràng 93
Hình 3.12 Mất an toàn khi dải dây điện trên đường vận chuyển 94
Hình 3.12 Hệ ván khuôn leo có lan can an toàn 96
Hình 3.13 Hệ giáo tháp an toàn đủ điều kiện để người lao động đứng thi công 99
Hình 3.14 Cấm ném côppha, giàn giáo từ trên cao xuống 100
Hình 3.15 Cầu thang tạm giữa các tầng giáo 102
Hình 3.16 Hệ thống lan can và các tấm gỗ chắn vật rơi của hệ giàn giáo 102
Hình 3.17 Công trường có nhiều bùn đất bẩn 103
Hình 3.18 Dầu mỡ máy xây dựng bị đổ trên nền đất công trường 104
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ hệ thống kiểm tra ATLĐ tại công trường [Nguồn tác giả] 109
Hình 3.19 Hệ giáo ngoài đảm bảo an toàn khi thi công các công trình cao tầng 110
Hình 3.20 Hệ thống biển báo, hình ảnh an toàn trên công trường 111
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, lĩnh vựcxây dựng công trình ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tốc độ tăng trưởngkinh tế nói chung cũng như giải quyết công ăn việc làm cho xã hội nói riêng Theo
dự báo của Business Monitor International (BMI), một tổ chức nghiên cứu, đánh giá
về kinh tế, tài chính hàng đầu Thế giới có trụ sở tại Luân Đôn thì nhu cầu xây dựngdân dụng tại Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao không chỉ trong năm 2018 với tốc độtăng trưởng đạt 9,2% mà còn trong giai đoạn 2018 đến 2025 với tốc độ tăng trưởngđược dự báo 7,6%/năm Cùng với sự phát triển của ngành thì nhu cầu nhân lực cũngđược dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới Theo quyết định số 838/QĐ-BXD của
Bộ Xây dựng về quy hoạch nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2011-2020 cho thấynhân lực trong ngành Xây dựng sẽ tăng từ mức 2,9 triệu người năm 2010 lênkhoảng 5 triệu năm 2015 và khoảng 8 - 9 triệu người năm 2020 Tuy nhiên, côngtác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình hiện nay vẫn còntồn tại nhiều bất cập Thực tế, theo số liệu thống kê của của Bộ Lao động- Thươngbinh và Xã hội (MOLISA) thì số lượng tai nạn trong lĩnh vực xây dựng luôn chiếm
tỷ lệ rất cao trong tổng số vụ tai nạn lao động Cụ thể, trong giai đoạn 2013 đến
2015 số vụ tai nạn lao động có người chết trên tổng số vụ tai nạn lao động đượcthống kê liên tục tăng với tỷ lệ lần lượt là 28.6% (2013), 33.1% (2014) và 35.2%(2015) Ngoài ra số người chết cũng chiếm tỷ lệ cao với tỷ lệ lần lượt là 26.5%(2013), 33.9% (2014), và 37.9% (2015) Mặc dù số vụ tai nạn lao động và số ngườichết do mất an toàn lao động (ATLĐ) đã giảm trong các năm 2016 và 2017 so vớicác năm trước, khi tỉ lệ số vụ tai nạn lao động gây chết người giảm lần lượt 23.8%
và 20.8% tổng số vụ tai nạn và 24.5%, 19.7% tổng số người chết, tuy nhiên tai nạnlao động trong lĩnh vực xây dựng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất khi so sánh với các lĩnhvực khác Điều đó cho thấy hoạt động thi công xây dựng công trình vẫn là hoạtđộng có nguy cơ cao về mất an toàn lao động
Trang 13Hình 1 Hình ảnh số vụ tai nạn trong ngành xây dựng (nguồn : Bộ lao động
thương binh và xã hội, TTXVN)
* Một số vụ tai nạn do mất ATLĐ gây ra
Hình 2 Hiện trường vụ sập giàn giáo tại công trình Formosa khiến 13 người
chết, 28 người bị thương
( Xem thêm một số hình ảnh mất an toàn lao động trong Phụ lục 3)
Trang 14Theo Luật an toàn vệ sinh lao động thì an toàn lao động là giải pháp phòng,chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật,
tử vong đối với con người trong quá trình lao động Đối với lĩnh vực thi công xây
dựng, theo Thông tư 04/2017/TT-BXD năm 2017 cũng đã quy định rõ “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình” Điều này cho thấy việc đảm bảo an toàn
lao động nói chung và trong thi công xây dựng công trình nói riêng chính là việc đảmbảo thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống các rủi ro tiềm ẩn gây mất an toànlao động Nó nhằm mục tiêu hạn chế các hậu quả về sức khỏe và tính mạng của ngườilao động Trong khi đó, theo báo cáo phát triển con người năm 1994 của Chương trìnhPhát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) thì an ninh con người được hiểu theo nghĩa rộng
là tình trạng người dân không bị những đe dọa kinh niên như đói nghèo, bệnh tật, sựtrấn áp và những tai nạn bất ngờ Cùng với sự phát triển của nội hàm khái niệm anninh, quan điểm về an ninh con người của UNDP cũng liệt kê 7 thành tố của an ninhcon người, bao gồm: (i)s An ninh kinh tế trước mối đe dọa nghèo khổ; (ii) An ninhlương thực trước mối đe dọa đói kém; (iii) An ninh sức khỏe trước mối đe dọa thươngtích và bệnh tật; (iv) An ninh môi trường trước mối đe dọa ô nhiễm, xuống cấp môitrường và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (v) An ninh cá nhân trước cáchình thức đe dọa bạo hành khác nhau; (vi) An ninh cộng đồng trước các mối đe dọa từvăn hóa; (vii) An ninh chính trị trước sự bị trấn áp về chính trị Điều đó cho thấy việcđảm bảo an toàn lao động trong hoạt động thi công xây dựng công trình cũng chính làgóp phần giảm thiểu các nguy cơ gây mất an ninh sức khỏe trước các mối đe dọathương tích bệnh tật nói riêng và an ninh con người trong doanh nghiệp nói chung.Công ty cổ phần CTECH CTI là doanh nghiệp cổ phần được thành lập từ năm
2006 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình xây dựng côngnghiệp, hạ tầng đô thị và cao tầng Sau hơn 12 năm xây dựng và phát triển, công ty đãtừng bước kiện toàn về chiến lược, tổ chức bộ máy và đạt được nhiều thành tích tronghoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt, năm 2017 đánh dấu bước đột phá về tăng
Trang 15trưởng doanh thu, số lượng các dự án mà công ty tham gia, và số lượng nhân sự laođộng Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về quy mô, công ty cũng đang phải đối mặttình trạng mất ATLĐ Nếu như trước năm 2015, công ty luôn đảm bảo thi công laođộng an toàn thì trong giai đoạn 2016- 2017, đã xuất hiện với những vụ việc đáng tiếclần đầu tiên xảy ra gây mất ATLĐ trên công trường xây dựng tại công ty Mặc dùkhông gây hậu quả đáng tiếc về người nhưng nếu không có những nghiên cứu chuyênsâu để xác định nguyên nhân gốc rễ, từ đó đưa ra những giải pháp triệt để thì tình hìnhmất ATLĐ tại công ty có thể diễn biến theo chiều hướng xấu trong tương lai, đì kèmvới sự tăng trưởng và mở rộng mạnh mẽ quy mô công ty được dự báo còn tiếp tụctrong giai đoạn tới Xuất phát từ tính bức thiết đang đặt ra hiện nay, tác giả đã lựa chọn
đề tài: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại Công ty cổ phần
CTECH CTI giai đoạn 2018- 2020” làm đề tài luận văn của mình.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn lao động trong thi côngxây dựng công trình, hiện nay có rất nhiều nghiên cứu khác nhau đề cập đến nhữngnội dung này Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến an toànlao động trong thi công xây dựng có thể kể đến như:
Các nghiên cứu quốc tế
Nghiên cứu về ATLĐ trong ngành xây dựng tại công ty Gammon, Hồng Kông
(Fang D 2006 Hong Kong: Journal of Construction Engineering &Management)
Do các đặc điểm phân tán và lưu động của ngành xây dựng nên văn hoá an toàn
có tầm quan trọng đặc biệt Vì vậy, tác giả Dongping Fang đã tiến hành một cuộcđiều tra toàn diện về tình trạng an toàn lao động, được thực hiện với đối tượng điềutra là toàn bộ các công trường xây dựng và cán bộ công nhân của một công ty xâydựng hàng đầu của Hồng Kông và các thầu phụ của công ty đó Tổng số phiếu thu
về là 4.719 phiếu từ 54 công trường xây dựng Thông qua phân tích nhân tố đã rút
ra một cấu trúc gồm 15 nhân tố để đo lường tình trạng an toàn Các kết quả phântích được so sánh với các nghiên cứu trước đây tập trung vào vai trò và các ảnhhưởng của đồng nghiệp, tác động của các nguồn lực an toàn đối với tình trạng an
Trang 16toàn Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc xây dựng các nhân tố chung về đolường tình trạng an toàn trong ngành xây dựng là có thể thực hiện được Việcnghiên cứu sâu hơn đã sử dụng phương pháp hồi qui logic để nghiên cứu tươngquan giữa việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường xây dựng và các đặcđiểm nhân thân của người lao động Những tương quan nổi bật về thống kê giữatình trạng an toàn và các đặc điểm nhân thân đã được tìm ra Thứ nhất là, nhữngcông nhân có tuổi đời cao, đã kết hôn hoặc nặng gánh hơn về trách nhiệm với giađình thì có nhận thức tốt hơn về vấn đề an toàn so với những người lao động trẻtuổi, chưa xây dựng gia đình, hoặc ít phải trợ cấp cho các thành viên khác trong giađình Các kết quả cũng chỉ ra rằng với trách nhiệm xã hội càng cao thì người ta có ýthức tốt hơn về môi trường làm việc của họ cũng như có quan điểm tích cực hơn vềvấn đề an toàn Thứ hai là, trình độ học vấn và kiến thức về an toàn là rất quan trọng
để đảm bảo an toàn lao động Những công nhân có học vấn dưới bậc trung học cơ
sở có ý thức kém hơn về an toàn lao động so với những người khác Tương tự,những công nhân có kiến thức tốt về an toàn sẽ có tình trạng an toàn tốt hơn nhữngngười ít hiểu biết về an toàn Cả hai kết quả trên đều nhấn mạnh đến tầm quan trọngcủa công tác giáo dục và đào tạo trong công ty Thứ ba là, những công nhân sử dụngrượu bia tại nơi làm việc có tình trạng an toàn kém hơn những người không sử dụngrượu bia Kết quả này cho thấy việc cấm uống rượu, bia tại nơi làm việc là cần thiết
để cải thiện tình trạng an toàn của công ty Thứ tư là, những công nhân của nhà thầuphụ hoặc liên doanh nói chung có tình trạng an toàn kém hơn so với các công nhân
của Gammon Điều đó cho thấy việc sử dụng nhiều nhà thầu phụ trên các công trường có thể dẫn đến những vấn đề về thiếu sự kiểm soát trên công trường và giảm
ý thức chấp hành của công nhân Từ đó cho thấy cần phải xem xét tình trạng an
toàn của các thầu phụ trước khi ký hợp đồng với họ Cuối cùng là, những công nhân
ít vi phạm các quy đinh về an toàn có tình trạng an toàn tốt hơn Điều đó khẳng địnhgiả thuyết là tình trạng an toàn tốt có ảnh hưởng tích cực đến hành vi Mặt khác,những công nhân có tần suất làm việc an toàn cao hơn thì có nhận thức tốt hơn vềvấn đề an toàn tại nơi làm việc Nghiên cứu này tuy chỉ dựa trên đối tượng cụ thể và cáckết quả rút ra từ các dữ liệu điều tra từ một công ty, nhưng phương pháp luận của nó có
Trang 17thể là hình mẫu cho các nghiên cứu tiếp theo, các kết quả thu được giúp cung cấp thôngtin hữu ích cho các nhà quản lý xây dựng, những người làm công tác bảo đảm an toànlao động trong ngành xây dựng nhằm giúp họ nâng cao văn hoá an toàn.
Nghiên cứu về hiệu quả của các hoạt động đào tạo về AT và sức khoẻ nghề
nghiệp (OHS) của công nhân xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ
(H.B Basaga, B.A Temel, M Atasoy, I Yildirim, 2018 Amsterdam:Journal of Safety sience of Elsevier)
Nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động đào tạo về an toàn và sứckhoẻ nghề nghiệp góp phần đảm bảo an toàn lao động cho công nhân xây dựng,nghiên cứu này đã tập trung tìm hiểu mức độ hiểu biết của người lao động về OHScũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả của các OHS cho công nhân xây dựng.Trong nghiên cứu này, các cuộc điều tra trực tiếp đã được thực hiện với các côngnhân xây dựng để xác định quan điểm chung của họ về môi trường làm việc trongngành xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ và ý kiến chung của họ về sức khỏe và an toàn nghềnghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Để đảm bảo Luật Sức khỏe và An toànnghề nghiệp số 631 ở Thổ Nhĩ Kỳ được thực thi có hiệu quả cần có thông tin chi tiết
về hồ sơ của người lao động sẽ được đào tạo; (2) Cần có quy định kiểm tra giám sát
để việc giáo dục an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp có tính bắt buộc với công nhânxây dựng; (3) Để nâng cao hiệu quả của OHS cần xem xét đến các yếu tố trình độhọc vấn của nhân viên, độ tuổi và kinh nghiệm của công nhân trong quá trình xâydựng nội dung đào tạo, (4) Việc áp dụng các phương tiện trực quan nên được sửdụng rộng rãi tại công trường xây dựng nhằm tạo ra văn hoá OHS
Sử dụng phương pháp mô hình hoá các tác nhân (ABM) để nghiên cứu ảnh
hưởng của tương tác giữa quản lý công nhân đến các hành vi AT của công nhân xây dựng
(P Zhang, N Li, Z Jiang, D Fang, C.J Anumba, 2018 Amsterdam: Journal
of Safety sience of Elsevier)
Các hành vi không an toàn của công nhân xây dựng là các tác nhân chính gây ratai nạn trên các công trường xây dựng Các hành vi liên quan đến an toàn của côngnhân phải chịu nhiều yếu tố, chẳng hạn như tương tác với đồng nghiệp và sự can
Trang 18thiệp của các nhóm quản lý Sử dụng ABM được xem là một cách tiếp cận hiệu quả
để phân tích các đặc điểm và mô hình của các hành vi liên quan đến an toàn xâydựng và đánh giá các chiến lược quản lý an toàn có thể Kết quả nghiên cứu chothấy: (1) Công tác đào tạo và kiểm tra an toàn nên được thực hiện với tần suấtthường xuyên để đảm bảo an toàn lao động trên công trường xây dựng (2) Nhà quảntrị cần phải nhấn mạnh và trau dồi vai trò lãnh đạo giữa các giám sát viên tại côngtrường xây dựng; (3) các nhà quản lý cấp cao nên thường xuyên tham gia trực tiếpvào các hoạt động an toàn để người lao động trực tiếp tại công trường có thể bị ảnhhưởng để hành xử an toàn hơn; (4) các nhà quản lý cấp cao không chỉ truyền đạt cácmục tiêu về an toàn lao động rõ ràng hơn cho cấp dưới mà còn phải quan tâm và hỗtrợ cho việc đạt được mục tiêu đó
Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao
động của công nhân xây dựng
(Tuan, T.T 2009 Cần Thơ: Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ).Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích những những yếu tố tác độngđến việc thực hiện an toàn được rút ra từ đặc điểm nhân thân của người lao động,song song đó những đặc điểm của người quản lý cũng tác động trực tiếp đến tìnhtrạng an toàn Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã định lượng giờ công mất mát do tainạn và cũng chỉ ra những thời điểm nhạy cảm thường xảy ra tai nạn Thông qua đó,kết quả nghiên cứu giúp cho nhà quản lý hay chính người tham gia lao động có mộtcái nhìn đúng đắn hơn về an toàn lao động nhằm đảm bảo việc thực hiện và quản lýtốt an toàn lao động trên công trường Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đặc điểmnhân thân của người công nhân tác động đến việc thực hiện an toàn lao động của họbao gồm: Độ tuổi; Giới tính; Tình trạng hôn nhân; Trình độ học vấn; Thời gian làmviệc trong ngành; Sự gắn bó với công ty thông qua thời gian theo làm; Các côngviệc thường làm hằng ngày; Thói quen hút thuốc hay uống bia rượu; Việc đượchuấn luyện an toàn hay không Bên cạnh các đặc điểm nhân thân của người côngnhân thì các nhân tố chính đại diện cho những đặc điểm của người quản lý cũng cótác động đến việc thực hiện an toàn lao động của công nhân xây dựng, trong đó: (1)
Trang 19Năng lực lãnh đạo: Biết lắng nghe ý kiến và đề xuất của cấp dưới, Thái độ và cách
cư xử đối với cấp dưới, Khả năng truyền đạt thông tin đến cấp dưới, Hỗ trợ kịp thờinhững khó khăn vướng mắc của công nhân trong quá trình thực hiện công việc,Công bố đầy đủ và chi tiết các vụ tai nạn nếu có xảy ra tại công trường; (2) Giámsát điều kiện an toàn trên công trường: Biết bố trí mặt bằng thi công hợp lý, Biểudương hay khen thưởng khi tổ đội hoặc cá nhân thực hiện tốt công tác an toàn laođộng, Thường xuyên kiểm tra điều kiện an toàn và rủi ro trên công trường, Giám sátchặt chẽ việc sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động của công nhân, Gương mẫu thựchiện an toàn lao động trong mọi công tác; (3) Tinh thần trách nhiệm và cam kết thựchiện an toàn: Có tinh thần trách nhiệm, Có cam kết quản lý an toàn lao động trêncông trường, Có xây dựng hệ thống quản lý an toàn lao động tại công trường, Kiếnthức của người quản lý về an toàn lao động; (4) Trình độ tổ chức thi công: Biết cách
bố trí số công nhân trong tổ đội hợp lý, Biết cách phân công công việc hợp lý, Biếtcách sắp xếp thời gian thi công thích hợp, Biết tổ chức qui trình thi công hợp lý; (5)Huấn luyện an toàn lao động: Kiểm tra kiến thức an toàn lao động của công nhântheo định kỳ, Có định kỳ huấn luyện an toàn lao động cho công nhân; (6) Chínhsách an toàn lao động: Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân,Thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở công nhân thực hiện an toàn lao động, Có hìnhthức xử phạt nghiêm đối với công nhân vi phạm qui định về an toàn lao động; (7)Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn: Kinh nghiệm trong công tác, Trình độchuyên môn; (8) Qui định & hướng dẫn việc thực hiện an toàn lao động: Có lậpnhững qui định và hướng dẫn cụ thể về an toàn lao động, Có theo dõi và đánh giátính hữu dụng của hệ thống an toàn lao động tại công trường theo định kỳ, Có lậpđầy đủ các biển hiệu cảnh báo về an toàn lao động
Nghiên cứu về an ninh con người
(Phi, H.D 2017 Hà Nội: Tài liệu giảng dạy, Khoa Quản trị & Kinh doanh,Đại học Quốc gia Hà Nội)
Xuất phát từ nghiên cứu về an ninh phi truyền thống, tác giả Hoàng Đình Phi
đã tổng kết lý luận khái niệm cơ bản về an ninh nói chung Theo đó, an ninh củamột chủ thể là một trạng thái hay một mức độ mà ở đó trong một không gian, thời
Trang 20gian và địa điểm cụ thể, một con người cảm thấy an toàn về mặt tâm lý và trên thực
tế cá nhân được an toàn và tự do Dựa trên cách tiếp cận về an ninh nói chung,nhóm tác giả đã xây dựng lên phương trình cơ bản (3S-3C) về quản trị an ninh của 1chủ thể, cụ thể:
QUẢN TRỊ AN NINH 1 CHỦ THỂ = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) – (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + CHI PHÍ MẤT DO KHỦNG
HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG)
Nguồn: Nguyễn Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi, Bùi Văn Nam (2017)
Bên cạnh đó, khái niệm an ninh con người của tác giả về cơ bản đã có sự kếthừa và phát triển sáng tạo từ quan điểm về an ninh con người của UNDP công bốtrong báo cáo phát triển con người năm 1994 và học thuyết an ninh con người củaLiên minh Châu Âu (EU) Ngoài ra, trong kết quả nghiên cứu của mình tác giả cũng
đã làm rõ khái niệm, nội hàm, bối cảnh ra đời, các mối đe dọa và các công cụ chínhgóp phần đảm bảo an ninh con người trong doanh nghiệp hiện nay Theo tác giả, anninh con người trong doanh nghiệp được hiểu là là sự an toàn, ổn định và phát triểnbền vững của con người hay nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Đây là khái niệmhoàn toàn mới được ra đời trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh và biến đổi toàn cầu.Mục tiêu chính của việc đảm bảo an ninh con người trong doanh nghiệp là pháttriển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực để cạnh tranh bền vững Ứngdụng phương trình cơ bản (3S-3C) của 1 chủ thể và những lý luận phát triển của tácgiả về an ninh con người, chúng ta có thể phát triển phương trình quản trị an ninhcon người trong doanh nghiệp, cụ thể:
QUẢN TRỊ AN NINH CON NGƯỜI TRONG DOANH NGHIỆP = (AN TOÀN +
ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) – (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + CHI PHÍ MẤT DO KHỦNG HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG)
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của tác giả đã làm rõ các mối đe dọa đến việcđảm bảo an ninh con người trong doanh nghiệp bao gồm: (i) Mất an toàn lao động;(ii) Mâu thuẫn, xung đột, đình công và phá hoại; (iii) Đối thủ câu nhân tài; (iv) Nộigián Điều này cho thấy, việc đảm bảo an toàn lao động nói chung và an toàn laođộng trong thi công xây dựng công trình cũng chính là giảm thiểu các mối đe dọa,
Trang 21góp phần đảm bảo an ninh con người trong doanh nghiệp Đây thực sự là nhữngđiểm quan trọng, làm cơ sở lý thuyết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của tác giảluận văn Vì vậy, trong phạm vi của luận văn, tác giả sẽ sử dụng các kết quả nghiêncứu về an ninh con người trong doanh nghiệp của PGS TS Hoàng Đình Phi làm cơ
sở lý thuyết để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện côngtác an toàn lao động trong thi công xây dựng tại Công ty cổ phần CTECH CTI Đểđạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài xác định cần hoàn thành các mục tiêu
cụ thể như sau:
- Về mặt lý thuyết, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận
về công tác đảm bảo an toàn lao động nói chung và an toàn lao động trong hoạtđộng thi công xây dựng công trình nói riêng Từ đó, tác giả lựa chọn khung phântích đánh giá phù hợp cho nghiên cứu của mình
- Về mặt thực trạng, mục tiêu nghiên cứu là sử dụng các công cụ đã được lựa chọn
để điều tra, tổng hợp các dữ liệu thu thập nhằm phân tích, đánh giá thực trạng côngtác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại Công ty cổphần CTECH CTI giai đoạn 2015-2017
- Về mặt giải pháp, trên cơ sở phân tích dữ liệu, đánh giá thực trạng, xác định cácnguyên nhân, thông qua kết quả các phiếu khảo sát và tham khảo kết quả các nghiêncứu trong nước cũng như quốc tế, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện côngtác đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong hoạt động thi công xâydựng, góp phần đảm bảo an ninh con người tại Công ty cổ phần CTECH CTI
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác đảm bảo an toàn lao động trongthi công xây dựng công trình
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi không gian và thời gian cụ thể như sau:
Trang 22- Về không gian nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu các hoạtđộng đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cho người laođộng tại Công ty cổ phần CTECH CTI.
- Về thời gian nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả tập trung thu thập, nghiên cứu và
sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp có liên quan đến các hoạt động đảm bảo antoàn lao động trong thi công xây dựng công trình cho người lao động tại Công ty cổphần CTECH CTI trong 4 năm gần đây, từ 2015 đến tháng 6/2019
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu, cụ thể:
- Về phương pháp thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệuthứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từnguồn bên trong và bên ngoài của Công ty cổ phần CTECH CTI trong 3 năm gầnđây, từ 2015 đến 2017 Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điềutra xã hội học bằng hình thức phiếu khảo sát với các cán bộ, người lao động công ty
- Về phương pháp phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phântích, tổng hợp để xử lý các dữ liệu thứ cấp cũng như tham khảo các kết quả nghiêncứu về an toàn lao động trong công nhân xây dựng đã được công bố
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần giới thiệu nghiên cứu, lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danhmục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, kết luận, và tài liệu tham khảo thì luậnvăn được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây
dựng công trình
Chương 2: Thực trạng an toàn lao động trong thi công xây dựng tại công ty cổ
phần CTECH CTI giai đoạn 2015- 2017
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác an toàn lao động trong hoạt động
thi công xây dựng tại công ty cổ phần CTECH CTI giai đoạn 2018- 2020
Trang 23CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ATLĐ TRONG
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 Cơ sở lý luận chung về an ninh con người trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm chung về an ninh của một chủ thể
An ninh trong Tiếng Anh có hàm ý là mức độ an toàn cao nhất cho chủ thể.Trong nhiều từ điển Trung Quốc thì an ninh và an toàn được dùng chung một từ antoàn An ninh của một cá nhân là một trạng thái hay một mức độ mà ở đó trong mộtkhông gian, thời gian và địa điểm cụ thể, một con người cảm thấy an toàn về mặttâm lý và trên thực tế cá nhân được an toàn và tự do (Phi, H.D 2017) Ngược lại với
an ninh là mất an ninh là những rủi ro, nguy hiểm, tổn thất Như vậy, có thể hiểu anninh có ý nghĩa là sự tồn tại an toàn, bình an, không có nỗi lo, rủi ro, mối nguy, sự
cố hay tổn thất về người và của Vì vậy, việc đảm bảo sự an toàn cũng chính là gópphần đảm bảo an ninh của một chủ thể Phương trình cơ bản an ninh của một chủthể được thể hiện như sau (Phi, H.D 2017):
AN NINH CỦA MỘT CHỦ THỂ = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) – (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO +
KHỦNG HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC)
Trên thực tế, con người nói riêng không thể có cuộc sống ổn định và phát triểnbền vững nếu như không có an ninh và một quốc gia nói chung cũng không thể pháttriển bền vững nếu không đảm bảo được an ninh cho con người và doanh nghiệptrong tất cả các lĩnh vực đời sống, sản xuất và kinh doanh Cùng với sự phát triển củalịch sử kinh tế, chính trị và xã hội của nhân loại thì nội hàm khái niệm an ninh nói chungcũng có những sự thay đổi tương ứng Trước khi kết thúc thời kỳ “chiến tranh lạnh”(1947- 1991), quan điểm về an ninh dưới góc độ truyền thống luôn lấy Quốc gia hay Nhànước là trung tâm, ví dụ như an ninh là sự tự do tương đối không lo có chiến tranh kếthợp với mong đợi tương đối cao là không bị đánh bại bởi bất kỳ cuộc chiến tranhnào có thể xảy ra (Bellany, I 1981) Tuy nhiên, sau khi kết thúc thời kỳ “chiếntranh lạnh” với những cột mốc lịch sử như sự kiện bức tường Berlin sụp đổ (1998)
Trang 24và sự kiện Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã (1991) thì Thế giới đã chứng kiếnnhững mối đe doạ an ninh phi truyền thống nổi lên như tình trạng biến đổi khí hậu,tình trạng thiên tai phức tạp, sự xuất hiện của các dịch bệnh nguy hiểm, trong khivẫn đang phải đối phó với các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội Điều này đã chuyểntrọng tâm của chủ thể an ninh không chỉ là Quốc gia mà còn là an ninh con người
và an ninh của doanh nghiệp
Bảng 1.1 So sánh an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
CHUNG ĐIỂM MỚI
Là an ninh nhà nước, A.N con
người và A.N DN Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm
Mối quan hệbiện chứng
Khái niệm mới rađời khi hội nhậptoàn cầu
2 Mục tiêu
chính
Ổn định và PTBV của nhà nước, chế độ, độc lập, chủ quyền, thống nhất, lãnh thổ
Ổn định và PTBV của nhà nước, con người (cộng đồng)
và doanh nghiệp
Mối quan hệ biện chứng
Phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu
Đổi mới nhận thức
Sức mạnh, nguồn lực cộngđồng
Sức mạnh & nguồn lựcdoanh nghiệp
Mối quan hệ biện chứng
Thay đổi nhận thức Phải chủ động
Quốc tế (* VD: An ninhmạng )
Khu vực (*VD Đói, Dịchbệnh…)
NN (* tùy tình huống)
Con người/ Cộng đồng
Doanh nghiệp
Mối quan hệ biện chứng
Tác động đa chiều, đa mức độ,
đa cấp độ, đa lĩnh vực, xuyên biên giới…
Nguồn: Nguyễn Văn Hưởng, Bùi Văn Nam, Hoàng Đình Phi, 2017.
Tóm lại, cùng với quá trình vận động và phát triển lịch sử kinh tế, chính trị và
xã hội thì nội hàm khái niệm an ninh của một chủ thể đã có sự thay đổi Theo đó,
Trang 25việc đảm bảo an ninh Nhà Nước phải gắn với công tác đảm bảo an ninh cho conngười, cộng đồng và doanh nghiệp Đồng thời, chúng ta phải có cách tiếp cận lấycon người làm trung tâm Chính vì vậy, việc đảm bảo an ninh con người cũng chính
là góp phần vào đảm bảo an ninh Nhà nước và an ninh doanh nghiệp hay nói rộng
ra là đảm bảo an ninh phi truyền thống (ANPTT) trong bối cảnh mới hiện nay
1.1.2 Khái niệm chung về an ninh con người trong doanh nghiệp
Theo quan điểm của triết học Mác- Lê nin thì con người là một thực thể thống
nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội Trong đó, yếu tố sinh học trong con người là
điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người và gắn kết con người như làmột bộ phận của tự nhiên Tuy nhiên, đặc trưng quy định sự khác biệt giữa conngười với thế giới loài vật là mặt xã hội của nó Tính xã hội của con người đượcbiểu hiện trước hết qua các lao động sản xuất ra của cải vật chất Thông qua cáchoạt động này, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sốngcủa mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội vàcon người chính là mục tiêu của sự phát triển xã hội Vì vậy, đã hình thành nên kháiniệm an ninh con người Thực tế, có rất nhiều nghiên cứu và cách nhìn nhận khácnhau về khái niệm an ninh con người
Theo Chương trình Phát triển của liên hiệp quốc UNDP (1994) an ninh conngười hiểu theo nghĩa rộng là hàm ý về một tình trạng người dân không bị những đedọa kinh niên như đói nghèo, bệnh tật, sự trấn áp, những thứ cần đầu tư phát triểntrong dài hạn, và những tai nạn bất ngờ, đòi hỏi sự can thiệp tức thời từ bên ngoài.Quan điểm này được xem là sự phát triển rộng về mặt nội hàm so với quan điểmtheo nghĩa hẹp trước đây, dừng lại ở an ninh lãnh thổ trước sự xâm lược từ bênngoài, ở việc bảo vệ lợi ích dân tộc trong chính sách đối ngoại và ở an ninh toàn cầutrước đe dọa hủy diệt hạt nhân Quan điểm về an ninh con người của UNDP (1994)cũng liệt kê 7 thành tố của an ninh con người, bao gồm: (i) An ninh kinh tế trước
mối đe dọa nghèo khổ; (ii) An ninh lương thực trước mối đe dọa đói kém; (iii) An ninh sức khỏe trước mối đe dọa thương tích và bệnh tật; (iv) An ninh môi trường
trước mối đe dọa ô nhiễm, xuống cấp môi trường và cạn kiệt các nguồn tài nguyênthiên nhiên; (v) An ninh cá nhân trước các hình thức đe dọa bạo hành khác nhau;
Trang 26(vi) An ninh cộng đồng trước các mối đe dọa từ văn hóa; (vii) An ninh chính trịtrước sự bị trấn áp về chính trị.
Từ những quan điểm về an ninh con người của giới học giả trên Thế giới, cáchọc giả và nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đưa ra những quan điểm khác nhau vềnội hàm khái niệm an ninh con người Theo Vũ Dương Ninh (2009) an ninh conngười được nhìn nhận từ hai góc độ: (1) sự an toàn của con người trước những nguy
cơ lâu dài như đói khát, dịch bệnh, chiến tranh và sự áp bức; (2) sự bảo vệ con người trước những đe doạ bất thường và nguy hại trong khuôn khổ gia đình, nơi làm việc hay cộng đồng Nó không chỉ là không có xung đột bạo lực mà còn phải
bảo đảm quyền con người, sự quản lý tốt của nhà nước, cơ hội tiếp cận với các điềukiện thuận lợi về giáo dục, y tế và sự lựa chọn điều kiện phát huy năng lực của mỗi
cá nhân Mặc dù còn nhiều quan điểm tranh luận khác nhau, nhưng theo tác giả hầunhư các nhà nghiên cứu dễ dàng gặp nhau trong quan niệm về nội hàm của an ninh
con người bao gồm 7 lĩnh vực là kinh tế, lương thực, sức khoẻ, môi trường, cá nhân,
cộng đồng và chính trị
Theo PGS.TS Hoàng Đình Phi (2017) thì an ninh con người được hiểu là trạng thái đảm bảo sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của con người trước các mối đe dọa trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu Trong đó, 07 yếu tố cấu thành, tác động đến an ninh con người từ nhiều
góc độ, phương diện khác nhau, tùy theo hoàn cảnh không gian, thời gian, điềukiện, hoàn cảnh cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng người, từngcộng đồng người nhất định, cụ thể:
- An ninh kinh tế: bảo đảm cho con người về mặt an sinh xã hội, việc làm, nhất làthu nhập của người lao động, tạo điều kiện cơ sở vật chất thực hiện, bảo đảm cuộcsống, bảo đảm quyền sống và phát triển;
- An ninh lương thực: bảo đảm cho con người không bị đói, cung cấp đủ chất dinhdưỡng cho con người, bảo đảm mọi người đều có cơ hội và khả năng cung ứnglương thực;
- An ninh sức khỏe: bảo đảm an toàn cho con người trước mọi nguy cơ đe dọa về mặt sức khỏe thể chất (thể lực) và sức khỏe tinh thần (trí lực);
Trang 27- An ninh môi trường: bảo đảm môi trường sống cho con người;
- An ninh cá nhân: bảo đảm cho mỗi cá nhân trước nguy cơ đe dọa từ hành vi bạo lực;
- An ninh cộng đồng: bảo đảm cho từng công dân sinh sống trong một cộng đồng an toàn;
- An ninh chính trị: bảo đảm sự ổn định chính trị- xã hội, là tiền đề để bảo đảm, thực thiquyền con người, con người được an toàn, tự do phát triển cả về thể chất và tinh thần
Ngoài ra, trong kết quả nghiên cứu của mình tác giả Hoàng Đình Phi cũng đã
có những phát triển sáng tạo trong việc làm rõ khái niệm, nội hàm, bối cảnh ra đời,các mối đe dọa và các công cụ chính góp phần đảm bảo an ninh con người trongdoanh nghiệp hiện nay
Bảng 1.2 Một số lĩnh vực an ninh doanh nghiệp trong ANPTT
của DN
AN công nghệ của DN
AN con người của DN
AN thương hiệu của DN
Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranhtoàn cầu, biến đổi toàn cầu
Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàncầu, biến đổi toàn cầu
Khái niệm mới trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, biến đổi toàn cầu
Phát triển, bảo vệ
và sử dụng hiệu quả các năng lực công nghệ để cạnh tranh bền vững
Phát triển, sử dụng an toàn vàhiệu quả nguồnnhân lực để cạnh tranh bền vững
Xây dựng, sử dụng, bảo vệ, phát triển, thương hiệu để cạnh tranh bền vững
Các chủ doanh nghiệp
Các chủ doanh nghiệp
Các chủ doanh nghiệp
4 Công
cụ
chính
Điều lệ công ty;
Chiến lược tài chính của DN;
Quy chế kiểm
Chiến lược kinh doanh và chiến lược công nghệ;
Quy trình quản trị
Chiến lược pháttriển nguồn nhân lực; Quy trình quản trị
Chiến lược kinh doanh và chiến lược thương hiệu; Đăng ký
Trang 28TT AN tài chính
của DN
AN công nghệ của DN
AN con người của DN
AN thương hiệu của DN
soát thu chi và Quy trình quản trị rủi ro
công nghệ và Quy chế bảo mật công nghệ
nguồn nhân lực
và Quy trình giám sát nhân lực
bảo hộ và Quy chế quản trị thương hiệu
Lừa đảo tài chính, kinh doanh
Năng lực công nghệ yếu kém;
Trộm cắp bí mật công nghệ; Thiếu tiền và nhân lực cho R&D; Công nghệ mới thay thế
(1) Mất an toàn lao động;
(2) Mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá hoại;
(3) Đối thủ câu nhân tài;
(4) Nội gián
Hàng giả, hàng nhái; Cạnh tranhkhông lành mạnh; Thương hiệu không có sức mạnh như một tài sản trí tuệ; Uy tín lãnh đạo DN giảm
Nguồn: Hoàng Đình Phi (2017) Theo PGS.TS Hoàng Đinh Phi (2017) thì an ninh con người trong doanh nghiệp được hiểu là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của con người hay nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Trong đó, mục tiêu chính của việc đảm bảo an
ninh con người trong doanh nghiệp là việc phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quảnguồn nhân lực để cạnh tranh bền vững Thật vậy, người lao động là nguồn lựcquan trọng trong bất kỳ tổ chức, đơn vị doanh nghiệp Doanh nghiệp không thể tạo
ra hàng hoá dịch vụ mà không có sự tham gia, đóng góp của nguồn lực con người.Đồng thời, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững thì bên cạnhviệc phát huy hiệu quả vai trò của người lao động thì doanh nghiệp trước hết phảiđảm bảo sự an toàn cho họ Và để đạt được mục tiêu này, tác giả cho rằng các chủdoanh nghiệp là chủ thể chính với những công cụ chính như: Chiến lược phát triểnnguồn nhân lực; Quy trình quản trị nguồn nhân lực; và Quy trình giám sát nhân lực.Điều này sẽ góp phần đảm bảo an ninh con người trong doanh nghiệp trước các mối
đe dọa như: (1) Mất an toàn lao động; (2) Mâu thuẫn, xung đột, đình công, phá
hoại; (3) Đối thủ câu nhân tài; (4) Nội gián Như vậy, an toàn lao động, là trạng thái
Trang 29mà người lao động trong doanh nghiệp không phải đối mặt với các mối đe dọathương tật tử vong trong quá trình lao động sản xuất, được xem là một trong nhữngmối đe dọa chính gây mất an ninh con người trong doanh nghiệp
Tóm lại, việc đảm bảo an ninh con người nói chung cũng như đảm bảo an ninhcon người trong doanh nghiệp nói riêng cũng chính là góp phần đảm bảo ANPTT Các
nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam đã chỉ ra rằng mất an toàn lao động là một trong
các mối đe doạ về mặt sức khỏe thể chất như thương tích, bệnh tật và sức khỏe tinh thần,hay nói rộng ra là đe doạ đến an ninh con người Sự mất an toàn lao động không chỉ ảnhhưởng trực tiếp đến người lao động, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển củadoanh nghiệp, cũng như gia tăng gánh nặng an sinh xã hội cho cộng đồng và Nhà nước.Kết quả nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Đình Phi cũng cho thấy: Một là, mối quan hệgiữa việc đảm bảo an ninh con người trong doanh nghiệp với khả năng cạnh tranh bềnvững của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập toàn cầu Hai là, các giải pháp trongtrung và dài hạn giúp hạn chế các yếu tố đe doạ đến mất an ninh con người trong doanhnghiệp bao gồm: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực; Quy trình quản trị nguồnnhân lực và Quy trình giám sát nhân lực Thông qua kết quả nghiên cứu này đãchứng minh được vai trò và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn lao động với
sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay
1.2 Tổng quan về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình
1.2.1 Khái niệm chung về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình
Theo Luật an toàn vệ sinh lao động (2015) thì an toàn lao động là các giảipháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy rathương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động Yếu tố nguy hiểm ởđây được hiểu là các yếu tố hay nguyên nhân trực tiếp gây mất an toàn, làm tổnthương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động Còn vệ sinh laođộng là các giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại hay nguyên nhângián tiếp gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình laođộng Yếu tố có hại ở đây được hiểu là các yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sứckhỏe con người trong quá trình lao động, được xem là các yếu tố gián tiếp gây mất
an toàn lao động Như vậy, quan điểm của Luật an toàn vệ sinh lao động có sự tách
Trang 30bạch giữa hai khái niệm an toàn lao động và vệ sinh lao động Đồng thời, Luật cũnglàm rõ các yếu tố nguy hiểm và các yếu tố có hại gây mất an toàn lao động Còn
theo Nguyễn Ngọc Quân (2004) thì an toàn lao động là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất Trong đó, điều kiện lao động tại nơi làm việc được hiểu là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động như vệ sinh, tâm sinh
lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên trạng thái chứcnăng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trìnhtái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâudài Thực tế, khi làm việc trong những điều kiện lao động không thuận lợi, hay gâynguy hiểm, người lao động có thể gặp những rủi ro gây mất an toàn lao động Ngoài
ra, nếu vệ sinh trong môi trường lao động không tốt có thể nảy sinh các bệnh tật chongười lao động, từ đó làm suy giảm các năng lực lao động trong tương lai, gián tiếpgây mất an toàn lao động Trên thực tế, nguồn nhân lực là một trong những nguồnlực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay Vì vậy,nếu không đảm bảo an toàn lao động thì doanh nghiệp cũng đang đánh mất đi mộttrong những năng lực cạnh tranh và phát triển của mình
Theo Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng thì an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình Về cơ bản, nội hàm khái
niệm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tương tự như khái niệm
về an toàn lao động được nêu trong Luật an toàn vệ sinh lao động (2015) Theo đó,việc đảm bảo an toàn lao động được gắn với các giải pháp phòng, chống tác độngcủa các yếu tố hay mối đe doạ gây nguy hiểm đến người lao động Ngoài ra, theoThông tư 04 thì quan điểm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trìnhbao hàm cả các yếu tố có hại, là các yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khoẻ conngười trong quá trình lao động, gián tiếp gây ra mất an toàn lao động Nói cáchkhác, việc đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:đảm bảo an toàn lao động trước các yếu tố nguy hiểm trực tiếp gây mất an toàn lao
Trang 31động, cũng như đảm bảo vệ sinh lao động trước các yếu tố có hại gián tiếp gây mất
an toàn lao động Bên cạnh đó, Thông tư 04 cũng xác định rõ môi trường lao độngtrực tiếp có thể gây nguy hại đến an toàn lao động chính là quá trình thi công xâydựng công trình
Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy để đảm bảo an toàn lao động trong thi côngxây dựng công trình đòi hỏi chúng ta phải xác định được các yếu tố hay mối đe doạtrực tiếp và gián tiếp trên công trường xây dựng có thể gây mất an toàn cho ngườilao động trong quá trình lao động Phạm vi của các mối đe doạ được xác định làđiều kiện lao động hay các yếu tố của môi trường lao động có thể ảnh hưởng trựctiếp hoặc gián tiếp lên trí lực (thái độ, trách nhiệm về an toàn lao động…) và thể lực(sức khoẻ, các chức năng cơ thể người lao động, quá trình tái tạo sức lao động…).Cuối cùng, tác động của các mối đe doạ gây mất an toàn lao động có thể xảy ra trựctiếp trong hiện tại và cũng có thể trong tương lai lâu dài Điều này đòi hỏi các giảipháp được đề xuất không chỉ đảm bảo an toàn lao động trong ngắn hạn mà còn phảiphòng ngừa những rủi ro có thể gây mất an toàn lao động trong dài hạn
1.2.2 Nguyên nhân gây mất ATLĐ trong thi công xây dựng công trình
Tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được xem là các nguyênnhân gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình hiện nay Có hainhóm nguyên nhân chính gây mất an toàn lao động hiện nay, cụ thể:
a Nguyên nhân trực tiếp gây mất ATLĐ trong thi công xây dựng công trình
Theo các nghiên cứu của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thì trong giaiđọan 2013 – 2017, cả nước đã xảy ra tổng cộng 36.261 vụ tai nạn lao động với37.326 nạn nhân, trong đó số người chết là 3.300, chiếm khoảng 9% Cụ thể:
Bảng 1.3 Thống kê tình hình tai nạn lao động trong cả nước
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
1 Số vụ tai nạn lao động 6.695 6.709 7.620 7.588 7.749
2 Số nạn nhân 6.887 6.941 7.785 7.806 7.907
Trang 32TT Chỉ tiêu thống kê Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017)
Thông qua bảng số liệu trên, có thể thấy số vụ tai nạn lao động cũng như số nạnnhân có sự gia tăng trong giai đoạn 2013 – 2017, đồng thời số lượng nạn nhân bị tử vongcũng tăng lên Nếu như năm 2013 số vụ tai nạn lao động là 6.695 vụ thì đến năm 2017 đãlên đến 7.749 vụ, mức cao nhất trong giai đoạn 2013- 2017, tương ứng với mức tăng15,74% Trong khi đó, số nạn nhân cũng tăng từ mức 6.887 (2013) lên mức cao nhất7.907 (2017) tương ứng với mức tăng 14,81% Điều này cho thấy lĩnh vực an toàn laođộng nói chung vẫn còn diễn biến ngày càng nghiêm trọng
Về mặt nguyên nhân, nghiên cứu của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
cho thấy có ba nhóm nguyên nhân chính gây mất an toàn lao động cụ thể: Một là các nguyên nhân xuất phát từ người sử dụng lao động, hai là các nguyên nhân xuất phát từ người lao động, và ba là các nguyên nhân khách quan khác Các nguyên
nhân xuất phát chủ yếu từ người sử dụng lao động bao gồm: Người sử dụng laođộng không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị không đảm bảo
an toàn lao động, người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho
Trang 33người lao động, do tổ chức lao động và điều kiện lao động, và do người sử dụng laođộng không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động Bên cạnh đó, bảnthân người lao động cũng là một nguyên nhân gây ra tai nạn lao động cho chính họ,
cụ thể: (i) Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động; (ii)Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
Bảng 1.4 Tổng hợp các nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động chết người
Đơn vị tính: %/số vụ
2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
1 Nguyên nhân do chủ sử
a Không xây dựng quy trình,
biện pháp làm việc ATLĐ 18% 26,7% 25,2% 17,8% 14,6%
b Không huấn luyện ATLĐ
hoặc huấn luyện chưa đầy đủ 10% 11,4% 9,7% 11,4% 12,31%
c Thiết bị không đảm bảo ATLĐ 22% 18,3% 14,3% 8,4% 10%
d Do tổ chức lao động và điều
e Không trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân trong lao động 3% 4% 1% 1,5% 2,3%
2 Nguyên nhân do người lao
Trang 34Những ngành nghề, lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng nhấtchính là lĩnh vực lao động giản đơn trong xây dựng, gia công kim loại cơ khí, lắpráp vận hành máy và thiết bị sản xuất, khai thác khoảng sản, sản xuất vật liệu xâydựng Trong đó các yếu tố gây ra các chấn thương nghiêm trọng dẫn đến tai nạnchết người bao gồm các công việc liên quan đến ngã từ trên cao; bị điện giật; bị vậtrơi, đổ sập vào người Trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình, theo thống kêcủa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì số lượng tai nạn trong lĩnh vực xâydựng luôn chiếm tỷ lệ cao (năm 2014 chiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn và 33,9%tổng số người chết, năm 2015 chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn và 37,9% tổng sốngười chết, năm 2016 chiếm 23,8% tổng số vụ tai nạn và 24,5% tổng số ngườichết) Số liệu nêu trên cho thấy mặc dù số vụ tai nạn lao động và thiệt hại về ngườinăm 2016 có giảm so với các năm trước nhưng hoạt động thi công xây dựng côngtrình vẫn là hoạt động có nguy cơ cao về mất an toàn lao động Thực tế, công tác thicông xây dựng hiện nay vẫn là một nghề nguy hiểm khi mà tỷ lệ TNLĐ và số vụchết người vẫn luôn chiếm một tỷ lệ khá cao qua các năm.
Trang 35Bảng 1.5 Thống kê tình hình tai nạn lao động trong lĩnh vực thi công xây dựng
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
1 Số vụ có người chết 28,6% 33,1% 35,2% 23,8% 20,8%
2 Số người chết 26,5% 33,9% 37,9% 24,5% 19,7%
3 Nguyên nhân do chủ sử dụng
lao động hay nhà thầu 59,0% 72,7% 52,8% 42,1% 45,41%
4 Nguyên nhân do người lao
5 Nguyên nhân khách quan khác 15,0% 13,9% 28,3% 40,6% 34,59%
Trang 36Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017)
* Một số hình ảnh mất an toàn lao động trong quá trình lao động thi công tại công trường
Hình 1.1 Hình ảnh minh họa gạch rơi vào đầu người công nhân không đội mũ
bảo hộ lao động
Trang 37Hình 1.2 Công nhân thi công trong điều kiện không đảm bảo ATLĐ tại công
trình ở tổ 9, khu 6, phường Hồng Hà, TP Hạ Long)
Hình 1.3 Mép sàn thi công không có lan can lưới PVC, lan can tuýp hoặc lan can
cáp tại công trường ở Hà Nội
Trang 38Hình 1.4 Làm việc trên cao(≥2m) phải sử dụng sàn thao tác, đeo dây an toàn khi
- Về phía nhà thầu hay chủ sử dụng lao động: các doanh nghiệp ở nước ta phần lớn
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khókhăn, kinh phí dành cho các hoạt động vệ sinh, an toàn lao động là thấp dẫn đếnchất lượng hiệu quả chưa cao Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong tình trạngmáy móc, công cụ lao động đã lạc hậu nhưng không có điều kiện để thay thế đổimới, dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn lao động của người lao động
- Về phía người lao động: do sự khó khăn về mặt kinh tế, cũng như tìm kiếm công ănviệc làm để mưu sinh mà người lao động sẵn sàng làm việc trong bất cứ điều kiện, môitrường nào miễn là công việc đó đem lại một nguồn thu nhập cho họ Ngoài ra, sự thiếuhiểu biết, thiếu thông tin về môi trường làm việc, công cụ làm việc của người lao độngcũng như ý thức kém về an toàn vệ sinh lao động như không mặc đồ bảo hộ lao động, viphạm các quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo hộ lao động Từ đó dẫn tới những nguy cơ tainạn lao động cho chính bản thân người lao động
Nói tóm lại, dựa trên kết quả số liệu bảng 1.6 cho thấy nguyên nhân xuất phát
từ chủ sử dụng lao động và người lao động là hai nguyên nhân chính gây mất antoàn lao động trong thi công xây dựng công trình hiện nay Trong đó, các nguyênnhân chủ yếu được chỉ ra bao gồm:
Trang 39Bảng 1.6 Một số nguyên nhân chủ yếu gây mất an toàn lao động trong thi công
xây dựng công trình
1 Không xây dựng quy trình, biện pháp làm
việc an toàn Nhà thầu/ chủ sử dụng lao động
2 Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động Nhà thầu/ chủ sử dụng lao động
3 Không huấn luyện an toàn lao động cho
người lao động Nhà thầu/ chủ sử dụng lao động
4 Tổ chức lao động và điều kiện lao động kém Nhà thầu/ chủ sử dụng lao động
5 Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
trong lao động Nhà thầu/ chủ sử dụng lao động
6 Vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao
7 Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân Người lao động
Nguồn: Tổng hợp báo cáo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội giai đoạn 2014-2016
b Nguyên nhân gián tiếp gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Kết quả tổng hợp và đánh giá của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chothấy các nhóm nguyên nhân liên quan đến chủ sử dụng lao động và người lao động
là nguyên nhân trực tiếp gây mất an toàn lao động nói chung và trong thi công xâydựng công trình nói riêng Tuy nhiên, để có thể đảm bảo an toàn lao động thì bêncạnh việc xác định các nguyên nhân trực tiếp, chúng ta cũng cần phải làm rõ cácnguyên nhân gián tiếp gây mất an toàn lao động Ví dụ như, người lao động vi phạmquy trình, quy chuẩn về an toàn lao động dẫn đến sự việc mất ATLĐ được xem lànguyên nhân trực tiếp Vậy những lý do khiến người lao động thiêú ý thức tráchnhiệm và vi phạm được xem là nguyên nhân gián tiếp Nếu chúng ta có thể xác địnhcác nguyên nhân gián tiếp thì mới có thể có những giải pháp hiệu quả, triệt để Hiệnnay, các nghiên cứu quốc tế và tại Việt Nam đã cho thấy có ba nhóm nguyên nhângián tiếp chính, cụ thể:
Trang 40Một là các đặc điểm nhân thân của người lao động Trong nghiên cứu về an toàn
lao động trong ngành xây dựng của Dongping Fang (2006) đã chỉ rõ mối liên hệ giữađảm bảo an toàn lao động trên công trường xây dựng và các đặc điểm nhân thân củangười lao động Các đặc điểm nhân thân bao gồm các thông tin nhân khẩu học như tuổi,giới tính, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn, các thông tin cá nhân khác Những đặcđiểm nhân thân này có thể ảnh hưởng đến tình trạng an toàn và sau đó ảnh hưởng đếnhành vi an toàn cá nhân Nghiên cứu đã làm rõ ra mối liên hệ giữa các đặc điểm nhânthân của người lao động và việc đảm bảo an toàn lao động, cụ thể:
- Trách nhiệm xã hội của người lao động có mối quan hệ tỉ lệthuận với tình trạng an toàn lao động trên công trường xây dựng Thật vậy,nếu người lao động có ý thức trách nhiệm xã hội càng cao thì càng có ýthức tốt hơn về môi trường làm việc, về việc đảm bảo an toàn lao động Từ
đó, người lao động sẽ tuân thủ các quy trình, quy chuẩn về an toàn laođộng cũng như luôn ý thức bản thân sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhântrong quá trình lao động Kết quả là sẽ hạn chế các nguyên nhân chủ yếutrực tiếp gây mất an toàn lao động Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặcđiểm nhân thân hình thành nên trách nhiệm xã hội của người lao động baogồm: độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trách nhiệm tài chính với gia đình
- Trình độ học vấn và kiến thức về an toàn lao động rất quantrọng trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường xây dựng.Những người lao động có học vấn dưới mức trung học cơ sở thì sẽ có ýthức kém về việc đảm bảo an toàn lao động Tương tự, những công nhânđược đào tạo và có kiến thức tốt về an toàn lao động thường sẽ có tìnhtrạng an toàn lao động tốt hơn những người ít hiểu biết về an toàn Yếu tốđặc điểm nhân thân này cho thấy nếu doanh nghiệp nâng cao chất lượngnguồn lao động tuyển dụng đầu vào cũng như dành kinh phí thường xuyêncho hoạt động đào tạo về an toàn lao động sẽ góp phần cải thiện tình trạng
an toàn lao động trên công trường xây dựng
- Bên cạnh trình độ học vấn và kiến thức về an toàn lao động thìkinh nghiệm lao động cũng có mối quan hệ đến việc đảm bảo an toàn lao